Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 62/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Phạm Thế Dũng
Ngày ban hành: 08/08/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số : 62/2006/QĐ-UBND

Pleiku, ngày 08  tháng 8  năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI, GIAI ĐOẠN 2006-2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ nghị quyết số 05/2005/NQ-CP , ngày 18/4/2005 của Chính phủ, về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2006/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh, v/v phê duyệt Đề án đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2006-2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này: Đề án đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2006-2010.

Điều 2: Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Pleiku và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

TM.CHỦ TỊCH NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Thế Dũng


 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

 

ĐỀ ÁN

ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI, GIAI ĐOẠN 2006-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2006/QĐ-UB, ngày 08 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh Gia Lai)

Từ năm 1999, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Nghị định về phương hướng và chủ trương xã hội hoá giáo dục. Đề án này nhằm tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006-2010. Căn cứ để xây dựng đề án là:
Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP , ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục , y tế, văn hoá và thể dục thể thao;
Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005-2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT);
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005-2010.

A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2001-2005

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Các nguồn lực đầu tư cho GD-ĐT:

Tổng các nguồn tài chính đầu tư đạt gần 2000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước gần 1.700 tỷ đồng, tỷ lệ 85%; nhân dân và các lực lượng xã hội đóng góp gần 300 tỷ đồng, tỷ lệ 15%. Sự nghiệp GD-ĐT được đầu tư thêm khoảng 100 ha đất để xây dựng trường, lớp học và các cơ sở khác phục vụ giảng dạy, học tập.

Đội ngũ giáo viên được tuyển dụng gần 4.700 người. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân đã phối hợp hoặc ủng hộ sức người, sức của để phát triển giáo dục.

2. Đa dạng hoá các loại hình GD-ĐT:

Hệ thống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hoá. Từ một hệ thống chỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy, đến nay đã có các trường ngoài công lập, có nhiều loại hình đào tạo không chính quy.

Hiện nay, cả tỉnh có 24 trường Mầm non ngoài công lập (tỷ lệ 14,2%) với 11.313 học sinh (tỷ lệ 22%); 1 trường Tiểu học Dân lập tại huyện Đăk Đoa (tỷ lệ: 0,5%) với 300 học sinh (tỷ lệ 0,2%); 3 trường Trung học phổ thông bán công (2 trường ở thành phố Pleiku và 1 trường ở thị xã An Khê) với 4.800 học sinh (tỷ lệ 13%).

Giáo dục nghề nghiệp có 5 trường với 2.200 sinh viên hệ chính quy, 700 sinh viên hệ tại chức, trong đó có 1 trường Trung học Dân lập Kinh tế- Kỹ thuật.

Trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh trung bình hằng năm có 1.200 sinh viên hệ chính quy. Đã thành lập Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai từ năm 2005-2006.

Cả tỉnh hiện có 3 Trung tâm giáo dục thuộc Sở giáo dục- Đào tạo và 15 Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện, thị xã, thành phố đảm nhận cả chức năng giáo dục thường xuyên, 10 trung tâm học tập cộng đồng thu hút hàng nghìn lượt người theo học hàng năm.

3. Các chính sách hỗ trợ cho GD-ĐT vùng dân tộc:

Tỉnh đã ban hành một số chính sách góp phần huy động học sinh tới lớp, đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá giáo dục:

Hỗ trợ cho học sinh các lớp bán trú từ lớp 4 đến lớp 6 mỗi tháng 90.000 đồng trong 9 tháng học. Hỗ trợ cho học sinh dân tộc Jrai và Bana đủ tiêu chuẩn học nội trú nhưng học ở trường phổ thông được hưởng 50% học bổng của học sinh trường nội trú. Hằng năm, học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số học ở các trường Trung học chuyên nghiệp(THCN), Cao đẳng (CĐ), Đại học (ĐH) trong và ngoài tỉnh được hỗ trợ kinh phí. Học sinh dân tộc thiểu số được hỗ trợ tiền bảo hiểm thân thể, sách giáo khoa, vở học tập.

Các chính sách hỗ trợ của tỉnh đã tạo chuyển biến mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Hiện nay, giáo dục Mầm non và phổ thông có hơn 130.000 học sinh là người dân tộc thiểu số (đạt tỷ lệ 39% trong tổng số học sinh toàn tỉnh). Hầu hết các làng dân tộc có lớp tiểu học và mẫu giáo 5 tuổi học tại làng. Hàng năm, Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và 11 trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện đang nuôi dạy gần 2.500 học sinh dân tộc thiểu số.

II. NHỮNG KHÓ KHĂN, TỒN TẠI:

- Nhận thức về xã hội hoá giáo dục trong một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa cao, tâm lý trông chờ tất cả vào nguồn lực của nhà nước chưa được xoá bỏ. Vẫn còn tâm lý e ngại khi tham gia giảng dạy hoặc học tập tại các trường Trung học phổ thông (THPT) ngoài công lập. Chất lượng đầu vào của các trường THPT ngoài công lập chưa cao.

- Đội ngũ Giáo viên - lực lượng quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục-đào tạo còn thiếu ở một số bộ môn. Cả tỉnh còn 712 giáo viên mầm non và phổ thông chưa đạt chuẩn.

- Do quy mô học sinh tăng nhanh nên nhiều nơi còn thiếu phòng học. Cả tỉnh còn thiếu 409 phòng ở công vụ cho giáo viên. Số phòng học mái tôn, nền xi măng, tường bằng gỗ còn 907 phòng, phòng học cấp 4 hư hỏng và có nguy cơ sụp đổ còn 1.004 phòng. Thư viện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập còn thiếu và lạc hậu.

- Cả tỉnh còn 147 trường học liên cấp học, ngành học (54 trường Mầm non gắn với phổ thông và 93 trường Tiểu học gắn với Trung học cơ sở), 21 xã chưa có trường, lớp Trung học cơ sở, 45 xã chưa có trường Mầm non, 13 huyện và thành phố Pleiku chưa có trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, thành phố. Số lượng Trung tâm học tập cộng đồng ít.

B. MỤC TIÊU XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2010

I. MỤC TIÊU CHUNG

Phát huy tiềm năng, trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao hơn.

Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ phổ cập giáo dục phổ thông, tạo điều kiện cho việc nâng cao kĩ năng nghề nghiệp, tri thức và khả năng thích ứng với thị trường lao động.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, tăng nguồn lực đầu tư, tập trung cho các mục tiêu ưu tiên; hỗ trợ cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo trên cơ sở đổi mới chế độ miễn, giảm học phí theo hướng công khai, hợp lý và cấp trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng.

Chuyển các cơ sở giáo dục công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính; thực hiện hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu chi. Không duy trì các cơ sở giáo dục ngoài công lập để tập thể hoặc cá nhân quản lý và hoàn trả vốn cho tỉnh.

Đổi mới chế độ thu học phí và thực hiện tốt chế độ ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo. Mức học phí quy định theo nguyên tắc đủ trang trải các chi phí cần thiết.

Đa dạng hoá các loại hình giáo dục. Phát triển mạnh các cơ sở giáo dục ngoài công lập ở những địa bàn phát triển với hai hình thức dân lập và tư thục. Giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công lập trong hê thống giáo dục quốc dân, đặc biệt ở những vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Huy động các nguồn lực:

a.Về tài chính:

Đảm bảo các nguồn tài chính đầu tư cho sự nghiệp GD-ĐT toàn tỉnh ngày càng tăng lên, theo cơ cấu tỷ lệ ngân sách Nhà nước là 80%, nhân dân và các lực lượng đóng góp 20%.

b. Về nhân lực hoá

- Đảm bảo đủ giáo viên giảng dạy theo quy định ở các ngành học, cấp học, kể cả vùng đặc biệt khó khăn.

- 100% số giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn theo quy định. Nâng dần số lượng Thạc sĩ, Tiến sĩ, đảm bảo yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao.

c. Về vật lực:

- Đảm bảo đủ diện tích đất cho các trường mới thành lập; từng bước phấn đấu mở rộng diện tích sân chơi, bãi tập cho các trường chưa đủ diện tích sân chơi, bãi tập; các trường Mầm non, phổ thông có đủ phòng học.

- Số phòng học đạt tiểu chuẩn nhà từ cấp 4 trở lên chiếm tỷ lệ trên 80%; từng bước phấn đấu tăng số lượng trường học có thư viện, thí nghiệm, phòng học bộ môn đạt chuẩn.

- 100% học sinh có đủ sách giáo khoa để học; Giáo viên có đủ tài liệu tham khảo để giảng dạy và nghiên cứu.

- 100% các trường Trung học phổ thông và trường Trung học cơ sở duy trì và phát huy có hiệu quả kết quả nối mạng INTERNET.

2. Về phát triển mạng lưới trường học và các loại hình Giáo dục - Đào tạo:

a. Công lập:

- 100% các trường phổ thông có 1 ngành học, cấp học.

- Hầu hết các xã có trường Trung học cơ sở và trường Mầm non. Từng bước phấn đấu mở rộng mạng lưới trường Trung học phổ thông ở những vùng có điều kiện và nhu cầu.

- Mỗi huyện, Thị xã An Khê và thành phố Pleiku có 1 trường chất lượng cao ở các ngành học, cấp học. Cả tỉnh có thêm 05 trường Mầm non, 05 trường Tiểu học, 2 trường Trung học cơ sở và 2 trường Trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia.

- 100% các huyện có Trung tâm giáo dục thường xuyên, 80% các xã, phường, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng.

b. Ngoài công lập:

Phấn đấu tỷ lệ học sinh ngoài công lập:

- Mầm non đạt 40% ( tỷ lệ của cả nước phấn đấu đạt 70%).

- Trung học phổ thông đạt 30%(chỉ tiêu của cả nước là 40%)

- Giáo dục chuyên nghiệp đạt 20% (chỉ tiêu phấn đấu của cả nước là 30%).

c. Về phổ cập giáo dục:

Đến năm 2010, tỉnh được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

C. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

I. Tiếp tục phát triển mạng lưới trường, lớp học và các loại hình Giáo dục - Đào tạo theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá.

1. Giáo dục Mầm non:

- Không thành lập mới các trường mầm non công lập ở thành phố Pleiku, Thị xã An Khê, các Thị trấn trong tỉnh và các vùng kinh tế phát triển.

- Thành lập 45 trường Mầm non ở các xã khó khăn chưa có trường Mầm non.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục.

- Đẩy mạnh việc thực hiện chuyển các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở những vùng kinh tế phát triển sang thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính.

2. Giáo dục Phổ thông:

- Tách 147 trường phổ thông liên cấp (Mầm non- Tiểu học; Mầm non-Tiểu học- Trung học cơ sở, Tiểu học – Trung học cơ sở).

- Thành lập mới: 1 trường Trung học phổ thông chuyên của tỉnh; 1 trường Trung học phổ thông số 2 tại thị trấn Ayunpa; 1 trường Trung học phổ thông tại xã Bờ Ngoong huyện Chư Sê; 1 trường Trung học phổ thông tại xã Ia Dom huyện Đức Cơ; 1 trường Trung học phổ thông ở huyện Đăk Pơ; 1 trường Trung học phổ thông ở xã Kông Lơng Khơng huyện Kbang; 1 trường Trung học phổ thông ở xã Ia Tul huyện Ia Pa; tách cấp Trung học cơ sở của trường Trung học phổ thông Quang Trung, huyện Kông ChRo.

- Khuyến khích mở các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông dân lập, tư thục chất lượng cao ở Thành phố Pleiku, thị xã An Khê và các vùng kinh tế phát triển; phấn đấu có 1 trường Tiểu học Dân lập chất lượng cao ở thành phố Pleiku vào năm 2010.

- Chuyển trường Trung học phổ thông Pleiku sang loại hình thực hiện cơ chế tự chủ về biên chế, tài chính và tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

- Chuyển các trường Mầm non bán công, Trung học phổ thông bán công ở Pleiku, An Khê và các huyện khác sang loại hình công lập tự chủ về biên chế, tài chính.

3. Giáo dục nghề nghiệp:

- Phát triển các cơ sở đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp gắn với nhu cầu và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Thành lập mới 1 trường Trung cấp chuyên nghiệp dân lập kinh tế - kỹ thuật trên địa bàn Pleiku trên cơ sở đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Khuyến khích các trường Trung cấp chuyên nghiệp liên kết, liên thông đào tạo với các cơ sở đào tạo chất lượng cao ở trong nước.

4. Giáo dục Đại học:

- Phát triển quy mô của Phân hiệu Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai.

- Đối với trường Cao Đẳng sư phạm, đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Khuyến khích liên kết, liên thông đào tạo với các cơ sở đào tạo chất lượng cao ở trong toàn quốc.

5. Giáo dục thường xuyên:

- Mở rộng đào tạo từ xa, vừa học vừa làm và các hình thức đào tạo không chính quy khác. Phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng, phong trào gia đình hiếu học, phong trào khuyến khích phục vụ mục tiêu xây dựng một xã hội học tập.

- Tách chức năng Giáo dục thường xuyên ra khỏi Trung tâm Bồi dưỡng chính trị để thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên ở các huyện, thị xã, thành phố.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

II. Cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực:

1. Các trường ngoài công lập được phép thuê dài hạn cơ sở hạ tầng nếu có nhu cầu.

2. Ưu tiên dành quỹ đất cho các trường ngoài công lập, trên cơ sở xác định rõ nhu cầu sử dụng đất đến năm 2010 để bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của từng địa phương.

3. Khuyến khích và thực hiện hỗ trợ ban đầu có thời hạn của tỉnh cho các cơ sở giáo dục công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập.

4. Khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở giáo dục ngoài công lập đăng ký hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.

5. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tham gia bình đẳng trong việc nhận thầu các dịch vụ do tỉnh đặt hàng.

6. Các trường từ công lập chuyển sang loại hình trường thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, tài chính được sử dụng nguyên trạng cơ sở vật chất đã có của trường công lập. Hàng năm, tỉnh có thể xem xét hỗ trợ ngân sách để tu sửa trường, lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học theo quy định của Nhà nước; được phép sử dụng toàn bộ khoản thu về học phí, các khoản tài trợ, vay, các khoản thu hợp pháp khác để chi cho các hoạt động thường xuyên, duy trì và phát triển cơ sở vật chất của đơn vị. Nếu nguồn thu học phí và các khoản thu hợp pháp khác không đủ chi trả tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho giáo viên thì phần còn thiếu được ngân sách Nhà nước (theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành) chi hỗ trợ để bảo đảm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và trả tiền lương cho giáo viên không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Đội ngũ giáo viên đã được tuyển dụng vào biên chế Nhà nước vẫn ở trong biên chế Nhà nước cho tới khi nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác khác, nhưng hưởng lương và các chế độ theo lương từ nguồn thu học phí của đơn vị, được hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi của Nhà nước dành cho giáo viên, được luân chuyển công tác khi tổ chức có yêu cầu, được đề bạt làm cán bộ quản lý đối với những giáo viên có trình độ, năng lực quản lý giáo dục.

Từ năm 2006, các trường thuộc đối tượng nêu trên, nếu thiếu giáo viên so với định mức quy định thì được tuyển đủ giáo viên theo chế độ hợp đồng lao động .

7. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho giáo dục, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp giáo dục được xem xét ghi nhận công lao bằng các hình thức thích hợp hoặc được xét tặng Kỷ niệm chương " Vì sự nghiệp giáo dục" và khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Thực hiện chính sách thuế ưu đãi đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, đặc biệt là đối với các cơ sở hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.

9. Thực hiện việc miễn tiền thuế sử dụng đất, thuê đất đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.

10. Tỉnh có chính sách miễn, giảm học phí và trợ cấp kinh phí hoặc học bổng cho học sinh thuộc đối tượng giáo dục phổ cập, cho người học là đối tượng chính sách, những người ở vùng khó khăn, những người nghèo và những người học xuất sắc, không phân biệt học ở trường công lập hay ngoài công lập.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Các cấp, chính quyền có trách nhiệm báo cáo cấp ủy Đảng quán triệt chủ trương xã hội hoá giáo dục, lãnh đạo việc tổ chức các Đại hội giáo dục, xem đây là biện pháp tổng hợp, là công việc quan trọng đầu tiên của việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch để thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục ở địa phương.

- Nhà trường và các cơ sở giáo dục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương.

- Cơ quan Nhà nước , Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục - Đào tạo xây dựng chương trình hành động tham gia làm giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

- Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo chủ trì phối hợp với các sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án này./.

 

TM.CHỦ TỊCH NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Thế Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 62/2006/QĐ-UBND ngày 08/08/2006 Ban hành Đề án đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2006-2010 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia lai ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.366

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.174.168
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!