Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 846/KH-UBND 2017 Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số Bình Thuận

Số hiệu: 846/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Nguyễn Đức Hòa
Ngày ban hành: 10/03/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 846/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 10 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN.

Căn cứ Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”;

Căn cứ Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” tỉnh Bình Thuận với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non và Chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của tỉnh nhà.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo; trong đó, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi;

- Phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 50% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi;

- Hằng năm có 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt. Phấn đấu hàng năm có ít nhất 95% và đến năm 2020 có 98% học sinh lớp 1 đến lớp 5 người DTTS hoàn thành chương trình, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn tiếng Việt.

- Phấn đấu đến năm 2025, 100% học sinh DTTS đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn tiếng Việt cấp tiểu học và sẵn sàng học lên trung học cơ sở.

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH

1.Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số thuộc 07 huyện của tỉnh Bình Thuận có đồng bào dân tộc thiểu số: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh và Đức Linh

2. Thời gian thực hiện: Từ nay đến năm 2025

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1.1. Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học

a) Giai đoạn 2016 - 2020

Bậc học mầm non tập trung tăng cường tiếng Việt cho 36 xã/7 huyện với 49 trường, 167 nhóm, lớp, với 4.575/7.692 trẻ DTTS. Trong đó: nhà trẻ 541/1.547 trẻ, tỷ lệ 35% (huy động ra lớp khoảng 100 trẻ, tỷ lệ 6,5%, tăng cường tiếng Việt ngoài nhà trường 441 trẻ, tỷ lệ 28,5%); mẫu giáo 5.530/6.145 trẻ, tỷ lệ 90% (huy động ra lớp khoảng 4.475 trẻ, tỷ lệ 75%, tăng cường tiếng Việt ngoài nhà trường 1.055 trẻ, tỷ lệ 15%).

Cấp tiểu học: 100% học sinh DTTS được tăng cường tiếng Việt; trong đó, đặc biệt quan tâm đến số học sinh lớp 1, lớp 2 người DTTS học tại các xã thuộc vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ đạo lựa chọn, xây dựng thí điểm mô hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS tại 03 huyện: Bắc Bình, Tuy Phong và Hàm Thuận Bắc. Trên cơ sở đó, các đơn vị còn lại triển khai nhân rộng mô hình. Phấn đấu đến năm 2020 hầu hết các trẻ em người DTTS đến trường thành thạo tiếng Việt; xây dựng các bản đồ ngôn ngữ các DTTS ở các huyện có nhiều DTTS nhằm hỗ trợ công tác quản lý triển khai thực hiện đề án.

b) Giai đoạn 2020 - 2025

Bậc học mầm non tập trung tăng cường tiếng Việt cho 36 xã/7 huyện với 49 trường, 183 nhóm, lớp, với 5.050/7.692 trẻ DTTS. Trong đó: nhà trẻ 774/1.547 trẻ, tỷ lệ 50% (huy động ra lớp 155 trẻ, tỷ lệ 10%, tăng cường tiếng Việt ngoài nhà trường 619 trẻ, tỷ lệ 40%); mẫu giáo 5.837/6.147 trẻ, tỷ lệ 95% (huy động trẻ ra lớp: 5.223 trẻ, tỷ lệ 85%, tăng cường tiếng Việt ngoài nhà trường 614 trẻ, tỷ lệ 10%).

Cấp tiểu học: 100% học sinh người DTTS được tăng cường tiếng Việt; trong đó, đặc biệt quan tâm đến số học sinh lớp 1, lớp 2 người DTTS học tại các xã thuộc vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Duy trì 100% học sinh DTTS đến trường được học 2 buổi/ngày, tham gia các hoạt động tăng cường và giao lưu tiếng Việt. Tiếp tục từng bước hình thành văn hóa đọc trong toàn bộ học sinh tiểu học, tổ chức ngày hội sách hàng năm cho học sinh.

100% các trường mầm non và tiểu học có trẻ DTTS thực hiện tăng cường tiếng Việt theo mô hình điểm.

(Chi tiết có biểu Phụ lục 1, 2 - Trường, lớp, học sinh cần tăng cường tiếng Việt giai đoạn 2016 - 2025)

1.2. Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên vùng DTTS về công tác quản lý, phương pháp kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng trẻ em vùng DTTS, phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới. Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên, xây dựng nội dung tăng cường tiếng Việt trong công tác tự bồi dưỡng; tập trung mở các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc (Chăm, Jrai) cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học công tác tại địa phương có dân tộc (Chăm, Jrai). Nâng cao năng lực học tiếng mẹ đẻ của trẻ đối với cán bộ quản lý, giáo viên ở các địa phương có trẻ dân tộc khác.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người DTTS; Bồi dưỡng về tiếng Việt cho cha mẹ trẻ là người DTTS; trong đó, bồi dưỡng cho cha mẹ trẻ có con trong độ tuổi chưa ra lớp, xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

1.3. Bổ sung, cung cấp thiết bị, đồ dùng dạy học

Bổ sung, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ em người DTTS; từ nay đến năm 2025 trang bị cho 183 nhóm, lớp/49 trường mầm non. Trong đó: Ti vi 01 cái/lớp; Bộ thiết bị, phần mềm làm quen tiếng Việt 01 bộ/lớp; Tài liệu tăng cường tiếng Việt 01 bộ/lớp; Bộ đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy học tối thiểu; Tranh ảnh, băng đĩa 01 bộ/lớp.

Biên tập sổ tay từ ngữ tiếng dân tộc (phiên âm ra tiếng Việt) để hỗ trợ tiếng dân tộc cho giáo viên dạy tại địa phương.

Lựa chọn và triển khai tài liệu hỗ trợ phù hợp với chương trình mới. Bổ sung thay thế số thiết bị hết niên hạn sử dụng, hỏng không thể khắc phục được; lựa chọn, mua sắm một số trang thiết bị đồ dùng đặc thù theo hướng hiệu quả, phù hợp hiện đại hóa.

(Chi tiết có biểu Phụ lục 3a, 3b- Kế hoạch bổ sung thiết bị dạy học phục vụ tăng cường tiếng Việt giai đoạn 2016 - 2025).

2. Các giải pháp trọng tâm

2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; tổ chức tốt công tác phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện Kế hoạch.

- Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể, khả thi, đạt mục tiêu Đề án, tăng tỷ lệ trẻ thụ hưởng và nâng cao chất lượng thực hiện.

- Cân đối, bố trí, lồng ghép nguồn lực để thực hiện Đề án theo hướng tranh thủ kinh phí Trung ương, tối ưu kinh phí tự chủ, tận dụng các điều kiện hiện có của địa phương.

- Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch, nâng cao chất lượng, hiệu quả tăng cường tiếng Việt vùng DTTS.

2.2. Công tác tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Kế hoạch Ðề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cán bộ quản lý, giáo viên, các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS.

- Xây dựng các bài viết, phóng sự, chương trình truyền thanh, truyền hình,… tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho các bậc cha, mẹ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS.

- Cơ quan quản lý và các cơ sở Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ chủ động phối hợp và làm nòng cốt tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha, mẹ trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em qua việc tạo cơ hội, môi trường giao tiếp, tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ. Tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người DTTS, xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng, giúp cho trẻ trong và ngoài nhà trường được làm quen với tiếng Việt.

- Chủ động phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, huyện tổ chức nghiên cứu, lựa chọn tài liệu, tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức cho cha mẹ trẻ người DTTS. Vận động các gia đình người DTTS tạo điều kiện cho con em đến trường và học 2 buổi/ngày, bán trú tại trường (đối với giáo dục mầm non) để trẻ có thời gian, cơ hội được tăng cường tiếng Việt. Tận dụng tốt thời gian tăng thêm để tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có tăng cường tiếng Việt.

2.3. Nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt

- Hằng năm, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học dành ít nhất hai tuần, trước khi vào năm học mới để trẻ mẫu giáo 5 tuổi, học sinh lớp 1, 2 cấp tiểu học tổ chức cho trẻ được làm quen, được học các kỹ năng nghe, nói tiếng Việt (thời gian bắt đầu kể từ ngày huy động trẻ đến trường theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh)

+ Đối với bậc học Mầm non: Nghiên cứu xác định yêu cầu, khung chương trình, xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ; giáo viên căn cứ vào thực tế, số lượng trẻ còn hạn chế tiếng Việt để xem xét thời lượng tăng cường tiếng Việt trong ngày; khi trẻ đã nghe, hiểu tương đối tiếng Việt giáo viên thực hiện lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động trong ngày, linh hoạt sử dụng các tình huống dạy trẻ tiếng Việt. Đối với trẻ 5 tuổi dạy tiếng Việt giáo viên phải dạy đủ câu, phù hợp bảng từ với chủ đề phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

+ Ðối với cấp học Tiểu học: Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày cho học sinh DTTS. Trong năm học, có thể tổ chức dạy học môn tiếng Việt lớp 1 theo phương án điều chỉnh kế hoạch dạy học từ 350 tiết lên 500 tiết theo Công văn số 8114/BGDĐT-GDTH ngày 15/9/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh DTTS; tiếp tục triển khai thực hiện việc tích hợp dạy học tiếng Việt vào các môn học và hoạt động giáo dục ở tất cả các khối lớp học.

- Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để tạo sân chơi và môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh như: tổ chức các câu lạc bộ (câu lạc bộ tiếng Việt, câu lạc bộ âm nhạc…); xây dựng môi trường văn hóa đọc, phát triển thư viện nhà trường; trang trí trường lớp; thi Trạng nguyên tiếng Việt. Đối với cấp tiểu học, tổ chức giao lưu tiếng Việt cho học sinh người DTTS: cấp trường/cụm trường 1 năm/lần; cấp huyện: 2 năm/lần, cấp tỉnh: 3 năm/lần.

- Tăng cường các hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh DTTS. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng linh hoạt các tiện ích, phần mềm, tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt.

2.4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, khai thác sử dụng tăng cường học liệu, xây dựng môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục

- Rà soát chương trình, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, tài liệu tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng, điều kiện của từng địa bàn, từng điểm trường.

- Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, phần mềm dạy học tiếng Việt phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ em người DTTS.

- Tiếp tục đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường mẫu giáo có thêm phòng học để thu nhận trẻ Nhà trẻ chuyển thành trường mầm non đảm bảo đúng quy định cho các trường mầm non, tiểu học để có điều kiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS.

- Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình về tăng cường tiếng Việt tại các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc phù hợp với điều kiện, đặc điểm vùng miền để cán bộ quản lý, giáo viên tham quan, học tập, điều chỉnh, hoàn thiện để triển khai nhân rộng mô hình. Phát động phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi tại các đơn vị, khuyến khích các bậc cha mẹ trẻ và trong cộng đồng dân cư nơi có trẻ DTTS cùng sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ dùng, đồ chơi để bổ sung, tăng cường cho các nhóm, lớp.

- Triển khai phần mềm dạy học tiếng Việt phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học thuộc các xã có trẻ người DTTS để phục vụ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ.

- Xây dựng và đảm bảo duy trì môi trường tiếng Việt trong các trường mầm non, tiểu học có trẻ em người DTTS. Thiết kế xây dựng góc địa phương, phát triển thư viện nhà trường, trang trí lớp học, tạo môi trường tiếng Việt phong phú cho trẻ vui chơi, hoạt động khám phá và trải nghiệm để tăng cường tiếng Việt; tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có tại trường, lớp để giao nhiệm vụ cho trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp, tương tác với nhau bằng tiếng Việt.

- Đẩy mạnh việc phối hợp tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt từ ngay trong gia đình trẻ, trong các trường mầm non, tiểu học; đồng thời phối hợp chặt chẽ với cha mẹ, để cùng với nhà trường thường xuyên nói chuyện, kể chuyện, giao tiếp với trẻ, kèm cặp trẻ đọc, phát âm chữ cái bằng tiếng Việt tại gia đình. Khuyến khích mọi người trong cộng đồng nơi trẻ sinh sống tăng cường nói tiếng Việt trong giao tiếp với trẻ đặc biệt là đối với trẻ nhà trẻ chưa ra trường, lớp mầm non, để trẻ được làm quen với tiếng Việt.

- Các trường phối hợp cha mẹ trẻ, già làng, trưởng bản biên tập sổ tay từ ngữ tiếng dân tộc để giúp giáo viên có tài liệu học tiếng mẹ đẻ của trẻ.

2.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học có trẻ em người dân tộc thiểu số, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên vùng DTTS về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng trẻ em vùng DTTS. Triển khai có hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên, xây dựng nội dung tăng cường tiếng Việt; quản lý hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo nội dung, mô đun dành cho địa phương.

- Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học được bồi dưỡng và tự học tập, bồi dưỡng về tiếng DTTS tại địa phương. Phấn đấu đến năm 2020, hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số biết tiếng mẹ đẻ của trẻ để giáo dục, giao tiếp với học sinh. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số; bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ để tăng cường tiếng Việt cho trẻ tại gia đình.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật thực hiện tăng cường tiếng Việt, đánh giá kết quả thực hiện tăng cường tiếng Việt. Tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả tăng cường tiếng Việt tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2025; biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức có cách làm hay, hiệu quả, sáng tạo.

2.6. Xây dựng và thực hiện một số chính sách đặc thù đối với đội ngũ tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số.

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số theo đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương phù hợp với thực tế tại địa phương.

- Chế độ chính sách cho giáo viên và trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số ngoài công lập được thực hiện như trong công lập.

- Hỗ trợ giáo viên theo điều kiện từng vùng miền trên cơ sở thực tế tham gia và hiệu quả thực hiện; hỗ trợ các hoạt động biên soạn tài liệu địa phương, kết hợp với các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển văn hóa địa phương.

- Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở giáo dục các cấp để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh DTTS (câu lạc bộ tiếng Việt của chúng em, hội thi giao lưu tiếng Việt, ngày hội chúng em nói tiếng Việt,....)

2.7. Tăng cường công tác xã hội hóa

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội; đoàn thể; các đơn vị, doanh nghiệp; các tổ chức cá nhân trong, ngoài tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, tiểu học người DTTS.

- Các địa phương thực hiện huy động các lực lượng xã hội trên địa bàn tham gia dạy tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người DTTS; các cán bộ hưu trí; cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng; các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể; Hội Khuyến học huyện, xã; Hội liên hiệp Phụ nữ huyện, xã kết hợp cùng tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ người DTTS.

- Khuyến khích, tạo điều kiện, huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí, sách vở tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, tiểu học người DTTS.

- Lồng ghép các chương trình, dự án khác nhau trên cùng một địa bàn và huy động hợp lý nguồn lực của nhân dân; tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong, ngoài tỉnh nhằm thực hiện tốt Kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025 của tỉnh.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Đề nghị ngân sách Trung ương để bồi dưỡng cốt cán; tham gia biên soạn tài liệu nguồn, tham gia tư vấn biên soạn tài liệu địa phương.

2. Ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp để thực hiện các nội dung của đề án, tập trung củng cố điều kiện trường, lớp, bổ sung trang bị thiết bị, học liệu, tài liệu và đào tạo bồi dưỡng; kết hợp kinh phí nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, nghiên cứu văn hóa địa phương trong biên soạn tài liệu.

3. Lồng ghép các chương trình hỗ trợ chi phí học tập; chương trình hỗ trợ sách, vở học tập cho học sinh vùng khó để kết hợp trang bị tài liệu, đồ dùng tăng cường tiếng Việt cho học sinh.

4. Dùng kinh phí tự chủ, kinh phí huy động hợp pháp trong các cơ sở giáo dục để thực hiện một số nội dung chuyên môn liên quan đến Đề án (trang bị đồ dùng, tài liệu, trả vượt giờ, xây dựng môi trường tiếng Việt).

5. Huy động cộng đồng và tranh thủ các chương trình, dự án tài trợ, đặc biệt là các dự án hỗ trợ giáo dục vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS.

(Nhu cầu thiết bị và kinh phí theo phụ lục 4 đính kèm).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Là cơ quan thường trực tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện những nội dung của Kế hoạch theo từng năm và giai đoạn.

- Tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, điều chỉnh, chuẩn hóa và triển khai tài liệu tăng cường tiếng Việt, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên, tài liệu cho cộng tác viên ngôn ngữ, cha mẹ trẻ em người DTTS phù hợp với đặc điểm địa phương.

- Tổ chức hiệu quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng CBQL, giáo viên; quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng.

- Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình thí điểm; tăng cường tài liệu, học liệu và các trang thiết bị cho các cơ sở GDMN, tiểu học, đặc biệt đối với vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

- Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả tổng hợp triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm, từng giai đoạn và kết thúc Kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết, định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân khai các nguồn kinh phí để thực hiện mục tiêu nêu trong Kế hoạch.

3. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với Ủy ban nhân dân các huyện có vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trình Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số theo đúng quy định.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách thực hiện công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số tại địa bàn.

4. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Sở giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu tuyển dụng, bố trí đội ngũ giáo viên tại vùng dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

- Phối hợp với với Sở giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đáp ứng theo yêu cầu, mục tiêu của Đề án.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Thuận

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác truyền thông về các nội dung của Đề án và Kế hoạch của tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về mục tiêu, ý nghĩa của Đề án.

6. Ban Dân tộc tỉnh

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS về phát triển giáo dục, sự cần thiết tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người DTTS. Tham mưu thực hiện các chế độ chính sách dân tộc ở địa phương đối với giáo viên và học sinh trong thực hiện Đề án. Phối hợp kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; thực hiện việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS, hướng dẫn phòng dân tộc các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh và Đức Linh thực hiện tốt việc huy động trẻ em dân tộc thiểu số đi học đúng độ tuổi, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học; thực hiện tốt công tác phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi, duy trì phổ cập giáo dục tiểu học…

7. Các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Các Đoàn thể tỉnh

Theo chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Kế hoạch này.

8. Ủy ban nhân dân các huyện

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các phòng chức năng xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tại địa phương để thực hiện thống nhất, đồng bộ, phù hợp với Kế hoạch của tỉnh; xây dựng và triển khai nhân rộng mô hình thí điểm tăng cường tiếng Việt trong các nhà trường, tổ chức bồi dưỡng CBQL, giáo viên; sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, báo cáo về cơ quan chủ trì (Sở Giáo dục và Đào tạo).

- Chỉ đạo, phối hợp tổ chức hoạt động của cộng tác viên ngôn ngữ trên địa bàn, dạy tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em người DTTS, tổ chức xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

- Xây dựng và ban hành các cơ chế cần thiết, chính sách phù hợp với địa phương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS.

- Bố trí kinh phí theo phân cấp, đẩy mạnh xã hội hóa để huy động các nguồn lực hợp pháp nhằm triển khai hiệu quả kế hoạch tại địa phương; từng bước đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, đặc biệt đối với các đơn vị ở vùng khó khăn.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn, định kỳ báo cáo cấp có thẩm quyền./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Mặt trận và các Đoàn thể tỉnh;
- Công an tỉnh;
- BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Các Sở: GDĐT, KHĐT, TC, NV, TTTT;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- Báo Bình Thuận, Đài PTTH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KGVX. Bích.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Hòa

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 846/KH-UBND ngày 10/03/2017 về thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.836

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.184.136
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!