BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/2022/TT-BTC

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2022

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT KHOẢN 2, ĐIỀU 91 NGHỊ ĐỊNH SỐ 98/2020/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 08 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ, HÀNG CẤM VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Căn cứ Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;

Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chi tiết khoản 2, Điều 91 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư quy định chi tiết khoản 2 Điều 91 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, giấy tờ có giá, vật và tài sản khác có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, giấy tờ có giá, vật và tài sản khác có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nộp vào ngân sách nhà nước.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương III Nghị định số 98/2020/NĐ-CPkhoản 43, khoản 44, khoản 45, khoản 46, khoản 47, khoản 48, khoản 49, khoản 50, khoản 51, khoản 52, Điều 3 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP.

Điều 3. Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính

1. Việc xác định số lợi bất hợp pháp do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện và ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Số lợi bất hợp pháp được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì xác định số lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo từng lần.

Điều 4. Số lợi bất hợp pháp

Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính; điểm e, khoản 3, Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CPkhoản 2, Điều 3 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc tài sản khác có được từ hành vi vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân đó đã thực hiện trong lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 5. Xác định số lợi bất hợp pháp là tiền

1. Số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính và được tính bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do tổ chức, cá nhân vi phạm cung cấp.

2. Căn cứ để xác định số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ nhân (x) với đơn giá hàng hóa, dịch vụ trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ (nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó). Cụ thể:

a) Số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác minh của người có thẩm quyền xử phạt;

b) Đơn giá hàng hóa, dịch vụ được xác định trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp không có hồ sơ, chứng từ để xác định thì đơn giá được xác định theo giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tương tự tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá thì số lợi bất hợp pháp có được là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định.

3. Trường hợp các tổ chức, cá nhân nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm thì số lợi bất hợp pháp có được từ hoạt động gia công hàng hóa là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động gia công (tiền thuê, phí gia công) trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành nên tiền thuê gia công, tiền phí gia công (nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó).

Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hàng hóa gia công thì số lợi bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách nhà nước là toàn bộ số tiền nêu trên cộng (+) số tiền bằng với trị giá tang vật vi phạm hành chính có được do đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

4. Trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đó.

Điều 6. Xác định số lợi bất hợp pháp là giấy tờ có giá

1. Số lợi bất hợp pháp có được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính.

2. Giấy tờ có giá quy định tại khoản 1 Điều này là các loại giấy tờ có giá theo quy định của Bộ Luật Dân sự và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của Luật chuyên ngành.

3. Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng.

Trường hợp giấy tờ có giá đã bị tẩu tán, tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tẩu tán, tiêu hủy.

Điều 7. Xác định số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác

1. Số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính là các tài sản khác theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

2. Vật quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tại Điều 110, Điều 111, Điều 112, Điều 113, Điều 114 Bộ Luật Dân sự.

3. Tài sản khác quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tại Điều 105, Điều 107, Điều 109 và Điều 115 Bộ Luật Dân sự.

4. Trường hợp vật, tài sản khác không phải hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản (nếu không có giá trị thị trường) hoặc xác định bằng giá trị tiền của tài sản ghi trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó.

Trường hợp vật, tài sản khác là hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ thì số lợi bất hợp pháp được xác định là tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân nhận được khi thực hiện chuyển nhượng.

Điều 8. Xác định số tiền phải nộp đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật

Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp lại số tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 và thay thế Thông tư số 149/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu thực hiện tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì việc dẫn chiếu thực hiện theo các văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện KSND tối cao; TAND tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan TW các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ, Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, PC (280b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Thành Hưng

 

THE MINISTRY OF FINANCE OF VIETNAM
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
-------------------

No.: 65/2022/TT-BTC

Hanoi, November 02, 2022

 

CIRCULAR

ELABORATION OF CLAUSE 2 ARTICLE 91 OF GOVERNMENT’S DECREE NO. 98/2020/ND-CP DATED AUGUST 26, 2020 ON PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON COMMERCE, PRODUCTION AND TRADE IN COUNTERFEIT AND PROHIBITED GOODS, AND PROTECTION OF CONSUMER RIGHTS

Pursuant to the Law on Penalties for Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on amendments to the Law on Penalties for Administrative Violations dated November 13, 2020

Pursuant to the Law on Commerce dated June 14, 2005;

Pursuant to the Civil Code dated November 24, 2015;

Pursuant to the 2017 Law on Foreign Trade Management;

Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2020/ND-CP dated August 26, 2020 on penalties for administrative violations against regulations on commerce, production and trade in counterfeit and prohibited goods, and protection of consumer rights;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Government’s Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021 providing guidelines for implementation of the Law on penalties for administrative violations;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance of Vietnam;

At the request of the Director of the Legal Department;

The Minister of Finance of Vietnam promulgates a Circular elaborating on Clause 2 Article 91 of the Government’s Decree No. 98/2020/ND-CP dated August 26, 2020 on penalties for administrative violations against regulations on commerce, production and trade in counterfeit and prohibited goods, and protection of consumer rights.

Article 1. Scope

This Circular elaborates on Clause 2 Article 91 of the Decree No. 98/2020/ND-CP regarding determination of illegal benefits obtained from administrative violations against regulations on commerce, production and trade in counterfeit and prohibited goods, and protection of consumer rights in case of imposition of the remedial measure which is enforced transfer to state budget of money, financial instruments, objects and other assets obtained from administrative violations or amounts equivalent to the value of the exhibits and instrumentalities sold, liquidated, hidden or destroyed inconsistently with the law.

Article 2. Regulated entities

1. Vietnamese or foreign organizations and individuals that commit administrative violations against regulations on commerce, production and trade in counterfeit and prohibited goods, and protection of consumer rights in the territory of Vietnam as prescribed in Article 2 of the Decree No. 98/2020/ND-CP and are liable to the remedial measure which is enforced transfer to state budget of money, financial instruments, objects and other assets obtained from administrative violations or amounts equivalent to the value of the exhibits and instrumentalities sold, liquidated, hidden or destroyed inconsistently with the law.

2. Officers competent to record administrative violations and officers competent to impose penalties as prescribed in Chapter III of the Decree No. 98/2020/ND-CP and Clauses 43 through 52 Article 3 of the Decree No. 17/2022/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The illegal benefits shall be determined by the officer competent to impose penalties and specified in the decision to impose penalties or the decision to impose remedial measures.

2. The illegal benefits obtained from a violation include all benefits obtained by the violating entity from the time of commission of the violation until the violation ends or the issue date of the decision to impose penalties or the decision to impose remedial measures.

3. If an entity commits multiple violations, the illegal benefits obtained from each violation shall be determined.

If an entity repeats a violation, the illegal benefits obtained from each commission of the violation shall be determined.

Article 4. Illegal benefits

The illegal benefits obtained from administrative violations as prescribed in Article 37 of the Law on penalties for administrative violations, Point e Clause 3 Article 4 of the Decree No. 98/2020/ND-CP, and Clause 2 Article 3 of the Decree No. 17/2022/ND-CP are objects, money, financial instruments or other assets that violating entities obtain from the violations against regulations on commerce, production and trade in counterfeit and prohibited goods, and protection of consumer rights.

Article 5. Determination of illegal monetary benefits

1. The amount of illegal monetary benefits obtained from a violation is total amount of money obtained by the violating entity from that violation and equals the proceeds earned from the illegal transfer, sale or provision of goods or services after deducting direct costs of such goods or services which are determined according to documents and records provided by the violating entity to prove the legitimacy and validity of such costs.

2. The amount of money obtained by the violating entity from the violation equals (=) the quantity of goods or volume of services illegally transferred, sold or provided multiplied by (x) the unit price minus (-) direct costs of such goods or services (if the violating entity has provided adequate documents and records to prove the legitimacy and validity of such costs). To be specific:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The unit price of goods or services shall be determined on the basis of documents and records provided by the violating entity. If such documents and records are not available, the unit price shall be determined according to the market price of similar goods or services applied at the time of detection of the violation.

In case the quantity, volume and unit price cannot be determined, the amount of illegal benefits is total amount of money earned by the violating entity from the illegal transfer, sale, destroy or provision of goods or services.

3. In case an entity that commits a violation against regulations on origin of imported/exported goods when processing goods for a foreign trader is required to return all illegal benefits obtained from the violation to state budget, the amount of illegal benefits obtained from the goods processing is total amount of money earned by the violating entity from its provision of processing services (service charges, processing fees) minus (-) direct costs of such processing services (if the violating entity has provided adequate documents and records to prove the legitimacy and validity of such costs).

In case the violating entity has illegally transferred, sold or destroyed processed goods, the amount of illegal benefits to be transferred to state budget is total amount mentioned above plus (+) the amount equivalent to the value of the exhibits of the violation illegally transferred, sold or destroyed.

4. In case of transfer or selling of prohibited, counterfeit or smuggled goods or provision of services classified as conditional business lines, the amount of illegal benefits is total amount earned by the violating entity from such transfer, selling or provision of such goods or services.

Article 6. Determination of illegal benefits being financial instruments

1. The obtained illegal benefits being financial instruments are all types of financial instruments obtained by the violating entity from the violation.

2. The financial instruments specified in Clause 1 of this Article are those defined in the Civil Code and other types of financial instruments as prescribed in specialized laws.

3. If the financial instruments have been transferred, the amount of illegal benefits obtained shall be total proceeds actually received at the time of transfer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Determination of illegal benefits being objects or other assets

1. The illegal benefits being objects or other assets obtained from the violation are other assets defined in the Civil Code.

2. The objects specified in Clause 1 of this Article shall be determined according to Articles 110 through 114 of the Civil Code.

3. Other assets specified in Clause 1 of this Article shall be determined according to Articles 105, 107, 109 and 115 of the Civil Code.

4. If the objects or other assets which are not prohibited, counterfeit or smuggled goods have been illegally transferred, sold or destroyed, the illegal benefits shall be determined according to the market value of similar assets or the book value of assets (if the market value is not available) or the total amount of assets specified in import/export declarations (if assets are imported/exported goods) after deducting direct costs of such goods whose legitimacy and validity must be proved by adequate documents and records.

If the objects or other assets which are prohibited, counterfeit or smuggled goods have been illegally transferred, sold or destroyed, the amount of illegal benefits shall be total amount earned by the violating entity from such transfer.

Article 8. Determination of amounts payable in case of illegally sold, liquidated or destroyed exhibits and instrumentalities

In case the exhibits/instrumentalities of an administrative violation have been sold, liquidated or destroyed against regulations of law, the violating entity shall be required to transfer to state budget an amount equivalent to the value of such exhibits/instrumentalities.

Article 9. Effect

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. If any legislative documents referred to in this Circular are amended, supplemented or superseded, the new ones shall apply.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Finance of Vietnam for consideration./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Vo Thanh Hung

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 65/2022/TT-BTC dated November 02, 2022 on elaboration of Clause 2 Article 91 of Decree No. 98/2020/ND-CP on penalties for administrative violations against regulations on commerce, production and trade in counterfeit and prohibited goods, and protection of consumer rights
Official number: 65/2022/TT-BTC Legislation Type: Circular
Organization: The Ministry of Finance Signer: Vo Thanh Hung
Issued Date: 02/11/2022 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 65/2022/TT-BTC dated November 02, 2022 on elaboration of Clause 2 Article 91 of Decree No. 98/2020/ND-CP on penalties for administrative violations against regulations on commerce, production and trade in counterfeit and prohibited goods, and protection of consumer rights

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status