Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 68/1997/TT-BTC quản lý khoản hỗ trợ tài chính Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước

Số hiệu: 68-TT/TCDN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 25/09/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 68-TT/TCDN

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 68-TT/TCDN NGÀY 25 THÁNG 9 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG MỘT SỐ KHOẢN HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Thi hành Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước, Nghị định 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích; Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ tài chính của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng các quy định trong Thông tư này là các doanh nghiệp Nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích và các quy định tại Điều 1 Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước, dưới đây gọi chung là doanh nghiệp Nhà nước.

2. Các hình thức hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước cho doanh nghiệp Nhà nước là các khoản trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ lãi suất tiền vay, hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ nguồn vốn trả các khoản nợ đến hạn khi doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển kinh doanh có hiệu quả nhưng những năm đầu gặp khó khăn về tài chính.

a. Trợ cấp là khoản hỗ trợ tài chính của Ngân sách Nhà nước cho doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ hoặc đặt hàng theo chính sách của Nhà nước khi nguồn thu không đủ bù đắp chi phí.

b. Trợ giá là khoản hỗ trợ tài chính của Ngân sách Nhà nước theo mức cố định tính trên từng đơn vị sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp Nhà nước để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ đã tiêu thụ trên cơ sở nhiệm vụ Nhà nước giao, theo đơn đặt hàng hoặc theo chính sách của Nhà nước.

c. Hỗ trợ lãi suất tiền vay là khoản hỗ trợ tài chính của Ngân sách Nhà nước nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ lãi suất tiền vay cho doanh nghiệp khi vay vốn của các tổ chức tín dụng để sản xuất sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo chủ trương và chính sách của Nhà nước.

d. Hỗ trợ đầu tư là khoản hỗ trợ tài chính từ Ngân sách Nhà nước cho doanh nghiệp để mở rộng quy mô hoạt động hoặc đầu tư chiều sâu khi Nhà nước thấy cần thiết.

e. Hỗ trợ nguồn vốn trả nợ cho doanh nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính của Ngân sách Nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn khi doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển kinh doanh có hiệu quả, đóng góp cho ngân sách Nhà nước ngày một tăng nhưng gặp khó khăn về tài chính.

3. Doanh nghiệp Nhà nước được hưởng nguồn kinh phí trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ lãi suất tiền vay, hỗ trợ đầu tư và hỗ trợ nguồn vốn trả nợ vay đến hạn phải sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích và có hiệu quả.

4. Việc thực hiện hỗ trợ tài chính được quy định như sau:

a. Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương thành lập được Thủ tướng Chính phủ (hoặc các cơ quan có thẩm quyền theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ) quyết định việc hỗ trợ thì nguồn hỗ trợ được chi từ ngân sách Trung ương.

b. Đối với doanh nghiệp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập (hoặc được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền thành lập) quyết định việc hỗ trợ thì nguồn hỗ trợ được chi từ ngân sách địa phương (trừ các khoản hỗ trợ cho doanh nghiệp Nhà nước đã được bố trí từ ngân sách Trung ương theo kế hoạch từng năm hoặc khoản hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

5. Trường hợp lũ lụt thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, sâu bệnh, dịch bệnh... do các nguyên nhân bất khả kháng tuỳ từng trường hợp cụ thể của doanh nghiệp sẽ được giải quyết theo các quy định hiện hành.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Đối với doanh nghiệp được hưởng khoản trợ cấp tài chính:

1.1. Điều kiện để doanh nghiệp Nhà nước được xem xét trợ cấp:

- Mặt hàng, dịch vụ thuộc danh mục trợ cấp do Thủ tướng Chính phủ quy định.

- Phải có kế hoạch được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp phê duyệt.

- Phải đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian nhiệm vụ được giao hoặc đặt hàng. Trường hợp có sự thay đổi về số lượng, kết cấu mặt hàng được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản và phải được bố trí trong kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm.

- Mức trợ cấp phải được cơ quan có thẩm quyền quy định.

- Thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ quản lý tài chính và thu nộp ngân sách.

1.2. Cấp phát khoản trợ cấp tài chính:

Căn cứ vào kế hoạch trợ cấp hàng năm đã được phê duyệt, cơ quan tài chính sẽ tạm cấp cho doanh nghiệp 70% số trợ cấp theo tiến độ thực hiện kế hoạch. Khi kết thúc toàn bộ công việc hoặc năm tài chính, doanh nghiệp Nhà nước được hưởng khoản trợ cấp có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh được Nhà nước trợ cấp tài chính với cơ quan giao kế hoạch hoặc đặt hàng và cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan giao kế hoạch hoặc đặt hàng và cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra đánh giá kết quả việc thực hiện về mặt số lượng, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội của sản phẩm hoặc dịch vụ mà đoanh nghiệp được trợ cấp tài chính:

- Nếu doanh nghiệp không đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ theo kế hoạch hoặc đặt hàng thì cơ quan tài chính sau khi trao đổi với cơ quan giao kế hoạch hoặc đặt hàng sẽ quyết định thu hồi số tiền chi không đem lại hiệu quả và số tiền thừa nộp ngân sách hoặc chuyển thành khoản cấp phát năm sau.

- Nếu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu về mặt số lượng, chất lượng được giao mà vẫn còn thiếu thì cơ quan tài chính sẽ cấp phát bổ sung số còn thiếu trong kế hoạch dự toán được duyệt.

Các trường hợp có biến động về giá cả và nhiệm vụ đột xuất ngoài kế hoạch được giao, cơ quan tài chính cùng cơ quan giao kế hoạch hoặc đặt hàng xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể trong tổng mức trợ cấp đã bố trí trong kế hoạch hoặc đưa vào dự toán năm sau.

1.3. Quản lý và hạch toán khoản trợ cấp tài chính:

- Kế hoạch tài chính: Hàng năm căn cứ vào quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ Nhà nước giao; các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch thu chi tài chính trong đó có kế hoạch trợ cấp tài chính báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính cùng cấp. Trong phạm vi dự toán thu chi ngân sách hàng năm được duyệt, cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp có trách nhiệm thẩm tra, tổng hợp và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.

- Hạch toán khoản trợ cấp tài chính: Doanh nghiệp được hạch toán kinh phí trợ cấp vào doanh thu trợ cấp, trợ giá của doanh nghiệp. Khoản trợ cấp này không phải chịu thuế doanh thu.

2. Đối với doanh nghiệp được hưởng trợ giá tài chính:

2.1. Điều kiện để doanh nghiệp Nhà nước được xem xét trợ giá:

- Danh mục sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ được xét trợ giá phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp quyết định.

- Sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ được trợ giá phải đảm bảo số lượng, chất lượng thời gian, và giá cả sản phẩm theo quy định hoặc đặt hàng của Nhà nước. Trường hợp có sự thay đổi về số lượng, kết cấu mặt hàng, phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản.

- Mức trợ giá cho từng sản phẩm hàng hoá phải được cơ quan có thẩm quyền quy định.

- Thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ quản lý tài chính và thu nộp ngân sách.

2.2. Cấp phát khoản trợ giá:

Căn cứ vào kế hoạch trợ giá hàng năm cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ đã được phê duyệt, cơ quan tài chính sẽ tạm cấp cho doanh nghiệp 70% số trợ giá theo tiến độ thực hiện kế hoạch từng sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ. Khi kết thúc toàn bộ công việc hoặc năm tài chính, doanh nghiệp Nhà nước được hưởng các khoản trợ giá có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ được trợ giá. Cơ quan giao kế hoạch hoặc đặt hàng và cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra kết quả việc thực hiện và hiệu quả kinh tế xã hội của những sản phẩm hoặc dịch vụ được Nhà nước trợ giá.

- Nếu doanh nghiệp thực hiện không đủ số lượng và không đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ theo kế hoạch hoặc đặt hàng thì cơ quan tài chính sau khi trao đổi với cơ quan giao kế hoạch hoặc đặt hàng sẽ quyết định thu hồi số tiền chi không hiệu quả và số tiền thừa nộp ngân sách hoặc chuyển thành khoản cấp phát năm sau.

- Nếu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu về mặt số lượng và chất lượng được giao mà vẫn còn thiếu thì cơ quan tài chính sẽ cấp phát bổ sung số còn thiếu trong kế hoạch và dự toán được duyệt.

Các trường hợp có biến động về giá cả và nhiệm vụ đột xuất khác ngoài kế hoạch được giao, cơ quan tài chính sẽ cùng với cơ quan giao kế hoạch xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể trong tổng mức trợ giá ghi trong kế hoạch hoặc đưa vào dự toán năm sau.

2.3. Quản lý và hạch toán khoản trợ giá:

- Kế hoạch tài chính: Hàng năm căn cứ vào quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ Nhà nước trợ giá, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch thu chi tài chính trong đó có kế hoạch trợ giá sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp có nhiệm vụ thẩm định, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ (hoặc cơ quan được uỷ quyền) xem xét quyết định.

- Hạch toán khoản trợ giá: Doanh nghiệp được hạch toán khoản trợ giá vào doanh thu trợ cấp, trợ giá của doanh nghiệp. Khoản trợ giá này không phải chịu thuế doanh thu.

Doanh nghiệp hạch toán riêng khoản kinh phí trợ giá này đối với từng sản phẩm, hàng hoá sản xuất hoặc dịch vụ cung ứng được Nhà nước trợ giá.

3. Đối với doanh nghiệp được hưởng khoản hỗ trợ lãi suất tiền vay:

3.1. Điều kiện doanh nghiệp được hưởng khoản hỗ trợ lãi suất tiền vay:

- Sản phảm hàng hoá, dịch vụ phải được Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định.

- Phải đảm bảo số lượng, chất lượng thời gian và giá cả sản phẩm, dịch vụ theo quy định của Nhà nước. Trường hợp có sự thay đổi về số lượng, giá cả phải được cơ quan quyết định việc hỗ trợ lãi suất tiền vay đồng ý bằng văn bản.

- Khoản hỗ trợ lãi suất tiền vay phải bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2. Cấp phát khoản hỗ trợ lãi suất tiền vay:

Hàng quý căn cứ vào số lãi suất tiền vay thực tế phát sinh của sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ cung ứng (có xác nhận của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho vay), cơ quan tài chính sẽ cấp phát khoản hỗ trợ lãi suất tiền vay đó. Khi kết thúc toàn bộ công việc hoặc năm tài chính, doanh nghiệp Nhà nước được hưởng khoản hỗ trợ lãi suất tiền vay có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện đối với từng sản phẩm hoặc dịch vụ được hỗ trợ lãi suất tiền vay.

3.3- Quản lý và hạch toán khoản hỗ trợ lãi suất tiền vay:

- Kế hoạch tài chính: Hàng năm căn cứ vào quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ mà Nhà nước giao, doanh nghiệp được hưởng khoản hỗ trợ lãi suất tiền vay xây dựng kế hoạch thu chi tài chính trong đó có kế hoạch hỗ trợ lãi suất tiền vay báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp có nhiệm vụ xem xét, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ (hoặc cơ quan được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền) quyết định.

Trong phạm vi dự toán thu chi ngân sách hàng năm được duyệt, Thủ tướng Chính phủ (hoặc cơ quan được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền) quyết định mức hỗ trợ lãi suất tiền vay đối với từng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cung ứng của doanh nghiệp hoặc từng loại doanh nghiệp.

- Hạch toán khoản hỗ trợ lãi suất tiền vay: Doanh nghiệp được sử dụng khoản hỗ trợ lãi suất tiền vay để bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ cung ứng được hưởng khoản hỗ trợ lãi suất tiền vay.

Doanh nghiệp hạch toán riêng khoản kinh phí hỗ trợ lãi suất tiền vay này cho từng sản phẩm, hàng hoá sản xuất hoặc dịch vụ.

4- Doanh nghiệp được hỗ trợ đầu tư:

4.1- Điều kiện để doanh nghiệp Nhà nước được hỗ trợ đầu tư:

- Doanh nghiệp mới được thành lập chưa được cấp vốn ban đầu theo quy định.

- Các doanh nghiệp công ích đang hoạt động mà thực sự thiếu vốn để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Các doanh nghiệp đang thực hiện những nhiệm vụ quan trọng: như thắng thầu quốc tế xây dựng cơ sở hạ tầng; thu mua nông sản xuất khẩu, sản xuất nguyên liệu hàng hoá thay thế nhập khẩu... đang gặp khó khăn về vốn.

- Các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả kinh tế sản phẩm hàng hoá tăng trưởng cao, tiêu thụ được sản phẩm..., có lãi, nộp thuế (trong đó có thuế lợi tức) ngày càng tăng nhưng thiếu vốn kinh doanh.

- Khoản hỗ trợ đầu tư phải được bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.2- Cấp phát khoản hỗ trợ đầu tư:

4.2.1- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư để xây dựng, mua sắm tài sản cố định: Căn cứ vào kế hoạch đầu tư được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp phê duyệt; doanh nghiệp được hưởng khoản hỗ trợ đầu tư để mua sắm tài sản cố định thực hiện theo Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ về Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ về việc Ban hành quy chế đấu thầu trong xây dựng.

4.2.2- Ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn kinh doanh để mua sắm tài sản lưu động (Vốn lưu động).

a) Căn cứ để được xem xét hỗ trợ là:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Báo cáo tài chính và công khai tài chính của doanh nghiệp năm trước khi được đầu tư (nếu là doanh nghiệp đang hoạt động).

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đăng ký.

b) Sau khi kiểm tra xem xét đối với từng doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện theo các quy định của Nhà nước về hỗ trợ thì sau khi trao đổi với cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, cơ quan tài chính quyết định mức hỗ trợ. Khoản hỗ trợ đầu tư này được hạch toán tăng nguồn vốn Nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý và bảo toàn vốn theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.

5- Hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp trả các khoản nợ đến hạn khi doanh nghiệp huy động vốn để đầu tư, kinh doanh có hiệu quả nhưng những năm đầu gặp khó khăn về tài chính:

Điều kiện được hỗ trợ:

- Là doanh nghiệp nhà nước có tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn huy động mà thực sự phát huy hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ được sản phẩm, kinh doanh có lãi, các khoản nộp ngân sách nhà nước tăng hơn so với trước khi huy động vốn đầu tư.

- Doanh nghiệp huy động vốn đầu tư thực hiện đúng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Sau khi doanh nghiệp đã huy động toàn bộ các nguồn vốn hợp pháp của mình mà vẫn chưa đủ trả các khoản nợ đến hạn.

- Mức được hỗ trợ trong năm không cao hơn số nộp Ngân sách tăng thêm so với trước khi huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp.

- Khoản hỗ trợ này phải được bố trí trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước hàng năm đã được phê duyệt.

Cấp phát và hạch toán:

Căn cứ vào hạn mức trợ cấp được ghi trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước; căn cứ vào nhu cầu vốn hỗ trợ trả nợ các khoản nợ đến hạn xác định theo nguyên tắc nói trên và mức độ tăng trưởng các khoản nộp ngân sách Nhà nước cơ quan tài chính quyết định mức cấp phát khoản hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Khoản hỗ trợ này doanh nghiệp hạch toán vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý bảo toàn vốn theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.

III. CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ

1- Doanh nghiệp Nhà nước được hưởng các khoản hỗ trợ tài chính phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính và chế độ công khai tài chính được thực hiện theo quy định tại Thông tư 06-TC/TCDN ngày 24/2/1997 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp công ích và Thông tư số 73-TC/TCDN ngày 12/11/1996 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập, công bố công khai báo cáo tài chính và kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp Nhà nước.

2- Các doanh nghiệp Nhà nước được hưởng các khoản hỗ trợ tài chính có trách nhiệm phân tích rõ việc quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ tài chính của Nhà nước; đồng thời thường xuyên báo cáo tình hình tiến độ thực hiện nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ được hỗ trợ tài chính.

Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của báo cáo tài chính.

3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra thường xuyên hoặc định kỳ việc quản lý sử dụng các khoản hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp được hưởng khoản hỗ trợ tài chính có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tình hình, số liệu và các chứng từ có liên quan các khoản hỗ trợ của Nhà nước cho các cơ quan chức năng.

Mọi trường hợp vi phạm gây ra thiệt hại về kinh tế, chi tiêu sai nguyên tắc, không đúng mục đích, không đúng chế độ thì Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có hội đồng quản trị), Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị) tuỳ theo mức độ thiệt hại vi phạm phải xử lý kỷ luật hành chính, đền bù hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Căn cứ vào các quy định của Thông tư này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp Nhà nước tuỳ theo nhiệm vụ kinh doanh hay công ích được giao, thực hiện các hình thức hỗ trợ thích hợp. Các trường hợp khác với quy định trước khi thực hiện phải được sự thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.

Ngoài những quy định của Thông tư này, các doanh nghiệp còn phải thực hiện các quy định khác về quản lý tài chính và các quy định của pháp luật.

2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp Nhà nước phản ánh về Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã Ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------

No. 68/TC-TCDN

Hanoi , September, 25 1997

 

 

CIRCULAR

GUIDING THE MANAGEMENT AND USE OF THE STATE'S FINANCIAL SUPPORT FOR STATE ENTERPRISES

In furtherance of Decree No.59-CP of October 3, 1996 of the Government issuing the Regulation on financial management and business cost-accounting of State enterprises, and Decree No.56-CP of October 2, 1996 of the Government on State public utility enterprises; the Ministry of Finance hereby provides the following guidance for the management and use of the State's financial support for State enterprises:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Objects of application: The provisions of this Circular shall apply to State enterprises defined in Article 2 of Decree No.56-CP of October 2, 1996 of the Government on State public utility enterprises and Article 1 of Decree No.59-CP of October 3, 1996 of the Government issuing the Regulation on financial management and business cost-accounting of State enterprises, which are hereafter commonly referred to as State enterprises.

2. The financial support from the State budget for State enterprises shall be provided in the forms of subsidies, price subsidies, loan interest support, investment support, capital support for paying due debts owed by enterprises which have borrowed investment capital and developed their businesses fruitfully, but met with financial difficulties during their first years of operation.

a) Subsidies are the financial support from the State budget for enterprises to produce goods or provide services under the State's order or policies, when the turnover cannot cover the costs.

b) Price subsidies are the financial support from the State budget at fixed levels calculated on each unit of product, goods or service for State enterprises to produce goods or provide services that have already been sold on the basis of tasks assigned by the State, under the State's orders or policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Investment support is the financial support from the State budget for enterprises to expand their operation or make intensive investment when the State deems it necessary.

e) Capital support for paying enterprises' debts is the financial support from the State budget to pay due debts owed by enterprises which have borrowed investment capital, efficiently developed their business, and contributed more and more to the State budget, but have met with financial difficulties.

3. Those State enterprises entitled to subsidies, price subsidies, loan interest support, investment support or capital support for due debt payment must use them for the right objects, the right purposes and efficiently.

4. The financial support shall be provided as follows:

a) For enterprises established by the Prime Minister, the ministries or branches at central level, which shall be given the support by decisions of the Prime Minister (or the competent agencies authorized by the Prime Minister), such support shall be provided from the central budget.

b) For enterprises established by presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (or established under the authorization of the Prime Minister) who have decided the support therefor, such support shall be allocated from local budgets (except for support for State enterprises from the central budget according to annual plans or support directly allocated to enterprises under decisions of the Prime Minister).

5. In cases of floods, natural calamities, sabotages, fires, pests, epidemics, etc. due to force majeure, enterprises shall be given support on a case-by-case basis and in accordance with current regulations.

II. SPECIFIC PROVISIONS

1. For enterprises entitled to financial subsidies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Its products and/or services are on the subsidy list stipulated by the Prime Minister

- It must have a plan approved by the agency that has decided its establishment.

- It must fulfill the assigned tasks or production orders in terms of quantity, quality and deadline. In case of any changes in the quantity and structure of product items, a written consent from the agency that has decided its establishment is required and such changes must be included in the annual State budget plans.

- The subsidy level shall be determined by the competent agency.

- It must strictly observe the regulations on financial management and budget collection and remittance.

1.2- The allocation of financial subsidies:

Basing itself on the approved annual subsidy plans, the financial agency shall temporarily allocate to the enterprise 70% of planned subsidy depending on the plan execution tempo. Upon the completion of the work or at the end of a fiscal year, the State enterprise entitled to financial subsidy shall have to report the results of its performance of business tasks financially subsidized by the State, to the agency that has assigned plans or the production orders and the finance agency of the same level. The agency that has assigned plans or production orders and the finance agency shall have to inspect and evaluate the performance results in terms of quantity, quality and socio-economic efficiency of the products or services for which the enterprise has been entitled to financial subsidies:

- If the enterprise fails to ensure the quantity and quality of products, goods or services under the assigned plans or production orders, the finance agency shall, after consulting the agency that has assigned the plan or production orders, decide to recover the amount of subsidies which have been used inefficiently or not been used up so as remit them to the budget or convert them into subsidies for the next year.

- If the enterprise fulfills all the assigned norms on the quantity and quality, but the subsidies provided to it are still insufficient, the finance agency shall additionally allocate the deficit in the approved budget estimates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3- The management and accounting of financial subsidies:

- Financial plans: Annually, basing themselves on the regulations and guidance of the Ministry of Finance and their tasks of producing goods and providing services as assigned by the State, the enterprises shall draw up plans for financial revenues and expenditures including financial subsidy plans, then report them to the agency that has decided their establishment and the finance agency of the same level. The agency that has decided the establishment of the enterprises shall have to inspect and sum up such plans within the limits of the approved annual budget revenue and expenditure estimates then submit the sum-up to the competent agency for consideration and decision.

- Accounting of financial subsidies: Enterprises shall be entitled to account the subsidy funds into their subsidy or price subsidy turnover. Such subsidies shall not be subject to the turnover tax.

2- For enterprises entitled to financial price subsidies:

2.1- Conditions for a State enterprise to be considered for price subsidies:

- The list of products, goods or services eligible for price subsidies must be decided by the agency that has decided its establishment.

- The products, goods or services eligible for price subsidies must meet the quantity, quality, time and price requirements prescribed or agreed in production orders by the State. Any changes in quantity or goods item structure must be agreed upon in writing by the agency that has decided the enterprise's establishment.

- The level of price subsidy for each product or goods item shall be determined by the competent agency.

- The enterprise must strictly comply with the regulations on financial management and budget collection and remittance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Basing itself on the approved annual plans for price subsidies for each product or service, the finance agency shall temporarily allocate to the enterprise 70% of the price subsidies according to the tempo of execution of plans for each product or service. Upon completion of the whole work or at the end of a fiscal year, the State enterprise benefiting from the price subsidies shall have to report the results of its business performance regarding the products or services eligible for price subsidies. The agency that has assigned the plan or production order and the finance agency shall have to inspect such performance results and the socio-economic efficiency of products or services subsidized by the State.

- If the enterprise fails to fulfill the assigned plan or production order in terms of quantity and quality of products or services, the finance agency shall, after consulting the agency that has assigned the plan or production order, decide to recover the amounts of subsidies which have been used inefficiently or have not been used up so as to remit them to the State budget or convert them into subsidies for the following year.

- If the enterprise fulfills all the assigned norms on the quantity and quality, but the subsidies allocated to it are insufficient, the finance agency shall additionally allocate the deficit in the approved plan or budget estimates.

In cases of price fluctuation or an extraordinary task outside the assigned plan, the finance agency shall, together with the agency that has assigned the plan, consider and settle case by case within the total amount of price subsidies stated in the plan or budget estimates for the following year.

2.3- The management and accounting of price subsidies:

- Financial plans: Annually, basing themselves on the regulations and guidance of the Ministry of Finance, and their tasks of producing goods and providing services eligible for price subsidies from the State, enterprises shall draw up financial revenue and expenditure plans including plans on price subsidies for products or services, then report them to the agency that has decided their establishment and the finance agency of the same level. The agency that has decided the enterprises' establishment shall have to examine, sum up and report them to the Prime Minister (or an authorized agency) for consideration and decision.

- Accounting of price subsidies: Enterprises shall be entitled to account price subsidies into their subsidized turnover. Such price subsidies shall not be subject to turnover tax.

The enterprise shall account such price subsidies separately for each product or goods item produced or service provided, which is eligible for price subsidies from the State.

3- For enterprises entitled to loan interest support:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Its products, goods or services must be decided by the Prime Minister or the agency authorized by the Prime Minister.

- It must ensure the quantity, quality, time schedule and price of its products or services as prescribed by the State. Any changes in the quantity or prices must be agreed upon by the agency that has decided the loan interest support.

- The loan interest support must be included in the annual budget plans approved by the competent level.

3.2- The allocation of loan interest support:

Quarterly, basing itself on the loan interest actually incurred to products, goods or services provided (with certification from the lending bank or credit institution), the finance agency shall allocate support for such loan interest. Upon the completion of the whole work or at the end of each fiscal year, State enterprises entitled to loan interest support shall have to report on the performance results regarding each product or service eligible for the loan interest support.

3.3- The management and accounting of loan interest support:

- Financial plans: Annually, basing themselves on the Government's regulations and the Ministry of Finance's guidance and their tasks of producing goods or providing services as assigned by the State, the enterprise entitled to loan interest support shall draw up financial revenue and expenditure plans, including plans for loan interest support, then report them to the agency that has decided their establishment and the finance agency of the same level. The agency that has decided the enterprise's establishment shall have to examine, sum up and report them to the Prime Minister (or an agency authorized by the Prime Minister) for decision.

Within the limits of the approved annual budget revenue and expenditure estimates, the Prime Minister (or the agency authorized by the Prime Minister) shall decide the level of loan interest support for each product, goods item or service of the enterprise or for each type of enterprise.

- The accounting of loan interest support: The enterprise shall be entitled to use loan interest support to make up for costs of production of goods or provision of services, which are eligible for such loan interest support.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4- For enterprises entitled to investment support:

4.1- Conditions for a State enterprise to enjoy the investment support:

- It is a newly established enterprise and has not yet been allocated initial capital as stipulated.

- It is a public-utility enterprise being in operation but actually lacking in capital to perform the assigned tasks.

- It is an enterprise performing important tasks such as: infrastructure construction after it has won an international bidding therefor; purchase of farm products for export, production of materials or goods as import substitutes...but currently meeting with difficulties in capital.

- It is an enterprise conducting business activities with economic efficiency, high production growth rate or good sale of products, making profits and paying greater and greater tax amounts (including profit tax), but lacking in business capital.

- Investment support must be included in annual budget plans already approved by competent level.

4.2- The allocation of investment support:

4.2.1- The State budget shall provide investment support for the construction and purchase of fixed assets: According to investment plan already approved by the agency that has decided the enterprise's establishment; the enterprises entitled to investment support for the purchase of fixed assets shall comply with Decree No.42-CP of July 16, 1996 of the Government issuing the Regulation on Investment and Construction Management and Decree No.43-CP of July 16, 1996 of the Government issuing the Regulation on Construction Bidding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Basis for the consideration of investment support grant:

- The decision on the enterprise's establishment issued by the competent State agency.

- The business registration certificate.

- The financial report and financial statement of the enterprise for the year before the investment is made (for enterprise being in operation).

- The production and business plan already registered.

b) If the enterprise meets all conditions prescribed by the State for being entitled to the support, the finance agency shall, after consulting the agency that has decided the enterprise's establishment, decide the level of support. Such investment support shall be accounted into the State capital increase, the enterprise shall have to manage and preserve such capital in accordance with the current financial management regime.

5- Capital support for paying due debts owed by enterprises when they mobilize capital for investment, which have conducted business efficiently but met with financial difficulty in the first years of operation:

The conditions for an enterprise to be entitled to the support:

- It is a State enterprise which has assets formed by mobilized capital and has actually promoted their efficiency in production and sale of products, made profits and increased its remittances to the State budget as compared to the period before the investment capital is mobilized.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- After the enterprise has mobilized all its lawful capital sources, it is still unable to fully pay due debts.

- The support amount in the year is not higher than the budget remittance increase over the period before the enterprise's investment capital is mobilized.

- Such support must be specified in the annual State budget plan already approved.

The allocation and accounting of support:

Basing itself on the support limits specified in the State budget plan, on the demand for capital support for paying due debts as determined on the above said principles and the increase rate of the State budget remittances, the finance agency shall decide the support amounts to be allocated to enterprises.

Such support amounts shall be accounted by the enterprise into the State budget capital sources, the enterprises shall have to manage and preserve such capital in accordance with the current financial management regime.

III. THE SUPERVISION, INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS

1- The State enterprises enjoying the financial support shall have to observe the regime of financial reporting and financial statement as prescribed in Circular No.06-TC/TCDN of February 24, 1997 of the Ministry of Finance on the financial management regime applicable to public-utility enterprises and Circular No.73-TC/TCDN of November 12, 1996 of the Ministry of Finance providing guidance for making and publicizing financial reports and examining annual financial reports of State enterprises.

2- The State enterprises enjoying the financial support shall have to clearly explain the management and use of the financial support from the State; and at the same time regularly report on the situation and tempo of the performance of the tasks of producing goods or providing services that are eligible for financial support.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3- The finance agency shall have to regularly or periodically supervise and inspect the management and use of the State's financial support for enterprises.

The enterprises entitled to financial support shall have to provide the functional agencies with all information, data and vouchers related to the State's support.

For all violations that cause economic damage and all spendings that are made at variance with the prescribed principles, purposes and financial regimes, the Managing Boards (for enterprises having managing boards), the General Directors or the Directors (for enterprises having no managing boards) shall, depending on the extent of damage caused by violations, administratively discipline the violators or force them to pay compensation or examine them for penal liability as prescribed by law.

VI. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. Basing themselves on the provisions of this Circular, the ministries, the ministerial-level agencies, the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and enterprises shall, depending on their assigned business or public utility tasks, provide support in appropriate forms. For cases other than those prescribed, written consents from the Ministry of Finance are required.

Besides the provisions of this Circular, enterprises must also comply with other regulations on financial management and relevant provisions of law.

2. This Circular takes effect from the date of its signing. The previous stipulations which are contrary to this Circular are now annulled. Any problem arising in the course of implementation shall be reported by the ministries, the People's Committees of the provinces and cities and the State enterprises to the Ministry of Finance for consideration and appropriate amendments and supplements.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 68/1997/TT-BTC về việc quản lý sử dụng một số khoản hỗ trợ tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.567

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.156.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!