ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
2139/QĐ-UBND
|
Thái
Bình, ngày 04 tháng 08 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH THÁI BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI
BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công
nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Xét đề nghị của Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tại Tờ trình số
23/TTr-BQLKCN và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 168/TTr-SNV ngày 08/7/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí,
chức năng của Ban Quản lý các khu công nghiệp.
1. Ban Quản lý các
khu công nghiệp tỉnh là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng
dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu
tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong các khu công nghiệp.
2. Ban Quản lý các
khu công nghiệp tỉnh chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương
trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự
chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản
lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý khu công
nghiệp.
3. Ban Quản lý các
khu công nghiệp tỉnh có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Kinh
phí hoạt động gồm kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự
nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng
năm.
Điều 2. Nhiệm
vụ, quyền hạn của Ban Quản lý các khu công nghiệp.
1) Tham gia ý kiến
với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát
triển khu công nghiệp;
2) Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực
hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên
thông, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
3) Xây dựng chương
trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp trình Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
4) Xây dựng kế hoạch
hàng năm và 5 năm về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu khu công nghiệp
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
5) Dự toán ngân sách,
kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển hàng năm của Ban Quản lý
trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
và pháp luật có liên quan.
6) Quản lý, phổ biến,
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, phối hợp thanh tra và kiến nghị cơ quan chức
năng xử phạt vi phạm hành chính việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có
liên quan tới khu công nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
7) Đăng ký đầu tư;
thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án
đầu tư thuộc thẩm quyền;
8) Cấp, cấp lại,
sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện thương mại của
tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghiệp; cấp Giấy phép
kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực
tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu
tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào khu công nghiệp, sau khi có ý kiến chấp thuận
bằng văn bản của Bộ Công Thương;
9) Điều chỉnh quy
hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của khu công nghiệp, nhưng không làm
thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch; cấp, gia hạn Giấy phép
xây dựng công trình đối với những công trình xây dựng phải có Giấy phép xây
dựng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư trong khu công nghiệp
cho tổ chức có liên quan;
10) Cấp, cấp lại,
gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp; cấp sổ lao động cho người lao
động Việt Nam làm việc trong khu công nghiệp; tổ chức thực hiện đăng ký nội dung
lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy an toàn vệ sinh, kế hoạch đưa người
lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp; nhận báo cáo
về tình hình ký kết, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp;
11) Cấp các loại
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất trong khu công nghiệp và các loại giấy
phép, chứng chỉ, chứng nhận khác có liên quan trong khu công nghiệp theo ủy
quyền và thẩm quyền;
12) Xác nhận hợp
đồng, văn bản về bất động sản trong khu công nghiệp cho tổ chức có liên quan;
13) Tổ chức thực
hiện thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối
với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh trong khu
công nghiệp; cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án
đầu tư trong khu công nghiệp thuộc diện đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
theo ủy quyền;
14) Kiểm tra, phối
hợp thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng
nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; chủ trì, phối hợp kiểm
tra, thanh tra việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được
hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương,
bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao
động và người sử dụng lao động, hoạt đồng của các tổ chức chính trị - xã hội,
phòng chống cháy nổ, an ninh – trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái đối với các
dự án tại khu công nghiệp; đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý
vi phạm đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền;
15) Giải quyết các
khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công nghiệp và kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những
vấn đề không thuộc thẩm quyền;
16) Nhận báo cáo
thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp; đánh
giá hiệu quả đầu tư trong khu công nghiệp; xây dựng và quản lý hệ thống thông
tin về khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý;
17) Báo cáo định
kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh
về tình hình: xây dựng và phát triển khu công nghiệp; thực hiện việc cấp, điều
chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; triển khai và hoạt động của dự án đầu
tư; thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước; thu hút và sử dụng lao động; thực
hiện các quy định của pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động và
thực hiện hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong khu công nghiệp;
18) Tổ chức phong
trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp;
19) Tổ chức và phối
hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các
hành vi vi phạm hành chính trong khu;
20) Thực hiện các
nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về
quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lý sử dụng các loại
phí, lệ phí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hợp tác
với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực có liên quan
đến đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp; quản lý tổ chức bộ máy, biên
chế, cán bộ, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp
vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của Ban Quản lý; giới thiệu việc làm cho
công nhân lao động làm việc tại khu công nghiệp;
21) Thực hiện các
nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 3. Tổ chức
bộ máy và biên chế của Ban Quản lý các khu công nghiệp.
- Lãnh đạo
Ban: gồm Trưởng ban, 02 Phó Trưởng ban.
- 04 phòng
chuyên môn:
1. Văn phòng;
2. Phòng Quản lý
Qui hoạch và Môi trường;
3. Phòng Quản lý
Đầu tư;
4. Phòng Quản lý
Doanh nghiệp.
- Đơn vị trực
thuộc:
Thành lập Trung tâm
Dịch vụ Khu công nghiệp (là đơn vị sự nghiệp có thu).
- Biên chế:
Biên chế hành chính,
sự nghiệp của Ban Quản lý các khu công nghiệp được UBDN tỉnh giao hàng năm.
Điều 4.
Giao cho Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp:
- Bổ sung, sửa đổi
Quy chế phối hợp với các Sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt để thực
hiện.
- Xây dựng Đề án
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Trung
tâm Dịch vụ khu công nghiệp và phương án giải thể Công ty Phát triển hạ tầng Khu
công nghiệp, chuyển giao nhiệm vụ cho Trung tâm Dịch vụ khu công nghiệp trình
UBND tỉnh quyết định.
Điều 5. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các quy định trước
đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Chánh Văn phòng UBND
tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch Đầu tư;
- Văn phòng Chính phủ;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND;
- Như Điều 5;
- Lưu VT, NC
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hạnh Phúc
|