Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 12/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Huỳnh Tấn Thành
Ngày ban hành: 24/01/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2006/QĐ-UBND

Phan Thiết, ngày 24 tháng 01 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ văn bản số 2148 TM/KHTK ngày 03/6/2002 và văn bản số 2181 TM/KHTK ngày 05/6/2002 của Bộ Thương mại về việc quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu;

Xét đề nghị của Sở Thương mại;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 (có nội dung kèm theo).

Điều 2. Căn cứ Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 được phê duyệt tại Quyết định này, Sở Thương mại, các Sở, Ban, Ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong Tỉnh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao tổ chức triển khai trong kế hoạch hàng năm, bảo đảm thực hiện tốt các định hướng cơ bản và các mục tiêu quy hoạch đề ra.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc Công an Tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Thành

 

NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/QĐ-UBND ngày 24/01/2006 của UBND tỉnh Bình Thuận)

I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG KINH DOANH VÀ NHU CẦU TIÊU THỤ XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN:

1. Điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nhu cầu và hệ thống kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Tỉnh:

Bình Thuận là Tỉnh có vị trí thuận lợi, có đường Quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất chạy qua nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của cả nước, Quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên, Quốc lộ 55 nối liền với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bình Thuận có dân số 1.140.429 người (năm 2004), mật độ dân số là 146 người/km2.

2. Tổng quát về tình hình phát triển, Qui hoạch định hướng phát triển kinh tế, xã hội tác động đến khả năng kinh doanh và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn Tỉnh:

2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh và một số ngành kinh tế chủ yếu trong những năm qua:

- Tốc độ tăng trưởng GDP các ngành kinh tế của Tỉnh trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2004 (theo giá so sánh năm 1994) như sau: Xem phụ lục 1 kèm theo

- Cơ cấu tổng sản phẩm nội Tỉnh (GDP) theo giá hiện hành như sau: Xem phụ lục 2 kèm theo

2.2. Mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận theo quy hoạch đến năm 2010:

- Tốc độ tăng GDP bình quân hằng năm từ 14 – 14,5 %. Trong đó: nông - lâm - ngư nghiệp tăng 6,5 - 7%, công nghiệp xây dựng tăng 19,5 - 20%, dịch vụ tăng 15,5 - 16%. Đến năm 2010, tỷ trọng khối ngành công nghiệp - xây dựng 39,5 - 40%; dịch vụ 39 - 40% và nông, lâm, ngư nghiệp 20 - 21% trong GDP;

- Tỷ lệ thu ngân sách (trừ các khoản thuế thu trực tiếp từ dầu khí) so với GDP bằng 16%. Chi ngân sách tập trung cho đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm chiếm 35% tổng chi ngân sách. Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 54 - 56% GDP;

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên còn 1,14%;

- GDP bình quân đầu người đến 2010 đạt trên 1.000 USD. Đến năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn dưới 5%.

2.3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực:

2.3.1. Phát triển nông nghiệp nông thôn, thủy sản :

Thực hiện có hiệu quả mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con nuôi theo hướng tăng nhanh các sản phẩm lợi thế của Tỉnh, gồm 04 cây trồng chủ yếu: Cao su, điều, bông vải, thanh long; phát triển mạnh đàn bò lai sind, heo hướng nạc và đàn dê, cừu,... Ổn định diện tích canh tác lúa đảm bảo sản lượng lương thực vào năm 2010 đạt 500 ngàn tấn.

Mở rộng ngư trường, thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ, đầu tư dịch vụ hậu cần và tổ chức chế biến tiêu thụ có hiệu quả; bình quân hàng năm khai thác, đánh bắt thủy, hải sản đạt sản lượng 150.000 tấn; năm 2010 sản lượng nuôi trồng thuỷ sản các loại 20.000 tấn,...

2.3.2. Công nghiệp:

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Chế biến thủy, hải sản phấn đấu đạt 70% sản lượng khai thác và nuôi trồng; đầu tư phát triển công nghiệp chế biến hạt điều, tinh bột mì và đóng hộp thịt gia súc, gia cầm, trái cây, rau quả. Mở rộng các cơ sở may mặc xuất khẩu, gia công giày da, phát triển cơ sở dệt kim xuất khẩu; dệt lưới cung cấp trong và ngoài Tỉnh....

2.3.3. Phát triển hệ thống giao thông:

Đầu tư hoàn chỉnh một số tuyến do Trung ương quản lý như Quốc lộ 55, Quốc lộ 28, các tuyến nhánh nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 20 đi qua địa phận thung lũng sông La Ngà. Nâng cấp các tuyến tỉnh lộ nối Quốc lộ 1A đến các vùng sản xuất hàng hóa, các khu du lịch, các xã miền núi, vùng cao, vùng căn cứ kháng chiến cũ như: tuyến ven biển từ Bình Châu đến Bình Thạnh - Liên Hương .v.v.. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện Cảng Vận tải, Cảng cá Phan Thiết, Phan Rí Cửa, La Gi; đầu tư nâng cấp cảng Phú Quý để có thể tiếp nhận tàu 5.000 - 10.000 tấn.

2.3.4. Phát triển đô thị và nông thôn:

Căn cứ vào định hướng qui hoạch tổng thể phát triển đô thị tỉnh Bình Thuận; hệ thống đô thị tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 bao gồm: 01 thành phố thuộc Tỉnh (thành phố Phan Thiết), 01 thị xã khu vực (thị xã La Gi), 07 thị trấn huyện lỵ (Liên Hương, Chợ Lầu, Ma Lâm, Thuận Nam, Tân Nghĩa, Lạc Tánh, Võ Xu, Thị trấn Phú Quý); 04 thị trấn khu vực (Thị trấn Phan Rí Cửa, Đức Tài, Tân Minh, Phú Long); 23 thị tứ (Vĩnh Hảo, Trung tâm cụm xã Phong phú, Chí Công, Phan Rí Thành, Hải Ninh, Lương Sơn, Sông Lũy, Trung tâm cụm xã Phan Sơn, Phú Long, Hàm Đức, Trung tâm cụm xã Đông Giang, Hàm Thuận – Đa Mi, Mương Mán, Hàm Mỹ, Tân Thuận, Tân Minh, Tân Hải, Tân Thắng, Bắc Ruộng, Trà Tân, Gia An, Mê Pu).

2.4. Đánh giá tổng quát thực trạng tiềm năng và hạn chế đối với phát triển kinh tế của tỉnh ảnh hưởng đến mạng lưới bán lẻ xăng dầu:

2.4.1. Những lợi thế:

- Với vị trí địa lý thuận lợi, Bình Thuận có điều kiện phát triển các sản phẩm nông lâm thủy sản, du lịch và các sản phẩm chế biến từ nguồn nguyên liệu của địa phương để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu;

- Lực lượng lao động dồi dào, các tài nguyên biển, khoáng sản, dầu khí, du lịch là lợi thế để phát triển một nền kinh tế theo cơ cấu: công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông lâm ngư nghiệp;

- Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật đầu tư xây dựng trong năm tiếp tục phát huy tác dụng. Bước đầu đã hình thành một số khu, các cụm công nghiệp, khu du lịch làm tiền đề thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong những năm tới.

2.4.2. Những hạn chế:

Hệ thống kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, hạn chế sự khai thác thế mạnh của Tỉnh và thu hút đầu tư như:

- Nằm gần các địa phương phát triển năng động như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương nên áp lực cạnh tranh về thị trường tiêu thụ sản phẩm, về thu hút đầu tư phát triển ngày càng cao;

- Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế mới chỉ giải quyết mức tối thiểu cho nhu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển còn phụ thuộc vào trung ương;

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm, trình độ công nghệ ở mức trung bình, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao;

- Dân số tăng nhanh, một bộ phận lao động chưa có việc làm, lực lượng lao động kỹ thuật ít. Mức sống dân cư còn thấp, số hộ nghèo còn tương đối lớn.

II. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU TRONG NƯỚC VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2010

1. Tình hình nhập khẩu, xu hướng biến động giá cả thị trường và khả năng cân đối cung cấp xăng dầu trên phạm vi toàn quốc:

Hiện nay, hầu hết xăng dầu tiêu thụ tại Việt Nam phải nhập ngoại, Nhà nước độc quyền quản lý mặt hàng xăng dầu và các doanh nghiệp lớn của nhà nước đang thực hiện sự điều tiết trên thị trường xăng dầu. Do vậy, biến động về thị trường xăng dầu trong tương lai sẽ không lớn.

2. Khả năng cung ứng và tác động đến thị trường của các nhà máy lọc dầu trong nước:

Trong tương lai có các nguồn cung cấp trong nước: Nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất, Quảng Ngãi có công suất 6.500.000 tấn/năm sẽ là nguồn cung cấp chủ yếu cho cả nước. Tuy nhiên, do sản lượng và chủng loại hàng của nhà máy lọc dầu số 1 còn thiếu nước ta vẫn còn phải nhập xăng dầu. Dự án nhà máy lọc dầu số 2 đang được xúc tiến qui hoạch địa bàn, công suất của nhà máy số 2 tương đương nhà máy số 1; khả năng có sản phẩm sớm nhất năm 2008. Dự án Condesate của Petro Viet Nam tại Vũng Tàu pha chế mỗi năm khoảng 500.000 tấn xăng Mogaz 92 và 50.000 tấn dầu lửa. Dự án nhựa đường Total tại Bà Rịa - Vũng Tàu đi vào sản xuất sẽ có thêm mỗi năm 500.000 tấn Diezel, 400.000 tấn Mazut và 100.000 tấn dầu lửa.

3. Các yếu tố tác động đến thị trường xăng dầu của Tỉnh:

3.1. Khả năng cung ứng nguồn xăng dầu cho tỉnh Bình Thuận:

Nguồn cung ứng xăng dầu cho tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2005 - 2010 vẫn chủ yếu là nguồn từ thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai. Nguồn cung ứng này về giao thông thuận lợi, khoảng cách gần, các kho lớn tập trung.

Với năng lực của các nguồn cung cấp, hệ thống kho chuyên ngành hiện có của cả nước bố trí phù hợp từ Bắc vào Nam và khả năng sản xuất xăng dầu thương phẩm ở trong nước, thì Bình Thuận cũng như các tỉnh khác trong toàn quốc không chịu tác động gì lớn về khách quan cũng như về chủ quan đến thị trường xăng dầu ở địa phương.

3.2. Xu hướng phát triển các ngành kinh tế, xã hội tác động đến nhu cầu xăng dầu của tỉnh Bình Thuận:

3.2.1. Dự báo dân số, thu nhập và sức mua dân cư trên địa bàn:

- Dự báo dân số:

Theo phương án điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2001 – 2010, dự báo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thời kỳ 2006 - 2010 là 1,14% và dân số trung bình năm 2010 là 1.230 ngàn người.

- Dự báo thu nhập:

GDP bình quân đầu người đến 2010 đạt trên 1.000 USD, khoảng 16.000.000 đồng Việt Nam. Theo đó, sức mua của dân cư trên địa bàn Tỉnh cũng tăng lên tương ứng và quỹ mua của dân cư đến năm 2010 dự báo đạt 10.200 tỷ đồng.

3.2.2. Xu hướng đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa:

Giai đoạn 2006 - 2010: nhu cầu vốn đầu tư 17.769 tỷ đồng, trong đó: nông lâm ngư nghiệp 3.142 tỷ đồng, công nghiệp xây dựng 5.182 tỷ đồng, dịch vụ và kết cấu hạ tầng 9.445 tỷ đồng.

3.2.3. Xu hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu:

Trong những năm tới Bình Thuận tập trung phát triển 4 ngành, lĩnh vực chính là sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản, du lịch, và nông nghiệp:

- Phát triển công nghiệp - TTCN: Ngoài Khu công nghiệp tập trung là Khu công nghiệp Phan Thiết, dự kiến xây dựng các Khu công nghiệp: Hàm Kiệm, diện tích 100 ha với các ngành công nghiệp chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, dệt may, điện tử, cơ khí, các mặt hàng tiêu dùng khác; Khu công nghiệp Hàm Tân bao gồm các cụm, điểm công nghiệp Tân Đức, Tân Thiện, Sơn Mỹ; đồng thời phát triển CN - TTCN tập trung vào các ngành: chế biến, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng ... đòi hỏi đáp ứng nhu cầu về xăng dầu trên địa bàn tỉnh khá lớn;

- Phát triển ngành thủy hải sản: Thuỷ sản Bình Thuận được định hướng phát triển cả 3 khâu: nuôi trồng, đánh bắt và chế biến. Xu hướng trong những năm tới, khai thác, đánh bắt hải sản vẫn chiếm tỷ lệ lớn, việc đánh bắt xa bờ là một tất yếu, đòi hỏi tàu thuyền phải có công suất lớn, đi biển dài ngày, sản lượng đánh bắt lớn cho nên nhu cầu xăng dầu phục vụ cho lĩnh vực này cũng tăng cao và ổn định. Đến năm 2010, tổng lượng tàu thuyền toàn tỉnh Bình Thuận là: 3.600 chiếc, với tổng công suất tàu thuyền: 234.000 CV; trong đó, tàu thuyền có công suất 90 CV trở lên có 450 chiếc, chiếm tỷ lệ 12,5% số lượng tàu thuyền toàn Tỉnh, tàu thuyền có công suất trên 45 CV chiếm 80% số lượng tàu thuyền toàn Tỉnh (theo Quy hoạch định hướng phát triển ngành thủy sản Bình Thuận đến năm 2010);

- Phát triển du lịch: Du lịch của tỉnh Bình Thuận trong những năm tới tiếp tục phát triển theo hướng mở rộng ra các khu du lịch Suối nước nóng Tân Thuận, Thuận Quý - Khe Gà, Khu du lịch Hàm Thuận - Đa Mi, Bắc Bình, Thác Bà - Biển Lạc...Hình thành mối liên kết các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn toàn Tỉnh; nhu cầu tiêu thụ xăng dầu theo đó cũng tăng theo, đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách du lịch;

- Ngành Nông nghiệp: Đến 2010 tập trung chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trọng tâm là phát triển nền nông nghiệp có tỷ suất hàng hóa cao trên cơ sở chuyên canh một số cây trồng và vật nuôi có lợi thế của địa phương như thanh long, điều, bông vải, cao su, tiêu... với phương thức sản xuất tập trung mà nồng cốt là kinh tế trang trại. Sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào thúc đẩy công nghiệp chế biến ở địa phương phát triển và kéo theo nhu cầu về nhiên liệu cũng tăng tương ứng với mức cao và ổn định.

- Ngành giao thông, vận tải: nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách đến2010 như sau: (Xem phụ lục 3 kèm theo).

3.3. Dự báo nhu cầu về xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010:

- Nhu cầu về dầu lửa: Nhu cầu dầu lửa thắp sáng và làm chất đốt của nhân dân giảm ở nhiều vùng trong Tỉnh, nhưng nhu cầu chung của toàn Tỉnh vẫn còn cao.

- Nhu cầu về xăng, dầu phục vụ cho hoạt động khai thác hải sản, sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng trong xây dựng và phương tiện đi lại của dân cư tăng nhanh, tỷ lệ thuận với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh.

Căn cứ tình hình tiêu thụ xăng dầu ở tỉnh trong những năm qua, dự báo nhu cầu về xăng dầu ở các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2005 và 2010 như sau: (Xem phụ lục 4 kèm theo).

- Trong giai đoạn 2000 - 2005 tăng trưởng ở mức bình quân 19,23%/năm; lượng xăng dầu tiêu thụ vào năm 2005 vào khoảng 160.944 tấn, trong đó: xăng các loại khoảng 42.155 tấn chiếm 26,19%, dầu diesel khoảng 115.600 tấn chiếm 71,83%, dầu lửa chiếm khoảng 3.189 tấn chiếm 1,98% tổng khối lượng xăng dầu tiêu thụ;

 - Giai đoạn 2006 - 2010 tăng trưởng ở mức bình quân 17,47%/năm, dự báo lượng xăng dầu tiêu thụ vào năm 2010 là 359.988 tấn, trong đó: xăng các loại khoảng 89.960 tấn chiếm 24,99%, dầu diesel khoảng 267.392 tấn chiếm 74.28%, dầu lửa khoảng 2.636 tấn chiếm 0,73% tổng khối lượng xăng dầu tiêu thụ.

 

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện năm 2000

Thực hiện năm 2004

Dự báo năm 2005

Dự báo năm 2010

Khối lượng

Mức tăng trưởng b/q 2000-2005

Khối lượng

Mức tăng trưởng b/q 2005-2010

Dân số

Người

1.070.000

1.140.429

1.157.000

1,58%

1.230.982

1,30%

Nhu cầu xăng các loại

Tấn

18.296

36.030

42.155

18,17%

89.960

16,37%

Nhu cầu dầu Diezel

Tấn

44.330

97.143

115.600

21,13%

267.392

18,26%

Nhu cầu dầu lửa

Tấn

4.163

3.360

3.189

-5,19%

2.636

-3,74%

Tổng cộng

Tấn

66.789

136.533

160.944

19,23%

359.988

17,47%

- Dự báo sức chứa xăng dầu trên toàn Tỉnh năm 2010: (Xem phụ lục 5 kèm theo).

- Khả năng dự trữ đến năm 2010: (Xem phụ lục 6 kèm theo).

 3.4. Dự báo lực lượng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến 2010: Trong điều kiện thị trường cạnh tranh, yếu tố lợi nhuận, năng lực tài chính, năng lực quản lý chi phối và quyết định hoạt động đầu tư, do vậy thành phần kinh tế tư nhân có ưu thế hơn trong việc tham gia thị trường kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh xăng dầu tiếp tục thực hiện theo Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế Đại lý kinh doanh xăng dầu Bộ Thương mại; thị hiếu tiêu dùng xăng dầu có xu hướng đòi hỏi phải bảo đảm chất lượng, số lượng ngày càng cao, do đó các cửa hàng xăng dầu đầu tư qui mô lớn, trang thiết bị hiện đại, thái độ phục vụ văn minh, kinh doanh có uy tín sẽ thu hút được người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, có thể dự báo lực lượng kinh doanh xăng dầu trong giai đoạn tới vẫn chủ yếu là thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước. Thành phần kinh tế tư nhân chiếm thị phần khá lớn trong khâu bán lẻ; thành phần kinh tế nhà nước (bao gồm: Chi nhánh các Tổng Công ty, Công ty đầu mối nhập khẩu và Công ty cổ phần mà nhà nước giữ cổ phần chi phối) chiếm giữ thị phần chủ yếu trong khâu bán buôn, bán sỉ và thị phần quan trọng trong khâu bán lẻ và đủ sức chi phối thị trường xăng dầu của cả tỉnh khi cần thiết.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2010:

 1. Mục tiêu Quy hoạch:

 - Thiết lập hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn Tỉnh một cách khoa học, hợp lý, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu theo qui mô thị trường, yêu cầu phát triển các thế mạnh của tỉnh, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội;

- Đảm bảo sự phát triển ổn định mạng lưới cửa hàng xăng dầu gắn với yêu cầu phát triển ngành thương mại, dịch vụ, tăng cường công tác quản lý nhà nước góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế - xã hội của Tỉnh;

- Phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Tỉnh theo hướng từng bước hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật xây dựng và thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường;

- Làm căn cứ pháp lý để thực hiện việc giải tỏa, di dời các cửa hàng xăng dầu không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và làm cơ sở để bố trí các dự án đầu tư mới.

2. Định hướng phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Tỉnh đến năm 2010:

a. Phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng, bám sát yêu cầu phát triển các thế mạnh của Tỉnh, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội:

- Phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu đủ năng lực bảo đảm đáp ứng tiêu dùng dân cư cũng như phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp, du lịch và đánh bắt thủy hải sản của tỉnh cả về số lượng và chất lượng. Đầu tư cửa hàng bán lẻ xăng dầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, góp phần khai thác tài nguyên, thế mạnh ở địa phương đạt hiệu quả kinh tế - xã hội; hạn chế đi đến chấm dứt tình trạng đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu tràn lan tạo cạnh tranh không lành mạnh;

- Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo hướng: vừa sắp xếp (di dời, giải toả) các cửa hàng xăng dầu không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, vừa cải tạo, nâng cấp các cửa hàng phù hợp qui hoạch nhưng có qui mô nhỏ, lạc hậu, đồng thời phát triển mới các cửa hàng ở các khu vực, các tuyến giao thông cần thiết;

- Tổng số cửa hàng tăng thêm đến năm 2010 không theo tỷ lệ thuận với nhu cầu cũng như dàn trải theo địa bàn mà kết hợp giữa phát triển mới và nâng cấp, tăng công suất phục vụ của các cửa hàng hiện có phù hợp với qui hoạch chung. Số cửa hàng xăng dầu tăng lên chủ yếu tại các khu qui hoạch phát triển công nghiệp, khu du lịch, dọc theo tuyến giao thông mới và một số khu dân cư tập trung sắp phát triển;

- Đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa số lượng cửa hàng xăng dầu qui hoạch phát triển mang tính định hướng, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn này khuyến khích đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu không hạn chế số lượng;

- Hệ thống cửa hàng xăng dầu theo qui hoạch được bảo đảm tồn tại lâu dài, ổn định; tránh tình trạng mở tràn lan không đem lại hiệu quả thiết thực hoặc kìm hãm sự cạnh tranh phát triển, không đáp ứng đủ cho tiêu dùng dân sinh.

b. Đầu tư phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu theo hướng huy động nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế:

- Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu chủ yếu do các thành phần kinh tế đầu tư. Khu vực khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa, Nhà nước có chính sách ưu đãi hoặc hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước đầu tư, tạo điều kiện để cung cấp đủ nhiên liệu cho sản xuất và tiêu dùng của dân cư tại địa bàn;

- Việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu chủ yếu dựa vào nguồn vốn của thương nhân tham gia kinh doanh xăng dầu. Nhà nước chỉ hỗ trợ bằng chính sách đầu tư cho những dự án đầu tư ở vùng sâu vùng xa như cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế, cấp đất .v.v., đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, vay vốn tín dụng để doanh nghiệp thực hiện việc nâng cấp, cải tạo và di dời các cửa hàng xăng dầu không bảo đảm điều kiện hoạt động.

c. Phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu phải gắn với việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:

Các yếu tố thuộc về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, mạng lưới thông tin liên lạc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xăng dầu, vì vậy phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải đi đôi với phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh.

d. Định hướng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cửa hàng xăng dầu:

- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, việc đầu tư nâng cấp, cải tạo, di dời và xây mới các cửa hàng xăng dầu có tính đến yếu tố kế thừa, liên tục bảo đảm được nhu cầu không tạo ra đột biến về cung cục bộ, theo hướng:

+ Kiên quyết xóa bỏ những cửa hàng không đảm bảo điều kiện kinh doanh, vị trí mặt bằng không phù hợp qui hoạch tổng thể;

+ Khu vực đô thị do hạn chế về đất đai, việc xây dựng mới khó khăn nên chủ yếu là cải tạo, nâng cấp các cửa hàng hoạt động từ trước 1996, hiện không bảo đảm các yêu cầu, điều kiện kinh doanh đồng thời xây dựng mới cửa hàng kiên cố ở các khu vực, công trình qui hoạch thuận lợi về mặt bằng, đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ;

+ Khu vực cảng cá, khu dân cư ven biển: các cửa hàng hiện có, hầu hết chưa bảo đảm được điều kiện kinh doanh qui định (chủ yếu là do diện tích mặt bằng nhỏ), tuy nhiên, đây là các cửa hàng chỉ kinh doanh mặt hàng Diesel phục vụ thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản, có thể sắp xếp lại cùng với việc xây dựng các cảng biển, kè biển và chỉ định chủ doanh nghiệp thực hiện một số yêu cầu để bảo đảm an toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường trong kinh doanh;

+ Dọc tuyến đường Quốc lộ 1A, tuyến giao thông phục vụ du lịch xây dựng mới kiên cố, đảm bảo đúng qui chuẩn xây dựng hiện hành, mỹ quan chung; trong đó, bố trí số lượng hợp lý cửa hàng kinh doanh xăng dầu có tổ chức thêm các dịch vụ phục vụ khác theo mô hình Trạm dừng chân (qui mô cửa hàng cấp 1);

- Gắn đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng xăng dầu với việc thực hiện Qui hoạch khu đô thị, dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch và hệ thống giao thông;

- Gắn quy mô đầu tư với khả năng khai thác đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo nộp thuế cho nhà nước và lợi nhuận của nhà đầu tư;

- Định hướng phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu theo mẫu kiến trúc phù hợp theo từng khu vực, không gian kinh doanh thông thoáng, lưu thông dễ dàng và phù hợp với Quy chế kinh doanh xăng dầu của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Thương mại.

đ. Định hướng công tác tổ chức quản lý hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu:

- Phân loại cửa hàng theo mục tiêu quản lý cần đạt được ở từng giai đoạn cụ thể trong quá trình phát triển hệ thống cửa hàng. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm, giá cả và cả năng lực phục vụ để kịp thời điều chỉnh quản lý;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu như nghề nghiệp có tính chuyên môn cao.

3. Yêu cầu, nguyên tắc qui hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2010:

3.1. Yêu cầu qui hoạch:

Qui hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Tỉnh được xây dựng dựa trên các yêu cầu sau:

- Qui hoạch có tính khoa học, sát thực tế và khả thi;

- Dựa trên kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng;

- Tuân thủ các qui định của nhà nước về công tác Qui hoạch.

3.2. Nguyên tắc qui hoạch:

Qui hoạch phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Tỉnh đến năm 2010 dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Đảm bảo sự phù hợp giữa qui hoạch xăng dầu với các qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giao thông và các qui hoạch liên quan khác ở địa phương;

- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội phục vụ phát triển sản xuất, giao thông, nhu cầu sinh hoạt của dân cư trong tỉnh làm mục tiêu xây dựng đề án;

 - Bố trí mạng lưới cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo thuận tiện, an toàn dân cư và tối ưu hoá hiệu quả vốn đầu tư;

- Phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên cơ sở mạng lưới xăng dầu hiện có, kết hợp với phát triển thêm các cửa hàng mới ở các tuyến đường và các khu vực có nhu cầu;

- Việc lựa chọn, bố trí sắp xếp mạng lưới cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng địa bàn, đồng thời phù hợp với các quy định của nhà nước về kinh doanh xăng dầu và các qui định hiện hành khác theo hướng:

+ Địa bàn thành phố Phan Thiết, các thị trấn, các khu tập trung đông dân cư có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu lớn, nhưng quỹ đất ít, giá thuê đất cao, do đó bên cạnh việc bố trí một số cửa hàng lớn sẽ bố trí nhiều cửa hàng nhỏ và mật độ các cửa hàng nhiều hơn các khu vực khác;

+ Ở các khu kinh tế, khu công nghiệp, các bến cảng tập trung nhiều tàu thuyền nhu cầu xăng dầu chủ yếu phục vụ cho sản xuất, bố trí các cửa hàng xăng dầu có qui mô phù hợp để cung ứng cho các phương tiện vận tải đường bộ và tàu thuyền đánh bắt hải sản;

+ Ở địa bàn nông thôn, khu vực I, II miền núi, chọn địa điểm thích hợp có nhu cầu tiêu thụ tập trung và có điều kiện về hạ tầng để có thể bố trí cửa hàng kinh doanh.

Riêng địa bàn miền núi vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, số lượng cửa hàng qui hoạch phát triển chỉ mang tính định hướng, trong quá trình thực hiện qui hoạch khuyến khích phát triển, không khống chế số lượng và qui mô cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

4. Qui mô đầu tư và xây dựng các loại hình cơ sở kinh doanh xăng dầu theo qui hoạch:

4.1. Kho tuyến sau (kho trung chuyển hoặc kho phân phối):

Kho tuyến sau có dung tích từ 5.000 - 10.000 m3; là kho cho từng khu vực, các kho này có khả năng tiếp nhận xăng dầu từ kho đầu mối bằng đường thủy, đường bộ, đạt các tiêu chuẩn qui phạm xây dựng kho xăng dầu hiện hành và các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn phòng chống cháy nổ và môi trường.

Kho trung chuyển có dung tích từ 8.000 m3 trở lên, diện tích đất sử dụng khoảng 15.000 m2. Kho phân phối có dung tích từ 5.000 m3 trở lên, diện tích đất sử dụng khoảng 10.000 m2.

4.2. Cửa hàng xăng dầu cấp I:

Có đầy đủ các chức năng của một trạm xăng dầu kinh doanh tổng hợp các dịch vụ liên quan: nhà nghỉ, quán ăn, các dịch vụ khác và bãi đỗ xe được bố trí liên hoàn với khu vực bán xăng dầu tạo thành một quần thể các công trình dịch vụ thống nhất. Dung tích bể chứa tối thiểu trên 61 – 150 m3.

Nhu cầu đất xây dựng cửa hàng cấp 1 tối thiểu là 6.000 m2 (100 x 60).

4.3. Cửa hàng xăng dầu cấp II:

Cửa hàng xăng dầu cấp II có đầy đủ các hạng mục chính; có khu bể chứa dung tích từ 16 - 61m3; cửa hàng cấp II cần diện tích đất tối thiểu là 40 x 40 = 1.600 m2 nếu nằm trên Quốc lộ và 30 x 40 = 1.200 m2 nếu nằm trên tỉnh lộ. Riêng cửa hàng cấp II xây dựng trong khu dân cư, đô thị nếu có tường bao ngăn cháy bậc I, II cao hơn 2,2m thì diện tích tối thiểu là 25 x 30 = 750m2.

4.4. Cửa hàng xăng dầu cấp III:

Cửa hàng cấp III chỉ bán lẻ xăng dầu có các hạng mục chính và có bể chứa xăng dầu dung tích dưới 16 mcửa hàng cấp III cần diện tích đất tối thiểu là 30 x 30 = 900 m2 nếu nằm trên Quốc lộ và 25 x 30 = 750 m2 nếu cửa hàng nằm trên tỉnh lộ. Riêng cửa hàng cấp III xây dựng trong khu dân cư, đô thị nếu có tường bao ngăn cháy bậc I, II cao hơn 2,2m thì diện tích tối thiểu là 20 x 30 = 600 m2. Đối với cửa hàng trong khu vực cảng, trên kè biển, nếu chỉ kinh doanh mặt hàng Diesel phục vụ khai thác hải sản, diện tích có thể nhỏ hơn nhưng không dưới 200 m2.

Nguyên tắc kiến trúc, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, vật liệu xây dựng, sức chứa, công suất thiết bị, trang thiết bị an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và các giải pháp về kỹ thuật khác của cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ đúng qui chuẩn về thiết kế, xây dựng của nhà nước.

5. Qui hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo từng địa bàn:

Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu toàn tỉnh như sau:

- 191 cửa hàng đang hoạt động và 16 dự án đã được UBND Tỉnh chấp thuận đầu tư được quy hoạch lại:

+ 167 cửa hàng phù hợp quy hoạch, trong đó: 140 cửa hàng đủ điều kiện hoạt động, 21 cửa hàng cần nâng cấp, mở rộng, 6 cửa hàng cần cải tạo, xử lý về xây dựng;

+ 40 cửa hàng không phù hợp quy hoạch phải di dời, sắp xếp lại.

- Quy hoạch xây dựng mới:

+ 131 cửa hàng bán lẻ xăng dầu các loại, trong đó: 40 cửa hàng xây mới để sắp xếp thay thế các cửa hàng không phù hợp qui hoạch phải di dời, 91 cửa hàng phát triển mới nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

+ 02 kho trung chuyển xăng dầu: 01 kho thuộc xã Tiến Thành (thành phố Phan Thiết), 01 kho thuộc xã Tam Thanh (huyện đảo Phú Quý).

Đến năm 2010, trên toàn Tỉnh có mạng lưới bán lẻ xăng dầu là 298 cửa hàng; trong đó, quy mô cửa hàng cấp 1: 14 cửa hàng, cấp 2: 172 cửa hàng, cấp 3: 112 cửa hàng và 02 kho trung chuyển.

- Quy hoạch cụ thể trên từng địa bàn huyện, thành phố như sau:

5.1. Thành phố Phan Thiết:

Số cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có 43 cửa hàng đang hoạt động kinh doanh, các cửa hàng phân bố trên tuyến Quốc lộ 1A đi qua địa bàn thành phố, tỉnh lộ ĐT 706, khu vực Cảng cá Phan Thiết, khu vực Mũi Né và nội thành trung tâm Phan Thiết. (Xem phụ lục 7 kèm theo):

- Phù hợp qui hoạch: 21 cửa hàng; trong đó:

+ Đủ điều kiện hoạt động: 16 cửa hàng;

+ Phải nâng cấp, mở rộng: 02 cửa hàng;

+ Phải cải tạo, xử lý về mặt bằng xây dựng: 03 cửa hàng.

- Không phù hợp qui hoạch phải di dời và bố trí, sắp xếp lại: 22 cửa hàng; trong đó:

Các cửa hàng xăng dầu trên tuyến giao thông Quốc lộ 1A và trong nội thành phải đầu tư nâng cấp, hoặc mở rộng (nếu có điều kiện về đất đai) để bảo đảm điều kiện kinh doanh, chỉ giới xây dựng, an toàn giao thông, PCCC, môi trường gồm: Cửa hàng XD 5A, Cửa hàng XD 408, Cửa hàng XD Liên Dung, Cửa hàng XD số 3, Cửa hàng XD Trọng Khải.

Đồng thời, để tăng năng lực hoạt động kinh doanh, đến năm 2010 cần nâng cấp các cửa hàng: Cửa hàng XD số 8, Cửa hàng XD Tấn Phát, Cửa hàng XD số 9, Cửa hàng XD Vĩnh Lộc, Cửa hàng XD Mũi Né.

Các cửa hàng xăng dầu có vị trí không phù hợp với qui hoạch đô thị, cần được di dời, sắp xếp lại và xây dựng đúng tiêu chuẩn nhằm đảm bảo các điều kiện về môi trường, về phòng cháy chữa cháy là: Cửa hàng XD số 7 (Thủ Khoa Huân), Cửa hàng XD số 2 Lê Hồng Phong, (thuộc Cty CP Vật tư xăng dầu Bình Thuận), Cửa hàng XD Hải Nên, Cửa hàng xăng dầu Gò Me và các cửa hàng xăng dầu (kinh doanh dầu Diesel, dịch vụ hậu cần nghề cá) nằm trong khu dân cư thuộc phường Mũi Né gồm: Cửa hàng XD Quốc Hồng, Cửa hàng xăng dầu Ngọc Tuấn, Cửa hàng xăng dầu Quốc Hưng, Cửa hàng XD Thạch Long, Cửa hàng XD Hoàng Hiệp, Cửa hàng XD Tiên Trang, Cửa hàng XD Quang Thu, Cửa hàng xăng dầu Liên Danh, Cửa hàng xăng dầu Vĩnh Nhơn, Cửa hàng xăng dầu Hoàng Cư. Các cửa hàng trong diện phải sắp xếp di dời này trước mắt vẫn tiếp tục hoạt động (phải thực hiện các điều kiện kinh doanh tối thiểu) cho đến khi triển khai thực hiện dự án xây dựng xong các khu neo đậu tàu thuyền, kè biển Thanh Hải, Phú Hài, Mũi Né thì thực hiện việc di dời theo quy hoạch.

 Do không phù hợp với qui hoạch đô thị trung tâm Phan Thiết phải di dời 02 cửa hàng, gồm: Cửa hàng XD số 6 (thuộc Cty CP Vật tư xăng dầu Bình Thuận), Cửa hàng số 4 (thuộc Công ty CP Thương mại Bình Thuận). Các cửa hàng này vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi triển khai thực hiện qui hoạch đô thị; trong thời gian chưa giải toả không được sửa chữa, nâng cấp khi chưa có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.

Trong khu vực Cảng Phan Thiết, tổ chức bố trí 06 cửa hàng là: Cửa hàng xăng dầu Bến Cảng (Công ty CP Vật tư xăng dầu Bình Thuận), Cửa hàng xăng dầu Kim Loan, Cửa hàng xăng dầu Hồng Lợi, Cửa hàng xăng dầu Kim Thanh (Đình Chung cũ), Cửa hàng xăng dầu Số 1 và Cửa hàng xăng dầu Số 2 (Công ty CP Thương mại Bình Thuận) theo yêu cầu thực hiện dự án Chợ Thủy sản đầu mối Phan Thiết.

 - Định hướng phát triển mới đến năm 2010:

Trên địa bàn thành phố Phan Thiết phát triển 36 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, (trong đó: phát triển mới 14 cửa hàng, bố trí lại cho số di dời là 22 cửa hàng) và 01 kho trung chuyển để cung ứng kịp thời, đủ nhu cầu về nhiên liệu của thành phố. Qui hoạch không gian phát triển như sau:

+ Trong khu vực Cảng Hàng hóa qui hoạch phát triển 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó ưu tiên 1 vị trí để thực hiện việc bố trí lại Cửa hàng XD số 1 Trần Quốc Toản (đã giải tỏa) theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 3793/UBBT-PPLT ngày 18/11/2002;

+ Khu vực phía Nam Cảng Phan Thiết, quy hoạch 06 cửa hàng bán lẻ xăng dầu để bố trí, sắp xếp lại các cửa hàng: Cửa hàng xăng dầu Bến Cảng (Công ty CP vật tư xăng dầu Bình Thuận), Cửa hàng xăng dầu Kim Loan, Cửa hàng xăng dầu Hồng Lợi, Cửa hàng xăng dầu Kim Thanh (Đình Chung cũ), Cửa hàng xăng dầu Số 1 và Cửa hàng xăng dầu Số 2 (Công ty CP Thương mại Bình Thuận) theo yêu cầu để thực hiện dự án Chợ Thủy sản đầu mối Phan Thiết;

+ Khu neo đậu tàu thuyền Phú Hài qui hoạch phát triển 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; trên kè biển Thanh Hải qui hoạch 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Trong đó, ưu tiên 02 vị trí để thực hiện việc di dời Cửa hàng xăng dầu Gò Me (Công ty CP Thương mại Bình Thuận) và Cửa hàng xăng dầu số 7 (Công ty CP Vật tư xăng dầu Bình Thuận);

+ Khu Cảng cá, bờ kè Mũi Né qui hoạch bố trí 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, chủ yếu để di dời lần lượt hết số cửa hàng nằm trong các khu dân cư của phường. Các cửa hàng xăng dầu trên chủ yếu bán dầu Diesel trược tiếp phục vụ nhu cầu khai thác hải sản;

+ Tuyến đường Tôn Đức Thắng nối khu Thương mại phía Bắc Phan Thiết (đường qui hoạch), trên đoạn đi qua địa bàn phường Xuân An qui hoạch phát triển 01 cửa hàng xăng dầu;

+ Tuyến đường Hùng Vương đi Thanh Hải (đường qui hoạch), trên đoạn qua khu dân cư Hùng Vương (thuộc phường Phú Thủy) qui hoạch phát triển từ 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Trong đó, ưu tiên 1 vị trí để thực hiện việc di dời Cửa hàng xăng dầu số 6 (đườngTrần Hưng Đạo - thuộc Công ty CP vật tư xăng dầu Bình Thuận) theo qui hoạch đô thị;

+ Tuyến đường Lê Duẫn (đường qui hoạch) trên đoạn nối đường Lê Hồng Phong -Nguyễn Hội qui hoạch phát triển từ 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Trong đó, ưu tiên 1 vị trí để thực hiện việc di dời Cửa hàng xăng dầu số 2 (đường Lê Hồng Phong);

+ Tuyến đường Đặng Văn Lãnh, đoạn qua địa bàn xã Phong Nẫm qui hoạch phát triển 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu;

+ Tuyến nối Đức Long - Văn Thánh (đường qui hoạch) phát triển 01 cửa hàng, vị trí này ưu tiên cho việc di dời Cửa hàng xăng dầu số 4 (Công ty CP Thương mại Bình Thuận) phải di dời do không phù hợp với qui hoạch đô thị Phan Thiết;

Các cửa hàng xăng dầu này phục vụ chủ yếu cho các phương tiện giao thông, sinh hoạt của nhân dân địa phương.

+ Tuyến đường ĐT 706 từ Phan Thiết đi Mũi Né, trên đoạn đi qua địa bàn phường Hàm Tiến qui hoạch phát triển thêm 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu;

+ Tuyến đường song song với tuyến ĐT 706 Phan Thiết - Mũi Né (đường qui hoạch) qui hoạch phát triển 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó 1 cửa hàng có qui mô cấp I theo mô hình Trạm dừng chân (kết hợp dịch vụ du lịch);

+ Tuyến đường từ Mũi Né đi Hòn Rơm - Suối nước - Hòa Thắng (đoạn từ Nhà thờ Mũi Né đến Suối Nước) qui hoạch phát triển 02 cửa hàng;

Các cửa hàng xăng dầu này phục vụ chủ yếu cho nhu cầu đi lại tham quan của khách du lịch và hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch toàn tuyến Phan Thiết - Mũi Né- Hòn Rơm đến Suối nước.

+ Tuyến từ Hàm Tiến đi xã Hồng Phong (huyện Bắc Bình), trên đoạn qua khu dân cư xã Thiện Nghiệp qui hoạch phát triển 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp tại chỗ và các loại phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến;

+ Tuyến đường Tiến Lợi - Tiến Thành qui hoạch phát triển 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu có qui mô cấp I theo mô hình Trạm dừng chân (kết hợp dịch vụ du lịch) phục vụ nhu cầu đi lại tham quan của khách du lịch và nhu cầu tại chỗ của dân cư địa phương;

+ Kho trung chuyển bố trí tại khu vực đất quốc phòng thuộc xã Tiến Thành.

Đến năm 2010, trên địa bàn Phan Thiết có 57 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và 01 kho trung chuyển; trong đó, cửa hàng có quy mô cấp 1: 02 cửa hàng, cấp 2: 34 cửa hàng, cấp 3: 21 cửa hàng.

5.2. Thị xã La Gi:

Số cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có: 24 cửa hàng đang hoạt động kinh doanh. Các cửa hàng phân bố trên tuyến tỉnh lộ ĐT 709 và nội thị thị xã La Gi. (Xem phụ lục 8 kèm theo):

- Phù hợp qui hoạch: 15 cửa hàng; trong đó:

+ Đủ điều kiện hoạt động: 12 cửa hàng;

+ Phải nâng cấp, mở rộng: 03 cửa hàng.

- Không phù hợp qui hoạch cần sắp xếp, di dời 9 cửa hàng.

Do đặc điểm các cửa hàng xăng dầu của thị xã phân bố chủ yếu trên tuyến ĐT 709, các tuyến nội thị (phục vụ nhu cầu các phương tiện tham gia lưu thông) và theo ven biển (phục vụ nhu cầu xăng dầu cho đánh bắt hải sản) nên để đảm bảo an toàn giao thông, các điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy … và mỹ quan chung, các cửa hàng xăng dầu được xửa lý như sau:

- Nâng cấp, mở rộng các cửa hàng: Cửa hàng xăng dầu Bến Đò La Gi (Công ty CP VTXD Bình Thuận), Cửa hàng xăng dầu Bến Đò giữa (DNTN Trần Vũ), DNTN Tiến Sơn 2.

- Đối với các cửa hàng ven biển, gồm các cửa hàng: Cửa hàng XD Bến Chương Dương (DNTN Trần Vũ), Cửa hàng XD Hồng Mai, Cửa hàng XD Cao Thị Đào, Cửa hàng XD Võ Minh Nhi, Cửa hàng XD Hiền Cậy, Cửa hàng XD Phan Đình Thật, Cửa hàng XD Lê Thị Điệu, Cửa hàng XD Trần Thị Sáu, Cửa hàng xăng dầu Anh Linh có vị trí, mặt bằng không phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị, cần sắp xếp lại và xây dựng đúng tiêu chuẩn nhằm đảm bảo các điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn dân cư; do các cửa hàng này kinh doanh dầu Diesel phục vụ nhu cầu khai thác hải sản nên thực hiện sắp xếp, di dời vào Cảng cá La Gi.

Đến năm 2010 cần đầu tư nâng cấp, mở rộng để tăng năng lực hoạt động các cửa hàng xăng dầu nhất là các cửa hàng trong nội thị thị xã: Cửa hàng XD Trần Vũ, Cửa hàng XD số 2, Cửa hàng xăng dầu Thủy sản (Công ty CP Vật tư xăng dầu Bình Thuận), Cửa hàng xăng dầu Thanh Hải, Cửa hàng XD Trường Thành, Cửa hàng XD La Gi, Cửa hàng xăng dầu Tân An (Công ty CP Thương mại), Cửa hàng XD An Hưng (Công ty TNHH An Hưng).

- Định hướng phát triển đến năm 2010:

Định hướng đến năm 2010, trên địa bàn thị xã La Gi cần phát triển 11 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó: phát triển mới 2 cửa hàng, bố trí, sắp xếp lại cho số di dời 9 cửa hàng để đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Qui hoạch không gian phát triển như sau:

- Tuyến ĐT 709, trên đoạn qua địa bàn xã Tân Tiến phát triển thêm 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu;

- Trên tuyến đường (đường qui hoạch) từ Suối nước nóng (Hàm Thuận Nam) đi Tân Xuân (nối Quốc lộ 55) qua địa bàn xã Tân Bình qui hoạch phát triển 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu;

Các cửa hàng xăng dầu này phục vụ chủ yếu cho nhu cầu phát triển du lịch, nhu cầu về nhiên liệu của sản xuất nông nghiệp tại địa phương và cung ứng nhiên liệu cho các loại phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến giao thông.

- Khu vực quy hoạch cảng La Gi bố trí 09 cửa hàng để di dời, sắp xếp lại các cửa hàng: Cửa hàng XD Bến Chương Dương (DNTN Trần Vũ), Cửa hàng XD Hồng Mai, Cửa hàng XD Cao Thị Đào, Cửa hàng XD Võ Minh Nhi, Cửa hàng XD Hiền Cậy, Cửa hàng XD Phan Đình Thật, Cửa hàng XD Lê Thị Điệu, Cửa hàng XD Trần Thị Sáu, Cửa hàng xăng dầu Anh Linh.

Đến năm 2010, toàn thị xã có 26 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; trong đó, cửa hàng có quy mô cấp 2: 9 cửa hàng, cấp 3: 17 cửa hàng.

5.3. Huyện Tuy Phong:

Số cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có: 25 cửa hàng đang hoạt động kinh doanh và 01 dự án đã được chấp thuận đầu tư, các cửa hàng phân bố chủ yếu trên tuyến Quốc lộ 1A và nội thị thị trấn Liên Hương, thị trấn Phan Rí Cửa. (Xem phụ lục 9 kèm theo):

- Phù hợp qui hoạch: 18 cửa hàng; trong đó:

+ Đủ điều kiện hoạt động: 15 cửa hàng;

+ Phải nâng cấp mở rộng: 02 cửa hàng;

+ Phải cải tạo, xử lý về xây dựng: 01 cửa hàng;

- Không phù hợp qui hoạch cần sắp xếp, di dời 08 cửa hàng.

Do đặc điểm các cửa hàng xăng dầu của huyện Tuy Phong phân bố chủ yếu dọc tuyến Quốc lộ 1A (phục vụ nhu cầu các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến) và theo ven sông, ven biển (phục vụ nhu cầu xăng dầu đánh bắt hải sản) nên để bảo đảm an toàn giao thông, các điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy....và mỹ quan chung, các cửa hàng xăng dầu được xử lý như sau:

- Nâng cấp, mở rộng các cửa hàng: Cửa hàng XD Vĩnh Hảo, Chi nhánh XD Quang Trường (Bình Thạnh); riêng Chi nhánh XD Quang Trường (xóm 7 Vĩnh Hảo) nếu không thực hiện cải tạo, xây dựng đúng qui chuẩn thì giải tỏa;

- Đối với các cửa hàng xăng dầu ven biển, ven sông gồm các cửa hàng: Cửa hàng xăng dầu Chí Công (HTX TM DV Chí Công), Chi nhánh xăng dầu Sơn Hà, Cửa hàng xăng dầu Hiệp Hưng, Quầy bán dầu của Công ty Thương mại, Cửa hàng xăng dầu Mỹ Thuận, Cửa hàng xăng dầu Lê Thị Minh Châu (Bạch Đằng - Phan Rí Cửa), Cửa hàng xăng dầu Nguyễn Nhảy, Cửa hàng xăng dầu Nguyễn Quyền có vị trí, mặt bằng không phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị, cần sắp xếp lại và xây dựng đúng tiêu chuẩn nhằm đảm bảo các điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn dân cư; do các cửa hàng này kinh doanh dầu Diesel phục vụ nhu cầu khai thác hải sản nên thực hiện sắp xếp, di dời từng bước, trước mắt di dời số cửa hàng có mặt bằng quá nhỏ.

 Tuy nhiên, các cửa hàng trong diện sắp xếp di dời vẫn tiếp tục hoạt động để bảo đảm nhu cầu tại chỗ cho đến khi triển khai thực hiện các dự án xây dựng cảng cá Phan Rí Cửa (giai đoạn 2), kè biển Chí Công, kè cửa biển Hoà Phú.

 Đến năm 2010, các cửa hàng trên trục Quốc lộ 1A, trên các trục giao thông chính của huyện cần được nâng cấp, tăng năng lực hoạt động: Cửa hàng XD Lê Kha, Cửa hàng XD Ngã tư Liên Hương, Cửa hàng XD Liên Hương (thị trấn Liên Hương), Cửa hàng XD Ngã 3 Chí Công (Công ty Cổ phần Vật tư xăng dầu), Cửa hàng XD Phan Rí Cửa, Cửa hàng XD Vĩnh Hảo, Cửa hàng XD Đại Hòa, Cửa hàng XD Trọng Phán. Riêng DNTN xăng dầu Đăng Nam có thể đầu tư mở rộng, nâng cấp thành Trạm dừng chân với các dịch vụ đi kèm như ăn uống, giải khát, rửa xe và nhà nghỉ (cửa hàng cấp 1).

- Định hướng phát triển đến năm 2010 :

Trên địa bàn huyện Tuy Phong phát triển thêm 25 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó : phát triển mới 17 cửa hàng, bố trí sắp xếp lại cho số di dời 08 cửa hàng để đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Qui hoạch không gian phát triển như sau:

- Tuyến Quốc lộ 1A, qui hoạch phát triển thêm 04 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; trong đó, trên đoạn qua địa bàn xã Bình Thạnh 01 cửa hàng, trên đoạn qua địa bàn xã Vĩnh Hảo 01 cửa hàng, trên đoạn qua địa bàn xã Vĩnh Tân 01 cửa hàng; trong đó, 01 cửa hàng có quy mô cửa hàng cấp 1 theo mô hình Trạm dừng chân và 01 cửa hàng tại khu vực Ngã Tư Liên Hương thuộc xã Phú Lạc (theo ý kiến của UBND huyện Tuy Phong tại văn bản số 196/UB-TP ngày 9/3/2005);

- Tuyến đường Liên Hương - Bình Thạnh, trên đoạn đi qua địa bàn thị trấn Liên Hương qui hoạch phát triển 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu;

- Bến neo đậu tàu thuyền Liên Hương - Phước Thể qui hoạch phát triển 01 cửa hàng xăng dầu;

- Trên bờ kè biển của xã Chí Công (công trình qui hoạch) qui hoạch phát triển 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Trong đó, ưu tiên 01 vị trí để thực hiện việc di dời Cửa hàng xăng dầu Chí Công (HTX TM DV Chí Công);

- Khu vực ven biển thuộc địa bàn xã Bình Thạnh, Vĩnh Tân qui hoạch phát triển mỗi xã 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu;

- Trên trục giao thông từ Hoà Thắng - Bắc Bình đến Phan Rí Cửa (đường qui hoạch) qua địa bàn xã Hòa Phú qui hoạch phát triển 1 cửa hàng có quy mô cửa hàng cấp 1, theo mô hình Trạm dừng chân (kết hợp dịch vụ du lịch); đồng thời quy hoạch bố trí 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên kè cửa biển để di dời, sắp xếp lại Cửa hàng xăng dầu Nguyễn Quyền, Cửa hàng xăng dầu Nguyễn Nhảy;

- Khu vực Cảng Phan Rí Cửa qui hoạch bố trí 06 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó ưu tiên vị trí để di dời, sắp xếp lại các cửa hàng chủ yếu để thay thế các cửa hàng: Chi nhánh xăng dầu Sơn Hà, Cửa hàng xăng dầu Hiệp Hưng, Quầy bán dầu của Công ty Thương mại, Cửa hàng xăng dầu Mỹ Thuận, Cửa hàng xăng dầu Lê Thị Minh Châu (Bạch Đằng - Phan Rí Cửa).

Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu này phục vụ cho nhu cầu hậu cần nghề cá.

- Khu vực nội thị thị trấn Liên Hương và thị trấn Phan Rí Cửa qui hoạch phát triển mỗi thị trấn 02 cửa hàng xăng dầu phù hợp với qui hoạch phát triển đô thị của huyện;

- Tại Trung tâm cụm xã Phong Phú qui hoạch phát triển 01 cửa hàng xăng dầu và khu vực trung tâm xã Phan Dũng qui hoạch phát triển 01 cửa hàng xăng dầu có quy mô phù hợp với nhu cầu nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tiêu dùng của nhân dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc;

Đến năm 2010, toàn huyện có 43 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; trong đó, cửa hàng có quy mô cấp 1: 04 cửa hàng, cấp 2: 20 cửa hàng, cấp 3: 19 cửa hàng.

5.4. Huyện Bắc Bình:

Số cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có: 12 cửa hàng đang hoạt động và 01 dự án đã được chấp thuận đầu tư. Các cửa hàng phân bố chủ yếu trên tuyến Quốc lộ 1A đi qua địa bàn huyện. (Xem phụ lục 10 kèm theo):

- Phù hợp qui hoạch: 13 cửa hàng; trong đó:

+ Đủ điều kiện hoạt động: 10 cửa hàng;

+ Cần nâng cấp mở rộng: 02 cửa hàng;

+ Cần cải tạo, xử lý về xây dựng: 01 cửa hàng.

Do hầu hết các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn huyện phân bố trên tuyến Quốc lộ 1A nên để đảm bảo an toàn giao thông, các cửa hàng xăng dầu phải thực hiện việc mở rộng hoặc xử lý về xây dựng đúng qui chuẩn hiện hành, gồm: Cửa hàng XD Bình Lợi, Cửa hàng XD Thành Phát. Riêng Cửa hàng xăng dầu Thái Hòa do diện tích nhỏ, hẹp, trụ bơm xăng dầu nằm trong hành lang bảo vệ đường bộ phải mở rộng và xây dựng đúng chỉ giới theo quy chuẩn xây dựng hiện hành, nếu diện tích khu đất không có để thực hiện yêu cầu trên thì di dời.

Đến năm 2010, các cửa hàng cần được đầu tư nâng cấp, mở rộng tăng năng lực hoạt động như: Cửa hàng XD Lương Sơn, Cửa hàng XD Bình Tân, Cửa hàng XD Sông Mao (Công ty Cổ phần Vvật tư xăng dầu), Cửa hàng XD Sơn Hà, Cửa hàng XD Minh Châu...

- Định hướng phát triển đến năm 2010:

Trên địa bàn huyện Bắc Bình cần phát triển mới 15 cửa hàng bán lẻ xăng dầu để đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Qui hoạch không gian phát triển như sau:

- Tuyến Quốc lộ 1A: trên đoạn qua địa bàn xã Phan Thanh (Giáp ranh với xã Hồng Thái) phát triển thêm 01 cửa hàng; đoạn qua địa bàn xã Phan Hiệp qui hoạch phát triển 01 cửa hàng nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp tại địa phương và các loại phương tiện tham gia giao thông trên tuyến; trên đoạn qua địa bàn thị trấn Chợ Lầu phát triển thêm 01 cửa hàng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân thị trấn huyện lỵ;

- Trên tuyến đường Lương Sơn - Hòa Thắng phát triển 01 cửa hàng, trên tuyến đường Hòa Thắng - Suối nước phát triển 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu có qui mô cửa hàng cấp 1 theo mô hình Trạm dừng chân (có kết hợp dịch vụ du lịch) nhằm phục vụ nhu cầu phát triển du lịch và nhu cầu tiêu dùng, đi lại của dân cư;

- Trên tuyến Chợ Lầu - Hoà Thắng (đường qui hoạch), đoạn thuộc địa bàn thị trấn Chợ Lầu phát triển 01 cửa hàng xăng dầu phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đi lại của dân cư và phát triển du lịch;

- Trên tuyến Lương sơn đi Đại Ninh qua địa bàn xã Lương Sơn hoặc xã Sông Bình phát triển 01 cửa hàng, qua địa bàn xã Phan Lâm phát triển 01 cửa hàng và tuyến Sông Lũy đi Đại Ninh qua địa bàn xã Sông Bình phát triển 01 cửa hàng;

- Trên địa bàn khu vực trung tâm cụm xã Bình An qui hoạch phát triển 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu phục vụ nhu cầu của nhân dân tại chỗ;

 - Khu vực tái định cư và khu vực trung tâm của các xã: Phan Sơn, Phan Điền, Phan Tiến, Phan Hòa, Hồng Phong phát triển ở mỗi xã 01 cửa hàng có quy mô phù hợp với nhu cầu nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tiêu dùng của nhân dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc;

Đến năm 2010, toàn huyện có 28 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; trong đó, cửa hàng có quy mô cấp 1: 01 cửa hàng, cấp 2: 18 cửa hàng, cấp 3: 9 cửa hàng.

5.5. Huyện Hàm Thuận Bắc:

Số cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có: 19 cửa hàng đang hoạt động và 03 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư. Phân bố chủ yếu trên tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 28 và một số tuyến đường giao thông trong huyện. (Xem phụ lục 11 kèm theo):

- Phù hợp qui hoạch: 22 cửa hàng; trong đó:

+ Đủ điều kiện hoạt động: 19 cửa hàng;

+ Cần nâng cấp mở rộng: 02 cửa hàng;

+ Cần cải tạo, xử lý về xây dựng: 01 cửa hàng.

Do các cửa hàng xăng dầu của huyện phân bố dọc theo tuyến đường QL1A, QL28 và các tuyến đường chủ yếu trong huyện nên để đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện tham gia giao thông, cần phải thực hiện việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng đúng qui chuẩn các cửa hàng: Cửa hàng xăng dầu Ngã ba Gộp, Cửa hàng xăng dầu Nam Thuận; riêng Cửa hàng xăng dầu 628 cần phải cải tạo, xử lý về cả xây dựng và mặt bằng.

Đồng thời, để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng về xăng dầu dùng cho sản xuất, tiêu dùng dân cư của địa phương, đến 2010, các cửa hàng trên trục quốc lộ cần đầu tư nâng cấp mở rộng: Cửa hàng xăng dầu Tàzon, Cửa hàng XD Ngã Ba Gộp, Cửa hàng xăng dầu số 12, Cửa hàng xăng dầu Ma Lâm và Cửa hàng XD Phú Lập.

- Định hướng phát triển đến năm 2010:

Đến năm 2010, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc cần phát triển mới 09 cửa hàng bán lẻ xăng dầu để đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Qui hoạch không gian phát triển như sau:

- Trên tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn thôn 2, xã Hồng Liêm phát triển 01 cửa hàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp tại chỗ và các loại phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến;

- Trên tuyến Quốc lộ 28 phát triển them 03 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, gồm: đoạn qua địa bàn thị trấn Ma Lâm (Khu phố Lâm Giáo) bố trí 01 cửa hàng; đoạn qua địa bàn xã Thuận Hòa phát triển thêm 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp địa phương và lưu thông, vận chuyển hàng hoá giữa 2 huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) Di Linh (Lâm Đồng) và phục vụ nhu cầu phát triển du lịch Phan Thiết - Đà Lạt;

- Trên tuyến đường từ Thuận Minh đi Hàm Cần (đường qui hoạch) qui hoạch phát triển 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu;

- Trên tuyến đường Hàm Trí - Đa Mi, qui hoạch phát triển 04 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; trong đó: 01 cửa hàng tại khu vực trung tâm xã Đông Tiến, 01 cửa hàng trên địa bàn xã La Dạ, 02 cửa hàng trên địa bàn xã Đa Mi, trong đó 01 cửa hàng có qui mô cấp 1 theo mô hình Trạm dừng chân (có kết hợp dịch vụ du lịch). Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu này phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân miền núi, vùng cao và đồng bào dân tộc thiểu số đồng thời đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch Hàm Thuận - Đa Mi - Bảo Lộc.

Đến năm 2010, toàn huyện có 31 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; trong đó, cửa hàng có quy mô cấp 1: 01 cửa hàng, cấp 2: 19 cửa hàng, cấp 3: 11 cửa hàng.

5.6. Huyện Hàm Thuận Nam:

Số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn huyện hiện có 25 cửa hàng đang hoạt động kinh doanh và 02 dự án đã được UBND Tỉnh chấp thuận đầu tư. Các cửa hàng phân bố chủ yếu trên tuyến đường Quốc 1A, tuyến đường tỉnh lộ ĐT 712 và ĐT 707. (Xem phụ lục 12 kèm theo):

- Phù hợp qui hoạch: 27 cửa hàng; trong đó:

+ Đủ điều kiện hoạt động: 23 cửa hàng;

+ Cần nâng cấp mở rộng: 04 cửa hàng.

Để đảm bảo an toàn giao thông cho các loại phương tiện tham gia lưu thông, cần thực hiện việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng đúng qui chuẩn các cửa hàng: Cửa hàng xăng dầu Ngã Hai, Cửa hàng xăng dầu Tân Thuận (Công tyCổ phần vật tư xăng dầu); Cửa hàng xăng dầu Ngọc Bé; Cửa hàng xăng dầu Minh Nhựt.

Đồng thời, đến năm 2010 để tăng năng lực hoạt động đáp ứng nhu cầu xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn huyện, cần đầu tư nâng cấp, mở rộng các cửa hàng xăng dầu (nếu có điều kiện): Cửa hàng XD Ngọc Quyền, Cửa hàng XD Ngã Hai, Cửa hàng XD Km 27, Cửa hàng XD Km 29, Cửa hàng XD Ngọc Huyền, Cửa hàng XD Thanh Thanh.

- Định hướng phát triển đến năm 2010:

Đến năm 2010, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam cần phát triển mới 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu để đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Qui hoạch không gian phát triển như sau:

- Tuyến đường Quốc lộ 1A, nhìn chung mật độ phân bố các cửa hàng hiện nay tương đối đều giữa các khu vực, song trên địa bàn xã Hàm Kiệm cần phát triển 01 cửa hàng xăng dầu nhắm phục vụ nhu cầu nhiên liệu của khu công nghiệp Hàm Kiệm và chợ Đầu mối giao dịch, mua bán nông sản, rau quả xuất khẩu Hàm Thuận Nam;

- Trên tuyến đường Hàm Minh đi Thuận Quý cần phát triển 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó 01 cửa hàng có qui mô cấp 1 theo mô hình Trạm dừng chân (kết hợp dịch vụ du lịch) phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp ở địa phương và hoạt động du lịch của khu du lịch Suối nước nóng Bưng Thị ở Thuận Quý;

- Trên tuyến đường ĐT 712, từ ngã ba Tân Thuận đi Mũi Khe Gà, đoạn qua địa bàn xã Tân Thành phát triển 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu có qui mô cấp 1 theo mô hình Trạm dừng chân (kết hợp dịch vụ du lịch); đoạn Kê Gà đi Tiến Thành qua địa bàn xã Thuận Quý phát triển thêm 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu;

- Trên tuyến từ ĐT 712 đi khu du lịch nước nóng Phong Điền thuộc xã Tân Thuận qui hoạch phát triển 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu nhằm phục vụ nhu cầu phát triển du lịch, sản xuất nông nghiệp tại địa phương và các phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến;

- Trên tuyến đường từ Quốc lộ 1A đi Ba Bàu - Mỹ Thạnh đoạn qua địa bàn thôn Ba Bàu xã Hàm Thạnh qui hoạch phát triển 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nhu cầu đi lại của nhân dân địa phương;

- Khu vực trung tâm các xã Hàm Cần, Mỹ Thạnh phát triển ở mỗi xã 01 cửa hàng có quy mô phù hợp với nhu cầu nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tiêu dùng của nhân dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc.

Đến năm 2010, toàn huyện có 37 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; trong đó, cửa hàng có quy mô cấp 1: 02 cửa hàng, cấp 2: 23 cửa hàng, cấp 3: 12 cửa hàng.

5.7. Huyện Hàm Tân:

Số cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có: 12 cửa hàng đang hoạt động kinh doanh và 02 dự án đã được chấp thuận đầu tư, 01 tàu dầu (nhỏ thuộc Chi nhánh xăng dầu Thiên Ân tại Bình Thuận). Các cửa hàng phân bố trên tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55. (Xem phụ lục 13 kèm theo):

- Phù hợp qui hoạch: 14 cửa hàng; trong đó:

+ Đủ điều kiện hoạt động: 14 cửa hàng;

Do đặc điểm các cửa hàng xăng dầu của huyện phân bố chủ yếu dọc theo tuyến QL 1A và QL 55 (Phục vụ nhu cầu các phương tiện tham gia lưu thông) nên để đảm bảo an toàn giao thông, các điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy … và mỹ quan chung, các cửa hàng xăng dầu được xử lý như sau:

Đến năm 2010, cần đầu tư nâng cấp, mở rộng để tăng năng lực hoạt động các cửa hàng xăng dầu: Cửa hàng XD số 5, Cửa hàng XD số 6, Cửa hàng XD Tân Thắng, Cửa hàng xăng dầu Thủy sản (Công ty Cổ phần Vật tư xăng dầu Bình Thuận).

- Định hướng phát triển đến năm 2010:

Định hướng đến năm 2010, trên địa bàn huyện Hàm Tân cần phát triển mới 9 cửa hàng bán lẻ xăng dầu để đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Qui hoạch không gian phát triển như sau:

- Tuyến Quốc lộ 1A, trên đoạn từ ngã 3 Suối Kiết đến giáp ranh tỉnh Đồng Nai phát triển thêm 01 cửa hàng cấp 1 theo mô hình Trạm dừng chân;

- Tuyến Quốc lộ 55, trên đoạn qua địa bàn xã Tân Nghĩa phát triển thêm 01 cửa hàng cấp 1 theo mô hình Trạm dừng chân;

- Trên tuyến từ Quốc lộ 55 (xã Tân Xuân) đi xã Thắng Hải (đường qui hoạch) qui hoạch phát triển 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu: qua địa bàn xã Tân Xuân 1 cửa hàng và qua địa bàn xã Tân Thắng 1 cửa hàng;

- Trên tuyến đường giáp ranh từ xã Thắng Hải đến xã Tân Đức (đường qui hoạch nối QL55 với QL 1A) phát triển 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu: qua địa bàn xã Thắng Hải 1 cửa hàng và qua địa bàn xã Tân Đức 1 cửa hàng;

- Tuyến đường (đường qui hoạch) từ QL 1A (xã Tân Minh) nối QL 55 (xã Sơn Mỹ): qua địa bàn xã Tân Hà phát triển 01 cửa hàng, qua địa bàn xã Sơn Mỹ phát triển 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu;

Các cửa hàng xăng dầu này phục vụ chủ yếu cho nhu cầu phát triển du lịch, nhu cầu về nhiên liệu của sản xuất nông nghiệp tại địa phương và cung ứng nhiên liệu cho các loại phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến giao thông.

- Khu vực trung tâm xã Sông Phan phát triển 01 cửa hàng có quy mô phù hợp với nhu cầu nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tiêu dùng của nhân dân.

Đến năm 2010, toàn huyện có 23 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; trong đó, cửa hàng có quy mô cấp 1: 03 cửa hàng, cấp 2: 18 cửa hàng, cấp 3: 2 cửa hàng.

5.8. Huyện Đức Linh:

Số cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có: 13 cửa hàng đang hoạt động và 03 dự án đã được chấp thuận đầu tư, các cửa hàng phân bố trên tuyến tỉnh lộ ĐT 713 và nội thị thị trấn Võ Xu, thị trấn Đức Tài. (Xem phụ lục 14 kèm theo):

- Phù hợp qui hoạch: 15 cửa hàng; trong đó:

+ Đủ điều kiện hoạt động: 12 cửa hàng;

+ Phải nâng cấp mở rộng: 03 cửa hàng.

- Không phù hợp qui hoạch cần phải sắp xếp, di dời 01 cửa hàng.

Các cửa hàng có diện tích mặt bằng nhỏ cần phải đầu tư mở rộng, nâng cấp và điều chỉnh đúng qui chuẩn xây dựng: DNTN XD 713, Cửa hàng XD Thành Lợi 2, Cửa hàng xăng dầu Võ Đắc.

Đồng thời, đến năm 2010 để tăng năng lực hoạt động đáp ứng nhu cầu xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn huyện, tất cả các cửa hàng xăng dầu cần đầu tư nâng cấp, mở rộng, nhất là các cửa hàng trong thị trấn.

Riêng trường hợp Cửa hàng xăng dầu An Thịnh tại ngã tư thị trấn Võ Xu phải di dời theo qui hoạch phát triển mạng lưới giao thông của huyện; tuy nhiên, vẫn tiếp tục hoạt động đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện.

- Định hướng phát triển đến năm 2010:

Định hướng đến năm 2010, trên địa bàn huyện Đức Linh cần phát triển 07 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó: phát triển mới 6 vị trí và 01 vị trí để sắp xếp bối trí lại Cửa hàng xăng dầu An Thịnh; để đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Qui hoạch không gian phát triển như sau:

 - Tuyến đường tỉnh lộ ĐT 713: trên đoạn đi qua địa bàn xã Đông Hà, Trà Tân và xã Nam Chính qui hoạch phát triển 3 cửa hàng (mỗi xã 01 cửa hàng). Đoạn qua địa bàn thị trấn Đức Tài qui hoạch phát triển 01 cửa hàng; đoạn qua thị trấn Võ Xu qui hoạch phát triển 01 cửa hàng ưu tiên cho việc di dời cửa hàng XD An Thịnh;

- Trên tuyến tỉnh lộ ĐT 710, đoạn giáp với ĐT 713 thuộc địa bàn thị trấn Võ Xu phát triển 01 cửa hàng xăng dầu;

- Trên tuyến Đức Tín đi Định Quán (đường qui hoạch) phát triển 01 cửa hàng;

Các cửa hàng này phục vụ chủ yếu cho nhu cầu nhiên liệu của hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương và cung ứng nhiên liệu cho các loại phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến giao thông.

Đến năm 2010, toàn huyện có 22 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; trong đó, cửa hàng có quy mô cấp 2: 14 cửa hàng, cấp 3: 8 cửa hàng.

 5.9. Huyện Tánh Linh:

Số cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có: 14 cửa hàng đang hoạt động kinh doanh và 4 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư. Các cửa hàng phân bố trên tuyến tỉnh lộ ĐT 710, ĐT 717 và nội thị thị trấn Lạc Tánh. (Xem phụ luc 15 kèm theo):

- Phù hợp qui hoạch: 18 cửa hàng; trong đó:

+ Đủ điều kiện hoạt động: 15 cửa hàng;

+ Cần nâng cấp mở rộng: 03 cửa hàng.

Các cửa hàng có diện tích mặt bằng nhỏ cần phải đầu tư mở rộng, nâng cấp và điều chỉnh đúng qui chuẩn xây dựng: Cửa hàng xăng dầu Thuận Lợi, cửa hàng xăng dầu Lạc Tánh (Công ty CP Vật tư xăng dầu Bình Thuận), Cửa hàng xăng dầu Bảy Thiện.

Đồng thời, đến năm 2010 để tăng năng lực hoạt động đáp ứng nhu cầu xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn huyện, tất cả các cửa hàng xăng dầu cần đầu tư nâng cấp, mở rộng, nhất là các cửa hàng trong thị trấn.

- Định hướng phát triển đến năm 2010:

Định hướng đến năm 2010, trên địa bàn huyện Tánh Linh cần phát triển 09 cửa hàng bán lẻ xăng dầu để phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Qui hoạch không gian phát triển như sau:

- Trên tuyến ĐT 710, đoạn qua địa bàn thôn Lạc Hưng, thị trấn Lạc Tánh phát triển 01 cửa hàng xăng dầu, đoạn giáp ranh giữa xã Gia An và xã Vũ Hoà (Đức Linh) phát triển thêm 01 cửa hàng xăng dầu;

- Trên tuyến nối Lạc Tánh - Cầu Tà Pao, đoạn qua địa bàn xã Đức Thuận phát triển 01 cửa hàng, xã Đức Bình phát triển 01 cửa hàng;

- Trên tuyến ĐT 717 qua địa bàn Thôn 3 xã Đồng Kho phát triển 01 cửa hàng; qua địa bàn xã Huy Khiêm phát triển 01 cửa hàng nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp tại địa phương và các loại phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến; qua địa bàn xã Đức Phú phát triển thêm 01 cửa hàng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá qua lại giữa huyện Tánh Linh và các huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng;

- Tuyến Quốc lộ 55 B từ Lạc Tánh đi Hàm Thuận - Đa Mi: qua địa bàn xã Đồng Kho qui hoạch phát triển 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; qua địa bàn xã La Ngâu phát triển 01 cửa hàng bán lẻ xăng dầu cấp 1 theo mô hình Trạm dừng chân phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, đi lại của dân cư tại địa phương và phục vụ phát triển du lịch khu du lịch Hàm Thuận - Đa Mi.

Đến năm 2010, toàn huyện có 27 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; trong đó, cửa hàng có quy mô cấp 1: 01 cửa hàng, qui mô cấp 2: 15 cửa hàng, cấp 3: 11 cửa hàng.

5.10. Huyện đảo Phú Quý:

Số cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có: 04 cửa hàng xăng dầu trên đất liền (01 ở khu vực cảng, 03 trong nội địa đảo), 01 tàu dầu (nhỏ thuộc DNTN Hải Hiến dùng cung cấp nhiên liệu trực tiếp đến tàu thuyền đánh cá). (Xem phụ lục 16 kèm theo):

- Phù hợp qui hoạch: 04 cửa hàng; trong đó:

+ Đủ điều kiện hoạt động: 03 cửa hàng;

+ Cần nâng cấp, mở rộng: 01 cửa hàng.

- Định hướng phát triển đến năm 2010:

Huyện đảo Phú Quý là địa bàn quan trọng của Tỉnh cả về mặt kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. Mạng lưới kinh doanh xăng dầu được qui hoạch phát triển theo hướng vừa bảo đảm nhu cầu nhiên liệu tại chỗ vừa dự trữ, cung ứng nhiên liệu cho toàn tỉnh. Trong giai đoạn đến năm 2010, cần kêu gọi đầu tư kho trung chuyển xăng dầu (thuộc địa bàn xã Tam Thanh) với qui mô sức chứa 1.000 m3 bảo đảm phục vụ các nhu cầu về xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác, chế biến thủy hải sản của huyện và cung ứng kịp thời cho nhu cầu của Tỉnh khi có biến động từ nguồn cung ngoài tỉnh. Đến 2010, trên địa bàn huyện, không phát triển thêm cửa hàng bán lẻ xăng dầu nhưng cần đầu tư nâng cấp để tăng năng lực hoạt động: Cửa hàng XD Hải Hiến.

Đến năm 2010, toàn huyện có 04 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và 01 kho trung chuyển.

6. Tổng hợp số lượng, qui mô cửa hàng xăng dầu Qui hoạch theo từng địa bàn đến năm 2010:

6.1 Phân bổ mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo huyện, thành phố: (Xem phụ lục 17 kèm theo).

6.2 Thống kê, phân loại cửa hàng bán lẻ xăng dầu được quy hoạch: (Xem phụ lục 18 kèm theo).

Ngoài hệ thống cửa hàng xăng dầu đã được quy hoạch trên đây, trường hợp có dự án đầu tư phát triển ở vị trí không thuộc Quy hoạch này, việc xem xét, chấp thuận đầu tư do UBND tỉnh xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

7. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất thực hiện Qui hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010:

7.1. Nhu cầu đất sử dụng cho hoạt động kinh doanh xăng dầu:

- Nhu cầu đất tối thiểu dành cho đầu tư phát triển mới cửa hàng xăng dầu đến 2010, phân theo địa bàn như sau: (Xem phụ lục 19 kèm theo).

- Quỹ đất dành cho việc đầu tư xây dựng 02 kho trung chuyển khoảng 50.000m2 (01 x 40.000 m2 + 01 x 10.000 m2 = 50.000 m2).

 7.2. Tổng hợp sử dụng đất kinh doanh xăng dầu đến năm 2010, phân theo địa bàn như sau: Xem phụ lục 20 kèm theo

- Tổng diện tích đất sử dụng cho hoạt động kinh doanh xăng dầu đến năm 2010 theo qui hoạch là : 543.819 m2.

7.3. Giải pháp về đất đai:

Đối với các cửa hàng phát triển thêm ở các địa bàn, khu dân cư, tuyến giao thông hiện có, nhà đầu tư tự lựa chọn địa điểm, xác định quy mô đầu tư theo qui hoạch và thực hiện các thủ tục về đất đai như thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (nếu đất thuộc quyền sử dụng) hoặc thuê đất (nếu đất không thuộc quyền sử dụng) sau khi thoả thuận với người có quyền sử dụng đất.

 Đối với các cửa hàng sẽ phát triển thêm ở các khu dân cư, cảng cá, kè biển, tuyến giao thông qui hoạch, UBND các huyện, thành phố sẽ lựa chọn địa điểm, xác định quy mô đầu tư, quỹ đất và tổ chức đấu giá thuê đất; trong đó cần ưu tiên đối với các cửa hàng hiện có phải giải toả các do không phù hợp với qui hoạch chung.

Tỉnh có cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư, giành quĩ đất ưu tiên cho đầu tư xây dựng kho trung chuyển; đầu tư cửa hàng xăng dầu cấp 1 theo mô hình trạm dừng chân trên các tuyến giao thông chính phục vụ du lịch; đầu tư cửa hàng xăng dầu ở các xã khu vực III miền núi, vùng cao có cơ sở hạ tầng khó khăn.

8. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Qui hoạch:

8.1. Phân theo loại hình đầu tư:

- Dự toán vốn đầu tư xây dựng mới một cửa hàng xăng dầu:

+ Cửa hàng cấp 1:                          2.025.000.000 đồng;

+ Cửa hàng cấp 2:                          1.150.000.000 đồng;

+ Cửa hàng cấp 3:                            500.000.000 đồng.

- Dự toán vốn đầu tư xây dựng kho trung chuyển xăng dầu:

Vốn đầu tư xây dựng kho trung chuyển có qui mô sức chứa từ 8.000 m3 - 10.000 m3 khoảng 35 tỷ đồng, qui mô sức chứa từ 10.000 m3 - 12.000 m3 khoảng 40 tỷ đồng.

- Dự toán vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp cửa hàng xăng dầu:

Đối với các cửa hàng xăng dầu hiện có, chi phí cần phải nâng cấp, cải tạo mở rộng thì còn tùy thuộc vào từng vị trí, hiện trạng cụ thể. Song chi phí tạm tính cho việc nâng cấp cho 01 cửa hàng như sau:

+ Thành cửa hàng loại 3:           200.000.000 đồng;

+ Thành cửa hàng loại 2:           350.000.000 đồng.

- Kinh phí di dời, giải toả:

Chi phí di dời nhìn chung tương đương với việc nâng cấp, cải tạo. Ước tính chi phí để di dời 1 cửa hàng cấp 2 là 350.000.000 đồng, cửa hàng cấp 3 là 200.000.000 đồng. Chi phí cho việc giải toả một cửa hàng xăng dầu từ 60 - 80 triệu đồng.

8.2. Tổng hợp vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận theo Qui hoạch: Xem phụ lục 21 kèm theo

- Tổng vốn phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu toàn Tỉnh đến 2010 là 141.325 triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn đầu tư xây dựng mới:                                      124.525 triệu đồng;

+ Vốn phải đầu tư nâng cấp, cải tạo: 8.050 triệu đồng;

+ Kinh phí di dời, giải toả:                                             8.750 triệu đồng.

(Không tính vốn đầu tư nâng cấp các cửa hàng để tăng năng lực hoạt động).

- Tổng vốn đầu tư xây dựng hệ thống kho trung chuyển: 110.000 triệu đồng;

- Tổng vốn phát triển toàn hệ thống xăng dầu ở tỉnh Bình Thuận đến 2010 theo qui hoạch là: 251.325 triệu đồng.

8.3. Nguồn vốn đầu tư:

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành xăng dầu nằm trong chính sách khuyến khích đầu tư phát triển chung của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường. Giải pháp về vốn đầu tư xây dựng phải thỏa mãn đặc thù riêng của ngành xăng dầu; mặt khác phải phù hợp với các chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay, cụ thể là:

- Chủ trương hòa nhập kinh tế nước ta với các nước khu vực và thế giới;

- Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước.

Trên cơ sở đó, nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống xăng dầu của Bình Thuận được xác định chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước với các giải pháp cụ thể theo hướng:

+ Trong giai đoạn trước mắt để bảo đảm được sự điều tiết của nhà nước về mặt hàng chiến lược đối với nền kinh tế, tỉnh cần có chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, tín dụng.... đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có phần vốn nhà nước chiếm cổ phần chi phối đầu tư phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu và đầu tư kho trung chuyển trên địa bàn Tỉnh;

+ Khuyến khích huy động mọi nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư vào hoạt động kinh doanh xăng dầu;

+ Có thể tạo nguồn vốn đầu tư từ các dự án, chương trình mục tiêu của trung ương, địa phương lồng ghép để phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu (công trình cảng cá, kè biển, giao thông...);

+ Vay vốn đầu tư từ nguồn vốn tín dụng trong nước, nước ngoài đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu;

+ Thực hiện liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với nhau, giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với các doanh nghiệp ngoài tỉnh nhất là các Tổng Công ty, Công ty đầu mối có chức năng nhập khẩu xăng dầu để phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo qui hoạch.

IV. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH:

Việc triển khai thực hiện Qui hoạch hệ thống mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh trước hết thuộc về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành là Sở Thương mại Bình Thuận, đồng thời cũng là trách nhiệm của các Sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

1. Phân công, phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện Qui hoạch:

1.1 Sở Thương mại:

Là chủ đề án qui hoạch đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương, Sở Thương mại có trách nhiệm:

- Công khai hóa qui hoạch: Qui hoạch hệ thống mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh sau khi được UBND Tỉnh phê duyệt, Sở Thương mại có trách nhiệm công bố rộng rãi cho các doanh nhân, doanh nghiệp và những người có nhu cầu đầu tư kinh doanh xăng dầu biết để đầu tư vào lĩnh vực này. Đối với các doanh nghiệp và các cơ sở đang kinh doanh xăng dầu, qui hoạch còn giúp cho họ biết để đối chiếu giữa hiện trạng cửa hàng và qui hoạch nhằm xử lý những bất cập, đặc biệt là đối với cửa hàng cần phải di dời, giải tỏa do không phù hợp với qui hoạch chung ở địa phương;

- Phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an Tỉnh (Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy), Sở Giao thông - Vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các Sở, ngành trong quá trình chấp thuận đầu tư và quản lý hoạt động của hệ thống kinh doanh xăng dầu theo qui hoạch.

- Căn cứ vào qui hoạch, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan lập kế hoạch giải tỏa, di dời các cơ sở kinh doanh xăng dầu không phù hợp với qui hoạch chung;

- Hướng dẫn các chủ đầu tư kinh doanh xăng dầu về thủ tục đầu tư cửa hàng xăng dầu theo qui hoạch; xem xét các điều kiện kinh doanh xăng dầu, cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; giám sát, theo dõi việc giải tỏa, di dời các cửa hàng xăng dầu cần phải giải tỏa, di dời;

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn toàn Tỉnh trong quá trình hoạt động.

1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Thương mại, UBND các huyện, thị xã, thành phố xác lập quỹ đất và lập bản đồ qui hoạch sử dụng đất để xây dựng các cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã được xác định trong qui hoạch và được các chủ đầu tư thuê. Thẩm duyệt về môi trường các dự án đầu tư cửa hàng xăng dầu mới; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trong quá trình hoạt động kinh doanh.

1.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Đề xuất với UBND Tỉnh ban hành cơ chế và chính sách áp dụng cho việc nâng cấp, giải toả, di dời cửa hàng kinh doanh xăng dầu theo qui hoạch. Khuyến khích đầu tư và xây dựng mới mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu có qui mô cấp 1, cấp 2 và Kho đầu mối, trung chuyển trên địa bàn tỉnh.

1.4. Sở Xây dựng: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, thẩm duyệt thiết kế và cấp giấy phép xây dựng các cửa hàng xăng dầu mới. Phối hợp Sở Thương mại rà soát, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh xăng dầu đang hoạt động chưa thực hiện đầy đủ thủ tục về xây dựng lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng theo qui định hiện hành; phối hợp kiểm tra về xây dựng đối với các cửa hàng xăng dầu vi phạm chỉ giới xây dựng và đề xuất việc xử lý.

1.5. Sở Giao thông - Vận tải:

- Xác định lộ giới các tuyến giao thông, cấm mốc hành lang đường làm căn cứ để xây dựng các cửa hàng xăng dầu đảm bảo an toàn giao thông. Lắp đặt biển báo tải trọng cho phép trên các tuyến đường tạo thuận lợi cho việc vận chuyển xăng dầu và lựa chọn vị trí đầu tư;
- Kiểm tra các địa điểm xây dựng cửa hàng xăng dầu về việc thực hiện các qui định về bảo vệ hành lang đường bộ và kiến nghị việc xử lý các cưả hàng kinh doanh xăng dầu xây dựng vi phạm lộ giới giao thông.
1.6. Sở Khoa học và Công nghệ:
Hướng dẫn về mặt công nghệ đối với các thiết bị tồn trữ, bơm rót. Kiểm tra đo lường, chất lượng xăng dầu của các cửa hàng kinh doanh xăng dầu theo qui định và đề xuất biện pháp xử lý những bất cập về công nghệ và chất lượng xăng dầu đưa vào kinh doanh.
1.7. Công an Tỉnh (Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy):
- Thẩm duyệt về mặt PCCC các hồ sơ dự án thiết kế đầu tư xây dựng mới các cửa hàng; kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu hiện có và các cửa hàng mới trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tất cả các cơ sở kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo đủ các trang thiết bị, phương án phòng cháy chữa cháy theo quy định của nhà nước;
- Đảm bảo ứng phó kịp thời khi có xảy ra hỏa hoạn ở các cửa hàng kinh doanh xăng dầu và khu vực lân cận đe doạ đến an toàn cửa hàng xăng dầu.
1.8. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Phối hợp với Sở Thương mại và các Sở, Ngành liên quan trong quá trình triển khai thực hiện qui hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu trên địa bàn. Xác lập quỹ đất dành cho việc phát triển các cửa hàng xăng dầu khi triển khai thực hiện dự án đầu tư các công trình khu dân cư, cảng cá, kè biển, đường giao thông...ở địa phương. Thực hiện chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hệ thống kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
2. Cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu:
Thực hiện theo Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu; Quyết định số 1505/2003/QĐ-BTM ngày 17/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế Đại lý kinh doanh xăng dầu.
Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, do đó các cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các quy định cần thiết khác đối với kinh doanh xăng dầu theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện nghị định này như Thông tư số 14/1999/TT-BTM ngày 7/7/1999 của Bộ Thương mại về hướng dẫn điều kiện kinh doanh xăng dầu.

3. Một số vấn đề cụ thể về triển khai thực hiện Qui hoạch:

Một là, qui hoạch là cơ sở pháp lý để bố trí các dự án đầu tư mới và thực hiện việc giải toả, di dời các cửa hàng được xác định trong qui hoạch.

Trong trường hợp có dự án đầu tư ở vị trí không có trong qui hoạch hoặc ở các tuyến giao thông mới mới phát triển ngoài qui hoạch này, việc xem xét chấp thuận đầu tư do UBND Tỉnh xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

Đối với các cửa hàng phải giải tỏa, di dời do vị trí không phù hợp với qui hoạch dân cư, qui hoạch đô thị, giao thông... vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi triển khai các qui hoạch đó; trong thời gian này cần giữ nguyên hiện trạng cửa hàng, không được cải tạo, nâng cấp; trong trường hợp cần thiết chỉ được phép sửa chữa nhỏ và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Hai là, cần xây dựng và thực hiện qui trình xem xét chấp thuận dự án đầu tư mới các cửa hàng xăng dầu được quy hoạch theo hướng thông thoáng, giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho nhà đầu tư.

Ba là, xây dựng và thực hiện kế hoạch sắp xếp, bố trí lại mạng lưới kinh doanh xăng dầu hiện có; triển khai việc cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa một số cơ sở và di dời, giải tỏa các cơ sở kinh doanh không còn phù hợp Qui hoạch:

- Giai đoạn 2005 - 2007:

+ Tập trung nâng cấp, cải tạo 27 cửa hàng không đảm bảo điều kiện kinh doanh, không đạt yêu cầu về mỹ quan chung nhằm phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của dân cư trong Tỉnh;

+ Tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư triển khai xây dựng và hoàn thành 16 dự án đã được UBND Tỉnh chấp thuận đầu tư; tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế lập dự án đầu tư xây dựng mới 47 cửa hàng xăng dầu;

 + Lập phương án, kế hoạch di dời, giải tỏa các cửa hàng cần thiết phải di dời, giải tỏa ngay để đảm bảo an toàn dân cư, đáp ứng yêu cầu triển khai Qui hoạch đô thị.

- Giai đoạn 2008 - 2010:

Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, nếu các cửa hàng xăng dầu sử dụng công suất kinh doanh như hiện nay thì đến năm 2010 cần có trên 300 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn toàn Tỉnh, như vậy là bất hợp lý, không phù hợp với qui luật phát triển và sử dụng thiếu hiệu quả về vốn, quĩ đất và nhân lực. Do vậy, trong giai đoạn này vừa tiếp tục nâng cấp, mở rộng các cửa hàng đã Qui hoạch có điều kiện để tăng công suất hoạt động vừa phát triển mới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn.

+ Trong giai đoạn này tiếp tục cải tạo, nâng cấp mở rộng 54 cửa hàng; đầu tư xây dựng mới thêm 84 cửa hàng, 2 kho trung chuyển;

+ Thực hiện việc di dời 40 cửa hàng xăng dầu không phù hợp với qui hoạch chung.

 Đến năm 2010, trên toàn Tỉnh có mạng lưới bán lẻ xăng dầu là 298 cửa hàng; trong đó, quy mô cửa hàng cấp 1: 14 cửa hàng, cấp 2: 172 cửa hàng, cấp 3: 112 cửa hàng. Hệ thống cửa hàng xăng dầu được phân bổ đều khắp ở các khu vực trên địa bàn toàn Tỉnh, thuận tiện trong việc cung cấp nhiên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng, đồng thời các cửa hàng ngày càng được hiện đại hoá, phục vụ văn minh hơn phù hợp với giai đoạn đẩy nhanh CNH - HĐH kinh tế - xã hội của Tỉnh nói riêng, cả nước nói chung và xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Bốn là, Trong quá trình triển khai thực hiện qui hoạch các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các địa phương cần thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các chủ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện các qui định, bảo đảm các điều kiện kinh doanh như phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, đo lường chất lượng... nhất là hoàn chỉnh thủ tục và thực hiện việc điều chỉnh về xây dựng theo qui chuẩn xây dựng hiện hành bảo đảm an toàn giao thông đường bộ; tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chuyên môn kỹ thuật đối với cán bộ quản lý, công nhân nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh xăng dầu, văn minh thương mại và thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý của Nhà nước.

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 12/2006/QĐ-UBND ngày 24/01/2006 phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn đến năm 2010 do tỉnh Bình Thuận ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.845

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.186.241
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!