ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
127/KH-UBND
|
Bà
Rịa - Vũng Tàu, ngày 23 tháng 8 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG HỖ
TRỢ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI
ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025
Căn cứ Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày
10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường,
đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh
tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”,
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động
đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập
quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2025 (viết tắt là Kế hoạch), với những nội dung
như sau:
I. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu chung
- Phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng
dịch vụ kỹ thuật đo lường theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế
và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, đồng bộ với
quy hoạch phát triển của tỉnh, quốc gia và phù hợp điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh; trong đó tập trung các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh như:
Công nghiệp, cảng biển, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong
một số ngành, lĩnh vực ưu tiên; triển khai hiệu quả Chương trình bảo đảm đo lường
tại doanh nghiệp; tăng cường hoạt động đo lường gắn chặt với hoạt động doanh
nghiệp;
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng
các nguồn lực trong xã hội để đóng góp phát triển hoạt động về đo lường;
- Triển khai áp dụng hiệu quả bộ tiêu
chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác
quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ
chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn
đo lường;
- Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến sâu rộng về vai trò, tầm quan trọng hoạt động
đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đồng bộ định hướng phát triển hạ tầng
kỹ thuật đo lường của địa phương với bộ, ngành, quốc gia;
- Hỗ trợ và khuyến khích xã hội hóa đầu
tư phát triển theo nhu cầu thực tế tại địa phương đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường
chính xác cho doanh nghiệp;
- Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ về hoạt động đo lường ít nhất 300 lượt người tham gia;
- Triển khai Chương trình đảm bảo đo
lường theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua hoạt động kiểm định,
hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng
phương pháp đo cho ít nhất 12 tổ chức, doanh nghiệp;
- Triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc
gia đánh giá các lĩnh vực đo để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý
nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức
cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Rà soát, đề xuất
hoàn thiện chính sách tạo thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp
- Thường xuyên rà soát, đề xuất hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho
hoạt động đo lường; thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đảm bảo đo lường; khuyến
khích hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ về đo lường; tăng cường hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về đo lường;
- Thực hiện công tác khảo sát, điều
tra thống kê nhu cầu phát triển hoạt động đảm bảo đo lường của các tổ chức,
doanh nghiệp nhằm bổ sung phương tiện đo, chuẩn đo lường vào Danh mục các sản
phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển tại địa phương;
- Triển khai bộ tiêu chí quốc gia
đánh giá các lĩnh vực đo nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
đo lường; chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định,
hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường theo hướng dẫn của Bộ
Khoa học và Công nghệ.
2. Tăng cường
phát triển hạ tầng đo lường
- Phát triển thêm 06 lĩnh vực đo các
loại phục vụ công tác quản lý nhà nước về đo lường, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đo
lường địa phương theo hướng đồng bộ, hiện đại và đáp ứng hội nhập quốc tế;
- Khuyến khích doanh nghiệp tham gia
mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương
tiện đo, chuẩn đo lường và đáp ứng các yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia đánh
giá các lĩnh vực đo;
- Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ, năng lực dịch vụ, tư vấn nghiệp vụ kỹ thuật về đo lường cho các tổ chức, cá
nhân hoạt động trong lĩnh vực đo lường của địa phương.
3. Nâng cao hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về đo lường
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra nhà nước về đo lường;
- Tăng cường công tác phối hợp giữa
các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan trong công tác quản lý hoạt động đo lường.
4. Triển khai
công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa
- Triển khai hiệu quả Chương trình đảm
bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo,
chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo theo hướng dẫn của Bộ Khoa
học và Công nghệ;
- Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia đánh
giá các lĩnh vực đo theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, qua đó chuẩn
hóa năng lực hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn,
thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
- Triển khai hiệu quả chính sách khoa
học công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó hỗ trợ doanh nghiệp
tham gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến trong quá trình sản
xuất theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Tuyên truyền,
phổ biến, hướng dẫn về hoạt động đo lường
- Đẩy mạnh công tác thông tin, phổ biến
và tuyên truyền về hoạt động đo lường đến tất cả người dân; tổ chức hội nghị, hội
thảo về hoạt động đo lường cho tổ chức, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà
nước về đo lường trên địa bàn tỉnh;
- Có hình thức tôn vinh, khen thưởng
tập thể, cá nhân tham gia thực hiện tốt các hoạt động tăng cường, đổi mới trong
lĩnh vực đo lường.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm
kinh phí từ ngân sách nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp
khác;
2. Các cơ quan, đơn vị lập dự toán
ngân sách hàng năm và quản lý kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế
hoạch, theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định
pháp luật khác có liên quan.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Khoa học
và Công nghệ
- Là cơ quan đầu mối, tham mưu giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện, triển khai các nhiệm vụ được giao trong Kế
hoạch trên địa bàn tỉnh; lồng ghép triển khai thực hiện nhiệm vụ Kế hoạch trong
Chương trình, Đề án, Kế hoạch nhiệm vụ thường xuyên được giao hàng năm;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức và đơn vị có
liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch;
- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi
có yêu cầu, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ
Khoa học và Công nghệ;
- Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực
hiện Kế hoạch, làm cơ sở xây dựng Kế hoạch giai đoạn 2026 - 2030.
2. Sở Tài chính
Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền
bố trí kinh phí chi thường xuyên trên cơ sở kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện
Đề án do Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng và khả năng cân đối ngân sách hàng
năm.
3. Các sở, ban,
ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Các sở, ban, ngành liên quan và Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện lồng ghép các
nhiệm vụ của Kế hoạch vào Chương trình, Đề án, Kế hoạch hàng năm của cơ quan,
đơn vị trong phạm vi quản lý nhà nước được giao;
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Kế
hoạch đến các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan và khuyến khích tham gia thực
hiện;
- Định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng
năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo kết quả triển khai thực hiện gửi về Sở
Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
4. Đề nghị VCCI
chi nhánh Vũng Tàu, các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức
và cá nhân có liên quan
Tích cực phối hợp với các cơ quan,
đơn vị và tổ chức có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch
này.
5. Các cơ quan
thông tin đại chúng
Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh
và Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các phương tiện thông tin đại chúng của
tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thông tin, tuyên
truyền và phổ biến các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện nếu khó
khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo
cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ KH&CN (báo
cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- VCCI CN VT, các Hiệp hội, Hội DN;
- Báo BR-VT, Đài PT&TH tỉnh;
- CVP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX5.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tuấn
|