Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 05/2003/QD-BTNMT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Mai Ái Trực
Ngày ban hành: 04/09/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/2003/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 05/2003/QĐ-BTNMT NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2003 BAN HÀNH QUI ĐỊNH VỀ CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20/5/1998;
Căn cứ Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về cấp phép thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quyết định này thay thế Quyết định số 357/NN-QLN-QĐ ngày 13/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành "Quy định tạm thời về việc thực hiện chế độ cấp phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước ngầm và đăng ký công trình khai thác nước ngầm".

Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Mai Ái Trực

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2003/QĐ-BTNMT ngày 4/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất và hành nghề khoan nước dưới đất, trừ nước khoáng và nước nóng thiên nhiên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) hoạt động thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nước dưới đất (nước ngầm) là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.

2. Nước khoáng là loại nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học với nồng độ cao theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng.

3. Nước nóng thiên nhiên là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, luôn luôn có nhiệt độ theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng.

4. Thăm dò nước dưới đất là sử dụng tổ hợp các phương pháp khảo sát địa chất để đánh giá, xác định trữ lượng, chất lượng nước dưới đất và dự báo tác động môi trường do khai nước gây ra trên một diện tích đất nhất định để phục vụ thiết kế công trình khai thác nước theo lưu lượng đặt ra.

5. Thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất là thăm dò nước dưới đất mà trong quá trình thi công thăm dò, một hoặc một số lỗ khoan được kết cấu thành giếng khai thác và được sử dụng làm giếng khai thác.

6. Công trình khai thác nước dưới đất là các giếng khoan, giếng đào, hang động hoặc hành lang khai thác nước, điểm lộ nước dưới đất được xây dựng hoặc sử dụng để khai thác nước dưới đất.

7. Công trình khai thác quy mô nhỏ là công trình có lưu lượng khai thác nhỏ hơn 1.000 m3/ngày đêm.

8. Công trình khai thác quy mô vừa là công trình có lưu lượng khai thác từ 1.000 m3 ngày đêm đến 5.000 m3/ngày đêm.

9. Công trình khai thác quy mô lớn là công trình có lưu lượng khai thác lớn hơn 5.000 m3/ngày đêm.

10. Khu vực khai thác là khu vực được bố trí các công trình khai thác nước dưới đất, bao gồm cả phạm vi mà mức nước dưới đất bị hạ thấp do bơm hút nước từ công trình khai thác gây ra.

Điều 4. Thẩm quyền cấp giấy phép, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép, thu hồi giấy phép.

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép và thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau:

a. Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với các công trình có lưu lượng khai thác từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên;

b. Hành nghề khoan nước dưới đất có phạm vi hoạt động từ 2 tỉnh trở lên.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh) cấp giấy phép, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép và thu hồi giấy phép đối với các trường hợp sau:

a. Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với các công trình có lưu lượng khai thác dưới 1.000 m3/ngày đêm;

b. Hành nghề khoan nước dưới đất có phạm vi hoạt động trong tỉnh.

Điều 5. Cơ quan tiếp nhận, quản lý hồ sơ, giấy phép

1. Cơ quan tiếp nhận, quản lý hồ sơ, giấy phép gồm:

a. Ở Trung ương là Cục quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b. Ở địa phương là Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, giấy phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước dưới đất.

3. Giấy phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước dưới đất được ghi vào tập đăng ký giấy phép, được lưu giữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan tiếp nhận hồ sơ để theo dõi và định kỳ thông báo trong phạm vi cả nước.

Chương 2:

CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Điều 6. Nguyên tắc cấp phép thăn dò, khai thác nước dưới đất

Việc cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

1. Nước dưới đất có chất lượng tốt được ưu tiên cho ăn uống, sinh hoạt;

2. Lượng nước dưới đất được phép khai thác trong một vùng không được vượt quá trữ lượng có thể khai thác;

3. Tại vùng khai thác nước dưới đất đã đạt tới trữ lượng có thể khai thác thì không mở rộng quy mô khai thác nước nếu chưa được bổ sung nhân tạo.

Điều 7. Các trường hợp thăm dò, khai thác nước dưới đất không phải xin phép

1. Khai thác nước dưới đất với quy mô sử dụng trong phạm vi gia đình trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trông thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và cho các mục đích khác;

2. Khai thác nước dưới đất từ các giếng khoan, giếng đào hoặc các dạng công trình khai thác khác để thay thế các giếng khoan, giếng đào hoặc các công trình đã bị hư hỏng hoặc giảm công suất khai thác, có lưu lượng khai thác và mức nước hạ thấp nhỏ hơn giới hạn cho phép, nằm trong khu vực khai thác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác.

Điều 8. Trình tự, thủ tục cấp phép thăm dò nước dưới đất

1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo phân cấp qui định tại Điều 5 của Quy định này. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin thăm dò nước dưới đất theo mẫu qui định tại Phụ lục 1 của Qui định này;

b) Thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 100m3/ ngày đêm;

c) Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 100m3/ ngày đêm trở lên theo mẫu qui định tại Phụ lục 2 của Qui định này;

d) Bản sao quyền sử dụng đất tại nơi thăm dò, hoặc văn bản của Uỷ ban nhân dân địa phương cho phép sử dụng đất để thăm dò.

2. Trình tự cấp phép thăm dò nước dưới đất được qui định như sau:

a) Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ hoặc làm lại.

b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo qui định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phê duyệt đề án và cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất. Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép thì trả lại hồ sơ và thông báo lý do cho bên xin phép.

c) Sau khi kết thúc công tác thăm dò hoặc thăm dò kết hợp khai thác, tổ chức, cá nhân xin phép phải nộp báo cáo kết quả thăm dò theo mẫu qui định tại Phụ lục 6 của Qui định này cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ để thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò.

Điều 9. Trình tự, thủ tục cấp phép khai thác nước dưới đất

1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác nước dưới đất nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo phân cấp qui định tại Điều 5 của qui định này. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin khai thác nước dưới đất theo mẫu qui định tại Phụ lục 3 của Qui định này;

b) Đề án khai thác nước dưới đất theo mẫu qui định tại Phụ lục 4 của Qui định này.

c) Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo mẫu qui định tại Phụ lục 5 của Qui định này;

d) Kết quả đánh giá chất lượng nước dưới đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc phòng thí nghiệm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đánh giá;

e) Báo cáo hoàn công giếng (đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 100m3/ngày đêm);

f) Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất (đối với công trình có lưu lượng từ 100 m3/ngày đêm trở lên) theo mẫu qui định tại Phụ lục 6 của Qui định này;

g) Bản sao quyền sử dụng đất tại nơi đặt giếng khai thác. Trường hợp đất nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân khai thác thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất và được Uỷ ban nhân dân địa phương xác nhận.

2. Trình tự cấp phép khai thác nước dưới đất được qui định như sau:

a) Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ hoặc làm lại.

b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo qui định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp giấy phép khai thác nước đối với trường hợp công trình đã được thăm dò kết hợp khai thác, hoặc cho phép thi công công trình khai thác nước đối với trường hợp công trình đã được thăm nhưng chưa thi công giếng khai thác.

c) Sau khi thi công giếng khai thác và bơm khai thác thử, tổ chức, cá nhân khai thác phải nộp hồ sơ tài liệu các giếng khai thác, tài liệu bơm khai thác thử tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét, trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước chính thức.

3. Trong trường hợp xin phép khai thác nước dưới đất gây ra tranh chấp thì cơ quan cấp phép phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin phép. Sau khi việc tranh chấp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo pháp luật thì tổ chức, cá nhân xin phép phải làm lại thủ tục xin phép. Trình tự, thủ tục cấp phép thực hiện theo qui định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 10. Thời hạn, gia hạn và điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất

1. Thời hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất từ một (1) năm đến ba (3) năm tuỳ thuộc vào qui mô khai thác và mức độ phức tạp về điều kiện địa chất thuỷ văn của vùng thăm dò.

2. Trường hợp phải kéo dài thăm dò so với thời hạn ghi trong giấy phép thì tổ chức, cá nhân thăm dò phải làm đơn xin gia hạn. Thời gian gia hạn không quá một (1) năm.

3. Việc điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Có sự khác biệt giữa cấu trúc địa chất thuỷ văn thực tế với cấu trúc địa chất thuỷ văn dự kiến;

b) Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục, cần phải thay đổi vị trí công trình thăm dò;

c) Khối lượng hạng mục thăm dò chủ yếu (khoan, bơm...) thay đổi vượt quá 10% so với khối lượng đã được duyệt.

Điều 11. Thời hạn, gia hạn và điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước dưới đất.

1. Thời hạn giấy phép khai thác nước dưới đất tối đa không quá mười lăm (15) năm. Khi cấp giấp phép, cơ quan cấp phép quyết định thời hạn giấy phép phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng.

2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục khai thác phải làm đơn xin gia hạn trước khai giấy phép hết hạn sáu tháng. Thời hạn gia hạn không quá mười (10) năm.

3. Việc điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước dưới đất được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường.

b) Khai thác nước gây sụt lún mặt đất, xâm nhập mặn hoặc ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước dưới đất;

c) Tổng lượng nước khai thác do yêu cầu chung tăng lên mà không có nguồn nước khác hoặc biện pháp bổ sung.

Điều 12. Đình chỉ, thu hồi giấp phép thăm dò, giấy phép khai thác nước dưới đất

Việc đình chỉ, thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất được thực hiện trong các trường hợp sau:

1. Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất vi phạm các qui định ghi trong giấy phép, các qui định tại Điều 23 Luật Tài nguyên nước và các qui định của pháp luật khác có liên quan;

2. Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản;

3. Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền;

4. Giấy phép không sử dụng liên tục trong thời gian một năm mà không có lý do chính đáng.

5. Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét thấy cần thiết thu hồi hoặc đình chỉ hiệu lực của giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

6. Việc thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra các hậu quả nghiêm trọng như sụt lún đất, xâm nhập mặn hoặc ô nhiễm nguồn nước dưới đất.

Điều 13. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò nước dưới đất

Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò nước dưới đất có trách nhiệm và quyền hạn sau:

1. Thăm dò theo đề án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt:

2. Thực hiện đúng các qui định của Quy định này và các qui định pháp luật khác có liên quan;

3. Cung cấp trung thực các thông tin về tình hình thăm dò khi cơ quan quản lý tài nguyên nước kiểm tra;

4. Bồi thường thiệt hại do thăm dò nước dưới đất gây ra;

5. Nộp lệ phí cấp phép thăm dò nước dưới đất theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức, cá nhân được phép khai thác nước dưới đất

Tổ chức, cá nhân được phép khai thác nước dưới đất có trách nhiệm và quyền hạn sau:

1. Khai thác nước theo quy định của giấy phép;

2. Thực hiện đúng các quy định của Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;

3. Cung cấp trung thực các thông tin liên quan về tình trạng khai thác nước khi cơ quan quản lý tài nguyên nước kiểm tra tình hình khai thác nước;

4. Báo cáo kịp thời với cơ quan cấp giấy phép khi phát hiện thấy sự thay đổi lớn về số lượng, chất lượng nước dưới đất và môi trường liên quan;

5. Nộp lệ phí cấp phép khai thác nước dưới đất, thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật;

6. Được xem xét bồi thường theo quy định của pháp luật khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hiệu lực giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Chương 3:

CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Điều 15. Điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải có các điều kiện sau đây:

1. Năng lực nghề nghiệp của cán bộ kỹ thuật:

a. Đối với hành nghề khoan bằng máy thủ công, khoan tay các lỗ khoan nông, đường kính nhỏ hơn 60mm, người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải có trình độ tối thiểu trung cấp các chuyên ngành địa chất có ít nhất một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề, hoặc là công nhân có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương và có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; có khả năng thiết kế, chỉ đạo thi công các giếng khoan thăm dò, khai thác nước;

b) Đối với hành nghề khoan bằng máy thủ công lỗ khoan có đường kính đến 110mm, người chỉ đạo kỹ thuật phải là kỹ sư các chuyên ngành địa chất, có ít nhất một năm kinh nghiệm hoặc trung cấp địa chất có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; có khả năng thiết kế và chỉ đạo thi công các giếng khoan thăm dò, khai thác; hiểu biết về kỹ thuật cách ly tầng chứa nước và bảo vệ nước dưới đất; có khả năng lập báo cáo kết quả thăm dò, khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ;

c) Đối với hành nghề khoan công trình quy mô vừa và lớn bằng máy khoan công nghiệp, người chỉ đạo kỹ thuật phải có trình độ tối thiểu là kỹ sư chính chuyên ngành địa chất thuỷ văn; có khả năng lập đề án thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khoan khai thác, chỉ đạo thi công và lập báo cáo kết quả thăm do đánh giá trữ lượng nước dưới đất; có hiểu biết về điều kiện địa chất thuỷ văn khu vực; được thủ trưởng đơn vị đề cử bằng văn bản.

2. Máy, thiết bị thi công khoan phải bảo đảm các tính năng kỹ thuật và an toàn lao động theo quy định hiện hành.

Điều 16. Trình tự, thủ tục cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất

1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo phân cấp quy định tại Điều 5 của Quy định này. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin phép hành nghề khoan nước dưới đất theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Quy định này;

b) Bản sao có công chứng quyết định thành lập tổ chức hoặc đăng ký kinh doanh của cấp có thẩm quyền;

c) Bản tường trình năng lực kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Quy định này.

2. Trình tự cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất được quy định như sau:

a) Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ bổ sung hoặc làm lại.

b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ, kiểm tra năng lực thực tế của tổ chức, cá nhân xin phép hành nghề, trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho bên xin phép và nêu rõ lý do.

Điều 17. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân được phép hành nghề khoan nước dưới đất

Tổ chức, cá nhân được phép hành nghề khoan nước dưới đất có trách nhiệm và quyền hạn sau:

1. Tuân thủ quy trình kỹ thuật khoan, các quy định ghi trong giấy phép và quy định về bảo vệ nước dưới đất;

2. Định kỳ hàng năm báo cáo cơ quan cấp phép về khoản thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất;

3. Không khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất cho các tổ chức, cá nhân chưa được cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất.

4. Được tham gia đấu thầu các công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất.

Điều 18. Thời hạn giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

1. Thời hạn giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất không quá năm (5) năm. Thời hạn gia hạn không quá ba (3) năm.

2. Ba tháng trước khi giấy phép hết thời hạn, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục hành nghề phải làm hồ sơ xin gia hạn giấy phép, hồ sơ gồm: thống kê các công trình đã thi công; báo cáo sự thay đổi về nhân lực, thiết bị chuyên môn của đơn vị.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Tổ chức thực hiện

1. Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quy định này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

Bộ, Ngành hoặc UBND (tỉnh, huyện)

(1)

Số:..........................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày..... tháng..... năm......

ĐƠN XIN THĂM DÒ (HOẶC THĂM DÒ - KHAI THÁC) NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Kính gửi: (Tên cơ quan cấp phép) (2)

- Tên tổ chức, cá nhân xin phép (1)...................................................................

- Địa chỉ.............................., số điện thoại............, Fax....................................

- Hiện trạng cấp nước trong khu vực và mục tiêu thăm dò nước dưới đất (cấp nước cho ăn uống sinh hoạt, sản xuất hay tưới..............; lưu lượng yêu cầu............. m3/ngày);

- Cơ sở pháp lý để xây dựng đề án thăm dò: (quyết định đầu tư hoặc thoả thuận đồng ý cho đầu tư, xây dựng của cấp có thẩm quyền);

- Vùng thăm dò: (xã..., huyện...., tỉnh....), diện tích điều tra thăm dò.......... km2;

- Tầng chứa nước dự kiến thăm dò khai thác:...........;

- Đơn vị lập đề án:..............;

- Đơn vị dự kiến thi công (nếu được chỉ định thầu).

Đề nghị (2) xem xét, phê duyệt đề án và cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất cho (1) tại khu vực nói trên.

Tên tổ chức, cá nhân xin phép

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức xin phép thăm dò (chủ đầu tư)

(2) Tên cơ quan quản lý tài nguyên nước

Cấp Trung ương: - Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cấp địa phương: - UBND tỉnh.

Phụ lục số 2

Mẫu: Bìa ngoài

2 cm

3 cm

2cm

2 cm

2 cm

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (*1)

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ (*2)

ĐỀ ÁN (*3)

THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT (*4)

(Hoặc Đề án thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất)

............................................................................ (*5)

(Tên của Đề án ghi đúng quyết định được phê duyệt)

Địa danh (tỉnh, thành phố), tháng/năm (*6)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (*1)

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ (*2)

ĐỀ ÁN (*3)

THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT (*4)

(Hoặc Đề án thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất)

............................................................................ (*5)

(Tên của Đề án ghi đúng quyết định được phê duyệt)

Địa danh (tỉnh, thành phố), tháng/năm (*6)

 

 (*1) VnTimeH, cỡ 13, in thường

(*2) VnTimeH, cỡ 13, in đậm

(*3) VnTimeH, cỡ 20, in đậm

(*4) VnTimeH, cỡ 18, in đậm

(*5) VnTimeH, cỡ 16, in đậm

(*6) VnTimeH, cỡ 13, in đậm

Tháng/năm: ghi số

 

PHỤ LỤC SỐ 2 (TIẾP THEO)

Mẫu: Bìa trong

2 cm

3 cm

2cm

2 cm

2 cm

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (*1)

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ (*2)

ĐỀ ÁN (*3)

THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT (*4)

(Hoặc Đề án thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất)

............................................................................ (*5)

(Tên của Đề án ghi đúng quyết định được phê duyệt)

Địa danh (tỉnh, thành phố), tháng/năm (*6)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (*1)

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ (*2)

ĐỀ ÁN (*3)

THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT (*4)

(Hoặc Đề án thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất)

............................................................................ (*5)

(Tên của Đề án ghi đúng quyết định được phê duyệt)

Địa danh (tỉnh, thành phố), tháng/năm (*6)

 

CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ (*1)

Thủ trưởng ký tên, đóng dấu

 

ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN (*1)

Thủ trưởng ký tên, đóng dấu

 

 (*1) VnTimeH, cỡ 13, in thường

(*2) VnTimeH, cỡ 13, in đậm

(*3) Vn TimeH, cỡ 20, in đậm

(*4) Vn TimeH, cỡ 18, in đậm

(*5) Vn TimeH, cỡ 16, in đậm

(*6) Vn TimeH, cỡ 13, in đậm

Tháng/năm: ghi số

 

PHỤ LỤC 2 (TIẾP THEO)

BỐ CỤC, NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG MỤC CỦA ĐỀ ÁN THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
(Đối với quy mô khai thác nhỏ hơn 1000m3/ngày)

Mở đầu:

- Mục tiêu của đề án, cơ sở xây dựng đề án: (quyết định đầu tư của Bộ ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố...)

- Nêu yêu cầu nước: số lượng nước yêu cầu, đối tượng cấp nước, mục đích cấp nước và khu vực cấp nước.

- Dự định đối tượng thăm dò, diện tích thăm dò

Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế- xã hội vùng thăm dò

1. Vị trí địa lý.

2. Địa hình địa mạo.

3. Khí tượng thuỷ văn.

4. Giao thông.

5. Phân bố dân cư và các cơ sở kinh tế- xã hội của vùng.

Khi mô tả đặc điểm địa hình địa mạo, khí tượng thuỷ văn cần đánh giá ảnh hưởng của chúng tới việc hình thành nguồn nước dưới đất.

Chương 2: Đặc điểm địa chất- địa chất thuỷ văn

1. Đặc điểm địa chất:

Trình bày các nét chính về đặc điểm địa tầng, thành phần thạch học, diện phân bố của đất đá khu vực thăm dò.

2. Đặc điểm địa chất thuỷ văn:

- Đặc điểm của các tầng chứa nước: diện tích phân bố, chiều sâu phân bố, thành phần thạch học, đặc tính chứa nước, dẫn nước...;

- Chất lượng nước của từng tầng chứa nước trong khu vực thăm dò và của tầng chứa nước chủ yếu. (Khi mô tả chất lượng nước của các tầng chứa nước cần nêu về các phương diện: thành phần hoá học, yếu tố nhiễm bẩn, vi trùng và các nguyên tố hiếm độc hại. So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam đối với nguồn nước cấp);

- Các lớp thấm nước yếu và các nước trong khu vực nghiên cứu: diện phân bố, chiều sâu phân bố, chiều dày, thành phần thạch học, tính chất thấm...

3. Hiện trạng khai thác nước trong khu vực.

Chương 3: Dự kiến các sơ đồ khai thác- Tính toán dự báo mực nước hạ thấp và trữ lượng khai thác

1. Lựa chọn lưu lượng và dạng công trình khai thác.

2. Bố trí công trình khai thác.

3. Tính toán mực nước hạ thấp tại các công trình khai thác, đánh giá ảnh hưởng của công trình khai thác dự kiến tới các công trình đang khai thác trong vùng.

Chương 4: Thiết kế công tác thăm dò hoặc thăm dò kết hợp khai thác

1. Thu thập tài liệu.

2. Công tác điều tra khảo sát thực địa để nghiên cứu điều kiện địa chất, điạ chất thuỷ văn, hiện trạng khai thác tại khu vực thăm dò.

3. Công tác khảo sát địa vật lý.

4. Thiết kế cấu trúc lỗ khoan dự kiến và phương pháp khoan, kết cấu giếng.

5. Công tác bơm hút nước: Bơm rửa, bơm hút nước thí nghiệm, bơm dật cấp.

6. Công tác lấy mẫu và phân tích mẫu đất, mẫu nước.

7. Công tác trám lấp lỗ khoan.

8. Công tác tổng hợp tài liệu và viết báo cáo.

Chương 5: Dự toán khối lượng công tác thăm dò và kinh phí thăm dò

Chương 6: Phương pháp, trình tự và tiến độ thi công

Trong chương này phải đảm bảo đưa ra phương pháp công tác phù hợp và phương tiện thi công hiện đại để đạt được hiệu quả thăm dò cao, tránh lãng phí. Trong trường hợp đề án là đề án thăm dò kết hợp khai thác thì nội dung của đề án phải thêm phần tính toán thiết kế hệ thống giếng khai thác và khối lượng bơm nhất thiết phải có công tác bơm giật cấp để xác định hiệu suất giếng khai thác và chọn lưu lượng khai thác hợp lý.

PHỤ LỤC 2 (TIẾP THEO)

BỐ CỤC, NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG MỤC CỦA ĐỀ ÁN THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
(Đối với quy mô khai thác bằng và lớn hơn 1000m3/ngày)

Mở đầu:

Nêu mục tiêu của đề án; các cơ sở pháp lý để xây dựng đề án thăm dò nước dưới đất (quyết định xây dựng dự án đầu tư của Chính phủ, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố); hiện trạng cấp nước trong khu vực, số lượng nước yêu cầu, đối tượng cấp nước, mục đích cấp nước và khu vực cấp nước. Luận chứng việc chọn diện tích thăm dò và đối tượng thăm dò.

Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, dân sinh kinh tế- xã hội vùng thăm dò

1. Vị trí địa lý.

2. Đặc điểm địa hình địa mạo.

3. Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn.

4. Đặc điểm mạng giao thông.

5. Đặc điểm phân bố dân cư

6. Các cơ sở kinh tế - xã hội của vùng.

(Khi mô tả đặc điểm địa hình địa mạo, khí tượng thuỷ văn cần đánh giá ảnh hưởng của chúng tới việc hình thành nguồn nước dưới đất).

Chương 2: Lịch sử nghiên cứu địa chất thuỷ văn khu vực

Tóm tắt lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất thuỷ văn khu vực thăm dò.

Chương 3: Đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn khu vực thăm dò

1. Đặc điểm địa chất:

Trình bày các nét cơ bản về đặc điểm địa tầng, thành phần thạch học đất đá, cấu tạo, tiến tạo, lịch sử phát triển địa chất, macma khu vực thăm dò.

(Khi mô tả đặc điểm các phân vị địa tầng địa chất phải trình bày theo thứ tự từ cổ đến trẻ)

2. Đặc điểm địa chất thuỷ văn:

- Trình bày khái quát đặc điểm địa chất thuỷ văn vùng nghiên cứu (vùng rộng): Bao gồm các tầng chứa nước, cách nước, diện phân bố, chiều sâu phân bố, đặc điểm động thái, các nguồn cấp, vùng cấp, vùng thoát, chất lượng nước.

- Đặc điểm địa chất thuỷ văn khu vực thăm dò:

+ Mô tả chi tiết đặc điểm các tầng chứa nước, bao gồm: Diện tích phân bố, chiều sâu phân bố, thành phần thạch học, đặc tính chứa nước, dẫn nước (các số liệu thông số địa chất thuỷ văn của từng tầng)...;

+ Đặc trưng về thủy động lực và động thái nước dưới đất của từng tầng chứa nước và của tầng chứa nước chính;

+ Nguồn cung cấp, vùng cấp, vùng thoát, hướng vận động, quan hệ của nước dưới đất với nước mặt, nước mưa và với các tầng chứa nước khác. Các biên thuỷ động lực của nước dưới đất;

+ Chất lượng nước của từng tầng chứa nước trong khu vực thăm dò và của tầng chứa nước chủ yếu. Khi mô tả chất lượng nước của các tầng chứa nước cần nêu về các phương diện: thành phần hoá học, yếu tố nhiễm bẩn, vi trùng và các nguyên tố hiếm độc hại, so sánh đối chiếu với tiêu chuẩn Việt Nam đối với nguồn nước cấp;

+ Mô tả các lớp thấm nước yếu và cách nước trong khu vực nghiên cứu. Nội dung mô tả bao gồm: diện tích phân bố, chiều sâu phân bố, chiều dày, thành phần thạch học, thành phần chất hữu cơ, màu sắc, tính chất thấm, khả năng nén lún (những số liệu đã nghiên cứu về tính chất thấm và khả năng nén lún);

(mô tả các tầng chứa nước, cách nước phải mô tả theo thứ tự từ trẻ đến cổ)

- Đánh giá trữ lượng động tự nhiên của cả vùng, đặc biệt là của tầng dự định khai thác qua các tài liệu đã có.

3. Hiện trạng khai thác nước trong khu vực nghiên cứu.

Chương 4: Dự kiến sơ đồ bố trí công trình thăm dò và tính toán trữ lượng khai thác

1. Lựa chọn lưu lượng, số lượng và dạng công trình thăm dò.

2. Bố trí công trình thăm dò.

3. Các điều kiện biên và các thông số tính trữ lượng.

4. Tính toán trữ lượng, dự báo mức nước hạ thấp:

- Sơ đồ hoá trường thấm;

- Lựa chọn phương pháp tính trữ lượng: cơ sở chọn phương pháp tính trữ lượng mục tiêu trữ lượng, đặc tính thuỷ động lực của tầng chứa nước và phương pháp đánh giá trữ lượng;

- Tính toán trữ lượng theo các sơ đồ bố trí công trình dự kiến lựa chọn và theo các phương pháp được lựa chọn. (Trong trường hợp cấu trúc địa chất thuỷ văn phức tạp, điều kiện hình thành trữ lượng chưa rõ, khu vực đã có nhiều công trình khai thác thì nhất thiết phải sử dụng phương pháp mô hình để tính toán trữ lượng).

Chương 5: Phương pháp và khối lượng công tác thăm dò

1. Thu thập tài liệu.

2. Công tác đo vẽ địa chất, địa chất thuỷ văn

3. Công tác khoan thăm dò và kết cấu giếng

4. Công tác địa vật lý trên mặt và trong lỗi khoan (Karota).

5. Công tác trắc địa.

6. Công tác bơm hút nước: bơm rửa, bơm hút nước thí nghiệm, bơm giật cấp và công tác thí nghiệm thấm ngoài thực địa.

7. Công tác lấy mẫu và phân tích mẫu đất, mẫu nước.

8. Công tác điều tra hiện trạng khai thác.

9. Công tác trám lấp lỗ khoan.

10. Công tác tổng hợp tài liệu và viết báo cáo.

Chương 6: Dự toán khối lượng - kinh phí thăm dò

Chương 7: Phương pháp thăm dò và trình tự, tiến độ thi công.

Trong chương này phải đảm bảo đưa ra phương pháp thăm dò phù hợp và phương tiện thi công hiện đại để đạt được hiệu quả thăm do cao, tránh lãng phí.

Trong trường hợp đề án là đề án thăm dò - kết hợp khai thác thì nội dung của đề án phải thêm phần tính toán thiết kế giếng khai thác, phương pháp khoan, kết cấu giếng, phát triển giếng và trong khối lượng bơm nhất thiết phải có công tác giật cấp để xác định hiệu suất của giếng khai thác và chọn lưu lượng khai thác hợp lý.

PHỤ LỤC SỐ 3

Bộ, Ngành, UBND (tỉnh, thành phố)

(1)

Số:..........................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày..... tháng..... năm......

ĐƠN XIN KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Kính gửi: (Tên cơ quan cấp phép) (2)

- Tên tổ chức, cá nhân xin khai thác nước (1), (thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố....)

- Địa chỉ.............................., Điện thoại:..............., Fax....................................

- Nêu mục tiêu khai thác nước, yêu cầu nước...................................................

- Tên tầng chứa nước xin khai thác:........; chiều dày; chiều sâu phân bố...... m

- Số giếng khoan khai thác:........................ giếng, tổng số mét khoan là...... m

- Tổng lưu lượng khai thác:........................ m3/ngày

- Chế độ khai thác: (số giờ khai thác/ngày)

- Chiều sâu mực nước tĩnh:.................................... m

- Chiều sâu mực nước động lớn nhất:..................... m

Vậy đề nghị (2) xem xét và cho phép (1) được khai thác nước dưới đất tại các giếng trong khu vực và tầng chứa nước nêu trên. Chúng tôi hứa sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ nước nguồn nước dưới đất và môi trường, thực hiện đầy đủ các quy định của luật pháp khác có liên quan.

Xác nhận của UBND xã, phường

(đối với tổ chức, cá nhân chưa có tư cách pháp nhân và con dấu)

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép

(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức xin phép thăm dò (chủ đầu tư)

(2) Cơ quan quản lý tài nguyên nước

Cấp Trung ương: - Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cấp địa phương: - UBND tỉnh.

PHỤ LỤC SỐ 4

Mẫu: Bìa ngoài

2 cm

3 cm

2cm

2 cm

2 cm

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (*1)

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ (*2)

ĐỀ ÁN (*3)

THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT (*4)

(Hoặc Đề án thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất)

............................................................................ (*5)

(Tên của Đề án ghi đúng quyết định được phê duyệt)

Địa danh (tỉnh, thành phố), tháng/năm (*6)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (*1)

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ (*2)

ĐỀ ÁN (*3)

KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT (*4)

............................................................................ (*5)

(Tên của Đề án ghi đúng quyết định được phê duyệt)

Địa danh (tỉnh, thành phố), tháng/năm (*6)

 

 (*1) VnTimeH, cỡ 13, in thường

(*2) VnTimeH, cỡ 13, in đậm

(*3) VnTimeH, cỡ 20, in đậm

(*4) VnTimeH, cỡ 18, in đậm

(*5) VnTimeH, cỡ 16, in đậm

(*6) VnTimeH, cỡ 13, in đậm

Tháng/năm: ghi số

Mẫu: Bìa trong

2 cm

3 cm

2cm

2 cm

2 cm

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (*1)

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ (*2)

ĐỀ ÁN (*3)

THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT (*4)

(Hoặc Đề án thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất)

............................................................................ (*5)

(Tên của Đề án ghi đúng quyết định được phê duyệt)

Địa danh (tỉnh, thành phố), tháng/năm (*6)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (*1)

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ (*2)

ĐỀ ÁN (*3)

KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT (*4)

............................................................................ (*5)

(Tên của Đề án ghi đúng quyết định được phê duyệt)

Địa danh (tỉnh, thành phố), tháng/năm (*6)

 

CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ (*1)

Thủ trưởng ký tên, đóng dấu

 

ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN (*1)

Thủ trưởng ký tên, đóng dấu

 

 (*1) VnTimeH, cỡ 13, in thường

(*2) VnTimeH, cỡ 13, in đậm

(*3) VnTimeH, cỡ 20, in đậm

(*4) VnTimeH, cỡ 18, in đậm

(*5) VnTimeH, cỡ 16, in đậm

(*6) VnTimeH, cỡ 13, in đậm

Tháng/năm: ghi số

 

NỘI DUNG ĐỀ ÁN CÔNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

I. Mở đầu

Trình bày tóm tắt tính cấp thiết của việc khai thác nước, nêu rõ mục đích, yêu cầu, số lượng và chất lượng nước khai thác. Trong đó chỉ cần nêu rõ là cấp nước cho ăn uống sinh hoạt, công nghiệp, hay tưới... Nếu cấp cho ăn uống sinh hoạt thì cấp cho bao nhiêu người; nếu cấp cho công nghiệp thì công nghiệp gì, sản lượng bao nhiêu; nếu cấp cho tưới thì diện tích tưới là bao nhiêu, loại cây trồng gì...

- Lưu lượng trung bình ngày:

- Lưu lượng lớn nhất:

- Số giờ bơm trong ngày (nếu cho ăn uống sinh hoạt và cho công nghiệp; nếu cho tưới thì thời gian tưới và số lượng tưới là bao nhiêu...);

- Tổng lượng nước yêu cầu tháng, năm...;

- Yêu cầu chất lượng nước...;

- Nêu văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước cho phép xây dựng công trình khai thác nước.

II. Sơ lược điều kiện địa lý tự nhiên vùng khai thác nước

1. Vị trí địa lý.

2. Sơ lược đặc điểm địa hình, địa mạo, thuỷ văn, khí tượng vùng nghiên cứu.

3. Dân cư, giao thông, (nêu rõ các cơ sở sản xuất, các cơ quan chính có khả năng khai thác nước dưới đất và gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất).

III. Đặc điểm địa chất thuỷ văn

1. Địa tầng, cấu trúc địa chất.

2. Điều kiện địa chất thuỷ văn: Mô tả tóm tắt điều kiện địa chất thuỷ văn của các phân vị chứa nước trong vùng; diện tích phân bố, chiều sâu, chiều dày, thành phần thạch học, dạng tồn tại, chiều sâu mực nước, đặc tính chứa nước, dẫn nước, chất lượng nước, khả năng cung cấp nước của các tầng chứa nước trong khu vực.

3. Đặc điểm địa chất thuỷ văn của tầng chứa nước khai thác;

- Diện tích phân bố, chiều sâu phân bố, thành phần thạch học, chiều dày tầng chứa nước, chiều sâu mực nước tĩnh, cao độ mực áp lực;

- Các thông số của tầng chứa nước và quy luật biến đổi: Lưu lượng giếng khoan, mực nước hạ thấp, tỷ lưu lượng, hệ số dẫn nước, hệ số dẫn áp, hệ số nhả nước, hệ số thấm, độ lỗ hổng.

4. Điều kiện cung cấp, thoát, hướng vận động, điều kiện biên của vùng và của tầng chứa nước khai thác.

5. Động thái của nước dưới đất: trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng tĩnh tự nhiên; chất lượng nước, tính chất vật lý, thành phần hoá học, thành phần vi trùng của nước.

6. Nguồn hình thành trữ lượng khai thác.

IV. Các công trình khai thác nước dưới đất và các nguồn gây nhiễm bẩn nước dưới đất

1. Nêu số lượng giếng khoan, tóm tắt tình hình khai thác, lưu lượng khai thác, mực nước hạ thấp, chế độ khai thác, thời gian khai thác, tầng chứa nước khai thác, cấu trúc các công trình khai thác đã có...

2. Các hiện tượng biến đổi chất lượng nước dưới đất, hiện tượng sụt lún đất do công trình khai thác đã có gây ra, các công trình có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước.

3. Các nguồn chất thải có khả năng gây ô nhiễm trong khu vực: vị trí, loại sản phẩm, sản lượng, lượng chất thải và phương thức thải chất thải.

V. Thiết kế công trình khai thác nước dưới đất

1. Yêu cầu và chế độ dùng nước, xây dựng biểu đồ dùng nước.

2. Luận chứng chọn tầng chứa nước và sơ đồ bố trí hệ thống giếng khai thác nước:

- Cơ sở chọn tầng chứa nước khai thác;

- Xác định số lượng giếng khoan và sơ đồ bố trí giếng khoan;

- Xác định, lựa chọn kết cấu giếng khoan: Đường kính giếng, chiều sâu giếng, đoạn cách ly, phương pháp cách ly nước mặt và nước dưới đất, đoạn đặt ống lọc, kích thước và loại ống lọc, ống chống...;

- Tính toán xác định lưu lượng và mực nước hạ thấp hợp lý;

- Tính toán mực nước hạ thấp dự báo ở các công trình đang khai thác và mức độ ảnh hưởng của công trình tới chúng;

- Lựa chọn máy bơm;

- Tính toán dự báo chất lượng nước;

- Tính toán khả năng nhiễm bẩn và xác định đới phòng hộ vệ sinh, thiết kế các biện pháp tiêu thoát nước khu vực công trình khai thác;

- Đánh giá tác động của công trình khai thác đến môi trường xung quanh như: sụt lún, sự thay đổi chất lượng, số lượng dòng mặt;

- Xác định vị trí các giếng quan sát, chế độ quan sát mực nước, lưu lượng và chất lượng nước (nhiệt độ, thành phần thạch học, vi trùng...);

- Xác định chế độ kiểm tra, bảo dưỡng và bơm rửa lỗ khoan.

VI. Tính toán giá thành và hiệu quả kinh tế

1. Tính toán tổng giá thành công trình và giá thành khai thác 1 m3 nước.

2. Tính toán hiệu quả kinh tế.

3. Kết luận và kiến nghị.

VII. Các tài liệu kèm theo

1. Bản đồ địa chất thuỷ văn khu vực đặt công trình khai thác tỷ lệ 1/5.000 -1/10.000.

2. Bản đồ địa chất thủy văn khu vực tỷ lệ: 1: 25.000 - 1: 50.000.

3. Bình đồ địa hình khu vực và vị trí các công trình khai thác nước (nước mặt, nước ngầm), các công trình có khả năng gây ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng nước như: giếng dự kiến khai thác, giếng đã khai thác, các khu dân cư, khu vực sử dụng nước, các công trình có khả năng gây ô nhiễm, các hồ chứa, kênh rạch....

4. Hình trụ và kết cấu các giếng khoan dự định.

5. Kết quả bơm hút nước thí nghiệm các giếng khoan.

6. Kết quả phân tích chất lượng nước: Thành phần vật lý, hoá học và vi trùng.

7. Kết quả quan trắc động thái nước dưới đất.

8. Bảng tổng hợp của các giếng đã khai thác.

9. Bảng tổng hợp của các giếng dự kiến khai thác.

Mục 1, 2, 3, 4, 5 của Phụ lục số 5 được trình bày như sau:

1. Toạ độ và cấu trúc các giếng khoan:

(kể cả các giếng khoan dự phòng và lỗ khoan quan trắc)

Số thứ tự

Số hiệu GK

Toạ độ giếng

Ống chống

Ống lọc

Ẩng lắng

X

Y

f mm

từ (m)

đến (m)

f mm

từ (m)

đến (m)

f mm

từ (m)

đến (m)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bản đồ này là phụ chương kèm theo Quyết định cho phép khai thác nước dưới đất số............ ngày.......... tháng......... năm........., do (1) cấp cho (2).

- Công trình khai thác này gồm.....giếng khoan/mét khoan; khai thác nước trong tầng.... (tên tầng chứa nước);

- Tại khu vực: xã ........., huyện.........., tỉnh ............ để .............. (mục đích sử dụng);

- Các giếng khai thác nằm trong giới hạn .......m2; đới bảo vệ vệ sinh được giới hạn các điểm góc 1, 2, 3, 4....... có tọa độ được thể hiện trên bản đồ này;

- Các giếng khoan được phép khai thác có thông số như sau:

Số thứ tự

Số hiệu giếng

Chiều sâu giếng (m)

Toạ độ

Giới hạn khai thác

X

Y

Lưu lượng (m3/ngày)

Hạ thấp mực nước (m)

Chế độ khai thác (giờ/ngày)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thời hạn được phép khai thác............. năm (từ năm........... đến năm.......);

- Công trình khai thác nước này đã được đăng ký Nhà nước tại......... (Cục quản lý tài nguyên nước/hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh.........), số đăng ký......... ngày..... tháng........ năm........

......, ngày..... tháng..... năm........

(1)

(ký tên, đóng dấu)

3. Chỉ dẫn:

Các ký hiệu sử dụng trên bản đồ, mặt cắt địa chất thuỷ văn (sông, suối, đường giao thông, số hiệu giếng khoan khai thác, lỗ khoan quan trắc ......)

Q - Lưu lượng khai thác, (1/s hoặc m3/ngày).

S - Độ hạ thấp mực nước, (m)

H - Chiều sâu mực nước tĩnh, (m).

M - Tổng độ khoáng hoá, (g/l).

4. Thành lập theo tài liệu ........

- Người thành lập ..........

- Người kiểm tra ..........

5. Tên hộ khai thác: Chức vụ, ký tên, đóng dấu.

Ghi chú:

(1) - Tên cơ quan có thẩm quyền cấp phép

(2) - Tên hộ khai thác.

PHỤ LỤC SỐ 6

Mẫu: Bìa ngoài

2 cm

3 cm

2cm

2 cm

2 cm

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (*1)

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ (*2)

ĐỀ ÁN (*3)

THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT (*4)

(Hoặc Đề án thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất)

............................................................................ (*5)

(Tên của Đề án ghi đúng quyết định được phê duyệt)

Địa danh (tỉnh, thành phố), tháng/năm (*6)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (*1)

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ (*2)

BÁO CÁO (*3)

KẾT QUẢ THĂM DÒ ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT (*4)

(hoặc Đề án thăm dò – khai thác nước dưới đây)

............................................................................ (*5)

(Tên của Đề án ghi đúng quyết định được phê duyệt)

Địa danh (tỉnh, thành phố), tháng/năm (*6)

 

 (*1) VnTimeH, cỡ 13, in thường

(*2) VnTimeH, cỡ 13, in đậm

(*3) Vn TimeH, cỡ 20, in đậm

(*4) Vn TimeH, cỡ 18, in đậm

(*5) Vn TimeH, cỡ 16, in đậm

(*6) Vn TimeH, cỡ 13, in đậm

Tháng/năm: ghi số

Mẫu: Bìa trong

2 cm

3 cm

2cm

2 cm

2 cm

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (*1)

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ (*2)

ĐỀ ÁN (*3)

THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT (*4)

(Hoặc Đề án thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất)

............................................................................ (*5)

(Tên của Đề án ghi đúng quyết định được phê duyệt)

Địa danh (tỉnh, thành phố), tháng/năm (*6)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (*1)

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ (*2)

BÁO CÁO (*3)

KẾT QUẢ THĂM DÒ ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT (*4)

(hoặc Đề án thăm dò – khai thác nước dưới đây)

........................................................................... (*5)

(Tên của Đề án ghi đúng quyết định được phê duyệt)

Địa danh (tỉnh, thành phố), tháng/năm (*6)

 

CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ (*1)

Thủ trưởng ký tên, đóng dấu

 

ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN (*1)

Thủ trưởng ký tên, đóng dấu

 

 (*1) VnTimeH, cỡ 13, in thường

(*2) VnTimeH, cỡ 13, in đậm

(*3) Vn TimeH, cỡ 20, in đậm

(*4) Vn TimeH, cỡ 18, in đậm

(*5) Vn TimeH, cỡ 16, in đậm

(*6) Vn TimeH, cỡ 13, in đậm

Tháng/năm: ghi số

 

BỐ CỤC, NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG MỤC CỦA BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
(Đối với quy mô khai thác nhỏ hơn 1000m3/ngày)

Mở đầu:

Phần mở đầu nêu cơ sở pháp lý của việc thăm dò nước dưới đất, yêu cầu nước, mục đích sử dụng, vị trí cấp nước, phạm vi thăm dò, tầng chứa nước thăm dò.

Chương 1: Điều kiện địa lý tự nhiên

1. Vị trí địa lý.

2. Khí tượng, thủy văn

3. Dân sinh kinh tế

Chương 2: Phương pháp, khối lượng, hiệu qua công tác thi công

1. Công tác thu thập tài liệu

2. Công tác khảo sát thực địa, điều tra hiện trạng khai thác, nhiễm bẩn

3. Công tác khoan và kết cấu giếng

4. Công tác bơm rửa và hút nước thí nghiệm.

7. Công tác lấy mẫu và phân tích mẫu

8. Công tác bảo vệ môi trường (chèn lấp các lỗ khoan, hố đào sau khi hoàn thành việc thăm dò).

Chương 3: Đặc điểm địa chất thuỷ văn khu vực thăm dò

- Mô tả đặc điểm chung về điều kiện địa chất thủy văn trong khu vực:

Các tầng chứa nước, diện tích phân bố, chiều sâu phân bố, thành phần thạch học, đặc tính chứa nước, dẫn nước, chiều sâu mực nước, biến đổi mực nước;

- Đánh giá mức độ chứa nước qua tài liệu bơm hút nước thí nghiệm;

- Chất lượng nước dưới đất và mặt nước; So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam;

- Các lớp thấm nước yếu và cách nước: Diện tích, chiều sâu phân bổ, thành phần thạch học, thành phần hạt, đánh giá mức độ cách nước của chúng.

Chương 4: Tính toán các thông số địa chất thủy văn và dự báo mực nước hạ thấp

1. Tính toán thông số địa chất thủy văn theo tài liệu hút nước.

2. Tính toán hiệu suất giếng theo tài liệu bơm giật cấp.

3. Dự kiến sơ đồ khai thác và tính toán trữ lượng khai thác:

+ Hiện trạng khai thác nước;

+ Lựa chọn lưu lượng và dạng công trình khai thác;

+ Bố trí công trình khai thác;

+ Tính toán mực nước hạ thấp dự báo tại các công trình khai thác dự kiến và các công trình đang khai thác.

Chương 5: Đánh giá chất lượng nước

Đánh giá chất lượng nước về các mặt vật lý, hóa học, vi sinh, nhiễm bẩn. Tính toán dự báo biến đổi chất lượng nước.

Chương 6: Đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế tới NDĐ và ảnh hưởng của việc khai thác nước tới môi trường như xâm nhập mặn, gia tăng nhiễm bẩn....

Chương 7: Tính toán hiệu quả kinh tế

Kết luận và kiến nghị: sơ đồ khai thác, lưu lượng giếng, đới bảo vệ vệ sinh.

BỐ CỤC, NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG MỤC CỦA BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
(Đối với quy mô khai thác bằng và lớn hơn 1000m3/ngày)

Mở đầu:

Nêu cơ sở pháp lý cho việc thăm dò (đề án đã được phê duyệt), lượng nước yêu cầu, mục đích sử dụng, hiện trạng cấp nước của khu vực, vị trí cần cấp nước, vùng thăm dò, đối tượng thăm dò, chủ đầu tư, cơ quan thăm dò.

Chương I: Điều kiện địa lý tự nhiên

1. Vị trí địa lý.

2. Địa hình địa mạo.

3. Khí tượng thủy văn.

4. Giao thông.

5. Phân bố dân cư.

6. Các cơ sở kinh tế – xã hội của vùng.

Chương 2: Khối lượng, phương pháp, hiệu quả công tác thi công

1. Công tác thu thập tài liệu.

2. Công tác đo vẽ địa chất thủy văn.

3. Công tác đo thủy văn, điều tra hiện trạng khai thác, hiện trạng nhiễm bẩn.

4. Công tác địa vật lý.

5. Công tác khoan, đào.

6. Công tác bơm và thí nghiệm.

7. Đánh giá các thông số dẫn nước và chứa nước của đất đá.

8. Công tác lấy mẫu và phân tích mẫu.

9. Công tác trắc địa.

10. Công tác quan trắc.

11. Công tác bảo vệ môi trường (chèn lấp các lỗ khoan, hố đào sau khi hoàn thành việc thăm dò thu thập tài liệu).

Chương 3: Đặc điểm địa chất khu vực thăm dò

A. Địa tầng:

Mô tả đặc điểm các phân vị địa tầng trong khu vực, cơ sở phân chia địa tầng, quan hệ giữa các phân vị địa tầng.

B. Kiến tạo:

Đặc điểm cấu tạo, kiến tạo: Các yếu tố về cấu tạo (thế nằm của các lớp đất đá, các uốn nếp, đứt gẫy...), các giai đoạn hoạt động kiến tạo, các tầng cấu trúc.

C. Lịch sử phát triển địa chất khu vực: Đặc điểm lịch sử phát triển địa chất trong các giai đoạn.

Chương 4: Đặc điểm địa chất thủy văn khu vực thăm dò

Mô tả đặc điểm của chúng về điều kiện địa chất thủy văn trong khu vực thăm dò.

- Đặc điểm các tầng chứa nước:

+ Diện tích, chiều sâu phân bố, thành phần thạch học, đặc tính chứa, dẫn nước;

+ Đặc trưng về thủy động lực và động thái nước dưới đất của từng tầng chứa nước và của tầng chứa nước chính;

+ Nguồn cung cấp, vùng cấp, vùng thoát, hướng vận động, quan hệ của nước dưới đất với nước mặt, nước mưa và với các tầng chứa nước khác; quy luật biến đổi mực nước, thành phần hóa học của nước; các biên thủy động lực của nước dưới đất và các yếu tố động thái khác;

+ Các lớp thấm nước yếu và cách nước: Diện tích, chiều sâu phân bố, chiều dày, thành phần thạch học nham tướng, tính chất thấm khả năng nén lún.

Chương 6: Tính toán các thông số địa chất thủy văn và lựa chọn các thông só tính toán

Chương 7: Dự kiến sơ đồ khai thác và tính toán trữ lượng khai thác

1. Hiện trạng khai thác nước.

2. Lựa chọn lưu lượng và dạng công trình khai thác.

3. Bố trí công trình khai thác.

4. Các điều kiện biên và các thông số tính trữ lượng.

5. Tính toán trữ lượng:

- Sơ đồ hóa trường thấm;

- Lựa chọn phương pháp tính trữ lượng: cơ sở chọn phương pháp tính trữ lượng (mục tiêu trữ lượng, đặc tính thủy động lực, phương pháp đánh giá trữ lượng);

- Tính toán trữ lượng động, trữ lượng tĩnh;

- Tính toán trữ lượng khai thác theo các sơ đồ bố trí công trình dự kiến lựa chọn và theo các phương pháp được lựa chọn.

Chương 8: Đánh giá chất lượng nước

- Đánh giá chất lượng nước nước mặt, chất lượng nước dưới đất thuộc các tầng chứa nước, đặc biệt là của tầng chứa nước khai thác về các phương diện vật lý, hóa học, vi sinh, nhiễm bẩn. So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam về nguồn nước cấp cho ăn uống sinh hoạt và các nhu cầu khác của hộ dùng nước. Tính toán dự báo biến đổi chất lượng nước.

Chương 9: Đánh giá tác động môi trường

Trong chương này cần phải đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế tới nước dưới đất và ảnh hưởng của khai thác nước tới môi trường như sụt lún mặt đất, xâm nhập mặn, gia tăng nhiễm bẩn....

Thiết kế đới phòng hộ vệ sinh và giếng quan trắc.

Chương 10: Phân cấp trữ lượng

Chương 11: Tính toán hiệu quả kinh tế

Kết luận và kiến nghị

Đề nghị sơ đồ khai thác, trữ lượng khai thác, đới bảo vệ vệ sinh nguồn nước, mạng quan trắc động thái nước dưới đất, các công tác cần tiếp tục.

PHỤ LỤC SỐ 7

Bộ, Ngành hoặc UBND (tỉnh, huyện)

(1)

Số:..........................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày..... tháng..... năm......

ĐƠN XIN HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Kính gửi: (Tên cơ quan cấp phép) (2)

- Tên tổ chức, cá nhân xin phép (1), thuộc Bộ (Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố).

- Địa chỉ.................., số điện thoại:..............., Fax................, được thành lập theo quyết định số .........., ngày........., tháng......... năm........ của (tên Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra Quyết định), có nhiệm vụ........ (nêu rõ trong đó có nhiệm vụ khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất). Chúng tôi có đủ cơ sở kỹ thuật và năng lực chuyên môn để hành nghề khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất quy mô...... (nhỏ, hoặc vừa và nhỏ, hoặc quy mô lớn).

Vậy đề nghị (2) xem xét và cấp giấy phép hành nghề cho (1). Chúng tôi hứa chấp hành đúng quy trình kỹ thuật khoan và các quy định về bảo vệ nguồn nước dưới đất, môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan khác.

 

Tên tổ chức, cá nhân xin phép

(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên chủ tổ chức xin hành nghề

(2) Tên cơ quan quản lý tài nguyên nước:

Cấp Trung ương: - Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cấp địa phương: - UBND tỉnh.

PHỤ LỤC SỐ 8

Bộ, Ngành hoặc UBND (tỉnh, huyện)

(1)

Số:..........................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày..... tháng..... năm......

BẢN TƯỜNG TRÌNH NĂNG LỰC KỸ THUẬT

1. Nguồn nhân lực:

- Giám đốc: Họ tên, trình độ chuyên môn, số năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề.

- Phó Giám đốc: Họ tên, trình độ chuyên môn, số năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề.

- Người chỉ đạo kỹ thuật: Họ tên, trình độ chuyên môn, số năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề.

Tổng số người của đơn vị: ........ người, gồm:

- Số người có trình độ trên đại học: ........ người

- Số người có trình độ đại học: .......... người

(nêu rõ số người có chuyên môn địa chất thủy văn, địa chất, khoan)

- Số công nhân: ......... người.

2. Máy, thiết bị chủ yếu:

Tên máy, thiết bị

Mã số, nước sản xuất

Đường kính

khoan lớn nhất (mm)/chiều sâu khoan lớn nhất (m)

Số lượng (cái)

Khoan tay các loại

 

 

 

Khoan máy (xe khoan + máy khoan)

 

 

 

Máy bơm

 

 

 

Máy nén khí

 

 

 

Các thiết bị khác

 

 

 

3. Các công trình đã thực hiện trong 2 năm qua:

(Bao gồm các nội dung: Tên công trình, vị trí, công suất,......).

 

Tên tổ chức, cá nhân xin phép

(ký tên, đóng dấu)

 

THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
------------

No.05/2003/QD-BTNMT

Hanoi, September 4, 2003

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON LICENSING THE UNDERGROUND WATER EXPLORATION, EXPLOITATION AND DRILLING PRACTICE

THE MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT

Pursuant to the May 20, 1998 Water Resource Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 179/1999/ND-CP dated December 30, 1999 stipulating the implementation of the Water Resource Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 91/2002/ND-CP dated November 11, 2002 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;
At the proposals of the directors of the Water Resource Management Department and the Legal Department,

DECIDES:

Article 1. To promulgate together with this Decision the Regulation on licensing the underground water exploration, exploitation and drilling practice.

Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication on the Official Gazzete.

This Decision replaces Decision No. 357/NN-QLN/QD dated March 13, 1997 of the Minister of Agriculture and Rural Development promulgating the provisional Regulation on the implementation of the regime of licensing the underground water exploration, exploitation and drilling practice and the registration of underground water exploitation projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT




Mai Ai Truc

 

REGULATION

ON LICENSING THE UNDERGROUND WATER EXPLORATION, EXPLOITATION AND DRILLING PRACTICE
(Promulgated together with Decision No. 05/2003/QD-BTNMT dated September 4, 2003 of the Minister of Natural Resources and Environment)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Regulation prescribes the licensing of the underground water exploration and exploitation and the drilling practice, except for mineral water and natural thermal water.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Regulation shall apply to Vietnamese and foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as organizations and individuals for short) that are engaged in activities of exploring, exploiting and/or drilling underground water.

Article 3. Interpretation of terms

In this Regulation, the following words and phrases are construed as follows:

1. Underground water (subterranean water) means water existing in water-holding layers beneath the surface of the ground.

2. Mineral water means a type of underground natural water, possibly open on the ground in some places, which contains a number of biologically active compounds of high concentration in compliance with the Vietnamese standards or international standards permitted by the Vietnamese State for application.

3. Natural thermal water means underground natural water, possibly open on the ground in some places, which is always of a certain temperature in compliance with the Vietnamese standards or international standards permitted by the Vietnamese State for application.

4. Exploration of underground water means the combined use of various geological survey methods to appraise and determine the deposit and quality of underground water and to forecast the environment impacts on a given area, which may be caused by water exploitation, aiming to serve the designing of water exploitation projects with set outputs.

5. Exploration-cum-exploitation of underground water means the exploration of underground water whereby, in the exploration process, one or some of drilling holes are structured into and used as exploitation wells.

6. Underground water exploitation projects mean drilled wells, dug wells, caves or water exploitation corridors or open-air spots of underground water, which are built or used for underground water exploitation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Medium-sized exploitation projects mean projects with exploitation outputs of between 1,000 m3/day and night and 5,000 m3/day and night.

9. Large-sized exploitation projects mean projects with exploitation outputs exceeding 5,000 m3/day and night.

10. Exploitation areas mean areas where underground water exploitation projects are located, including areas where the underground water level is lowered due to the exploitation projects' water pumping and drainage.

Article 4. Competence to grant, extend licenses, adjust the contents thereof, and revoke licenses

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall grant, extend licenses, adjust the contents thereof, and revoke licenses in the following cases:

a) Underground water exploration and exploitation, for projects with exploitation outputs of 1,000 m3/day and night or over;

b) Practice of drilling underground water in two or more provinces.

2. The People's Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter collectively referred to as provincial-level People's Committees) shall grant, extend licenses, adjust the contents thereof, and revoke licenses in the following cases:

a) Underground water exploration and exploitation, for projects with exploitation outputs of less than 1,000 m3/day and night;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5. Agencies receiving and managing dossiers and licenses

1. The agencies receiving and managing dossiers and licenses include:

a) At the central level: the Water Resource Management Department of the Ministry of Natural Resources and Environment;

b) At the local level: the Natural Resource and Environment Services under the People's Committees of the provinces or centrally-run cities.

2. The dossier-receiving agencies shall have to archive dossiers and licenses for underground water exploration, exploitation and drilling practice.

3. The licenses for underground water exploration, exploitation or drilling practice shall be recorded in the license registration books, archived in the databases of the dossier-receiving agencies for monitoring and periodical publicization on a national scale.

Chapter II

LICENSING OF UNDERGROUND WATER EXPLORATION AND EXPLOITATION

Article 6. Principles for licensing of underground water exploration and exploitation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Underground water of good quality shall be prioritized for people's daily-life needs;

2. The volume of underground water permitted for exploitation in an area must not exceed the exploitable deposit;

3. Where the exploitable deposit of underground water has been reached in an exploitation area, the scope of exploitation must not be expanded unless man-made supplementation is effected.

Article 7. Cases of underground water exploration and exploitation not subject to permission

1. Family-based exploitation of underground water for daily-life needs, agricultural production, forestry, aquaculture, handicraft production or other purposes.

2. Exploitation of underground water from drilled wells, dug wells or other kinds of exploitation projects in replacement of drilled wells, dug wells or projects which have been damaged or have their exploitation capacity decreased, their exploitation output and water level lowered below the permissible limit, which are located within exploitation areas licensed for exploitation by competent State bodies.

Article 8. Order and procedures for licensing underground water exploration

1. Organizations and individuals applying for underground water exploration licenses shall submit dossiers to the dossier-receiving agencies according to the decentralization prescribed in Article 5 of this Regulation. A dossier comprises:

a) An application for underground water exploitation, made according to a set form;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) The underground exploration scheme, for projects with an output of 100m3/day and night or over.

d) A copy of the land use right certificate for the to-be- explored site, or the written permission of the local People's Committee for the use of land for exploration.

2. The order of licensing underground water exploration is prescribed below:

a) Within 10 (ten) days after receiving the dossiers, the dossier-receiving agencies shall have to examine the dossiers. If dossiers are not yet valid, they shall ask the submitting organizations and individuals to supplement or re-compile them.

b) Within thirty (30) days after receiving the complete and valid dossiers as prescribed in Clause 1 of this Article, the dossier-receiving agencies shall have to evaluate them, conduct field inspection, submit the schemes to competent authorities for consideration and decision to approve the schemes and grant underground water exploration licenses. In cases where licensing conditions are not fully met, they shall return the dossiers and clearly notify the applicants of the reasons for the return.

c) Upon completion of the exploration or exploration-cum-exploitation, the applying organizations or individuals shall have to submit the reports on exploration results, made according to a set form, to the dossier-receiving agencies for evaluation and submission to competent authorities for consideration and approval.

Article 9. Order and procedures for licensing underground water exploitation

1. Organizations and individuals applying for underground water exploitation licenses shall submit dossiers to the dossier-receiving agencies according to the decentralization prescribed in Article 5 of this Regulation. A dossier comprises:

a) An application for underground water exploitation, made according to a set form;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) The map of the area and location of the underground water exploitation project with a scale of between 1/50,000 and 1/25,000, made according to a set form;

d) The result of underground water quality assessment conducted by a competent State body or a laboratory permitted by the competent State body;

e) The report on the completed construction of wells (for projects with an output of less than 100 m3/day and night);

f) The report on the result of underground water deposit exploration and appraisal (for projects with an output of 100 m3/day and night or more) made according to a set form;

g) A copy of the land use right certificate for the place where the exploitation well is located. If the land where the exploitation well is located does not fall under the land use right of the exploiting organization or individual, there must be a written agreement between the exploiting organization or individual and the organization or individual having the land use right, certified by the concerned local People's Committee.

2. Order of licensing underground water exploitation is prescribed below:

a) Within 10 (ten) days after receiving the dossiers, the dossier-receiving agencies shall have to examine them. If dossiers are not yet valid, they shall ask the submitting organizations or individuals to supplement or re-compile them.

b) Within thirty (30) days after receiving the complete and valid dossiers as prescribed in Clause 1 of this Article, the dossier-receiving agencies shall have to evaluate the dossiers, conduct field inspection, submit the schemes to competent authorities for consideration, decision to grant underground water exploitation licenses for projects of exploration-cum-exploration, or to permit the construction of water exploitation projects for cases where the projects have been explored but the exploitation wells have not yet been constructed.

c) After completing the construction of exploitation wells and exploitation pumping test, the exploiting organizations or individuals shall have to submit dossiers of exploitation wells and documents on the exploitation pumping test to the dossier-receiving agencies. Within 10 (ten) days after receiving the dossiers, the dossier-receiving agencies shall consider and submit them to competent authorities for granting official water exploitation licenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10. Valid duration, extension and adjustment of contents of underground water exploration licenses

1. The valid duration of underground water exploration licenses is between 1 (one) year and 3 (three) years, depending on the exploitation scale and hydro-geological complexity of the to be-explored areas.

2. In cases where it is necessary to prolong the exploration duration prescribed in the licenses, the exploring organizations or individuals shall have to make applications for extension. The extended period shall not exceed 1 (one) year.

3. The adjustment of contents of underground water exploration licenses may be effected in the following cases:

a) There is disparity between the actual hydro-geological structure and the anticipated one;

b) The ground conditions do not permit the construction of a number of items, thus necessitating the relocation of exploration projects;

c) The volume of major exploration items (drilling, pumping) increases by over 10% over the approved volume.

Article 11. Valid duration, extension and adjustment of contents of underground water exploitation licenses

1. The valid duration of underground water exploitation licenses shall not exceed 15 (fifteen) years. When granting such licenses, the licensing agencies shall decide on the valid duration thereof suitable to the practical conditions of each area.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The adjustment of contents of underground water exploitation licenses shall be effected in the following cases:

a) Water sources are insufficient to ensure the normal supply of water;

b) The water exploitation causes ground surface sinking, salinization of or serious pollution to underground water sources;

c) Due to common requirements, the total volume of exploited water increases but no additional water source exists or no additional measure can be taken.

Article 12. Suspension and revocation of underground water exploration and exploitation licenses

Underground water exploration and/or exploitation license may be revoked or suspended in the following cases:

1. Organizations and individuals exploring and/or exploiting underground water violate the provisions in their licenses, the provisions in Article 23 of the Water Resource Law, and other relevant law provisions;

2. Organizations and individuals exploring and/or exploiting underground water are dissolved or declared bankrupt;

3. Licenses are granted ultra vires;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. When competent State bodies deem it necessary to revoke, or suspend the validity of, licenses for defense or security reasons or in the national or public interests.

6. The underground exploration and/or exploitation causes such serious consequences as ground sinking, salinization or pullution of underground water sources.

Article 13. Responsibilities and powers of organizations and individuals licensed to explore underground water

Organizations and individuals licensed to explore underground water shall have the following responsibilities and powers:

1. To conduct exploration according to the schemes already approved by competent State bodies;

2. To comply with the provisions of this Regulation and other relevant law provisions;

3. To supply truthful information on the exploration situation upon inspection by the water resource management agency.

4. To pay compensation for damage caused by the underground water exploration;

5. To pay a fee for the underground water exploration licensing according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizations and individuals licensed to exploit underground water shall have the following responsibilities and powers:

1. To exploit water according to the provisions of their licenses;

2. To comply with the provisions of this Regulation and other relevant law provisions;

3. To supply truthful relevant information on the water exploitation situation upon inspection by the water resource management agency;

4. To report in a timely manner to the licensing agencies when detecting big changes in the volume and quality of underground water and the surrounding environment;

5. To pay a fee for the underground water exploitation licensing and natural resource tax according to law provisions.

6. To be considered for compensation according to law provisions when competent State bodies suspend the validity of their licenses for defense or security reasons or in the national or public interests.

Chapter III

LICENSING THE UNDERGROUND WATER DRILLING PRACTICE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizations and individuals practicing the underground water drilling must satisfy the following conditions:

1. Professional capability of technicians:

a) For the practice of drilling with hand-operated drills, shallow holes of a diameter of under 60 mm, the persons with prime technical responsibility must have at least an intermediate geological degree, one year's experience in the practicing domain or must be workers having 3/7-grade or equivalent skills and at least three years' experience in the practicing domain; have the capability of designing and directing the construction of water exploration and exploitation wells;

b) For the practice of drilling with hand-operated drills holes of a diameter of up to 110 mm, the chief technicians must be geological engineers having at least one year's experience or be intermediate geological degree holders having at least three years' experience in the practicing domain; have the capability of designing and directing the construction of water exploration, exploitation wells; be knowledgeable about the water-holding layer separation and underground water protection; have the capability of reporting on the results of small-sized underground water exploration and/or exploitation;

c) For the practice of drilling for medium-and large-sized projects with industrial drilling machines, the chief technicians must have at least the degree of senior hydro-geological engineer; have the capability of drawing up schemes on exploration, designing of the system of drilled exploitation wells, directing the construction and making reports on the results of exploration and appraisal of underground water deposits; be knowledgeable about hydro-geological conditions of the region; and are nominated in writing by the concerned units' heads.

2. Drilling machines and equipment must ensure technical properties and labor safety according to the current regulations.

Article 16. Order and procedures for licensing the underground water drilling practice

1. Organizations and individuals applying for underground water drilling practice license shall submit dossiers to the dossier-receiving agencies according to the decentralization prescribed in Article 5 of this Regulation. A dossier consists of:

a) An application for an underground water drilling practice license, made according to a set form;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) A written description of the technical capability, made according to a set form.

2. Order of licensing the underground water drilling practice is prescribed below:

a) Within 10 (ten) days after receiving the dossiers, the dossier-receiving agencies shall have to examine them. If dossiers are not yet valid, they shall ask the submitting organizations or individuals to supplement or re-compile them.

b) Within 30 (thirty) days after receiving the complete and valid dossiers, the dossier-receiving agencies shall evaluate the dossiers, inspect the actual capability of the applying organizations and individuals, submit them to competent authorities for granting licenses. If the applicants fail to meet all conditions for licensing, the dossier-receiving agencies shall return the dossiers to them, clearly stating the reasons for the return.

Article 17. Responsibilities and powers of organizations and individuals licensed to practice the underground water drilling

Organizations and individuals licensed to practice the underground water drilling shall have the following responsibilities and powers:

1. To comply with the drilling process and techniques, the provisions in their licenses and the regulations on the protection of underground water;

2. To annually report to the licensing agencies on the drilling for underground water exploration and/or exploitation;

3. Not to drill for underground water exploration or exploitation for organizations and individuals not yet licensed to explore or exploit underground water;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18. Valid duration of underground water drilling practice licenses

1. The valid duration of underground water drilling practice licenses shall not exceed 5 (five) years. The extended period shall not exceed 3 (three) years.

2. Three months before their licenses expire, organizations and individuals wishing to continue their practice shall have to compile dossiers of application for extension of their licenses. A dossier comprises: a list of projects they have been engaged in drilling; a report on changes in their professional personnel and equipment.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 19. Organization of implementation

1. The director of the Water Resource Management Department and the directors of the provincial/municipal Natural Resources and Environment Services shall have to implement and supervise the implementation of this Regulation.

2. Organizations and individuals that commit violations of this Regulation shall all be handled according to law provisions.

3. If facing any problems in the course of implementation, organizations and individuals should report them in writing to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and settlement

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT




Mai Ai Truc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decision No. 05/2003/QD-BTNMT of September 4, 2003, promulgating the regulation on licensing the underground water exploration, exploitation and drilling practice

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.281

DMCA.com Protection Status
IP: 44.211.24.175
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!