Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khôngsố Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Vương quốc Thái Lan Người ký:
Ngày ban hành: 30/10/1991 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC THÁI LAN VỀ KHUYẾN KHÍCH VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ

Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan, sau đây được gọi là các Bên ký kết;

Nhận thức rằng quan hệ hợp tác láng giềng tốt trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại thông qua đầu tư sẽ thúc đẩy phát triển tiến bộ vì lợi ích của nhân dân hai nước;

Mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước, đặc biệt cho đầu tư vốn của các công dân và công ty của nước này trên lãnh thổ của nước kia trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi;

Nhận thức rằng việc khuyến khích và bảo hộ lẫn nhau đối với đầu tư đó và đầu tư theo hiệp định quốc tế sẽ làm tăng sự thịnh vượng ở cả hai nước;

Đã thoả thuận như sau:

Điều 1

Với mục đích của Hiệp định này:

1. Thuật ngữ công dân có nghĩa là bất kỳ tự nhiên nhân nào mang quốc tịch của một Bên ký kết theo luật hiện hành trên lãnh thổ của Bên ký kết đó;

2. Thuật ngữ các công ty có nghĩa là bất kỳ pháp nhân được liên hiệp hoặc thành lập theo luật hiện hành trên lãnh thổ của một Bên ký kết dù có hay không có trách nhiệm hữu hạn và dù có hay không có thu lợi nhuận bằng tiền;

3. Thuật ngữ đầu tư có nghĩa là mọi loại tài sản, cụ thể bao gồm, chứ không phải chỉ riêng:

a. Động sản, bất động sản và các quyền sở hữu khác như cầm cố, thế chấp hoặc thế nợ;

b. Các cổ phiếu, chứng khoán và phiếu ghi nợ của các công ty hay lãi thuộc sở hữu của các công ty đó;

c. Những khiếu nại về tiền hoặc về bất kỳ hoạt động nào theo hợp đồng có giá trị tài chính;

d. Các bản quyền sáng chế, nhãn hiệu thương mại, tên thương mại và đặc quyền kế nghiệp;

e. Tô nhượng thương mại theo luật định hoặc theo hợp đồng, kể cả như tô nhượng về nghiên cứu, nuôi trồng, chiết suất hoặc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

4. Thuật ngữ thu nhập có nghĩa là những khoản thu nhập được từ đầu tư và bao gồm, nhưng không phải là tất cả, lợi nhuận, lãi, lãi cổ phần, các khoản tăng vốn, từ bản quyền hoặc lệ phí.

5. Thuật ngữ lãnh thổ có nghĩa là lãnh thổ mà trên đó Bên ký kết có chủ quyền hoặc có quyền tài phán.

6. Thuật ngữ trưng thu bao gồm các hành vi quyền lực tương đương như trưng thu, cũng như các biện pháp quốc hữu hoá.

Điều 2.

1. Lợi ích của Hiệp định này sẽ chỉ áp dụng cho những trường hợp đầu tư vốn của các công ty của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia đã được chấp thuận cụ thể bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia.

2. Các công dân và công ty của một Bên ký kết sẽ phải xin sự chấp thuận đó đối với bất kỳ đầu tư vốn nào bất kể được tiến hành trước hay sau khi hiệp định này có hiệu lực

Điều 3.

1. Mỗi Bên ký kết, căn cứ vào luật pháp, kế hoạch và chính sách của mình, sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vốn của các công dân và công ty của Bên ký kết kia vào lãnh thổ của mình.

2. Đầu tư của các công dân hoặc công ty của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia sẽ được hưởng sự bảo hộ và an toàn thường xuyên cao nhất theo luật pháp của Bên ký kết kia.

Điều 4.

l.a. Đầu tư của các công dân hoặc của công ty của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia và các khoản thu nhập từ đầu tư sẽ được đối xử công bằng và thoả đáng và không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử đối với đầu tư và thu nhập của công dân và công ty của bất kỳ nước thứ ba nào.

b. Mỗi bên ký kết trên lãnh thổ của mình sẽ dành cho các công dân hoặc công ty của Bên ký kết kia trong việc quản lý, sử dụng, hưởng hoặc từ bỏ những đầu tư của họ, sự đối xử công bằng và thoả đáng phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và không kém thuận lợi hơn so với những điều mà Bên ký kết đó dành cho công dân hoặc công ty của bất kỳ nước thứ ba nào.

c. Tất cả các điều khoản của Hiệp định này liên quan đến việc cho hưởng sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với những điều dành cho công dân hoặc công ty của bất kỳ nước thứ ba nào sẽ được hiểu là sự đối xử như vậy sẽ được cho hưởng ngay và vô điều kiện.

2. Mỗi Bên ký kết sẽ tuân thủ thêm bất kỳ nghĩa vụ nào có liên quan đến đầu tư của công dân và công ty của Bên ký kết kia mà đã được thoả thuận giữa các Bên ngoài những điều đã quy định cụ thể trong Hiệp định này.

Điều 5.

Các điều khoản của Hiệp định này, liên quan đến việc cho hưởng sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho các công dân hoặc công ty của bất kỳ nước thứ ba nào, sẽ không được hiểu là bắt buộc một Bên ký kết phải dành cho các công dân và công ty của Bên ký kết kia những lợi ích của mọi sự đối xử, biệt đãi hoặc ưu đãi mà Bên ký kết đó có thể dành cho:

a. Thành lập hoặc mở rộng một liên minh thuế quan hoặc một khu vực tự do thương mại hoặc một khu vực thuế quan chung hoặc một liên minh tiền tệ hoặc một hiệp hội hợp tác kinh tế khu vực; hoặc

b. Thông qua một hiệp định có mục đích dẫn đến thành lập hoặc mở rộng một liên minh hoặc khu vực như vậy trong một khoảng thời gian hợp lý; hoặc

c. Bất kỳ thoả thuận nào đối với một nước thứ ba hoặc với các nước trong cùng khu vực địa lý nhằm thúc đẩy sự hợp tác khu vực trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, lao động, công nghiệp hoặc tiền tệ trong khuôn khổ của các dự án cụ thể; hoặc

d. Dành cho một cá nhân hoặc công ty quy chế "người được khuyến khích" theo luật pháp của Thái Lan hoặc của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về khuyến khích đầu tư; hoặc

e. Bất kỳ hiệp định hoặc thoả thuận quốc tế nào hoặc bất kỳ luật pháp trong nước nào, liên quan toàn bộ hoặc phần lớn đến việc đánh thuế.

Điều 6.

1.a. Trong mọi trường hợp khi đầu tư của một công dân hoặc công ty của một Bên ký kết phải chịu, trực tiếp hoặc gián tiếp, bất kỳ biện pháp trưng thu nào, thì công dân hoặc công ty đó sẽ được giành trên lãnh thổ của Bên ký kết kia sự đối xử thoả đáng và công bằng đối với các biện pháp như vậy. Một biện pháp như vậy sẽ không được thi hành ngoại trừ vì mục đích công và phải trả bồi thường. Bồi thường đó phải tương xứng, phải có khả năng thực hiện một cách hiệu quả, được tự do chuyển và phải được thực hiện không chậm trễ theo quy định của khoản 2, Điều 8.

b. Tính hợp pháp của bất cứ sự trưng thu nào và số lượng và phương thức thanh toán bồi thường sẽ phải được xem xét theo thủ tục luật pháp nhất định.

2. Trường hợp một Bên ký kết trưng thu tài sản của một công ty được liên hiệp hoặc thành lập theo luật hiện hành trên lãnh thổ của mình, và ở đó công dân hoặc công ty của Bên ký kết kia có cổ phần, Bên ký kết đó sẽ bảo đảm rằng các khoản của khoản 1 Điều này được áp dụng mở rộng ở mức độ cần thiết để đảm bảo bồi thường như được quy định đối với công dân hoặc công ty của Bên ký kết kia, những người là chủ của các cổ phần đó.

3. Trường hợp đầu tư của công dân hoặc công ty của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia bị thiệt hại do chiến tranh hoặc do xung đột vũ trang, cách mạng, tình trạng khẩn cấp, bạo loạn, khởi nghĩa hoặc bạo động trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, công dân hoặc công ty có liên quan sẽ được đối xử, liên quan đến việc hoàn trả, bồi thường hoặc các giải pháp khác, phù hợp với luật pháp quốc tế và trong mọi trường hợp, không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử trong hoàn cảnh như vậy dành cho công dân hoặc công ty của bất kỳ nước thứ ba nào.

4. Không ảnh hưởng đối với các quy định nêu trên của Điều này, các công dân và công ty của một Bên ký kết, đối với bất kỳ vấn đề nào được đề cập, sẽ được hưởng trên lãnh thổ của Bên ký kết kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với đối xử dành cho các công dân và công ty của bất kỳ nước thứ ba nào.

Điều 7.

Các công dân và công ty của một Bên ký kết có thể không được đòi hưởng lợi ích của chế độ đối xử quốc gia bằng cách đưa ra điều khoản nước được ưu đãi nhất như đã có trong Hiệp định này trừ khi Bên ký kết đó đồng ý trên cơ sở có đi có lại dành cho công dân và công ty của Bên ký kết kia được hưởng cùng sự đối xử đó.

Điều 8.

1. Mỗi Bên ký kết sẽ giành cho các công dân và công ty của Bên ký kết kia, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ trả thuế, được tự do chuyển:

a. Các khoản chia lời, lợi tức và các khoản thu nhập vãng lai khác;

b. Lệ phí thu từ những quyền lợi vô hình;

c. Những khoản trả định kỳ cho các khoản vay;

d. Thanh toán một phần hoặc toàn bộ các khoản đầu tư;

e. Bồi thường trả theo Điều 6;

f. Khoản thu nhập thông thường của các công dân Bên ký kết kia liên quan đến dự án đầu tư trên lãnh thổ của Bên ký kết này.

Mọi khoản chu chuyển theo Hiệp định này đều được thực hiện bằng đồng tiền chuyển đổi tự do với tỷ giá hối đoái chính thức ấn định trong ngày chu chuyển.

2. Trong những trường hợp thanh toán bồi thường những khoản tiền lớn theo Điều 6, bên ký kết Hiệp định hữu quan có thể đề nghị tiến hành chuyển theo nhiều đợt một cách hợp lý.

3. Trong tất cả những vấn đề nói ở Điều này mỗi Bên ký kết, trong bất kỳ trường hợp nào, sẽ dành cho các công dân và công ty của Bên ký kết kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với đối xử dành cho các công dân và công ty của bất kỳ nước thứ ba nào.

Điều 9.

1. Nếu Bên ký kết này hoặc một tổ chức được họ uỷ nhiệm thực hiện thanh toán cho công dân hoặc công ty theo chính sách bảo hiểm đối với những rủi ro phi thương mại mà họ cấp cho bất kỳ đầu tư vốn nào hoặc một phần đầu tư trên lãnh thổ của Bên ký kết kia thì Bên ký kết kia sẽ công nhận:

a. Sự uỷ nhiệm, theo luật pháp hoặc theo một giao dịch pháp lý, bất kỳ quyền khiếu nại nào từ công dân hoặc công ty cho Bên ký kết này hoặc cho tổ chức được uỷ nhiệm của họ.

b. Bên ký kết này hoặc tổ chức được uỷ nhiệm của họ được thế quyền trong việc thực hiện các quyền và theo đuổi những khiếu nại của công dân hoặc công ty liên quan.

2. Bên ký kết này hoặc tổ chức được quyền uỷ nhiệm của họ sẽ vì vậy mà có quyền đòi, nếu họ muốn vậy, các quyền hoặc khiếu nại trên tới mức độ như người có quyền tín nhiệm của họ có quyền.

3. Nếu Bên ký kết này giành được những khoản tiền trong số tiền hợp pháp của Bên ký kết kia hay các khoản tín dụng theo uỷ thác như nêu trong mục a của khoản 1 Điều này, Bên ký kết này hoàn toàn có thể sử dụng những khoản tiền và tín dụng đó để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.

Điều 10.

1. Các tranh chấp giữa các Bên ký kết liên quan tới việc giải thích và áp dụng hiệp định này, nếu có thể, sẽ được giải quyết thông qua trao đổi ý kiến hoặc thương lượng.

2. Nếu trong thời gian 6 tháng các Bên ký kết không giải quyết được tranh chấp, thì việc tranh chấp sẽ được đưa ra toà án trọng tài theo yêu cầu của một trong hai bên.

3. Toà án trọng tài sẽ được thành lập cho từng trường hợp cụ thể như sau:

a. Mỗi Bên ký kết sẽ chỉ định một thành viên, và hai thành viên đó sẽ chọn một công dân của một nước thứ ba làm chủ tịch Toà án, với sự chấp thuận của hai Bên ký kết.

b. Hai thành viên nói trên sẽ được chỉ định trong thời gian ba tháng và Chủ tịch Toà án trong thời gian bốn tháng, tính từ ngày Bên ký kết này thông báo cho Bên kia biết về đề nghị của mình đưa tranh chấp ra Toà án.

4. Nếu sau những thời gian ấn định theo khoản 3 của Điều này mà việc chỉ định không thực hiện được, thì mỗi Bên ký kết, trong trường hợp không có thoả thuận khác, có thể mời Chủ tịch Toà án quốc tế để tiến hành sự chỉ định cần thiết đó. Nếu Chủ tịch là công dân của một Bên ký kết, hoặc không thực hiện được chức năng nói trên, thì Phó chủ tịch sẽ được mời để tiến hành sự chỉ định cần thiết đó. Nếu Phó chủ tịch là công dân của một Bên ký kết, hoặc cũng không thực hiện được chức năng nói trên, thì thành viên nào của Toà án quốc tế ở cương vị cao nhất mà không phải là công dân của một Bên ký kết sẽ được mời để tiến hành sự chỉ định cần thiết.

5. a. Toà án trọng tài sẽ quyết định theo đa số phiếu. Quyết định có tính chất bắt buộc đối với cả hai bên;

b. Việc đưa ra luật lệ khác nhau liên quan đến các chi phí thuộc thẩm quyền của Toà án trọng tài, chi phí cho thành viên và đại diện trong tố tụng sẽ do mỗi Bên ký kết chịu, chi phí cho Chủ tịch và các chi phí còn lại sẽ chia đều cho hai Bên ký kết cùng chịu.

c. Đối với những vấn đề khác không quy định cụ thể trong mục a. và b. của khoản này, Toà án sẽ xác định thủ tục riêng của mình.

Điều 11

Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày Chính phủ hai Bên ký kết thông báo cho nhau bằng văn bản đã hoàn thành các thủ tục luật pháp cần thiết theo Hiến pháp của hai nước để Hiệp định có hiệu lực.

Hiệp định sẽ có hiệu lực trong thời hạn đầu tiên là 10 năm. Sau đó nó sẽ tiếp tục có hiệu lực không thời hạn, mỗi Bên ký kết có quyền chấm dứt Hiệp định, sau khi đã thông báo bằng văn bản cho bên kia sớm trước mười hai tháng, sau khi Hiệp định đã thực hiện được chín năm. Tuy nhiên đối với đầu tư đã được chấp thuận trong khi Hiệp định đang có hiệu lực, thì những điều khoản của Hiệp định vẫn có hiệu lực trong thời gian mười năm kể từ ngày kết thúc Hiệp định.

Những người có tên dưới đây được Chính phủ của các Bên uỷ quyền, ký Hiệp định này.

Hiệp định này được làm tại Băng Cốc ngày 30 tháng 10 năm 1991 bằng tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Anh, tất cả các bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau, thì văn bản tiếng Anh sẽ là bản chính xác nhất.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.166

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.166.98
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!