Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 55/2002/TT-BKHCNMT hướng dẫn thẩm định công nghệ và môi trường các Dự án đầu tư

Số hiệu: 55/2002/TT-BKHCNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Người ký: Chu Tuấn Nhạ
Ngày ban hành: 23/07/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 55/2002/TT-BKHCNMT

Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 55/2002/TT-BKHCNMT NGÀY 23 THÁNG 7 NĂM 2002 VỀ HƯỚNG DẪN THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 05 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sau đây gọi là Nghị định số 51/1999/NĐ-CP) và Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục A, B và C ban hành tại phụ lục kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường,
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành Thông tư này hướng dẫn thẩm định công nghệ và môi trường các Dự án đầu tư ở giai đoạn xem xét cấp phép đầu tư.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thẩm định công nghệ và môi trường các Dự án đầu tư

a) Thẩm định công nghệ các Dự án đầu tư là quá trình xem xét, đánh giá sự phù hợp của công nghệ đã nêu trong Dự án so với mục tiêu và nội dung của Dự án đầu tư trên cơ sở các chủ trương, chính sách, quy hoạch của Nhà nước tại thời điểm thẩm định Dự án.

b) Thẩm định môi trường các Dự án đầu tư là xem xét, đánh giá ảnh hưởng của Dự án tới môi trường, các biện pháp giảm thiểu các ảnh hưởng xấu đến môi trường theo các quy định hiện hành của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở kết quả xem xét, đánh giá ở các điểm a và b nói trên, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về việc có hay không nên cấp Giấy phép đầu tư (đối với Dự án đầu tư nước ngoài) hoặc Quyết định đầu tư, chấp nhận đầu tư (đối với Dự án đầu tư trong nước) cùng các vấn đề cần lưu ý (nếu có) đối với Chủ dự án.

2. Đối tượng thẩm định

a) Các Dự án đầu tư nước ngoài theo Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

b) Các Dự án đầu tư trong nước theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng

3. Nội dung thẩm định công nghệ và môi trường các Dự án đầu tư

a) Các sản phẩm do công nghệ tạo ra. Thị trường sản phẩm.

b) Lựa chọn công nghệ.

c) Thiết bị trong dây chuyền công nghệ.

d) Nguyên nhiên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất.

e) Lựa chọn địa điểm.

f) Chuyển giao công nghệ.

g) Ảnh hưởng của Dự án đối với môi trường.

h) Hiệu quả của Dự án.

i) Những vấn đề khác có liên quan (nếu có).

II. NỘI DUNG CHI TIẾT THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Trong Hồ sơ Dự án, cần thẩm định những nội dung sau:

1. Các sản phẩm do công nghệ tạo ra. Thị trường sản phẩm.

a) Dự báo nhu cầu thị trường (trong nước và ngoài nước) có tính đến các sản phẩm cùng loại, độ tin cậy của dự báo.

b) Dự báo thị phần của sản phẩm do công nghệ tạo ra, tỷ lệ xuất khẩu, các biện pháp tiếp thị.

c) Tính hợp lý về quy mô công nghệ, công suất cần thiết của thiết bị

d) Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

e) Khả năng cạnh tranh (về chất lượng, mẫu mã, giá thành) của sản phẩm do công nghệ tạo ra.

2. Lựa chọn công nghệ

a) Xem xét sự hoàn thiện của công nghệ: Công nghệ được áp dụng phải có tính ổn định, đã được thương mại hóa. Tuỳ loại sản phẩm và phương pháp sản xuất, sơ đồ công nghệ có thể khác nhau, nhưng đều phải thể hiện đầy đủ các công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra được các sản phẩm đã dự kiến cả về số lượng và chất lượng.

b) Xem xét mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ : Dây chuyền công nghệ đạt trình độ tiên tiến là dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá, được tổ chức theo phương pháp cơ giới hoá, trong đó ít nhất phải có 1/3 (một phần ba) các thiết bị tự động được điều khiển theo chương trình; trên dây chuyền sản xuất không có các khâu lao động thủ công nặng nhọc; dây chuyền sản xuất được bố trí trong không gian đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Hệ thống quản lý doanh nghiệp phải là hệ thống tiên tiến (tin học hoá một số khâu như: quản lý công nghệ, vật tư, tiếp thị...).

c) Khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến theo khát niệm dây chuyền công nghệ đạt trình độ tiên tiến nêu trên, nhưng trong một số trường hợp có thể ứng dụng công nghệ thích hợp đối với trình độ sản xuất và các điều kiện của nước ta hoặc của địa phương nơi tiến hành Dự án. Cần giải trình rõ những ưu điểm khi áp dụng công nghệ này và lý giải được tính thích hợp của công nghệ được áp dụng.

d) Lựa chọn công nghệ: Trong một Dự án đầu tư có thể có một hoặc nhiều phương án công nghệ. Nếu có nhiều phương án công nghệ, cần so sánh ưu nhược điểm của từng phương án và trên cơ sở xem xét tính hoàn thiện của công nghệ, mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ, tính thích hợp của công nghệ để nhận xét về phương án công nghệ đã được lựa chọn.

3. Thiết bị trong dây chuyền công nghệ:

a) Đánh giá sự phù hợp của thiết bị:

- Thiết bị trong dây chuyền công nghệ được xem xét trên cơ sở thiết bị đó có tính năng, chất lượng phù hợp với yêu cầu của công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng và số lượng như dự kiến.

- Thiết bị phải đồng bộ, nghĩa là Danh mục các thiết bị phải thể hiện khả năng thực hiện các công đoạn trong sơ đồ công nghệ, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng các sản phẩm. Cần lưu ý không để xảy ra trường hợp thiếu các thiết bị cần thiết cho dây chuyền sản xuất hoặc đưa vào Danh mục các thiết bị không thực sự cần thiết (điều này có thể xảy ra khi một bên tham gia góp vốn cho Dự án bằng thiết bị)

b) Đánh giá chất lượng của thiết bị:

Trên cơ sở Danh mục các thiết bị của Dự án đầu tư, cần xem xét

- Xuất xứ của thiết bị (nước sản xuất, công ty sản xuất)

- Năm chế tạo, ký mã hiệu của thiết bị.

- Các đặc tính, tính năng kỹ thuật.

- Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm do thiết bị sản xuất ra.

c) Phương thức mua sắm thiết bị: có đấu thầu hay không? Lý do?

d) Đánh giá mức độ mới của thiết bị:

Trong các Dự án đầu tư, khuyến khích sử dụng các thiết bị hoàn toàn mới. Trường hợp cần nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng thì phải theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật.

4. Nguyên nhiên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất

a) Xem xét khả năng khai thác, vận chuyển, lưu giữ nguyên vật liệu để cung cấp cho Dự án.

b) Xem xét chủng loại, khối lượng, giá trị các loại linh kiện, phụ tùng hoặc bán thành phẩm phải nhập ngoại để gia công, lắp ráp, sản xuất ra sản phẩm.

Xem xét tỷ lệ nội địa hoá và kế hoạch tăng tỷ lệ nội địa hoá.

c) Xem xét chủng loại, khối lượng, giá trị nguyên nhiên vật liệu phải nhập ngoại, khả năng sử dụng nguyên liệu tại địa phương và trong nước, khả năng sử dụng nguyên liệu ít gây ô nhiễm môi trường.

5. Lựa chọn địa điểm

a) Xem xét sự phù hợp của địa điềm thực hiện Dự án đối với dây chuyền công nghệ.

b) Xem xét đánh giá những thuận lợi và cản trở về mặt môi trường đối với địa điểm thực hiện Dự án.

c) Những lợi thế của địa điểm được lựa chọn so với các địa điểm khác.

6. Chuyển giao công nghệ

Nếu trong Dự án đầu tư có một hoặc nhiều nội dung sau đây (được gọi là nội dung chuyển giao công nghệ) thì cần yêu cầu Chủ dự án lập Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật (Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày
01/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ), các nội dung đó là:

a) Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp.

b) Chuyển giao các bí quyết về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ công nghệ, phần mềm máy tính (được chuyển giao theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ), thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao có kèm hoặc không kèm theo máy móc thiết bị.

c) Chuyển giao các giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.

d) Thực hiện các hình thức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ:

- Hỗ trợ kỹ thuật trong việc lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị.

- Tư vấn quản lý công nghệ, quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ được chuyển giao.

- Đào tạo huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững công nghệ được chuyển giao.

e) Cung cấp máy móc, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật kèm theo một hoặc một số nội dung nêu trên.

7. Ảnh hưởng của Dự án đối với môi trường

a) Xem xét các yếu tố tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường: Các nguồn gây ô nhiễm từ các công đoạn sản xuất, các loại chất thải rắn, lỏng, khí tạo ra trong quá trình sản xuất, v.v...

b) Xem xét nguy cơ tiềm ẩn sự cố môi trường.

c) Xem xét các biện pháp xử lý để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường.

d) Xếp loại Dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Dự án loại l) hoặc lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (Dự án loại II) căn cứ theo Thông tư số 490/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 04 năm 1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các Dự án đầu tư.

8. Hiệu quả của Dự án

Khi đánh giá hiệu quả của Dự án, trong đó có sự đóng góp của công nghệ, cần xem xét các khía cạnh sau:

a) Các lợi ích kinh tế - xã hội do Dự án mang lại (khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, mở rộng thị trường, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, lợi ích kinh tế của Chủ dự án, v.v...)

b) Xem xét tính khả thi của Dự án về mặt tài chính:

- Thời gian thu hồi vốn.

- Giá trị hiện tại thuần NPV (Net Present Value).

- Tỷ suất thu hồi nội bộ IRR (lnternal Rate of Return).

9. Những vấn đề khác có liên quan (nếu có)

Ngoài nhiệm vụ chính là thẩm định về công nghệ và môi trường, cũng cần lưu ý xem xét và có ý kiến nhận xét về những vấn đề khác có liên quan như:

a) Về mục tiêu của Dự án:

- Xem xét sự cần thiết phải đầu tư.

- Xem xét sự phù hợp của mục tiêu Dự án đối với các chủ trương, chính sách, quy hoạch của Nhà nước.

b) Lao động và đào tạo:

- Xem xét phương án sử dụng lao động trong các doanh nghiệp. Ưu tiên tuyển chọn lao động là người Việt Nam (trừ các vị trí đặc biệt cần thiết phải sử dụng lao động là người nước ngoài). Khuyến khích Dự án tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Việt Nam.

- Xem xét kế hoạch đào tạo (cả trong và ngoài nước) cho người lao động Việt Nam theo các nội dung, yêu cầu của các vị trí làm việc trong dây chuyền công nghệ.

c) An toàn và vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ:

- Xem xét về an toàn và vệ sinh lao động: các thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động, an toàn và vệ sinh lao động phù hợp với từng vị trí công việc trong dây chuyền công nghệ.

- Xem xét về phòng chống cháy nổ: Các thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy, nổ và các thiết bị cần thiết khác có liên quan phải được trang bị theo thiết kế phù hợp với các quy định hiện hành.

d) Năng lực chuyên môn, năng lực tài chính, tư cách pháp nhân của Chủ dự án, v.v.....

III. PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tuỳ theo yêu cầu đối với từng Dự án, có thể tiến hành thẩm định theo các phương pháp sau:

a) Chuyên viên tự thẩm định:

Phương pháp này áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Dự án đầu tư có nội dung công nghệ rõ ràng.

- Dự án có tính chuyên ngành hoặc ý kiến của các ngành có liên quan đã rõ.

- Chuyên viên thẩm định nắm vững lĩnh vực hoạt động của Dự án đầu tư.

b) Lấy ý kiến chuyên gia:

Phương pháp này áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Chuyên viên thẩm định tuy am hiểu về lĩnh vực hoạt động của Dự án đầu tư, nhưng chưa đủ thông tin. Cần tham khảo ý kiến chuyên gia để cập nhật thông tin.

- Nội dung công nghệ đòi hỏi phải có chuyên môn sâu, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trong ngành có liên quan để có thể có ý kiến nhận xét đầy đủ, chính xác về Dự án.

c) Tổ chức họp Hội nghị tư vấn:

Phương pháp này áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Dự án có tính liên ngành hoặc có phạm vi ảnh hưởng rộng.

- Dự án có những vấn đề phức tạp, còn có ý kiến khác nhau.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức thẩm định công nghệ và môi trường các Dự án đầu tư nhóm A và nhóm B (trừ các Dự án nhóm B được phân cấp) Văn phòng thẩm định Công nghệ và Môi trường các Dự án đầu tư là đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định.

2. Tổ chức quản lý Khoa học, Công nghệ và Môi trường của các Bộ, ngành và các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thẩm định công nghệ và môi trường đối với các Dự án đầu tư nhóm B hoặc C theo phân cấp hoặc uỷ quyền.

3. Các tổ chức Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Tổng Công ty 90, 91 thẩm định công nghệ và môi trường đối với các Dự án đầu tư nhóm B hoặc C theo phân cấp hoặc uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư số 1940/TT-BKHCNMT ngày 15 tháng 11 năm 1997 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thẩm định công nghệ các Dự án đầu tư trong giai đoạn xem xét cấp Giấy phép đầu tư.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để nghiên cứu, giải quyết.

 

 

Chu Tuấn Nhạ

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 55/2002/TT-BKHCNMT

Hanoi, July 23, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE TECHNOLOGICAL AND ENVIRONMENTAL EVALUATION OF INVESTMENT PROJECTS

Pursuant to the Government’s Decree No.22/CP of May 22, 1993 on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science, Technology and Environment;
Pursuant to the Government’s Decree No.24/2000/ND-CP of July 31, 2000 detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
Pursuant to the Government’s Decree No.51/1999/ND-CP of July 8, 1999 detailing the implementation of the Law on Domestic Investment Promotion (hereinafter called Decree No.51/1999/ND-CP) and Decree No.35/2002/ND-CP of March 29, 2002 amending and supplementing Lists A, B and C promulgated in the Appendix to Decree No.51/1999/ND-CP;
Pursuant to the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999 issuing the Regulation on Investment and Construction Management and Decree No.12/2000/ND-CP of May 5, 2000 amending and supplementing a number of articles thereof;
Pursuant to the Government’s Decree No.175/CP of October 18, 1994 guiding the implementation of the Law on Environment Protection,
The Ministry of Science, Technology and Environment issues this Circular guiding the technological and environmental evaluation of investment projects being at the stage of consideration for investment licenses.

I. GENERAL PROVISIONS

1. Technological and environmental evaluation of investment projects

a/ Technological evaluation of investment projects means the process of examining and assessing the compatibility of technologies mentioned in the projects with their objectives and contents on the basis of the State’s undertakings, policies and plannings available at the time of project evaluation.

b/ Environmental evaluation of investment projects means the examination and assessment of the projects impacts on the environment, and measures to minimize the adverse impacts on the environment according to the State’s current regulations on environment protection.

Based on the results of examination and assessment mentioned at Points a and b above, to propose the competent agencies to grant or not to grant investment licenses (for foreign investment projects) or to decide on or accept the investment (for domestic investment projects), and other matters (if any) which should be notified to the project owners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Foreign investment projects defined in the Government’s Decree No.24/2000/ND-CP of July 31, 2000 detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam.

b/ Domestic investment projects defined in the Government’s Decree No.51/1999/ND-CP of July 8, 1999 detailing the implementation of the Law on Domestic Investment Promotion, Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999 issuing the Regulation on Investment and Construction Management and Decree No.12/2000/ND-CP of May 5, 2000 amending and supplementing a number of articles of the Regulation on Investment and Construction Management.

3. Contents of the technological and environmental evaluation of investment projects

a/ Products of technologies and their outlets.

b/ Technology selection.

c/ Equipment in the technological chains.

d/ Raw materials, fuel, materials, components and spare parts for production.

e/ Location selection.

f/ Technology transfer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ The projects efficiency.

i/ Other relevant matters (if any).

II. DETAILS OF THE TECHNOLOGICAL AND ENVIRONMENTAL EVALUATION OF INVESTMENT PROJECTS

In a project dossier, the following contents should be evaluated:

1. Products of technology(ies) and their outlets

a/ Forecasts on the market (domestic and overseas) demand, taking into account products of the same kind and the forecasts reliability.

b/ Forecasts on the market shares of the technology’s products, their export percentages and marketing methods.

c/ The technological scale’s rationality and equipment’s required capacity.

d/ The products quality standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Technology selection

a/ Examining the perfection of technology(ies): The applied technology(ies) must show their stability and have already been commercialized. Depending on the kinds of product and production methods, the technological diagrams may vary but must fully demonstrate all processes of the production chain aiming to create products with expected quantity and quality.

b/ Examining the modernity of the technological chain: A modern technological chain is a specialized production chain organized by the mechanization method, in which at least 1/3 (one third) of automatic equipment is program-controlled and exist no hard manual-labor processes; the production chain is arranged in a space ensuring industrial hygiene, labor safety and environmental sanitation standards. The enterprise management system must be an advanced system (where a number of jobs are computerized, such as: technology and materials management, marketing...).

c/ Encouraging the application of modern technologies based on the above-mentioned concept of a modern technological chain. However, in a number of particular cases, technologies may be applied in compatibility with the production level and conditions of our country or localities where the projects are carried out. When such technologies are applied, their advantages and compatibility should be clearly explained.

d/ Selecting technology(ies): In an investment project, there may be one or many technological options. If there are many technological options, advantages and disadvantages of each option should be compared, and the perfection of technology(ies), the modernity of the technological chain as well as the technological compatibility should be examined, which shall serve as basis for commenting on the selected technological option.

3. Equipment in technological chains

a/ Evaluation of the equipment’s suitability:

- The equipment in a technological chain must be examined on the basis of their specifications and quality, which must meet the technological requirements in order to create products with expected quantity and quality.

- The equipment must be complete, that is the list of equipment must demonstrate the capability of implementing the processes in the technological diagram, meeting the quantitative and qualitative requirements of products. Attention should be paid to avoiding the lack of equipment necessary for the production chain or the inclusion of unnecessary equipment into the list (which may happen when one of the parties contributes capital to the project with equipment).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



On the basis of the list of equipment of an investment project, it is necessary to examine:

- The equipment’s origin (the manufacturing country and company).

- The equipment’s year of manufacture, sign and code.

- Its specifications and technical properties.

- The quality criteria of products turned out by the equipment.

c/ The equipment procurement method: bidding or not? reasons therefor?

d/ Assessment of the equipment’s novelty:

To encourage the use of brand-new equipment in the investment projects. Where it is necessary to import used equipment, such must strictly comply with the current law provisions.

4. Raw materials, fuel, materials, components and spare parts for production

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Examining the types, volume and value of components, spare parts or semi-finished products which must be imported for product processing, assembly or manufacture. Examining the localization rate and plan to raise this rate.

c/ Examining the types, volume and value of raw materials, fuel and materials, which must be imported, and the possibility of using local and domestic raw materials as well as raw materials which scarcely cause pollution to the environment.

5. Location selection

a/ Examining the project implementation location’s suitability with the concerned technological chain.

b/ Examining and assessing the environmental advantages and disadvantages for the project implementation location.

c/ Advantages of the selected location compared to others.

6. Technology transfer

If an investment project covers one or some of the following contents (called technology transfer contents), the project owner shall be requested to compile a technology transfer contract according to law provisions (the Government’s Decree No. 45/1998/ND-CP of July 1, 1998 detailing the technology transfer:

a/ Transfer of the right to own or use industrial property objects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Transfer of solutions to production rationalization and technology renewal.

d/ Provision of services in support of technology transfer:

- Providing technical support in technology selection, guiding equipment installation and trial operation of equipment chains.

- Providing consultancy on technology management, business management, and guiding the implementation of the transferred technological processes.

- Training and fostering workers, technicians and managerial cadres to raise their professional and managerial skills so that they may firmly grasp the transferred technology(ies).

e/ Supply of machinery, equipment and technical facilities together with one or some of the above-mentioned contents.

7. The project’s impacts on the environment:

a/ Examining factors which may adversely impact the environment: Polluting sources from production stages; solid, liquid and gaseous wastes discharged in the production process, etc.

b/ Examining the latent danger of environmental incidents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Categorizing projects for which reports on the assessment of environmental impacts must be elaborated (category-I projects) or written registration of compatibility with environmental standards must be made (category-II projects), on the basis of the Science, Technology and Environment Ministry’s Circular No. 490/TT-BKHCNMT of April 29, 1998 guiding the elaboration and evaluation of reports on the assessment of environmental impacts for investment projects.

8. The projects efficiency

When assessing a project’s efficiency, taking into account the technology’s contributions, it is necessary to examine the following aspects:

a/ The socio-economic benefits brought about by the project (the possibilities of generating new production capacity, new production and business lines and new products; expanding markets, creating jobs for laborers and remittances to the State budget, and economic benefits of the project owner, etc.)

b/ Examining the project’s financial feasibility:

- The time for capital recovery.

- The net present value (NPV).

- The internal rate of return (IPR).

9. Other relevant matters (if any)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The project’s objectives:

- Examining the investment’s necessity.

- Examining the compatibility of the projects objectives with the State’s undertakings, policies and plannings.

b/ Labor and training:

- Examining the enterprises employment plans. Giving priority to the recruitment of Vietnamese laborers (except for special positions which require foreign laborers). Encouraging projects, which create more jobs for Vietnamese laborers.

- Examining training plans (domestic and overseas) for Vietnamese laborers according to the contents and requirements of each position in the technological chain.

c/ Labor safety and hygiene, fire and explosion prevention and fighting:

- Examining labor safety and hygiene: labor protection equipment and devices, labor safety and hygiene, suited to each position in the technological chain.

- Examining fire and explosion prevention and fighting: equipment and devices for fire and explosion prevention, and other relevant necessary equipment, which must comply with the designs under current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. METHODS OF EVALUATING INVESTMENT PROJECTS

Depending on the requirements for each project, the evaluation may be conducted by one of the following methods:

a/ Evaluation by experts:

This method shall apply to the following cases:

- The investment project technological contents are clear.

- The project falls in a specific domain or the concerned branches opinions thereon are quite clear.

- The evaluators are knowledgeable about the field of operation of the investment project.

b/ Consulting specialists:

This method shall apply to the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The technological contents require profound professional knowledge and consultation with specialists in the relevant fields for adequate and accurate comments on the project.

c/ Organizing consultancy conferences:

This method shall apply to the following cases:

- The project is an inter-branch one or has wide-ranging impacts.

- The project involves complicated matters on which opinions remain divergent.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Science, Technology and Environment shall organize the technological and environmental evaluation of group-B and -C investment projects (except for the decentralized group-B projects). The Office in charge of technological and environmental evaluation of investment projects shall be the major unit to organize the evaluation.

2. The science, technology and environment-managing organizations of the ministries and branches, and the Science, Technology and Environment Services of the provinces and centrally-run cities shall organize the technological and environmental evaluation of group-B and -C investment projects as decentralized or authorized.

3. Industrial parks, export-processing zones, high-tech parks, corporations 90 and 91 shall conduct the technological and environmental evaluation of group-B and -C investment projects as decentralized or authorized to license the investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. This Circular takes effect 15 days after its signing and replaces Circular No.1940/TT-BKHCNMT of November 15, 1997 of the Ministry of Science, Technology and Environment guiding the technological evaluation of investment projects being at the stage of consideration for investment licenses.

2. If any problems, difficulties or obstacles arise in the course of implementation, they should be promptly reported to the Ministry of Science, Technology and Environment for study and settlement.

 

 

MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT




Chu Tuan Nha

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No.55/2002/TT-BKHCNMT of July 23, 2002 guiding the technological and environmental evaluation of investment projects

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.080

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.151.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!