BỘ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
552/QĐ-BTTTT
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT NĂM 2011 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số
187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 980/QĐ-BTTTT ngày 4 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông ban hành Chương trình triển khai công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật về thông tin và truyền thông giai đoạn 2008-2012;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch -
Tài chính, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ,
Giám đốc các Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Lưu: VT, Vụ PC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Hưng
|
KẾ HOẠCH
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2011 CỦA BỘ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 552/QĐ-BTTTT ngày 20/4/2011 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.
Mục đích
Nhằm
tăng cường hiệu quả công tác PBGDPL về Thông tin và Truyền thông, đưa công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ thực sự trở thành nhiệm vụ của toàn ngành,
được triển khai liên tục, đồng bộ, đi vào nề nếp, có trọng tâm, trọng điểm và
thống nhất trên phạm vi cả nước, góp phần đưa pháp luật về thông tin và truyền
thông thực sự đi vào cuộc sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của
cán bộ, nhân dân.
2.
Yêu cầu
2.1.
Bám sát nội dung, yêu cầu trong các văn bản chỉ đạo của Đảng, văn bản quy phạm
pháp luật của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, Chương trình triển khai
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thông tin và truyền thông giai đoạn
2008 – 2012;
2.2.
Tìm hiểu các yêu cầu thực tiễn trong các lĩnh vực thông tin và truyền thông để
triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có trọng tâm thiết
thực và phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền, phổ biến;
2.3.
Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các cán bộ,
công chức trong Bộ để công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt chất lượng
và hiệu quả cao, đa dạng về hình thức, cụ thể, chi tiết về nội dung;
2.4.
Huy động sự tham gia, đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh
vực về thông tin và truyền thông để công tác phổ biến giáo dục pháp luật về
thông tin và truyền thông đạt hiệu quả cao trên phạm vi cả nước, nhằm đưa pháp
luật về thông tin và truyền thông thực sự đi vào cuộc sống xã hội.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1.
Các văn bản quy phạm pháp luật cần tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật trong năm 2011
Trong
năm 2011, các cơ quan, đơn vị cần tập trung triển khai tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật đối với các văn bản chủ yếu sau:
1.1.
Luật Bưu chính, Luật Viễn thông, Luật Tần số Vô tuyến điện và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
Thời gian thực
hiện: Quý II-III/2011
1.2. Các văn bản
quy phạm pháp luật chuyên ngành thông tin và truyền thông mới ban hành cụ thể
theo từng lĩnh vực như sau:
- Lĩnh vực báo
chí: Tập trung phổ biến các quy định liên quan đến việc quản lý và cấp phép hoạt
động báo chí
Thời gian thực
hiện: Quý II/2011
- Lĩnh vực xuất
bản: Tập trung phổ biến các quy định về tổ chức và hoạt động in, đặt hàng xuất
bản phẩm sử dụng ngân sách và các quy định mới được ban hành trong lĩnh vực xuất
bản.
Thời gian thực
hiện: Quý II-III/2011
- Lĩnh vực Phát
thanh truyền hình và thông tin điện tử: Tập trung phổ biến các quy định mới về
quản lý trò chơi trực tuyến, quản lý hoạt động truyền hình trả tiền và các quy
định liên quan đến cấp phép hoạt động phát thanh truyền hình và thông tin điện
tử.
Thời gian thực
hiện: Quý II-III/2011
- Lĩnh vực thông
tin đối ngoại: Tập trung phổ biến Quy chế quản lý thông tin đối ngoại.
Thời gian thực
hiện: Quý II-III/2011
- Lĩnh vực công
nghệ thông tin: Tập trung phổ biến Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của
Chính phủ về quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn
ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thời gian thực
hiện: Quý II/2011
- Lĩnh vực khác:
Tập trung phổ biến các quy định về quản lý chất lượng chuyên ngành; các vấn đề
về bản quyền; thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại tố cáo.
Thời gian thực
hiện: Quý III/2011
1.3. Các văn bản
quy phạm pháp luật nhà nước mới ban hành: Tập trung phổ biến các quy định liên
quan đến Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Trách nhiệm bồi thường
nhà nước; Luật Thanh tra; Luật Cán bộ, công chức.
2. Các đối tượng
cần tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Việc tuyên truyền
phổ biến giáo dục pháp luật sẽ tập trung vào các đối tượng sau:
2.1. Các cá
nhân, tổ chức chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các văn bản quy phạm pháp luật;
2.2. Các cán bộ,
công chức các Sở Thông tin và Truyền thông;
2.3. Các cán bộ,
công chức các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
3. Các hình thức
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
3.1. Phổ biến,
giáo dục pháp luật trực tiếp
Hình thức phổ biến,
giáo dục pháp luật trực tiếp được áp dụng để tổ chức thực hiện các nội dung chủ
yếu trong kế hoạch năm 2011 được nêu tại khoản 1 mục II Kế hoạch này.
3.2. Phổ biến
trên các phương tiện thông tin đại chúng
Hình thức phổ biến,
giáo dục pháp luật này được thực hiện để thông tin rộng rãi đến toàn thể xã hội
các nội dung cơ bản, thiết yếu của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực
thông tin và truyền thông.
3.3. Biên soạn,
in ấn và phát hành các tài liệu
Hình thức phổ biến,
giáo dục pháp luật này thực hiện để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của
các đối tượng muốn nghiên cứu chuyên sâu phục vụ cho công tác chuyên môn, công
việc có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thông tin và truyền thông.
3.4. Các hình thức
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật khác có ứng dụng công nghệ thông tin
Hình thức phổ biến
giáo dục pháp luật này cần được duy trì thực hiện tại Trang thông tin điện tử của
Bộ Thông tin và Truyền thông để đáp ứng nhanh và kịp thời nhất nhu cầu tìm hiểu
về các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành thông tin và truyền thông.
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với việc
phổ biến các văn bản quy định tại điểm 1.1 khoản 1 mục II
- Vụ Pháp chế chủ
trì xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
- Vụ Viễn thông,
Vụ Bưu chính và Cục Tần số vô tuyến điện chịu trách nhiệm xây dựng đề cương phổ
biến và bố trí cán bộ trực tiếp phổ biến.
- Vụ Kế hoạch
Tài chính, Văn phòng Bộ: thẩm định dự toán kinh phí, bố trí nguồn kinh phí thực
hiện và phối hợp tổ chức thực hiện.
2. Đối với việc
phổ biến các văn bản quy định tại điểm 1.2, 1.3 khoản 1 mục II
Các cơ quan, đơn
vị thuộc Bộ theo lĩnh vực được phân công phụ trách căn cứ vào kế hoạch phổ biến
giáo dục pháp luật và các định hướng chung trong Chương trình triển khai công
tác phổ biến giáo dục pháp luật về thông tin và truyền thông giai đoạn
2008-2012 ban hành kèm theo Quyết định 980/QĐ-BTTTT ngày 04/7/2008 để xây dựng
kế hoạch chi tiết thực hiện và gửi về Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch Tài chính cho ý
kiến trước khi trình Lãnh đạo Bộ quyết định triển khai thực hiện.
3. Đối với việc
triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật theo các hình thức
khác không phải là hình thức phổ biến trực tiếp.
- Vụ Pháp chế chủ
trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin, Nhà Xuất bản và các cơ quan đơn vị có
liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện.
- Vụ Kế hoạch
Tài chính, Văn phòng Bộ thẩm định, phê duyệt dự toán và bố trí kinh phí thực hiện
theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước trước khi trình Lãnh đạo Bộ
quyết định triển khai thực hiện.
4. Trách nhiệm
theo dõi, đôn đốc thực hiện
Vụ Pháp chế là
cơ quan đầu mối của Bộ về công tác phổ biến giáo dục pháp luật có trách nhiệm
theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật đã được
phê duyệt. Định kỳ 6 tháng tổng hợp tình hình công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật báo cáo Bộ trưởng./.