Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 6167-CQTT tổ chức thị trấn

Số hiệu: 6167-CQTT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Tô Quang Đẩu
Ngày ban hành: 26/10/1957 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
******

 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 6167-CQTT

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 1957 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC THỊ TRẤN

BỘ NỘI VỤ

Kính gửi:

- U.B.H.C.Khu Tự trị Việt Bắc,
- Khu Tự trị Thái Mèo,
- Khu 3, Khu 4, Khu Tả ngạn, Khu Hồng Quảng
- an Cán sự Lào – Hà – Yên,
- B.H.C. tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Ninh

 

Trong Thông tư số 03-TT/TC ngày 27-02-1953 của Bộ về việc tổ chức chính quyền ở các thị xã, thị trấn có quy định:

“Thị trấn phần nhiều là các huyện lỵ hay các nơi có chợ đông đúc, đầu mối các đường giao thông hay các luồng thương mại quan trọng, mà tình hình kinh tế có triển vọng ổn định, nhân dân có ý muốn định cư, chiều dài không quá ba cây số, dân số không quá 2.000 người”.

Quy định này thích hợp với hoàn cảnh trước đây; nhưng từ khi hòa bình lập lại, và căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, cần được bổ khuyết. Hơn nữa, nay mai các thị trấn sẽ tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính thị trấn, nếu không quy định rõ nơi nào đặt thành thị trấn, sẽ sinh ra nhiều khó khăn ảnh hưởng không lợi cho công tác tổ chức và lãnh đạo sau này.

I. - THẾ NÀO LÀ MỘT THỊ TRẤN

Thị trấn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một huyện, về tổ chức là một đơn vị hành chính cơ sở trực thuộc huyện (hoặc châu).

Về chính trị: có các cơ quan lãnh đạo và chuyên môn của huyện đóng. Nhân dân là người ở địa phương và ở các nơi khác tập hợp lại, gần hầu hết là cán hộ phí nông nghiệp.

Về kinh tế: hoạt động chủ yếu về thương nghiệp và thủ công nghiệp. Thường có chợ, có bến ôtô, nhà ga, công trường, xí nghiệp… Đường đi loại buôn bán thuận lợi.

Về văn hóa: có trường học của Huyện – Có nhà thông tin…

Về dân số: có từ 1.000 người trở lên, ở theo tính chất định cư, riêng đối với miền núi vì nhân dân ở thưa, nên dân số có thể ít hơn, nhưng cũng từ trên 500 người.

Các đặc điểm kể trên thường là đặc điểm của huyện lỵ, do đó huyện lỵ thường đủ tiêu chuẩn tổ chức thành thị trấn; trừ trường hợp trước là huyện lỵ nay không phải là huyện lỵ nữa.

Nếu nơi nào đã là huyện lỵ, có đủ điều kiện kinh tế chính trị như kể trên, nhưng tiêu chuẩn dân số chưa đủ, mới xấp xỉ 1.000 ngày (ở miền xuôi), hoặc xấp xỉ 500 người (ở miền núi) song có chiều hướng dân nơi khác vẫn tiếp tục đến làm ăn sinh sống tại địa phương thì vẫn có thể tổ chức thành thị trấn được.

Ngoài ra, nếu có những nơi nào tuy không phải là huyện lỵ (vì không có các cơ quan của huyện đóng) nhưng cũng có đủ các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa như kể ở trên, có ảnh hưởng gần đến toàn huyện, tình hình đòi hỏi phải có huyện (hoặc châu) trực tiếp lãnh đạo thì cũng tổ chức thành thị trấn.

II. – PHÂN BIỆT GIỮA THỊ TRẤN VÀ XÓM PHỐ

Cần phân biệt thị trấn với xóm phó là hai trường hợp dễ nhầm lẫn.

Xóm phố: Những địa điểm ở trên một đường giao thông, hoặc ở xung quanh một công trường, một xí nghiệp, v.v… có tập trung một số hộ buôn bán, làm nghề thủ công, mở cửa hiệu nhỏ, nhưng hoạt động kinh tế, thương nghiệp và thủ công nghiệp chưa phát triển, dân số còn ít (trên dưới vài trăm người) chưa phải là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một huyện (hoặc có anh hưởng gần đến toàn huyện) thì tổ chức thành những xóm phố trực thuộc xã. Tổ chức của xóm phố dựa theo tổ chức của các xóm ở nông thôn, và tùy tình hình thực tế, mà có thêm, bớt để được sát. Những xóm phố nào, trước đây chưa thuộc vào xã nào, hoặc nay mới lập nên, sẽ căn cứ vào tình hình địa dư, kinh tế, chính trị của các nơi đó, thấy để sát nhập vào xã nào có nhiều thuận lợi hơn thì để sát nhập vào xã ấy (các trường hợp này do Ủy ban Hành chính huyện nghiên cứu đề nghị, Ủy ban Hành chính tỉnh xét duyệt).

III. – THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ SỬA ĐỔI CÁC THỊ TRẤN

Việc tổ chức các thị trấn mới, và sửa đổi thị trấn (kể cả sửa đổi về địa giới) do Ủy ban Hành chính tỉnh đề nghị, Ủy ban Hành chính khu xét duyệt ra quyết nghị rồi báo cáo Bộ Nội vụ. Trong trường hợp khó khăn, cần trao đổi trước với Bộ.

*  *  *

Bộ yêu cầu các Ủy ban Hành chính địa phương nghiên cứu Thông tư này để hướng dẫn việc lập các thị trấn.

Sau khi đã có sự xác định lại, yêu cầu các Ủy ban bán cáo gấp cho Bộ rõ số thị trấn ở từng tỉnh (tên, và dân số của từng thị trấn; nếu thị trấn nào có thành phần dân tộc khác nhau, thì dân số sẽ phân biệt ra từng thành phần).

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG




Tô Quang Đẩu

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 6167-CQTT ngày 26/10/1957 về việc tổ chức các thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.170

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.1.158
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!