Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 21/2011/TT-BTP quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam

Số hiệu: 21/2011/TT-BTP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Đinh Trung Tụng
Ngày ban hành: 21/11/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thắt chặt quản lý VP con nuôi nước ngoài

Ngày 21/11/2011, Bộ Tư Pháp ban hành Thông tư 21/2011/TT–BTP về việc quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (VN), nhằm tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại VN.


Theo đó, Văn phòng con nuôi nước ngoài tại VN có quyền thay mặt người nhận con nuôi thực hiện các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi ở VN, hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV… Đồng thời, Văn phòng có nghĩa vụ đôn đốc cha mẹ nuôi báo cáo tình hình phát triển của trẻ em trong vòng 3 năm kể từ khi trẻ em được nhận làm con nuôi, sau đó gửi Cục Con nuôi Tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở nước ngoài.

Ngoài ra, Cục con nuôi nước ngoài thường xuyên quản lý, kiểm tra (định kỳ hàng năm hoặc đột xuất) đối với các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại VN. Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra hoạt động, kiểm tra nhân sự, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về thuê trụ sở (nếu có).

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05/01/2012.

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2011/TT-BTP

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2011

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC QUẢN LÝ VĂN PHÒNG CON NUÔI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Bộ Tư pháp ban hành Thông tư về việc quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi tiết thi hành một số quy định của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi (sau đây gọi là Nghị định số 19/2011/NĐ-CP) về thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức con nuôi nước ngoài; quyền, nghĩa vụ của Văn phòng con nuôi nước ngoài; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

1. Theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, căn cứ vào số lượng và nhu cầu của trẻ em Việt Nam cần tìm gia đình thay thế ở nước ngoài, điều kiện và năng lực của tổ chức con nuôi nước ngoài có nhu cầu hoạt động tại Việt Nam, sau khi trao đổi với Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của nước ngoài hữu quan, hằng năm Cục Con nuôi phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an xem xét, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp ấn định số lượng tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức con nuôi nước ngoài).

2. Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng con nuôi nước ngoài.

Văn phòng con nuôi nước ngoài có tài khoản và con dấu riêng theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức con nuôi nước ngoài chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 3. Tham gia thực hiện thủ tục giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài

Văn phòng con nuôi nước ngoài được tham gia vào việc thực hiện các thủ tục giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài theo quy định của Luật Nuôi con nuôi, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và Thông tư này.

Chương 2.

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, SỬA ĐỔI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG NUÔI CON NUÔI NƯỚC NGOÀI

Điều 4. Về hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động

1. Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo quy định tại các Điều 31, 34, 35 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

a) Bản sao giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP phải là bản sao chứng thực, trong đó thể hiện rõ tổ chức đó được hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hoặc lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.

b) Trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài đã hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, thì văn bản báo cáo về tình hình hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 và khoản 2 Điều 34 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP phải do người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài ký tên và đóng dấu.

2. Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam phải được lập thành 02 bộ, dịch ra tiếng Việt; bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi nộp cho Cục Con nuôi.

Điều 5. Trình tự cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động

1. Trình tự cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức con nuôi nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các Điều 33, 34, 35 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

a) Sau khi nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an hoặc hết thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 33, khoản 4 Điều 34 và khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, Cục Con nuôi có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét quyết định.

b) Trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động tại Việt Nam với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối đa quy định tại khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, thì chỉ cấp, gia hạn Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam bằng thời hạn của giấy phép do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hữu quan cấp cho tổ chức con nuôi nước ngoài.

2. Tổ chức con nuôi nước ngoài có những hoạt động tích cực hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì được ưu tiên xem xét cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Chương 3.

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA VĂN PHÒNG CON NUÔI NƯỚC NGOÀI

Điều 6. Thay mặt người nhận con nuôi thực hiện các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi ở Việt Nam

1. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 43 của Luật Nuôi con nuôi, Văn phòng con nuôi nước ngoài được thay mặt người nhận con nuôi tiến hành các hoạt động sau đây nhằm thực hiện các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi ở Việt Nam:

a) Hoàn thiện hồ sơ của người nhận con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Nộp hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cục Con nuôi và nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định;

c) Bổ sung tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ của người nhận con nuôi theo yêu cầu của Cục Con nuôi;

d) Gửi ảnh và thông tin về trẻ em cho người nhận con nuôi sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đồng ý giới thiệu trẻ em làm con nuôi;

đ) Đưa trẻ em được giới thiệu làm con nuôi đi kiểm tra hoặc khám sức khỏe bổ sung sau khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó;

e) Gửi Cục Con nuôi văn bản đồng ý của người nhận con nuôi về trẻ em được giới thiệu và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hữu quan cho tiếp tục hoàn thiện thủ tục nuôi con nuôi;

g) Nộp chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định;

h) Hỗ trợ người nhận con nuôi trong các thủ tục về xuất nhập cảnh, đi lại, cư trú, phiên dịch khi họ đến Việt Nam để hoàn tất các thủ tục xin nhận trẻ em làm con nuôi;

i) Phối hợp với cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tổ chức cho người nhận con nuôi làm quen, tiếp xúc với trẻ em đã được giới thiệu làm con nuôi;

k) Hỗ trợ người nhận con nuôi trong lễ giao nhận con nuôi;

l) Hỗ trợ người nhận con nuôi trong các thủ tục về hộ chiếu, thị thực cho trẻ em xuất cảnh Việt Nam, nhập cảnh và định cư tại nước ngoài hữu quan.

2. Văn phòng con nuôi nước ngoài không được đại diện về mặt pháp lý cho cha mẹ nuôi nước ngoài.

Điều 7. Hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác.

1. Văn phòng con nuôi nước ngoài có chương trình hỗ trợ đặc biệt để tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV hoặc trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác thì phải gửi văn bản chi tiết của chương trình đó cho Cục Con nuôi, trong đó mô tả rõ về năng lực của nhân viên phụ trách, các công việc chuẩn bị cho cha mẹ nuôi và những biện pháp giám sát sau khi nhận con nuôi.

2. Trong việc hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV hoặc trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 43 của Luật Nuôi con nuôi, Văn phòng con nuôi nước ngoài được tiến hành các hoạt động quy định từ điểm a đến điểm e và từ điểm h đến điểm l của khoản 1 Điều 6 của Thông tư này và các hoạt động sau đây:

a) Chủ động lựa chọn và thông báo cho Cục Con nuôi danh sách người nhận con nuôi có nguyện vọng và đủ điều kiện để nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV hoặc trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

b) Hỗ trợ việc kiểm tra sức khỏe, khám bệnh, xét nghiệm hoặc giám định bổ sung để hoàn thiện hồ sơ sức khỏe của trẻ em và hỗ trợ chăm sóc trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV hoặc trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác theo đề nghị của Cục Con nuôi;

c) Thông tin đầy đủ và chi tiết về hồ sơ sức khỏe của trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV hoặc trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác cho người nhận con nuôi để họ xem xét khả năng trẻ em làm con nuôi sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Cục Con nuôi.

Điều 8. Thuê trụ sở, sử dụng lao động Việt Nam

Tổ chức con nuôi nước ngoài được thuê trụ sở và sử dụng lao động Việt Nam làm việc tại Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 43 của Luật Nuôi con nuôi và hướng dẫn sau đây:

1. Tổ chức con nuôi nước ngoài phải gửi cho Cục Con nuôi văn bản thông báo về địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số FAX, địa chỉ thư tín của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và 01 bản hợp đồng thuê trụ sở (nếu có).

2. Trường hợp sử dụng lao động Việt Nam làm việc tại Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức con nuôi nước ngoài phải ký hợp đồng sử dụng lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam và gửi cho Cục Con nuôi văn bản thông báo về danh sách nhân viên làm việc tại Văn phòng, địa chỉ liên hệ và 01 bản hợp đồng sử dụng lao động. Nhân viên làm việc tại Văn phòng con nuôi nước ngoài phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm làm việc và đạo đức tốt.

Điều 9. Nghĩa vụ báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em

1. Văn phòng con nuôi nước ngoài có trách nhiệm đôn đốc cha mẹ nuôi nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ báo cáo đúng hạn về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở nước ngoài trong vòng 3 năm kể từ khi trẻ em được nhận làm con nuôi. Hạn báo cáo được tính như sau:

a) Báo cáo 6 tháng đầu năm được tính kể từ ngày 01 tháng 10 của năm trước đến hết ngày 31 tháng 3 của năm hiện tại;

b) Báo cáo 6 tháng cuối năm được tính kể từ ngày 01 tháng 4 đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.

2. Trên cơ sở báo cáo của cha mẹ nuôi, Văn phòng con nuôi nước ngoài có trách nhiệm gửi Cục Con nuôi Tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 43 của Luật Nuôi con nuôi và hướng dẫn sau đây:

a) Trước ngày 31 tháng 10 hằng năm, Văn phòng con nuôi nước ngoài gửi cho Cục Con nuôi Tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được Văn phòng con nuôi nước ngoài đó hỗ trợ nhận làm con nuôi ở nước ngoài. Tổng hợp báo cáo phải theo đúng Mẫu số 1 kèm Thông tư này, trong đó phải tổng hợp đầy đủ, trung thực các thông tin về tình hình phát triển của trẻ em.

b) Tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam phải do người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài ký tên, đóng dấu và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi gửi cho Cục Con nuôi.

3. Ngoài việc gửi Tổng hợp báo cáo định kỳ hằng năm theo quy định tại khoản 2 Điều này, Văn phòng con nuôi nước ngoài có trách nhiệm gửi báo cáo đột xuất về trường hợp trẻ em Việt Nam cụ thể được nhận làm con nuôi ở nước ngoài theo yêu cầu của Cục Con nuôi.

4. Việc nghiêm túc chấp hành nghĩa vụ báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài được coi là một trong các căn cứ để Cục Con nuôi tiếp nhận hồ sơ xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài.

Điều 10. Nghĩa vụ báo cáo về tình hình hoạt động

1. Trước ngày 15 tháng 4 và 15 tháng 10 hằng năm, Văn phòng con nuôi nước ngoài có trách nhiệm gửi cho Cục Con nuôi báo cáo 6 tháng và cả năm về tình hình hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo đúng Mẫu số 2 kèm Thông tư này; cách tính hạn báo cáo được thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 9 của Thông tư này; báo cáo phải được người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài ký tên, đóng dấu trước khi gửi cho Cục Con nuôi.

2. Việc nghiêm túc chấp hành nghĩa vụ báo cáo về tình hình hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài được coi là một trong các căn cứ để xem xét cho phép gia hạn giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Chương 4.

KIỂM TRA, THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI VĂN PHÒNG CON NUÔI NƯỚC NGOÀI

Điều 11. Cơ quan kiểm tra

1. Cục Con nuôi thực hiện quản lý, kiểm tra đối với các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; định kỳ hằng năm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tình hình hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài.

2. Trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của Bộ, ngành hữu quan, Bộ Tư pháp thành lập đoàn liên ngành để kiểm tra Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 12. Nội dung kiểm tra

1. Kiểm tra hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài bao gồm:

a) Việc chấp hành nguyên tắc hoạt động phi lợi nhuận của Văn phòng con nuôi nước ngoài: tình hình thu, chi tài chính và chế độ lập sổ sách theo dõi việc thu, chi tài chính của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;

b) Việc chấp hành Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tư pháp cấp;

c) Kết quả giải quyết cho trẻ em làm con nuôi thông qua hỗ trợ của Văn phòng con nuôi nước ngoài;

d) Việc chấp hành quy định, hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài;

đ) Việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Thông tư này;

e) Việc thực hiện nghĩa vụ khác của Văn phòng con nuôi nước ngoài theo quy định của Luật Nuôi con nuôi, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan.

2. Kiểm tra nhân sự của Văn phòng con nuôi nước ngoài bao gồm:

a) Việc đáp ứng tiêu chuẩn của người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 19/2011/NĐ-CP;

b) Việc ký kết, thực hiện hợp đồng sử dụng lao động và việc đáp ứng tiêu chuẩn của nhân viên Văn phòng con nuôi nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này;

c) Các vấn đề khác liên quan đến tổ chức nhân sự của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

3. Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật liên quan về thuê trụ sở (nếu có).

Điều 13. Trình tự tiến hành kiểm tra

1. Việc kiểm tra Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được tiến hành định kỳ hằng năm hoặc đột xuất.

2. Đối với việc kiểm tra định kỳ hằng năm, Cục Con nuôi thông báo cho Văn phòng con nuôi nước ngoài biết trước ít nhất 05 ngày làm việc về thời gian, thành phần, nội dung, kế hoạch và địa điểm kiểm tra; trường hợp kiểm tra đột xuất thì thông báo trước ít nhất 01 ngày làm việc.

3. Khi tiến hành kiểm tra phải lập biên bản về các nội dung kiểm tra; biên bản phải có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài. Trong trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy có hành vi vi phạm của Văn phòng con nuôi nước ngoài cần được xử lý kịp thời, trưởng đoàn kiểm tra đề xuất ngay với cấp có thẩm quyền để áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời, nhằm khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm và đề xuất hướng xử lý đối với Văn phòng con nuôi nước ngoài.

4. Chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc kiểm tra, Cục Con nuôi có văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đồng thời thông báo cho Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và tổ chức con nuôi nước ngoài hữu quan về kết luận kiểm tra.

Điều 14. Thanh tra hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài

1. Thanh tra Bộ Tư pháp tiến hành thanh tra đối với tất cả các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

2. Trình tự, thủ tục thanh tra hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 15. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Văn phòng con nuôi nước ngoài nghiêm chỉnh chấp hành Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan khác, có thành tích xuất sắc trong hoạt động hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc giúp đỡ trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo tại Việt Nam thì được khen thưởng.

Cục trưởng Cục Con nuôi thực hiện chế độ khen thưởng đối với Văn phòng con nuôi nước ngoài hoặc trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp khen thưởng theo quy định.

2. Văn phòng con nuôi nước ngoài, người đứng đầu, nhân viên của Văn phòng con nuôi nước ngoài có hành vi vi phạm Thông tư này và các quy định pháp luật khác của Việt Nam trong lĩnh vực nuôi con nuôi, thì tùy tính chất và mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật liên quan

Bãi bỏ Quyết định số 09/2006/QĐ-BTP ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 17. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2012.

Điều 18. Tổ chức thực hiện Thông tư

1. Cục Con nuôi tổ chức thực hiện Thông tư này và phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các Sở Tư pháp thực hiện quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những việc mới, Cục Con nuôi có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp để kịp thời hướng dẫn.

Nơi nhận:
- Thủ tướng (để báo cáo);
- Các PTTg (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử (VPCP);
- Cục KTVBQPPL, Cổng Thông tin điện tử (Bộ Tư pháp);
- Lưu: VT, Cục Con nuôi.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đinh Trung Tụng

Mẫu số 01/BC/PTTE

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tư pháp)

TỔNG HỢP BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM VIỆT NAM ĐƯỢC NHẬN LÀM CON NUÔI Ở NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp

Thông tin về Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam

Tên Văn phòng: Nước:

Địa chỉ trụ sở tại Việt Nam:

Người đứng đầu:

Thời gian báo cáo1:

1. Tổng hợp tình hình báo cáo của cha mẹ nuôi

1.1. Danh sách cha mẹ nuôi đã gửi báo cáo về tình hình phát triển của con nuôi

STT

Tên cha, mẹ nuôi

Số hồ sơ2

Tên con nuôi

Ngày bàn giao3

Báo cáo số4

1

2

1.2. Danh sách cha mẹ nuôi không gửi báo cáo về tình hình phát triển của con nuôi

STT

Tên cha, mẹ nuôi

Số hồ sơ5

Tên con nuôi

Ngày bàn giao6

Lý do7

1

2

1.3. Các biện pháp Tổ chức con nuôi nước ngoài đã/đang/sẽ áp dụng để đôn đốc cha, mẹ nuôi gửi báo cáo về tình hình phát triển của con nuôi.

2. Tổng hợp tình hình phát triển của trẻ em

2.1. Về tình trạng sức khỏe:

STT

Tên trẻ em

Số hồ sơ8

Phát triển thể chất

Phát triển tinh thần

Kém

Tốt

Rất tốt

Kém

Tốt

Rất tốt

1

2

2.2. Về mức độ hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng

STT

Tên trẻ em

Số hồ sơ9

Với cha mẹ nuôi

Với gia đình

Với cộng đồng

Chậm

Bình thường

Nhanh

Chậm

Bình thường

Nhanh

Chậm

Bình thường

Nhanh

1

2

2.3. Về kết quả nhận thức/học tập10 của trẻ em

STT

Tên trẻ em

Số hồ sơ11

Mức độ nhận thức/kết quả học tập

Yếu/Kém

Bình thường/Tốt

Nhanh/Rất tốt

1

2

…n

3. Đánh giá chung về tình hình phát triển của trẻ em

- Trẻ em phát triển kém/yếu12: (nêu rõ nguyên nhân, biện pháp chăm sóc đặc biệt để tăng cường sức khỏe của trẻ em)

- Trẻ em phát triển bình thường:

- Trẻ em phát triển tốt: (có năng khiếu/sở trường/khả năng)

- Trẻ em phát triển rất tốt: (có năng khiếu/sở trường/khả năng đặc biệt).

……., ngày … tháng … năm ……..
Người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

…….., ngày … tháng … năm ………
Người đứng đầu VPCNNNg tại VN
(ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Ghi rõ thời gian báo cáo từ ngày 01/10/… (năm trước) đến ngày 30/9/… (của năm hiện tại).

2 Ghi theo số hồ sơ do Cục Con nuôi cấp.

3 Ghi theo Biên bản giao nhận con nuôi của Sở Tư pháp.

4 Ghi rõ “Số 1/3/5 từ ngày 01/10/… đến ngày 31/3/ …” hoặc “Số 2/4/6 từ ngày 01/4/... đến ngày 30/9/ …”.

5 Như 2

6 Như 3

7 Ghi rõ lý do không nộp bản báo cáo hoặc không có lý do.

8 Như 2.

9 Như 2.

10 Đánh giá về mức độ nhận thức, phát triển tư duy hoặc thành tích/kết quả học tập của trẻ em.

11 Như 2.

12 Nếu là trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV, mắc bệnh hiểm nghèo khác thì cần báo cáo rõ về hiện trạng sức khỏe, tiến triển chữa trị bệnh và phương hướng/giải pháp chăm sóc, chữa trị tiếp theo để tăng cường sức khỏe của trẻ em.

Mẫu số 02/BC/VPCNNNg

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tư pháp)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA VĂN PHÒNG CON NUÔI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp

Thông tin về Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam

Tên Văn phòng: Nước:

Địa chỉ trụ sở tại Việt Nam:

Người đứng đầu:

Thời gian báo cáo13:

Báo cáo 6 tháng đầu năm: từ ngày 01/10/… (năm trước) đến ngày 31/3/… (năm hiện tại);

Báo cáo 6 tháng cuối năm: từ ngày 01/4 đến ngày 30/9/ … (năm hiện tại).

Nội dung báo cáo

1. Kết quả hỗ trợ giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài

Tổng số vụ việc đã giải quyết xong (cả Danh sách 1 và Danh sách 2): …

- Số trẻ em thuộc Danh sách 1: … (tính % so với tổng số): nam: … nữ: …

- Số trẻ em thuộc Danh sách 2: … (tính % so với tổng số): nam: … nữ: …, trong đó:

• Trẻ em khuyết tật.

• Trẻ em nhiễm HIV.

• Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác (liệt kê cụ thể từng loại).

• Trẻ em khác (5 tuổi trở lên/anh chị em ruột):

Những khó khăn, vướng mắc trong hỗ trợ giải quyết cho trẻ em làm con nuôi:

Kiến nghị:

2. Tình hình thu, chi tài chính

Tổng các khoản thu do Tổ chức con nuôi nước ngoài chuyển: … (tính bằng VND theo giá quy đổi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm báo cáo)

Tổng các khoản chi tại Việt Nam: …… (nêu tổng số), trong đó:

• Chi trả lương (cho người đứng đầu VPCNNNg và nhân viên, nếu có):

• Chi phí thuê trụ sở (nếu có):

• Chi phí hành chính khác:

• Tổng chi các hoạt động tại mục 5 của Báo cáo này (nếu có):

3. Tình hình nhân sự14

Số lượng nhân viên: … (tổng số), trong đó:

• Nhân viên hành chính:

• Nhân viên tạp vụ:

• Phiên dịch:

• Lái xe:

• Thư ký:

• Khác:

Hình thức làm việc: … (toàn bộ thời gian hành chính, bán thời gian, vụ việc)

4. Kết quả đôn đốc cha mẹ nuôi gửi báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở nước ngoài

Tổng số các gia đình đã gửi báo cáo: … (nêu tổng số chung, không phân biệt xin trẻ em thuộc Danh sách 1 hoặc Danh sách 2), trong đó:

• Đúng hạn:

• Không đúng hạn:

Tổng số gia đình không gửi báo cáo: … (tính % so với tổng số trẻ em đã được giải quyết), trong đó:

• Có lý do: (nêu rõ lý do)

• Không có lý do15:

5. Các hoạt động khác của VPCNNNg

Hỗ trợ nhân đạo (nếu có):

• Đóng góp vào các Quỹ16 từ thiện, nhân đạo tại Việt Nam:

• Ủng hộ hiện vật17: (thuốc men, quần áo, đồ chơi … cho trẻ em)

• Các hoạt động khác:

Đóng góp cho xã hội/cộng đồng:

• Hỗ trợ đào tạo nghề: (cho trẻ em/trẻ em khuyết tật)

• Tạo việc làm: (cho trẻ em/trẻ em khuyết tật)

____________

13 Chỉ ghi loại báo cáo (6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm).

14 Báo cáo đầu tiên phải ghi đầy đủ: từ báo cáo sau chỉ ghi những thay đổi về nhân sự; nếu không thay đổi thì chỉ cần ghi “như báo cáo trước”.

15 Nêu rõ biện pháp mà Tổ chức con nuôi nước ngoài đã/đang/sẽ thực hiện để đôn đốc gia đình nộp báo cáo.

16 Tên Quỹ, thuộc địa phương nào, số tiền ủng hộ, mục đích.

17 Ghi rõ số lượng, chủng loại, hỗ trợ cho địa phương nào, đánh giá sơ bộ lợi ích đem lại cho trẻ em cộng đồng.

THE MINISTRY OF JUSTICE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 21/2011/TT-BTP

Hanoi, November 21, 2011

 

CIRCULAR

ON THE MANAGEMENT OF FOREIGN ADOPTION OFFICES IN VIETNAM

Pursuant to the June 17, 2010 Adoption Law;

Pursuant to the Government's Decree No. 19/2011/ND-CP of March 21, 2011, detailing a number of articles of the Adoption Law;

Pursuant to the Government's Decree No.93/2008/ND-CP of August 22, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;

The Minister of Justice issues this Circular on the management of foreign adoption offices in Vietnam:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular details a number of articles of the Adoption Law and the Government's Decree No. 19/2011/ND-CP of March 21, 2011, detailing a number of articles of the Adoption Law (below referred to as Decree No. 19/2011/ ND-CP) on procedures for grant, extension or modification of licenses for inter country child adoption operation in Vietnam of foreign adoption organizations; rights and obligations of foreign adoption offices; examination, inspection and handling of violations of foreign adoption offices in Vietnam.

Article 2. Foreign adoption organizations to be licensed to operate in Vietnam

1. Under Article 37 of Decree No. 19/2011/ ND-CP, based on the number and needs of Vietnamese children wishing to seek overseas substitute families and conditions and capacity of foreign adoption organizations wishing to operate in Vietnam, after discussing with central agencies in charge of international adoption of concerned foreign countries, the Department of Adoption shall annually coordinate with functional units of the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Public Security in considering and fixing the number of foreign adoption organizations to be licensed to operate in Vietnam (below collectively referred to as foreign adoption organizations).

2. Foreign adoption organizations shall be licensed to operate in Vietnam in the form of foreign adoption offices.

A foreign adoption office may have its own bank account and seal as provided by law.

3. Foreign adoption organizations shall take responsibility for all operations of their foreign adoption offices in Vietnam.

Article 3. Participation in carrying out procedures for intercountry adoption settlement

Foreign adoption offices may participate in carrying out procedures for Vietnamese children to be adopted overseas under the Adoption Law and Decree No. 19/2011/ND-CP.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Dossiers of application for grant, extension or modification of operation licenses

1. A foreign adoption organization's dossier of application for grant, extension or modification of a license for intercountry adoption operation in Vietnam must comply with Articles 31, 34 and 35 of Decree No. 19/ 2011/ND-CP and the following guidance:

a/ The copy of the license of the foreign adoption organization specified at Point c, Clause 1, Article 31 of Decree No. 19/2011/ ND-CP must be certified, stating that this organization is allowed to operate in the field of intercountry adoption in Vietnam or the field of international adoption activities;

b/ For a foreign adoption organization that has operated in intercountry adoption in Vietnam, the written report on its operation in Vietnam specified at Point d, Clause 1, Article 31 and Clause 2, Article 34 of Decree No. 19/ 2011/ND-CP must bear the signature and seal of its head.

2. A foreign adoption organization's dossier of application for grant, extension or modification of a license for intercountry adoption operation in Vietnam must be made in two sets and translated into Vietnamese. Vietnamese translations must be certified under Vietnamese law before being submitted to the Department of Adoption.

Article 5. Order of grant, extension or modification of operation licenses

1. The order of grant, extension or modification of a license for intercountry adoption operation in Vietnam of a foreign adoption organization complies with Articles 33, 34 and 35 of Decree No. 19/2011/ND-CP and the following guidance:

a/ After receiving a written reply of the Ministry of Public Security or upon the expiration of the time limit specified in Clause 2, Article 33, Clause 4, Article 34 and Clause 2, Article 35 of Decree No. 19/2011/ND-CP, the Department of Adoption shall complete and submit the dossier to the Minister of Justice for consideration and decision;

b/ In case the foreign adoption organization is licensed by a competent foreign authority to operate in Vietnam for a duration shorter than the maximum duration specified in Clause 4, Article 33 of Decree No. 19/2011/ND-CP, a license for intercountry adoption operation in Vietnam shall be granted or extended for a duration equal to the validity duration of the license granted by the concerned foreign competent authority to the foreign adoption organization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF FOREIGN ADOPTION OFFICES

Article 6. To carry out procedures for settling adoption in Vietnam on behalf of adopting persons

1. Under Point b, Clause 2, Article 43 of the Adoption Law, a foreign adoption office may carry out, on behalf of an adopting person, the" following activities for carrying out adoption procedures in Vietnam:

a/ Completing the adopting person's dossier under the Vietnamese law;

b/ Filing the adopting person's dossier with the Department of Adoption and pay the fee for registration of intercountry adoption under regulations;

c/ Adding documents and papers to the adopting person's dossier at the request of the Department of Adoption;

d/ Sending photos of and information on the child to the adopting person after obtaining a competent Vietnamese authority's consent to introduction of the child for adoption;

e/ Bringing the child introduced for adoption to medical examination or additional health checkup after obtaining a consent of the head of the children-nurturing establishment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g/ Paying expenses for the intercountry adoption settlement under regulations;

h/ Assisting the adopting person in entry, exit, travel, residence procedures and interpretation when he/she enters, leaves or stays in Vietnam for completion of adoption procedures;

i/ Coordinating with the children-nurturing establishment in organizing meetings for the adopting person to meet and get acquainted with the child introduced for adoption;

j/ Assisting the adopting person in the ceremony for handover and receipt of the adopted child;

k/ Assisting the adopting person in procedures for obtaining a passport and visa for the adopted child's exit from Vietnam and entry into and settlement in the concerned foreign country.

2. Foreign adoption offices may not act as legal representatives for foreign adoptive parents.

Article 7. Assistance in seeking substitute families for children with disabilities and children infected with HIV or other dangerous diseases

1. A foreign adoption office that has a special program on assistance for children with disabilities and children infected with HIV or other dangerous diseases in seeking substitute families shall send a detailed report on such program to the Department of Adoption, clearly describing the capacity of the staff member(s) in charge of the program, preparations for adoptive parents and supervisory measures after the adoption.

2. In providing assistance for children with disabilities and children infected with HIV or other dangerous diseases in seeking substitute families under Point c, Clause 2, Article 43 of the Adoption Law, a foreign adoption office may conduct the activities specified at Points a thru f and Points h thru k, Clause 1, Article 6 of this Circular and the following activities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Providing assistance in additional health checkup, medical examination, testing or assessment for completing health records of children and in taking care of children with disabilities and children infected with HIV or other dangerous diseases at the request of the Department of Adoption;

c/ Providing adequate and detailed information on health records of children with disabilities and children infected with HIV or other dangerous diseases to adopting persons so that they can consider the possibility of adopting these children after obtaining written approval of the Department of Adoption.

Article 8. Rent of offices and employment of Vietnamese

Foreign adoption organizations may rent offices and employ Vietnamese to work at foreign adoption offices in Vietnam according to Point e, Clause 2, Article 43 of the Adoption Law and the following guidance:

1. A foreign adoption organization shall send to the Department of Adoption a written notice of the address, telephone number, facsimile number and mail address of its foreign adoption office in Vietnam and an office rent contract (if any).

2. If employing Vietnamese to work at its foreign adoption office in Vietnam, a foreign adoption organization shall sign employment contracts under the Vietnamese law and notify in writing the Department of Adoption of a list of staff members working at the office, contact addresses and one copy of each employment contract. Staff members working at foreign adoption offices must be professionally qualified and experienced and have good ethics.

Article 9. The obligation to report on development of adopted children

1. Foreign adoption offices shall urge adoptive parents to strictly perform the obligation to promptly report on the development of Vietnamese children adopted overseas within 3 years after they are adopted. Reporting periods are as follows:

a/ For reports for the first six months, the reporting period is counted from October 1 of the preceding year to the end of March 31 of the current year;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Based on reports of adoptive parents, foreign adoption offices shall send to the Department of Adoption summarized reports on development of Vietnamese children adopted overseas under Point g, Clause 2, Article 43 of the Adoption Law and the following guidance:

a/ Before October 31 every year, a foreign adoption office shall send to the Department of Adoption a general report on development of Vietnamese children who have received its assistance for adoption overseas. Such general report must be made according to form No. 1 attached to this Circular, summarizing adequate and truthful information on development of these children.

b/ A general report on development of Vietnamese children must bear the signature and seal of the head of be foreign adoption organization and the translated into Vietnamese. Vietnamese translations must be certified under the Vietnamese law before being sent to the Department of Adoption.

3. Apart from sending their annual general reports under Clause 2 of this Article, foreign adoption offices shall also send extraordinary reports on specific Vietnamese children who are adopted overseas at the request of the Department of Adoption.

4. Proper performance of the obligation to report on development of Vietnamese children adopted overseas is regarded as a ground for the Department of Adoption to receive dossiers of application for adoption of Vietnamese children through foreign adoption organizations.

Article 10. The obligation to report on operation

1. Before April 15 and October 15 every year, a foreign adoption office in Vietnam shall send to the Department of Adoption a biannual and an annual report on its operation, made according to form No. 02 attached to this Circular. The method of counting the reporting period complies with Points a and b. Clause 1, Article 9 of this Circular. A report sent to the Department of Adoption must bear the signature and seal of the head of the foreign adoption office.

2. Proper performance of the obligation to report on operation of foreign adoption offices in Vietnam is regarded as a ground for considering the extension of their operation licenses.

Chapter IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Examining agencies

1. The Department of Adoption shall manage and examine foreign adoption offices in Vietnam; and annually report to the Minister of Justice on operation of these offices.

2. In case of necessity or at the request of related ministries and sectors, the Ministry of Justice may form an inter-disciplinary team to examine foreign adoption offices in Vietnam.

Article 12. Contents of examination

1. The examination of operation of a foreign adoption office covers:

a/ The observance of the principle of non-profit operation of the office; financial revenues and expenditures and the book-keeping regime to monitor financial revenues and expenditures of the office in Vietnam;

b/ The observance of the Ministry of Justice-granted license for intercountry adoption operation in Vietnam;

c/ Results of settlement of child adoption with its assistance;

d/ The observance of professional regulations, guidance and direction related to its operation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ The performance of other obligations by the office under the Adoption Law, Decree No. 19/2011/ND-CP and other relevant laws.

2. The examination of personnel of a foreign adoption office covers:

a/ The satisfaction of the criteria for heads of foreign adoption offices specified in Article 32 of Decree No. 19/2011/ND-CP;

b/ The signing and performance of employment contracts and the satisfaction of the criteria for personnel of foreign adoption offices specified in Clause 2, Article 8 of this Circular;

c/ Other matters related to the organization and personnel of the office.

3. The examination of the observance of relevant regulations on office rent (if any).

Article 13. Order of examination

1. The examination of foreign adoption offices in Vietnam shall be conducted annually or extraordinarily.

2. For annual examination, the Department of Adoption shall notify a foreign adoption office of the time, composition of the examination team, contents, plan and place of examination at least 5 working days in advance. For an extraordinary examination, the Department of Adoption shall notify it at least one working day in advance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Within 30 days after an examination is completed, the Department of Adoption shall report in writing examination results to the Minister of Justice and concurrently notify them to the concerned foreign adoption office in Vietnam and foreign adoption organization.

Article 14. Inspection of operation of foreign adoption offices

1. The Inspectorate of the Ministry of Justice may inspect all foreign adoption offices in Vietnam.

2. The order and procedures for inspecting the operation of foreign adoption offices comply with the law on inspection.

Article 15. Commendation and handling of violations

1. Foreign adoption offices that strictly comply with this Circular and other relevant regulations and record outstanding achievements in assisting children in special circumstances in seeking substitute families or helping children with disabilities and children infected with dangerous diseases in Vietnam shall be commended and rewarded.

The director of the Department of Adoption shall commend or reward foreign adoption offices or propose the Minister of Justice to do so.

2. Foreign adoption offices, their heads and staff members that violate this Circular and other relevant regulations on adoption shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled or examined for penal liability under law.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Annulment of relevant legal documents

To annul the Minister of Justice's Decision No. 09/2006/QD-BTP of November 30. 2006, promulgating the Regulation on management of foreign adoption offices in Vietnam.

Article 17. Effect

This Circular takes effect on January 5, 2012.

Article 18. Organization of implementation

1. The Department of Adoption shall organize the implementation of this Circular and coordinate with functional units of the Ministry of Public Security, (he Ministry of Foreign Affairs and provincial-level Justice Departments in managing foreign adoption offices in Vietnam.

2. Any problems or new matters arising in the course of implementation shall be reported by the Department of Adoption to the Minister of Justice for timely guidance.-

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 21/2011/TT-BTP ngày 21/11/2011 về quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.751

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.75.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!