CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC TÀI CHÍNH V (FCV-V)
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ
CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA (FCV-V) VỀ CÁC ĐIỀU KHOẢN, THỦ TỤC VÀ THỎA THUẬN
CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN TÀI CHÍNH TẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỬ ỤNG VỐN
TỪ CHÍNH PHỦ TÂY BAN NHA CHO MỤC ĐÍCH QUỐC TẾ HÓA (FIEM)
Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Tây Ban Nha
Với mong muốn tăng cường
tình hữu nghị và thiện chí giữa hai nước,
Với mong muốn tăng cường
sâu rộng hợp tác song phương và mối quan hệ kinh tế giữa hai nước,
Nhằm duy trì điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện các dự án có lợi ích song phương sau bốn Chương
trình Hợp tác Tài chính đã xây dựng trong gần hai thập kỷ,
Đã thỏa thuận như sau,
1. Định
nghĩa
Trong phạm vi Chương
trình Hợp tác Tài chính V,
a) “Việt Nam” là Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
b) “Tây Ban Nha” là Chính
phủ Vương quốc Tây Ban Nha.
c) "BKHĐT” là Bộ Kế
hoạch và Đầu tư của Việt Nam.
d) “BTC” là Bộ Tài chính
của Việt Nam.
e) FIEM là Quỹ Quốc tế hóa
Tây Ban Nha (Spanish Fund for the Internationalization).
f) “MEIC” là Bộ Kinh tế,
Công nghiệp và Cạnh tranh của Tây Ban Nha.
g) "SEC” là Ban Thư
Ký Thương Mại thuộc MEIC.
h) “ICO” là tên viết tắt
của Instituto de Crédito Oficial (Cơ quan Tài chính Nhà nước Tây Ban Nha).
i) “các bên” bao gồm
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Tây
Ban Nha.
2. Giới
thiệu ngắn về FIEM
FIEM là là một tổ chức
tài chính do Section quản lý, thông qua Tổng cục Đầu tư và Thương mại Quốc tế, với
mục đích thúc đẩy quốc tế hóa các công ty của Tây Ban Nha thông qua việc cung cấp
tài chính trung và dài hạn.
Các khoản tài trợ ưu đãi
hoàn lại được FIEM cung cấp dưới dạng tín dụng mềm cho các tổ chức công cộng
không thường trú để hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu hoặc các dự án chìa khóa
trao tay do các công ty Tây Ban Nha thực hiện ở nước ngoài. Theo Thỏa thuận
OECD về Tín dụng xuất khẩu được hỗ trợ chính thức (sau đây gọi là “Thỏa thuận
OECD”), các khoản tài trợ ưu đãi có hoàn lại này đòi hỏi ba điều kiện cơ bản;
nước nhận đủ điều kiện nhận viện trợ có ràng buộc (thu nhập ở mức trung bình-thấp
hoặc thấp hơn theo Ngân hàng Thế giới), dự án phải không có khả năng thương mại
và người mua công khai phải cung cấp bảo lãnh của chính phủ.
3.
Ngân sách cam kết của Tây Ban Nha
MEIC sẽ cung cấp cho
BKHĐT tổng cộng 305 triệu euro cho các dự án do các công ty TBN thực hiện. Khoản
ngân sách trên sẽ được phân phối như sau:
3.1 Tây Ban Nha cấp tín dụng
cho Việt Nam tối đa 275 triệu euro theo các điều khoản ưu đãi để tài trợ cho
các gói sau của Tuyến 5 thuộc Hệ thống Đường sắt Metro của Thành phố Hồ Chí
Minh.
• EP1: Cổ phiếu; Thiết bị
trong bãi dồn; Thiết bị trong các nhà ga; Hệ thống điện trên cao.
• EP2: Nguồn điện.
• EP3: Đường ray, mối nối
và ghi.
• EP4: Hệ thống tín hiệu,
thông tin và bán vé (Các hệ thống chung).
• Dịch vụ tư vấn giám sát
thiết kế cơ sở (Front End Engineering Design – FEED)
• Dịch vụ tư vấn quản lý
dự án
3.2 Tây Ban Nha cũng sẽ
tài trợ tín dụng cho các dự án khác tối đa 30 triệu euro theo các điều khoản ưu
đãi được ưu tiên theo thỏa thuận chung như được mô tả trong Phụ lục II.
3.3 Các cơ sở khác có thể
tham gia các dự án đồng tài trợ hoặc các thành phần dự án được trao cho các
công ty Tây Ban Nha thông qua đấu thầu được tài trợ bởi các tổ chức tài chính
đa phương hoặc thông qua đấu thầu quốc tế do Việt Nam tài trợ.
4. Mục
tiêu chung
4.1 Nhằm duy trì hợp tác
tài chính giữa Việt Nam và Tây Ban Nha, Tây Ban Nha đã đồng ý cho phép FlEM tài
trợ cho các dự án có đóng góp rõ ràng cho sự phát triển kinh tế và xã hội của
Việt Nam, chủ yếu trong các lĩnh vực sau:
a) Cơ sở hạ tầng kinh tế,
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến giao thông công cộng đường bộ và đường
hàng không.
b) Năng lượng và năng lượng
tái tạo
c) Viễn thông.
d) Quản lý nước
e) Xử lý chất thải rắn
4.2 Nhằm hỗ trợ quá trình
quốc tế hóa các công ty Tây Ban Nha, tín dụng từ FIEM sẽ có ràng buộc và dùng để
tài trợ cho toàn bộ hoặc một phần chi phí của các dự án được cả hai bên ưu
tiên. Cụ thể:
• Tối đa 100% hàng hóa và
dịch vụ có xuất xứ Tây Ban Nha
• Chi phí địa phương và
hàng hóa và dịch vụ từ các nước thứ ba có thể chiếm tới 30% tổng giá trị hàng
hóa và dịch vụ xuất khẩu.
5. Điều
khoản tài chính
5.1 FlEM sẽ được cung cấp
theo Thỏa thuận OECD.
Mức độ ưu đãi của tín dụng
FIEM là 35%.
Theo Thỏa thuận OECD (Điều
40), tỷ lệ chiết khấu được sử dụng để tính mức độ ưu đãi của khoản vay theo một
đơn vị tiền tệ nhất định, tức là Tỷ lệ chiết khấu khác (DDR), có thể thay đổi
hàng năm vào ngày 15 tháng 1 và được tính như sau:
- Trung bình của Tỷ lệ
tham chiếu lãi suất thương mại của OECD (CIRR) cộng với một khoản bổ sung
(margin) tùy thuộc vào thời hạn trả nợ.
- Đối với tất cả các loại
tiền tệ, giá trị trung bình của CIRR là trung bình của CIRR hàng tháng có hiệu
lực trong khoảng thời gian sáu tháng từ ngày 15 tháng 8 của năm trước đến ngày
14 tháng 2 của năm hiện tại. Tỷ lệ bao gồm khoản bổ sung (margin), được làm
tròn đến mười đơn vị gần nhất.
5.2 Các điều khoản tài
chính cụ thể của từng loại tín dụng sẽ được MEC gửi cho bên Việt Nam hàng năm
và được thông báo cho danh sách các dự án của mỗi năm. Một số ví dụ về các điều
khoản tài chính cho các dự án trong năm 2016 được đính kèm trong Phụ lục I.
5.3 Các thỏa thuận tài
chính liên quan đến tín dụng ưu đãi sẽ được thực hiện theo luật pháp của hai nước.
Các thỏa thuận này sẽ do ICO và BTC đàm phán và ký kết, cả hai đóng vai trò đại
diện và được trao quyền hợp pháp bởi chính phủ tương ứng của mình.
6. Nợ
chính phủ
6.4 Mỗi loại tín dụng phải
tuân thủ các quy tắc của Thỏa thuận OECD và các cam kết quốc tế và thể chế
tương ứng của cả hai bên.
Theo mô tả trong Quy
trình dự án đính kèm trong Phụ lục II, trước khi mỗi khoản tín dụng được đệ
trình lên Hội đồng Bộ trưởng Tây Ban Nha để phê duyệt lần cuối, BTC phải gửi
thư xác nhận việc chấp nhận các điều kiện tài chính.
Theo luật pháp và các quy
định hiện hành của Việt Nam (bao gồm Luật Quản lý nợ công), bất kỳ hợp đồng tín
dụng nào được BTC thực hiện thay mặt Chính phủ Việt Nam đều sẽ được coi là một
khoản nợ công trực tiếp của Việt Nam và vì vậy là một ràng buộc và trách nhiệm
trực tiếp đối với Chính phủ Việt Nam.
7.
Các dự án được tài trợ
FIEM sẽ không tài trợ cho
các hoạt động liên quan đến xuất khẩu hàng hóa phục vụ quốc phòng, bán quân sự
và cảnh sát cho quân đội, lực lượng cảnh sát và an ninh hoặc các dịch vụ chống
khủng bố.
FIEM không tài trợ các dự
án liên quan đến một số dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, y tế và dinh dưỡng.
8.
Quy tắc đấu thầu và hợp đồng thương mại
8.1 Hợp đồng thương mại
được tài trợ dưới dạng tín dụng mềm theo khoản 3.1 và 3.2 của Chương trình hợp
tác tài chính này phải dựa trên quy trình đấu thầu cạnh tranh giữa các nhà thầu
Tây Ban Nha (tất cả các nhà thầu phải là người Tây Ban Nha theo pháp luật Tây
Ban Nha) theo các thủ tục được thiết lập trong Phụ lục II.
BKHĐT và MEIC có thể thỏa
thuận về các trường hợp ngoại lệ trong thủ tục trao thầu cho các công ty Tây
Ban Nha.
8.2. Đấu thầu hạn chế sẽ
được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo luật pháp Việt Nam.
Tuy nhiên, chính quyền Tây Ban Nha sẽ đảm bảo rằng quy trình trao thầu tuân thủ
các nguyên tắc của hệ thống pháp luật Tây Ban Nha.
8.3. Hợp đồng thương mại
được tài trợ dưới dạng tín dụng mềm theo khoản 3.3 phải tuân thủ các quy trình
trong Phụ lục III.
9. Hỗ
trợ kỹ thuật dự án
Để thúc đẩy hợp tác song
phương và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết nhằm thực hiện thuận lợi dự án, một công ty
nhà nước Tây Ban Nha, dưới sự giám sát của Section, có thể được ủy thác hỗ trợ
kỹ thuật trong quá trình đấu thầu, theo dõi và giám sát tình hình thực hiện và
công tác hậu thẩm định dự án và nghiên cứu khả thi, nếu cần thiết. Sau khi tham
khảo ý kiến do với BKHĐT, MEIC sẽ xác định những nhiệm vụ cụ thể sẽ được thực
hiện bởi công ty này trong từng dự án. Phí tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật của dự án
sẽ do phía Tây Ban Nha chi trả.
10.
Giám sát việc thực hiện Chương trình hợp tác tài chính và xem xét lại các dự án
10.1 Bất cứ khi nào một
trong các bên thấy cần thiết, Các bên sẽ đánh giá tiến độ và thảo luận về định
hướng cho các dự án được tài trợ theo Chương trình hợp tác tài chính này. Một
Nhóm Công tác Tài chính song phương, bao gồm đại diện của cả hai nước, sẽ giám
sát việc thực hiện Chương trình này, bao gồm việc đánh giá tiến độ, thỏa thuận
về định hướng dự án và các vấn đề khác phát sinh. Nhóm sẽ họp ít nhất mỗi hai
năm một lần.
10.2 Phía Tây Ban Nha sẽ
kiểm tra thực tế dự án mỗi khi thấy cần thiết. Bên Việt Nam phải tạo điều kiện
cho việc kiểm tra thực tế và sẽ cung cấp tất cả các thông tin liên quan về các
dự án được kiểm tra. Tất cả các đơn vị quản lý dự án (PMU) hoặc cơ quan thực hiện
dự án phải phân công một người quản lý dự án đảm nhận các nhiệm vụ theo dõi và
liên lạc giữa đơn vị quản lý dự án, cơ quan có thẩm quyền của Tây Ban Nha và
nhà cung cấp của Tây Ban Nha.
11.
Đơn vị tiền tệ
Đơn vị tiền tệ trong tất
cả các tài liệu liên quan đến Chương trình hợp tác tài chính này, bao gồm các hợp
đồng thương mại, phải là đồng euro.
12.
Thuế quan
Thuế đối với hàng hóa và
dịch vụ nhập khẩu vào Việt Nam sẽ không được tài trợ thông qua các cơ sở được
thành lập theo Chương trình này.
13.
Đánh giá
MEIC có quyền ủy thác một
cơ quan độc lập đánh giá dự án được thực hiện nhằm kiểm tra mức độ hoàn thành
các mục tiêu của các hoạt động. BKHĐT và MEIC sẽ ra kết luận về chất lượng của dự
án.
14.
Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp liên quan
đến việc diễn giải hoặc thực hiện Chương trình hợp tác tài chính này sẽ được giải
quyết thông qua thương lượng giữa các bên tham gia thỏa thuận này.
15.
Hiệu lực, điều chỉnh và chấm dứt
Chương trình hợp tác tài
chính sẽ có hiệu lực vào ngày ký và có giá trị trong thời hạn bốn (4) năm.
Một khi FCP-V bắt đầu có
hiệu lực, FCP-IV sẽ ngay lập tức hết hiệu lực. Số ngân sách còn lại của FCP-IV,
nếu có, sẽ được bổ sung vào các cơ sở vật chất hiện có đươc thành lập theo Điều
3.2, theo các điều kiện đặt ra trong Chương trình mới.
Trong mọi trường hợp, các
dự án hiện đang được thực hiện theo FCP-IV, và nếu đã tổ chức đấu thầu, sẽ được
áp dụng các điều khoản tài chính của FCP-IV cho đến khi hết hạn hợp đồng.
Một trong các bên có quyền
kiến nghị các thay đổi. Các kiến nghị này phải được nộp cho bên còn lại bằng
văn bản tiếng Anh. Các thay đổi sẽ có hiệu lực khi được hai bên ký kết.
Việc chấp thuận của các
thỏa thuận riêng lẻ phát sinh từ các thay đổi đó phải đáp ứng các yêu cầu theo
pháp luật tương ứng của Việt Nam và Tây Ban Nha.
Trong trường hợp ngân
sách cam kết nêu trên không được sử dụng hết khi kết thúc thời hạn hiệu lực,
các bên có thể kéo dài thời hạn hiệu lực của Chương trình Hợp tác tài chính hiện
hành theo một thoả thuận chung bằng văn bản tiếng Anh.
Một trong hai bên có quyền
chấm dứt Chương trình hợp tác tài chính này bất cứ lúc nào bằng cách thông báo
cho bên kia bằng văn bản tiếng Anh. Trong trường hợp này, Chương trình Hợp tác
tài chính sẽ được chấm dứt vào ngày thứ chín mươi (90), kể từ ngày nhận được
thông báo.
Ký kết tại Madrid vào
ngày 24 tháng 5 năm 2017 thành hai bản bằng tiếng Anh.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
Nguyen Van Hieu
|
Bộ trưởng Thương Mại Vương quốc Tây Ban Nha
Maria Luisa Poncela Garcia
|
PHỤ LỤC I
CÁC ĐIỀU KIỆN TÀI CHÍNH DỰ KIẾN
Ví dụ 1:
Thời gian trả nợ: 33
năm
|
Thời gian ân hạn: 17
năm
|
Đơn vị tiền tệ: euro
|
Lãi suất: 0,2%
|
Mức độ ưu đãi: 35,165%
(DDR 2%)
|
Ví dụ 2:
Thời gian trả nợ: 35
năm
|
Thời gian ân hạn: 15
năm
|
Đơn vị tiền tệ: euro
|
Lãi suất: 0,2%
|
Mức độ ưu đãi: 35,037%
(DDR 2%)
|
Ví dụ 3:
Thời gian trả nợ: 29
năm
|
Thời gian ân hạn: 20
năm
|
Đơn vị tiền tệ: euro
|
Lãi suất: 0,10%
|
Mức độ ưu đãi: 35,199%
(DDR 1,9%)
|
Các điều kiện này có hiệu
lực đến 14 tháng 1 năm 2018.
Từ ngày này, các điều kiện
mới sẽ được gửi theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam theo tỷ lệ chiết
khấu khác đang có hiệu lực.
PHỤ LỤC II
QUY TRÌNH DỰ ÁN THEO CHƯƠNG
TRÌNH HỢP TÁC TÀI CHÍNH V
BƯỚC 1: Lựa chọn dự án
Theo Điều.3.2, các dự án
sẽ được ưu tiên theo thỏa thuận giữa các bên theo quy trình sau.
BKHĐT sẽ chọn các dự án sẽ
được tài trợ và đề xuất với SEC hàng năm hoặc đột xuất thông qua Văn phòng Kinh
tế và Thương mại Tây Ban Nha.
Dựa trên danh sách này và
thông tin giữa SEC và BKHĐT, cả hai sẽ cùng lựa chọn các dự án ưu tiên để thực
hiện. Sẽ không có dự án nào được ưu tiên nếu bên Việt Nam không cam kết tài trợ
để đảm bảo tính bền vững của dự án sau thời hạn quy định trong hợp đồng.
Khi được chọn và được SEC
xác nhận đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ FlEM, các dự án sẽ được đưa vào lộ trình của
FIEM. SEC có quyền đề xuất các dự án được tài trợ và có ưu tiên đặc biệt cho
các dự án được các quỹ đa phương đồng tài trợ.
Khi một dự án đã được ưu
tiên và chấp thuận từ hai bên, phía TBN sẽ thông báo đề xuất tài chính cho
OECD.
BƯỚC 2: Hỗ trợ kỹ thuật
Khi cần thiết, một công
ty nhà nước của Tây Ban Nha dưới sự giám sát của MEIC sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho
phía Việt Nam để chuẩn bị nghiên cứu khả thi và hồ sơ mời thầu theo luật pháp
Việt Nam và Tây Ban Nha.
BƯỚC 3: Quy trình đấu
thầu và Chữ ký của hợp đồng thương mại
Các dự án được tài trợ từ
các khoản tín dụng ưu đãi của Tây Ban Nha phải sử dụng hàng hóa và dịch vụ của
Tây Ban Nha. Do đó, tất cả các công ty Tây Ban Nha hợp pháp và đủ điều kiện đều
được tham gia đấu thầu các dự án này.
Một bản sao thông tin được
công bố tại Việt Nam phải được gửi đến Văn phòng Kinh tế và Thương mại Tây Ban
Nha tại Thành phố Hồ Chí Minh ít nhất 20 ngày trước ngày công bố đầu tiên trên
báo địa phương.
Việc công bố tại Tây Ban
Nha sẽ diễn ra cùng thời điểm với bản tiếng Việt. Chính quyền Tây Ban Nha sẽ
công bố thông tin tại Tây Ban Nha thông qua các dịch vụ thông tin điện tử của
ICEX và www.comercio.es.
Các nhà thầu sẽ phải nhận
hồ sơ mời thầu miễn phí tại Tây Ban Nha. Các bên sẽ thông báo cho nhau về các
công ty đã nhận hồ sơ mời thầu.
Thời gian tối thiểu để nhận
hồ sơ mời thầu là 25 ngày, và 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phát hành đến
ngày hết hạn hạn nộp hồ sơ dự thầu.
Cố vấn kinh tế và thương
mại Tây Ban Nha tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ được thông báo đầy đủ về các vấn đề
phát sinh trong quá trình lựa chọn.
Người đại diện Văn phòng
Kinh tế và Thương mại Tây Ban Nha tại Thành phố Hồ Chí Minh phải tham dự lễ mở
thầu và các phiên đấu thầu.
BKHĐT sẽ quyết định trao
thầu và thông báo kết quả cho MEIC; Sau đó MEIC sẽ xác nhận, cấp bảo lãnh và
thông báo về sự tuân thủ theo các nguyên tắc pháp lý chung.
Cơ quan điều hành Việt
Nam và công ty Tây Ban Nha được trao thầu sau đó sẽ đàm phán và ký hợp đồng
thương mại.
BƯỚC 4: Thủ tục phê
duyệt tín dụng
MEC sẽ gửi văn kiện chính
thức tới BTC của Việt Nam với các điều khoản và điều kiện tài chính cụ thể áp dụng
cho dự án này.
Sau khi nhận được xác nhận,
hồ sơ tín dụng phải có phê duyệt của Ủy ban FIEM (một cơ quan đại học do SEC chủ
trì). Tín dụng ưu đãi sau đó sẽ được đệ trình lên Hội đồng Bộ trưởng Tây Ban
Nha để phê duyệt lần cuối.
Sau khi được phê duyệt,
ICO sẽ được chỉ định là đại diện tài chính của Vương quốc Tây Ban Nha cho khoản
tín dụng đó và sẽ ký kết một Thỏa thuận tín dụng với BTC của Việt Nam.
Có thế bắt đầu thực hiện
dự án ngay sau khi Thỏa thuận tài chính đã được ký kết. Việc giải ngân phải
tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành của Việt Nam. Do đó, ICO sẽ giải ngân
trực tiếp cho các nhà xuất khẩu theo các mốc thời gian trong hợp đồng thương mại
sau khi nhận được yêu cầu giải ngân từ BTC.
BƯỚC 5: Đánh giá
MEIC có quyền ủy thác một
cơ quan độc lập đánh giá dự án được thực hiện nhằm kiểm tra mức độ hoàn thành
các mục tiêu của các hoạt động. BKHĐT và MEIC sẽ ra kết luận về chất lượng của
dự án.