BAN
CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2020
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
92/QĐ-BCĐCNC
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2020
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2020
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 2457/QĐ-TTg
ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1789/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách
thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm
2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình quốc
gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các thành viên Ban Chỉ đạo
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTN, KTTH, PL, TKBT, TH;
- Lưu: Văn thư, BCĐCNC (5)
|
TRƯỞNG
BAN
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Thiện Nhân
|
QUY CHẾ
TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
CAO ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 92/QĐ-BCĐCNC ngày 25 tháng 10 năm 2011 của
Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020)
Điều 1. Nhiệm vụ và quyền hạn
của Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng
Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia phát triển
công nghệ cao đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Chương trình).
2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho
các thành viên Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện Chương trình; thông qua kế hoạch
công tác của Ban Chỉ đạo.
3. Triệu tập và chủ trì các phiên họp
thường kỳ 6 tháng một lần và các phiên họp bất thường của Ban Chỉ đạo trong trường
hợp cần thiết. Trưởng Ban Chỉ đạo có thể ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
triệu tập và chủ trì các phiên họp Ban Chỉ đạo.
4. Quyết định việc bổ sung, sửa đổi
Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo; trình Thủ tướng Chính phủ bổ
sung, thay thế thành viên Ban Chỉ đạo trong trường hợp cần thiết.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Chịu trách nhiệm trước Trưởng
Ban Chỉ đạo về lĩnh vực được phân công.
2. Thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo giải
quyết các công việc của Ban Chỉ đạo khi được ủy quyền.
3. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng
kế hoạch công tác 5 năm, hằng năm của Ban Chỉ đạo.
4. Đôn đốc các Bộ chủ trì tổ chức
thực hiện chương trình thành phần theo đúng mục tiêu và tiến độ đề ra.
5. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp
với lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương có liên quan để lấy ý kiến hoặc phổ biến,
quán triệt nội dung, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến
việc thực hiện Chương trình.
6. Yêu cầu các Bộ, ngành, địa
phương báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình, kết quả và những kiến nghị
trong việc thực hiện Chương trình để Ban Chỉ đạo tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.
7. Tổ chức các đoàn công tác làm việc
với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình để
nắm tình hình và kiểm tra việc thực hiện Chương trình.
8. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đề
xuất với Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Thủ tướng Chính phủ các giải pháp khắc phục
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình.
9. Mời chuyên gia ở trong nước và
nước ngoài tư vấn giúp Ban Chỉ đạo về các nội dung liên quan đến việc thực hiện
Chương trình.
10. Tổ chức các đoàn công tác đi khảo
sát, nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài trong trường hợp cần thiết.
Điều 3. Nhiệm vụ của các ủy
viên Ban Chỉ đạo
1. Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng Ban
Chỉ đạo phân công.
2. Tham dự đầy đủ các cuộc họp Ban
Chỉ đạo; trường hợp vắng mặt phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo và cử người dự họp
thay.
3. Tham gia xây dựng cơ chế, chính
sách thực hiện Chương trình. Chủ động đề xuất ý kiến liên quan đến việc thực hiện
nhiệm vụ được giao với Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.
4. Được cung cấp đầy đủ thông tin về
tình hình thực hiện Chương trình và kết quả thẩm định các Chương trình thành phần
trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 4. Các phiên họp Ban Chỉ
đạo
Ban Chỉ đạo tổ chức các phiên họp
thường kỳ (6 tháng một lần) để đánh giá các mặt hoạt động của Ban Chỉ đạo, kết
quả thực hiện Chương trình và các cơ chế, chính sách của Chương trình; kiến nghị
với Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt quá quyền hạn của Ban Chỉ
đạo.
Tùy theo tình hình thực tế, Ban Chỉ
đạo có thể tổ chức phiên họp bất thường hoặc phiên họp chuyên đề.
Điều 5. Chế độ thông tin báo
cáo
1. Báo cáo định kỳ: 6 tháng một lần,
các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về tình hình thực
hiện nhiệm vụ được phân công cho Trưởng Ban Chỉ đạo, đồng thời gửi Văn phòng Chương
trình để tổng hợp.
2. Báo cáo đột xuất: Các thành viên
Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo những vấn đề phát sinh đột
xuất trong quá trình thực hiện Chương trình, hoặc báo cáo theo yêu cầu của Trưởng
Ban Chỉ đạo.
Điều 6. Chế độ đi công tác
cơ sở
Căn cứ vào yêu cầu công việc, các
thành viên Ban Chỉ đạo chủ động đi công tác cơ sở giúp Ban Chỉ đạo nắm tình
hình, giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo chức năng, nhiệm vụ được phân
công, hoặc tham gia các chuyến công tác theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo./.