ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4486/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày
12 tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
NỘI BỘ TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC CỦA UBND TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát,
đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai
đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
3611/QĐ-UBND ngày 26/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch
rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà
nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Công văn số
5990/VPCP-KSTT ngày 22/8/2024 của Văn phòng Chính phủ về việc công bố, rà soát,
đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1676 /TTr-STNMT ngày 25 tháng 11 năm
2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt phương án đơn giản hóa 34 thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của UBND tỉnh
Thanh Hóa (có Phương án đính kèm).
Điều 2. Giao
Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ
tục hành chính tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, trình UBND tỉnh Thanh Hóa
xem xét, ban hành gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ - Cục KSTTHC (để theo dõi);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để báo cáo);
- Lưu: VT, KSTTHCNC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thi
|
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Kèm
theo Quyết định số 4486/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa)
1. Thủ tục:
Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch, Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thời hạn xử lý: Đề
nghị bổ sung quy định thời hạn xử lý hồ sơ là: 45 ngày làm việc; đồng thời quy
định rõ thời gian các bước xử lý trong trình tự thực hiện của từng cơ quan giải
quyết; thời gian giải quyết của UBND tỉnh; thống nhất thời gian “ngày” thành
“ngày làm việc”.
Lý do: Điều 20 Nghị định số
102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ chưa quy định rõ thời hạn xử lý hồ
sơ.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị bổ sung mẫu Tờ trình,
quyết định phê duyệt Quy hoạch, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nhằm
tạo điều kiện thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại Điều 66, Điều 70 Luật
Đất đai 2024 và Điều 20 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính Phủ
chưa quy định mẫu Tờ trình, quyết định phê duyệt Quy hoạch, điều chỉnh Quy hoạch
sử dụng đất cấp huyện.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem
xét, sửa đổi, bổ sung Điều 66, Điều 70 Luật Đất đai 2024 và Điều 20 Nghị định số
102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ; Đồng thời đề nghị Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành văn bản hướng dẫn mẫu đơn, mẫu tờ trình, quyết định trình
thẩm định, phê duyệt Quy hoạch, Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo
nội dung đơn giản hoá nêu trên để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hành
chính nhà nước trong quá trình thực hiện thủ tục.
1.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 25.960.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 12.520.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 13.440.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 51,77
%.
2. Thủ tục:
Thẩm định Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
2.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thời hạn xử lý: Đề
nghị bổ sung quy định thời hạn xử lý hồ sơ là: 45 ngày làm việc; đồng thời quy
định rõ thời gian các bước xử lý trong trình tự thực hiện của từng cơ quan giải
quyết; thời gian giải quyết của UBND tỉnh; thống nhất thời gian “ngày” thành
“ngày làm việc”.
Lý do: Điều 21 Nghị định số
102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ chưa quy định rõ thời hạn xử lý hồ
sơ.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị bổ sung mẫu tờ trình,
Quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện nhằm tạo điều kiện
thuận cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục.
Lý do: Tại Điều 67, Điều 70 Luật
Đất đai 2024 và Điều 21 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính Phủ
chưa quy định mẫu tờ trình đề nghị phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp
huyện.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem
xét, sửa đổi, bổ sung Điều 67, Điều 70 Luật Đất đai 2024 và Điều 21 Nghị định số
102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ. Đồng thời đề nghị Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành mẫu tờ trình trình thẩm định, quyết định phê duyệt Kế hoạch
sử dụng đất hàng năm cấp huyện theo nội dung đơn giản hoá nêu trên để tạo điều
kiện thuận lợi cho các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện thủ
tục.
2.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 18.920.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 9.320.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 9.600.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50,74
%.
3. Thủ tục:
Xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ quản
lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.
3.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về trình tự thực hiện: Đề
nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật Tài nguyên nước năm 2023
theo phương án sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường xây
dựng chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ quản lý, bảo
vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra
- Sở Tài nguyên và Môi trường lấy
ý kiến UBND các huyện và các sở, ngành liên quan về chương trình nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ phục vụ quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục
hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục
tác hại do nước gây ra. Thời gian các đơn vị tham gia lấy ý kiến là 05 ngày làm
việc.
- Trên cơ sở ý kiến tham gia
các đơn vị có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp ý kiến.
- Sở Tài nguyên và Môi trường
hoàn thiện hồ sơ chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ
quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng
tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trình UBND tỉnh
phê duyệt.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
UBND tỉnh xem xét, phê duyệt chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ phục vụ quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai
thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây
ra.
b) Về thành phần hồ sơ, số
lượng hồ sơ:
Đề nghị quy định cụ thể thành
phần, số lượng hồ sơ của thủ tục này gồm: Tờ trình, dự thảo quyết định phê duyệt
chương trình, văn bản tổng hợp ý kiến, báo cáo thuyết minh chương trình.
Lý do: Tại Khoản 2 Điều 6 Luật
Tài nguyên nước năm 2023 chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ.
c) Về thời hạn xử lý: Đề
nghị bổ sung quy định thời hạn xử lý hồ sơ tại Khoản 2 Điều 6 Luật Tài nguyên
nước năm 2023: 20 ngày làm việc.
Lý do: Tại Khoản 2 Điều 6 Luật
Tài nguyên nước năm 2023 chưa quy định thời hạn xử lý hồ sơ.
d) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị bổ sung quy định mẫu
hóa Tờ trình chương trình nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ phục vụ quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát
triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do
nước gây ra
Lý
do: Tại Khoản 2 Điều 6 Luật Tài nguyên nước năm 2023 chưa quy định mẫu hoá tờ
trình chương trình nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ phục vụ quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước
gây ra.
3.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung Khoản
2 Điều 6 Luật Tài nguyên nước năm 2023 và đề
nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản hướng dẫn về thời gian xử lý
hồ sơ, thành phần hồ sơ, biểu mẫu văn bản hướng dẫn xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ phục vụ quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước
gây ra theo nội dung đơn giản hoá nêu trên để
tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực
hiện thủ tục.
3.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 12.840.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.120.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 6.720.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 52,34 %.
4. Thủ tục: Phê duyệt phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
4.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a)
Về trình tự thực hiện: đề nghị sửa đổi bổ
sung trình tự thực hiện quy định tại Điều 24; Điều 25 Nghị định số
53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Tài nguyên nước, theo phương án sau:
- Sở
Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện và các sở, ngành
liên quan lập phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Sở
Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy ý kiến đến UBND cấp huyện và các sở
ngành liên quan về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước. Hồ sơ gửi lấy ý kiến
bao gồm: dự thảo Tờ trình, Dự thảo Quyết định phê duyệt. Trong thời hạn 05 ngày
làm việc các đơn vị lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
-
Trên cơ sở ý kiến tham gia các đơn vị có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường
tổng hợp ý kiến, hoàn thiện hồ sơ về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trình
UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt trong thời hạn 10 ngày làm việc.
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. UBND cấp tỉnh
xem xét, phê duyệt phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước.
-
Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường
tổ chức công bố phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên các phương tiện thông
tin đại chúng, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi
trường, thông báo tới UBND cấp huyện.
b)Về
thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: Đề nghị
quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục này gồm: Tờ trình, dự thảo
quyết định, văn bản tổng hợp ý kiến, Báo cáo thuyết minh phạm vi hành lang bảo
vệ nguồn nước.
Lý
do: Khoản 3 Điều 23 Luật Tài nguyên nước năm 2023; Điều 24, Điều 25 Nghị định số
53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Tài nguyên nước chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ.
c)
Về thời hạn xử lý:
Đề
nghị bổ sung quy định thời hạn xử lý hồ sơ tại khoản 3 Điều 23 Luật Tài nguyên
nước năm 2023; Điều 24, Điều 25 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước là:
20 ngày làm việc
Lý
do:Khoản 3 Điều 23 Luật Tài nguyên nước năm 2023; Điều 24, Điều 25 Nghị định số
53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Tài nguyên nước chưa quy định thời hạn xử lý hồ sơ.
d)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề
nghị bổ sung quy định mẫu hóa tờ trình, quyết định phê duyệt phạm vi hành lang
bảo vệ nguồn nước.
Lý
do: Tại Khoản 3 Điều 23 Luật Tài nguyên nước năm 2023; Điều 24, Điều 25 Nghị định
số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Tài nguyên nước chưa quy định mẫu hoá tờ trình đề nghị phê duyệt
phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi trong
việc chuẩn bị lập hồ sơ, tổng hợp, thẩm định văn bản của cơ quan nhà nước, việc
quy định mẫu hóa giấy tờ nêu trên nhằm đảm bảo tính thống nhất, rút ngắn thời
gian chuẩn bị cũng như thời gian tổng hợp hồ sơ cho các cơ quan, đơn vị, tiết
kiệm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
4.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị
Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 24, Điều 25 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày
16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước và ban hành văn bản hướng dẫn về thời gian xử lý hồ sơ, thành phần
hồ sơ, biểu mẫu văn bản hướng dẫn phê duyệt phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
theo nội dung đơn giản hoá nêu trên.
4.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 14.440.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.760.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 7.680.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 53,19 %.
5. Thủ tục: Quyết định công bố dòng chảy tối thiểu trên
sông, suối nội tỉnh
5.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a) Về
thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: Đề nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng
hồ sơ của thủ tục gồm: Tờ trình, dự thảo quyết định, văn bản tổng hợp ý kiến,
Danh mục dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối.
Lý
do: Khoản 2 Điều 19 Thông tư số 03/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên
nước chưa quy định thành phần hồ sơ.
b)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư số 03/TT-BTNMT ngày 16/5/2024
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Tài nguyên nước là: 20 ngày làm việc
Lý
do: Khoản 2 Điều 19 Thông tư số 03/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên
nước chưa quy định thời hạn xử lý hồ sơ.
c)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung
quy định mẫu hóa phê duyệt công bố dòng chảy tối thiểu trên sông, suối nội tỉnh
gồm: mẫu hoá tờ trình; mẫu hoá Danh mục dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối.
Lý do:
Tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư số 03/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên
nước chưa quy định mẫu hoá tờ trình, mẫu hoá Danh mục dòng chảy tối thiểu trên
các sông, suối. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuẩn bị lập hồ
sơ, tổng hợp, thẩm định văn bản của cơ quan nhà nước, việc quy định mẫu hóa giấy
tờ nêu trên nhằm đảm bảo tính thống nhất, rút ngắn thời gian chuẩn bị cũng như
thời gian tổng hợp hồ sơ cho các cơ quan, đơn vị, tiết kiệm chi phí tuân thủ thủ
tục hành chính.
5.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 19 Thông tư số
03/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước các nội dung đơn giản
hóa ở trên.
5.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 14.440.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.440.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 8.000.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 55,40%
6. Thủ tục: Ban hành kế hoạch bảo vệ nước dưới đất
6.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: Đề
nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục gồm: Tờ trình, dự
thảo quyết định, văn bản tổng hợp ý kiến, kế hoạch Bảo vệ nước dưới đất.
Lý
do: Tại Điều 24 Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước
chưa quy định thành phần hồ sơ.
b)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ tại Điều 24 Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước: 20 ngày làm việc
Lý
do: Điều 24 Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước chưa
quy định thời hạn xử lý hồ sơ.
c)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung quy
định mẫu hóa phê duyệt công bố dòng chảy tối thiểu trên sông, suối nội tỉnh gồm:
mẫu hoá tờ trình; mẫu hoá kế hoạch bảo vệ nước dưới đất.
Lý
do: Tại Điều 24 Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước
chưa quy định mẫu hoá tờ trình, mẫu hoá kế hoạch bảo vệ nước dưới đất. Do đó,
để tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuẩn bị lập hồ sơ, tổng hợp, thẩm định
văn bản của cơ quan nhà nước, việc quy định mẫu hóa giấy tờ nêu trên nhằm đảm bảo
tính thống nhất, rút ngắn thời gian chuẩn bị cũng như thời gian tổng hợp hồ sơ
cho các cơ quan, đơn vị, tiết kiệm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
6.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung Điều 24 Thông tư số
03/2024/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước theo các nội dung đơn giản hóa
nêu trên.
6.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 13.480.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.440.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 7.040.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 52,23%
7. Thủ tục: Lập danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối
thuộc địa bàn quản lý phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành
7.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a)
Trình tự thực hiện: đề nghị sửa đổi bổ
sung trình tự thực hiện quy định tại Điều 55 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày
16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước, theo phương án sau:
- Sở
Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện lập Danh mục các
đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc địa bàn quản lý phải xây dựng quy chế phối hợp
vận hành
- Sở
Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy ý kiến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành có
liên quan về Danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc địa bàn quản lý phải
xây dựng quy chế phối hợp vận hành. Hồ sơ gửi lấy ý kiến bao gồm: dự thảo Tờ
trình; Dự thảo Quyết định phê duyệt và các tài liệu khác có liên quan. Trong thời
hạn 05 ngày làm việc các đơn vị lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
-
Trên cơ sở ý kiến tham gia các đơn vị có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường
tổng hợp ý kiến và hoàn thiện hồ sơ Danh mục trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê
duyệt trong thời hạn 10 ngày làm việc.
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. UBND cấp tỉnh
xem xét, phê duyệt Danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc địa bàn quản
lý phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành
-
Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường
tổ chức công bố phê duyệt Danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc địa
bàn quản lý phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành trên các phương tiện thông
tin đại chúng, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi
trường, thông báo tới UBND cấp huyện và niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp
xã nơi có nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
b)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
Đề
nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục gồm: Tờ trình, dự
thảo quy chế, văn bản tổng hợp ý kiến, Danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối
thuộc địa bàn quản lý phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành.
Lý
do: Điều 55 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước chưa quy định cụ thể
thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ.
c)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ tại Điều 55 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước là 20
ngày làm việc.
Lý
do: Điều 55 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước chưa quy định thời hạn xử
lý hồ sơ.
d)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề
nghị bổ sung quy định mẫu hóa phê duyệt danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối
thuộc địa bàn quản lý phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành gồm: mẫu hoá tờ
trình, mẫu hoá danh mục.
Lý
do: Tại Điều 55 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước chưa quy định mẫu hoá tờ
trình, mẫu hoá danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc địa bàn quản lý
phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi
trong việc chuẩn bị lập hồ sơ, tổng hợp, thẩm định văn bản của cơ quan nhà nước,
việc quy định mẫu hóa giấy tờ nêu trên nhằm đảm bảo tính thống nhất, rút ngắn
thời gian chuẩn bị cũng như thời gian tổng hợp hồ sơ cho các cơ quan, đơn vị,
tiết kiệm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
7.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 55 Nghị định số 53/2024/NĐ- CP ngày 16/5/2024
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước,
ban hành văn bản hướng dẫn về thời gian xử lý hồ sơ, thành phần hồ sơ, biểu mẫu
theo nội dung đơn giản hoá nêu trên.
7.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 16.040.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.720.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 8.320.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 51,87%.
8. Thủ tục: Lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước
phù hợp với kịch bản nguồn nước
8.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a)
Trình tự thực hiện: đề nghị sửa đổi, bổ
sung quy định tại Điều 43 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước theo phương
án sau:
- Sở
Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước
phù hợp với kịch bản nguồn nước.
- Sở
Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến UBND các huyện và các sở, ngành liên quan về
kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp với kịch bản nguồn nước.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, các đơn vị có văn bản trả lời.
-
Trên cơ sở ý kiến tham gia các đơn vị có liên quan, trong thời hạn 10 ngày làm
việc Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp ý kiến và hoàn thiện hồ sơ kế hoạch
khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp với kịch bản nguồn nước trình UBND tỉnh
phê duyệt.
-
UBND tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp
với kịch bản nguồn nước trong thời hạn 05 ngày làm việc
b)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: Đề
nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục này gồm: Tờ trình,
dự thảo kế hoạch, văn bản tổng hợp ý kiến .
Lý
do: Điều 43 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước chưa quy định cụ thể
thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ.
c)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ tại Điều 43 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước là 20
ngày làm việc
Lý
do: Điều 43 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước chưa quy định thời hạn xử
lý hồ sơ.
d)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung
quy định mẫu hóa Tờ trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp
với kịch bản nguồn nước.
Lý
do: Tại Điều 43 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước chưa quy định mẫu hoá tờ
trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài
nguyên nước phù hợp với kịch bản nguồn nước.
Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuẩn bị lập hồ sơ, tổng hợp, thẩm
định văn bản của cơ quan nhà nước, việc quy định mẫu hóa giấy tờ nêu trên nhằm
đảm bảo tính thống nhất, rút ngắn thời gian chuẩn bị cũng như thời gian tổng hợp
hồ sơ cho các cơ quan, đơn vị, tiết kiệm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
8.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 43 Nghị định số 53/2024/NĐ- CP ngày
16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước, ban hành văn bản hướng dẫn về thời gian xử lý hồ sơ, thành phần hồ
sơ, biểu mẫu theo nội dung đơn giản hoá nêu trên.
8.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 12.040.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5.800.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 6.240.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 51,83 %.
9. Thủ tục: Phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai
thác trên địa bàn địa phương
9.1.
Nội dung đơn giản hóa
a)
Về trình tự thực hiện: Đề nghị sửa đổi, bổ
sung quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP 29/11/2016
của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản theo phương
án sau:
-
UBND cấp huyện đề xuất kế hoạch báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Sở
Tài nguyên và Môi trường thực hiện xin ý kiến của các ngành và đơn vị liên
quan.
- Trên
cơ sở ý kiến tham gia các đơn vị có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng
hợp ý kiến; hoàn thiện hồ sơ Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa trình UBND tỉnh phê duyệt.
-
UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa
b)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
Đề
nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục này gồm: Tờ trình của
UBND cấp huyện, dự thảo Quyết định phê duyệt Phương án.
Lý
do: Điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP 29/11/2016 của Chính phủ
về Quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản chưa quy định cụ thể thành
phần hồ sơ, số lượng hồ sơ.
c)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP
29/11/2016 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản
là 90 ngày làm việc.
Lý
do: Tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP 29/11/2016 của Chính
phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản chưa quy định thời hạn
xử lý hồ sơ.
d)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề
nghị bổ sung quy định mẫu hóa Tờ trình, Quyết định Phương án bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Lý
do: Tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP 29/11/2016 của Chính
phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản chưa quy định mẫu hoá
tờ trình, Quyết định Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
9.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định số
158/2016/NĐ-CP 29/11/2016 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật
Khoáng sản theo nội dung phương án đơn giản nêu trên.
9.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 77.120.000 đồng.
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 28.800.000 đồng.
- Chi
phí tiết kiệm: 48.320.000 đồng.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 62,66 %.
10. Thủ tục: Lập dự toán chi ngân sách hỗ trợ để nâng cấp, cải
tạo các hạng mục công trình cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác
10.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a)
Về trình tự thực hiện: Đề nghị sửa đổi bổ sung trình tự thực hiện quy định tại khoản
1 Điều 15 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP 29/11/2016 của Chính phủ về Quy định chi
tiết một số điều của Luật Khoáng sản theo phương án sau:
-
UBND cấp huyện lập đề xuất hỗ trợ;
- Sở
Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến của các ngành và đơn vị liên quan.
- Sở
Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, lập dự toán chi ngân sách báo cáo UBND tỉnh.
-
UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua dự toán chi ngân sách hỗ trợ để nâng cấp, cải
tạo các hạng mục công trình cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.
-
HĐND tỉnh thông qua dự toán chi ngân sách hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo các hạng
mục công trình cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.
b)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
Đề
nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục này gồm: Tờ trình đề
xuất của UBND cấp huyện, dự thảo Dự toán chi Ngân sách.
Lý do:
khoản 1 điều 15 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP 29/11/2016 của Chính phủ về Quy định
chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ,
số lượng hồ sơ.
c)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ khoản 1, Điều 15 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP 29/11/2016 của
Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản: 77 ngày làm việc.
Lý
do: Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP 29/11/2016 của Chính phủ về
Quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản chưa quy định thời hạn xử lý
hồ sơ.
d)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề
nghị bổ sung quy định mẫu hóa Tờ trình, Quyết định, Dự toán chi ngân sách.
Lý
do: Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP 29/11/2016 của Chính phủ về
Quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản chưa quy định mẫu hoá tờ
trình, quyết định, dự toán chi ngân sách hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo các hạng mục
công trình cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.
1.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP
29/11/2016 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản
theo các nội dung đơn giản nêu trên.
1.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 57.920.000 đồng.
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 24.640.000 đồng.
- Chi
phí tiết kiệm: 33.2800.000 đồng.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 57,46 %.
11. Thủ tục: Lập danh mục các cụm công nghiệp không có hệ
thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung trên địa bàn
11.1.
Nội dung đơn giản hóa
a)
Về trình tự thực hiện: Đề nghị sửa đổi, bổ
sung quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo phương án
sau:
-
UBND cấp huyện rà soát lập danh sách cụm công nghiệp không có hệ thống thu gom,
thoát nước và xử lý nước thải tập trung trên địa bàn trình Sở Tài nguyên và Môi
trường.
-
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ
trình UBND cấp tỉnh xem xét, ban hành.
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, UBND cấp tỉnh xem xét, ban hành danh mục các cụm
công nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung
trên địa bàn.
b)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
Đề
nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục này gồm: Tờ trình của
UBND cấp huyện, dự thảo quyết định phê duyệt chương trình, báo cáo thuyết minh
chương trình.
Lý
do: Tại khoản 5 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường 2020 chưa quy định cụ thể thành
phần hồ sơ, số lượng hồ sơ.
c)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ tại khoản 5 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường 2020: 20 ngày làm việc.
Lý
do: Tại khoản 5 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường 2020 chưa quy định thời hạn xử
lý hồ sơ.
d)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị
Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và ban
hành văn bản hướng dẫn về thành phần hồ sơ, biểu mẫu văn bản hướng dẫn lập danh
sách cụm công nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập
trung trên địa bàn nêu trên.
Lý
do: Tại khoản 5 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường 2020 chưa quy định về thành phần
hồ sơ, biểu mẫu văn bản hướng dẫn lập danh sách cụm công nghiệp không có hệ thống
thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung trên địa bàn nêu trên.
11.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường
2020 và đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản hướng dẫn về thời gian
xử lý hồ sơ, thành phần hồ sơ, biểu mẫu văn bản hướng dẫn lập danh sách cụm
công nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung
trên địa bàn nêu trên theo nội dung đơn giản hoá nêu trên để tạo điều kiện thuận
lợi cho các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện thủ tục.
11.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa 14.120.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.440.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 7.680.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 54,39 %.
12. Thủ tục: Phê duyệt kế hoạch quản lý chất lượng môi trường
không khí cấp tỉnh
12.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a)
Về trình tự thực hiện: Đề nghị sửa đổi bổ
sung trình tự thực hiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9, Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, theo phương án sau:
- Bước
1: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp
huyện có liên quan lập, phê duyệt và thực hiện đề án điều tra, đánh giá, xây dựng
dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
- Bước
2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường
không khí cấp tỉnh đến các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có liên quan và cơ
quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương giáp ranh trong trường hợp cần thiết để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản;
nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch,
trình UBND cấp tỉnh xem xét, ban hành. Hồ sơ gửi lấy ý kiến bao gồm: dự thảo Tờ
trình; Dự thảo Quyết định phê duyệt và các tài liệu khác có liên quan. Trong thời
hạn 05 ngày làm việc các đơn vị lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
-
Trên cơ sở ý kiến tham gia các đơn vị có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường
tổng hợp ý kiến và hoàn thiện hồ sơ trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt
trong thời hạn 14 ngày làm việc.
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. UBND cấp tỉnh
xem xét, phê duyệt kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh.
b)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: Đề
nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục này gồm: Tờ trình,
dự thảo quyết định, văn bản tổng hợp ý kiến, kế hoạch quản lý chất lượng môi
trường không khí cấp tỉnh.
Lý
do: Khoản 2, khoản 3 Điều 9, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ.
c)
Về thời hạn xử lý:
Đề
nghị bổ sung quy định thời hạn xử lý hồ sơ tại khoản 2, khoản 3 Điều 9, Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ: 24 ngày làm việc.
Lý
do: Khoản 2, khoản 3 Điều 9, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ chưa quy định thời hạn xử lý hồ sơ.
d)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề
nghị bổ sung quy định mẫu hóa tờ trình, quyết định phê duyệt, kế hoạch quản lý
chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh để dễ thực hiện
Lý
do: Tại khoản 2, khoản 3 Điều 9, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ chưa quy định mẫu hoá tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch quản lý chất
lượng môi trường không khí cấp tỉnh. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi trong
việc chuẩn bị lập hồ sơ, tổng hợp, thẩm định văn bản của cơ quan nhà nước, việc
quy định mẫu hóa giấy tờ nêu trên nhằm đảm bảo tính thống nhất, rút ngắn thời
gian chuẩn bị cũng như thời gian tổng hợp hồ sơ cho các cơ quan, đơn vị, tiết
kiệm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
12.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 9, Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và ban hành văn bản hướng dẫn về thời
gian xử lý hồ sơ, thành phần hồ sơ, biểu mẫu văn bản hướng dẫn phê duyệt kế hoạch
quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh theo nội dung đơn giản hoá nêu
trên.
12.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 16.040.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.720. 000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 8.320.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 51,87%.
13. Thủ tục: Phê duyệt đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự
nhiên cấp tỉnh
13.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a)
Trình tự thực hiện: đề nghị sửa đổi, bổ
sung quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường, Điều
124 Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ ban hành Nghị định
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường theo phương án sau:
- Sở
Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan lập đề án chi
trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh.
- Sở Tài
nguyên và Môi trường gửi xin ý kiến các cơ quan, đơn vị. Hồ sơ gửi lấy ý kiến
bao gồm: dự thảo Tờ trình; Dự thảo Quyết định phê duyệt và đề án chi trả dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc các đơn vị lấy
ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
-
Trên cơ sở ý kiến tham gia các đơn vị có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường
tổng hợp ý kiến và hoàn thiện hồ sơ trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt
trong thời hạn 14 ngày làm việc.
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. UBND cấp tỉnh
xem xét, phê duyệt đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh.
b)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: Đề
nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục này gồm: Tờ trình,
dự thảo kế hoạch, văn bản tổng hợp ý kiến.
Lý
do: Điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 124 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết
một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ, số
lượng hồ sơ.
c)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ tại Điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường,
Điều 124 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ ban hành Nghị
định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường: 24 ngày làm việc
Lý
do: Điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 124 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết
một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định thời hạn xử lý hồ sơ.
d)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung
quy định mẫu hóa tờ trình, Quyết định, đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự
nhiên cấp tỉnh.
Lý do:
Tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 124 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết
một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định mẫu hoá tờ trình, đề án
chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh. Do đó, để tạo điều kiện thuận
lợi trong việc chuẩn bị lập hồ sơ, tổng hợp, thẩm định văn bản của cơ quan nhà
nước, việc quy định mẫu hóa giấy tờ nêu trên nhằm đảm bảo tính thống nhất, rút
ngắn thời gian chuẩn bị cũng như thời gian tổng hợp hồ sơ cho các cơ quan, đơn
vị, tiết kiệm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
13.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 Luật Bảo vệ môi
trường, Điều 124 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ ban
hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, ban
hành văn bản hướng dẫn về thời gian xử lý hồ sơ, thành phần hồ sơ, biểu mẫu
theo nội dung đơn giản hoá nêu trên.
13.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 16.040.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.720. 000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 8.320.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 51,87%.
14. Thủ tục:Phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện kinh tế
tuần hoàn cấp tỉnh
14.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a)
Trình tự thực hiện: đề nghị sửa đổi, bổ
sung quy định tại khoản 3 Điều 139 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường theo phương án sau:
- Sở
Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan lập kế hoạch
hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh.
- Sở
Tài nguyên và Môi trường gửi xin ý kiến các bộ, ban ngành liên quan. Hồ sơ gửi
lấy ý kiến bao gồm: dự thảo Tờ trình; Dự thảo Quyết định phê duyệt và kế hoạch
hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh. Trong thời hạn 07 ngày làm việc
các đơn vị lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
-
Trên cơ sở ý kiến tham gia các đơn vị có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường
tổng hợp ý kiến và hoàn thiện hồ sơ trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt
trong thời hạn 15 ngày làm việc.
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. UBND cấp tỉnh
xem xét, phê duyệt kế hoạch.
b)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: Đề
nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục gồm: Tờ trình, dự
thảo quyết định, kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh.
Lý do:
khoản 3 Điều 139 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ ban
hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa
quy định thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ.
c)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ tại khoản 3 Điều 139 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường là 27 ngày làm việc.
Lý
do: Khoản 3 Điều 139 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
chưa quy định thời hạn xử lý hồ sơ.
d)
Về mẫu đơn,mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung
quy định mẫu hóa phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh
gồm: mẫu hoá tờ trình; quyết định; mẫu hoá kế hoạch hành động thực hiện kinh tế
tuần hoàn cấp tỉnh.
Lý
do: Tại Khoản 3 Điều 139 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính
phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
chưa quy định mẫu hoá tờ trình, quyết định, mẫu hoá kế hoạch hành động thực hiện
kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuẩn
bị lập hồ sơ, tổng hợp, thẩm định văn bản của cơ quan nhà nước, việc quy định mẫu
hóa giấy tờ nêu trên nhằm đảm bảo tính thống nhất, rút ngắn thời gian chuẩn bị
cũng như thời gian tổng hợp hồ sơ cho các cơ quan, đơn vị, tiết kiệm chi phí
tuân thủ thủ tục hành chính.
14.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 139 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết
một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
14.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 17.640.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.680.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 8.960.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 50,79%.
15. Thủ tục: Phê duyệt phương án bảo vệ môi trường cho làng
nghề do UBND cấp xã trình
15.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a.
Trình tự thực hiện: đề nghị sửa đổi bổ
sung trình tự thực hiện quy định tại Điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường;
khoản 2 Điều 33 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, theo phương án sau:
UBND
cấp xã xây dựng, trình UBND cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trường
làng nghề, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và kế hoạch
chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, kế hoạch di
dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt. Hồ sơ
gồm: dự thảo Tờ trình; Dự thảo Quyết định phê duyệt và các tài liệu khác có
liên quan.
Trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. UBND cấp huyện xem
xét, phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề.
a)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: Đề
nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục gồm: tờ trình, dự
thảo Quyết định, phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề do UBND cấp xã trên
địa bàn trình.
Lý
do: Tại Điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường; khoản 2 Điều 33 Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ.
b)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ tại Điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường; khoản 2
Điều 33 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường: 05 ngày làm việc.
Lý
do: Điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường; khoản 2 Điều 33 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định thời hạn xử lý hồ sơ.
c)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung
quy định mẫu hóa phê duyệt tổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho
làng nghề do UBND cấp xã trên địa bàn trình.
Lý
do: Tại Điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường; khoản 2 Điều 33 Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định mẫu hoá tờ trình, mẫu hoá tổ chức thực hiện
phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề do UBND cấp xã trên địa bàn trình. Do
đó, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuẩn bị lập hồ sơ, tổng hợp, thẩm định
văn bản của cơ quan nhà nước, việc quy định mẫu hóa giấy tờ nêu trên nhằm đảm bảo
tính thống nhất, rút ngắn thời gian chuẩn bị cũng như thời gian tổng hợp hồ sơ
cho các cơ quan, đơn vị, tiết kiệm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
15.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung Điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Bảo
vệ môi trường; khoản 2 Điều 33 Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
15.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 27.240.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 13.160.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 14.080.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ
cắt giảm chi phí: 51,69%.
16. Thủ tục: Xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi
môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không
xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn
16.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a.
Trình tự thực hiện:đề nghị sửa đổi bổ sung
trình tự thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường,
theo phương án sau:
- Bước
1: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ đối với các khu
vực:
a)
Khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh;
b)
Khu vực có khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, kho chứa
hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời;
c)
Khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời thuộc một trong các loại
hình sau: khai thác, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại; chế biến
khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại; sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán,
kéo, đúc từ phôi nguyên liệu); sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công
nghiệp), phân bón vô cơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ
thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết); lọc, hóa dầu; nhiệt điện (trừ sử
dụng khí, dầu DO); tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công
nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; có công đoạn mạ, làm sạch bề mặt kim
loại bằng hóa chất nguy hiểm; sản xuất pin, ắc quy;
d)
Khu vực ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
- Bước
2: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Điều tra, đánh giá chi tiết:
a) Lập
kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường;
b) Điều
tra, khảo sát, lấy mẫu chi tiết tại hiện trường theo phạm vi phân bố hàm lượng
của chất ô nhiễm tồn lưu; phân tích, đánh giá chi tiết, xác định thành phần,
tính chất chất gây ô nhiễm tồn lưu, mức độ, quy mô và tác động ảnh hưởng đến
môi trường;
c)
Xây dựng bản đồ khu vực ô nhiễm môi trường đất với các thông tin về chất gây ô
nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm;
d) Lập
báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất theo
mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Bước
3: Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng phương án xử lý,
cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử
để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn.
- Sở
Tài nguyên và Môi trường tổ chức, điều tra đánh giá môi trường đất bị ô nhiễm
trong thời hạn 16 ngày làm việc.
- Xây
dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm
môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây
ô nhiễm trên địa bàn trình UBND tỉnh xem xét trong thời hạn 23 ngày làm việc.
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. UBND cấp tỉnh
xem xét, phê duyệt phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu
vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức,
cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn.
b)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: Đề
nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục gồm: tờ trình, dự
thảo Quyết định, phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực
ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá
nhân gây ô nhiễm trên địa bàn.
Lý
do: Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định thành phần
hồ sơ, số lượng hồ sơ.
c)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
là 44 ngày làm việc.
Lý
do: khoản 1 Điều 14 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định thời hạn
xử lý hồ sơ.
d)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung
quy định mẫu hóa phê duyệt tổ chức thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi
môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không
xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn.
Lý
do: Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định mẫu hoá
tờ trình, mẫu hoá tổ chức thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi
trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác
định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn. Do đó, để tạo điều kiện
thuận lợi trong việc chuẩn bị lập hồ sơ, tổng hợp, thẩm định văn bản của cơ
quan nhà nước, việc quy định mẫu hóa giấy tờ nêu trên nhằm đảm bảo tính thống
nhất, rút ngắn thời gian chuẩn bị cũng như thời gian tổng hợp hồ sơ cho các cơ
quan, đơn vị, tiết kiệm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
16.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường.
16.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 28.840.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 14.120.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 14.720.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 51,04%.
17. Thủ tục: Ban hành quyết định về xác định vị trí, ranh
giới của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải trên địa bàn quản lý
17.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a.
Trình tự thực hiện: đề nghị sửa đổi bổ
sung trình tự thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường, theo phương án sau:
- Bước
1: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá các khu vực có yếu tố
nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường.
- Bước
2: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức xác định mục tiêu bảo vệ môi trường đối
với khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của
ô nhiễm môi trường.
- Bước
3: Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định về
xác định vị trí, ranh giới của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải
trên địa bàn quản lý đã được xác định trong quy hoạch tỉnh trong kỳ quy hoạch.
+ Hồ
sơ gửi lấy ý kiến bao gồm: dự thảo Tờ trình; Dự thảo Quyết định phê duyệt và
báo cáo xác định vị trí, ranh giới của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế
phát thải trên địa bàn quản lý. Trong thời hạn 05 ngày làm việc các đơn vị lấy
ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
-
Trên cơ sở ý kiến tham gia các đơn vị có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường
tổng hợp ý kiến và hoàn thiện hồ sơ trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt
trong thời hạn 16 ngày làm việc.
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp tỉnh
xem xét, ban hành quyết định về xác định vị trí, ranh giới của vùng bảo vệ
nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải trên địa bàn quản lý.
b)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: Đề nghị
quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục gồm: tờ trình, dự thảo
Quyết định, báo cáo xác định vị trí, ranh giới của vùng bảo vệ nghiêm ngặt,
vùng hạn chế phát thải trên địa bàn quản lý.
Lý
do: Tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định thành phần
hồ sơ, số lượng hồ sơ.
c)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường:
26 ngày làm việc.
Lý
do: khoản 3 Điều 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định thời hạn
xử lý hồ sơ.
d)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung
quy định mẫu hóa Tờ trình, quyết định, báo cáo xác định vị trí, ranh giới của
vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải trên địa bàn quản lý.
Lý
do: Tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định mẫu hoá
tờ trình, mẫu hoá tổ chức thực hiện báo cáo xác định vị trí, ranh giới của vùng
bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải trên địa bàn quản lý. Do đó, để tạo
điều kiện thuận lợi trong việc chuẩn bị lập hồ sơ, tổng hợp, thẩm định văn bản
của cơ quan nhà nước, việc quy định mẫu hóa giấy tờ nêu trên nhằm đảm bảo tính
thống nhất, rút ngắn thời gian chuẩn bị cũng như thời gian tổng hợp hồ sơ cho
các cơ quan, đơn vị, tiết kiệm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
17.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 23 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường.
17.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 16.680.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.320.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 8.360.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 50,12%.
18. Thủ tục: Phê
duyệt kế hoạch chuyển đổi ngành nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề,
di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề
18.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a)
Trình tự thực hiện: đề nghị sửa đổi bổ sung
trình tự thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường,
theo phương án sau:
- Bước
1: UBND cấp xã rà soát, báo cáo UBND cấp huyện danh sách cơ sở, hộ gia đình sản
xuất thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề; cơ sở, hộ
gia đình không thực hiện kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề và các trường hợp quy
định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
- Bước
2: Trong thời gian 05 ngày làm việc, UBND cấp huyện gửi Sở Tài nguyên và môi
trường xem xét thẩm định. Sở Tài nguyên và Môi trường gửi các cơ quan, đơn vị
có liên quan xin ý kiến. Hồ sơ gửi lấy ý kiến bao gồm: dự thảo Tờ trình; Dự thảo
Quyết định phê duyệt và kế hoạch chuyển đổi ngành nghề không khuyến khích phát
triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc các đơn vị lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản.
-
Trên cơ sở ý kiến tham gia các đơn vị có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường
tổng hợp ý kiến và hoàn thiện hồ sơ trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt
trong thời hạn 15 ngày làm việc.
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. UBND cấp tỉnh
xem xét, ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch chuyển đổi ngành nghề không
khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi
làng nghề.
b)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
Đề
nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục gồm: tờ trình, dự
thảo quyết định, văn bản tổng hợp ý kiến, kế hoạch chuyển đổi ngành nghề không
khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi
làng nghề.
Lý
do: Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định cụ thể
thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ.
c)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường:
30 ngày làm việc.
Lý
do: Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định thời hạn
xử lý hồ sơ.
d)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề
nghị bổ sung quy định mẫu hóa Tờ trình, quyết định phê duyệt kế hoạch chuyển đổi
ngành nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia
đình sản xuất ra khỏi làng nghề.
Lý
do: Tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định mẫu hoá
tờ trình, mẫu hoá kế hoạch chuyển đổi ngành nghề không khuyến khích phát triển
tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề. Do đó, để
tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuẩn bị lập hồ sơ, tổng hợp, thẩm định văn
bản của cơ quan nhà nước, việc quy định mẫu hóa giấy tờ nêu trên nhằm đảm bảo
tính thống nhất, rút ngắn thời gian chuẩn bị cũng như thời gian tổng hợp hồ sơ
cho các cơ quan, đơn vị, tiết kiệm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
18.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường,
ban hành văn bản hướng dẫn về thời gian xử lý hồ sơ, thành phần hồ sơ, biểu mẫu
theo nội dung đơn giản hoá nêu trên.
18.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 20.040.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 9.640.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 7.600.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 51,9%.
19. Thủ tục: Lộ trình thực hiện chuyển đổi loại hình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, đổi mới công nghệ,thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
khác đối với cơ sở,khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trong vùng
bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải đã được xác định trên địa bàn quản
lý
19.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a)
Trình tự thực hiện: đề nghị sửa đổi bổ
sung trình tự thực hiện quy định tại Điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường, theo phương án sau:
- Bước
1: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát Dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở
rộng quy mô, nâng cao công suất trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế
phát thải theo Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, khí thải quy định giá trị giới
hạn cho phép của các chất ô nhiễm phù hợp với yêu cầu bảo vệ của phân vùng môi
trường đối với vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải, bảo đảm không
gây tác động xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật.
- Bước
2: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định phải thực hiện chuyển đổi
loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đổi mới công nghệ, thực hiện các biện
pháp bảo vệ môi trường khác bảo đảm đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường theo
phân vùng môi trường.
- Bước
3: Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện xin ý kiến các cơ quan, đơn vị. Hồ sơ
gửi lấy ý kiến bao gồm: dự thảo Tờ trình; Dự thảo Quyết định phê duyệt và báo
cáo xác định vị trí, ranh giới của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát
thải trên địa bàn quản lý. Trong thời hạn 05 ngày làm việc các đơn vị lấy ý kiến
có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Bước
4: Trên cơ sở ý kiến tham gia các đơn vị có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường
tổng hợp ý kiến và hoàn thiện hồ sơ trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt
trong thời hạn 15 ngày làm việc.
Bước
5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. UBND cấp
tỉnh xem xét, ban hành quyết định về xác định vị trí, ranh giới của vùng bảo vệ
nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải trên địa bàn quản lý.
b)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: Đề
nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục gồm: tờ trình, dự
thảo Quyết định, báo cáo về xác định vị trí, ranh giới của vùng bảo vệ nghiêm ngặt,
vùng hạn chế phát thải trên địa bàn quản lý.
Lý
do: Tại Điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định
thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ.
c)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ tại Điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường:
20 ngày làm việc
Lý
do: Điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định thời
hạn xử lý hồ sơ.
d)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung
quy định mẫu hóa phê duyệt tổ chức thực hiện báo cáo về xác định vị trí, ranh
giới của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải trên địa bàn quản lý.
Lý
do: Tại Điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định
mẫu hoá tờ trình, mẫu hoá tổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho
làng nghề do UBND cấp xã trên địa bàn trình. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi
trong việc chuẩn bị lập hồ sơ, tổng hợp, thẩm định văn bản của cơ quan nhà nước,
việc quy định mẫu hóa giấy tờ nêu trên nhằm đảm bảo tính thống nhất, rút ngắn
thời gian chuẩn bị cũng như thời gian tổng hợp hồ sơ cho các cơ quan, đơn vị,
tiết kiệm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
19.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường.
19.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 16.680.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.040.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 8.640.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 51,8%.
20. Thủ tục: Trình ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch
chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương
tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường sau khi được ban hành.
20.1.
Nội dung đơn giản hóa:
a.
Trình tự thực hiện:đề nghị sửa đổi bổ sung
trình tự thực hiện quy định tại Khoản 3 Điều 75 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường,
theo phương án sau:
Bước
1: Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ kế hoạch
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, trình
HĐND cấp tỉnh ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi, loại
bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông
gây ô nhiễm môi trường với các nội dung chính như sau:
a)
Chuyển đổi phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường không khí và phát thải khí nhà kính;
b) Loại
bỏ phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch không đáp ứng
quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải theo quy định; phương tiện giao thông
cơ giới cũ, đã sử dụng nhiều năm gây ô nhiễm môi trường;
c) Hạn
chế và tiến tới loại bỏ xe máy hai bánh, ba bánh sử dụng nhiên liệu hóa thạch
tham gia giao thông trong nội đô các đô thị lớn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
không khí và bảo vệ sức khỏe nhân dân;
d) Tổ
chức phân luồng giao thông tại các đô thị để kiểm soát, hạn chế ô nhiễm môi trường
không khí do phương tiện giao thông gây ra;
đ)
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật để bảo đảm chuyển đổi từ phương tiện giao thông sử dụng
nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo, mức
tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải;
e)
Phát triển hạ tầng giao thông cho phương tiện giao thông công cộng; có chính
sách hỗ trợ người dân khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Bước
2: Sở Giao thông vận tải thực hiện xin ý kiến các đơn vị có liên quan. Hồ sơ gửi
lấy ý kiến bao gồm: dự thảo Tờ trình; Dự thảo Quyết định phê duyệt và kế hoạch
chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương
tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường sau khi được ban hành. Trong thời hạn 05
ngày làm việc các đơn vị lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
- Bước
3: Trên cơ sở ý kiến tham gia các đơn vị có liên quan, Sở Giao thông vận tải tổng
hợp ý kiến và hoàn thiện hồ sơ trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt trong thời
hạn 15 ngày làm việc.
Bước
4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp
tỉnh xem xét, ban hành quyết định kế hoạch chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao
thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường
sau khi được ban hành.
b)
Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: Đề
nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục gồm: tờ trình, dự
thảo quyết định, tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi, loại bỏ phương tiện
giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi
trường sau khi được ban hành.
Lý
do: Tại Khoản 3 Điều 75 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định thành phần
hồ sơ, số lượng hồ sơ
c)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị bổ sung quy định
thời hạn xử lý hồ sơ tại Khoản 3 Điều 75 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường:
20 ngày làm việc
Lý
do: Khoản 3 Điều 75 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định thời hạn
xử lý hồ sơ.
d)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung
quy định mẫu hóa phê duyệt tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi, loại bỏ
phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây
ô nhiễm môi trường sau khi được ban hành.
Lý
do: Tại Khoản 3 Điều 75 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định mẫu hoá
tờ trình, mẫu hoá tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi, loại bỏ phương tiện
giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi
trường sau khi được ban hành. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuẩn
bị lập hồ sơ, tổng hợp, thẩm định văn bản của cơ quan nhà nước, việc quy định mẫu
hóa giấy tờ nêu trên nhằm đảm bảo tính thống nhất, rút ngắn thời gian chuẩn bị
cũng như thời gian tổng hợp hồ sơ cho các cơ quan, đơn vị, tiết kiệm chi phí
tuân thủ thủ tục hành chính.
20.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 75 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường.
20.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 16.680.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.040.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 8.640.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 51,8%.
21. Thủ tục: Di dời, phá dỡ mốc đo đạc
21.1.
Nội dung đơn giản hóa
a)
Về trình tự thực hiện: đề nghị Chính phủ xem
xét, sửa đổi, bổ sung trình tự thực hiện tại khoản 4,5,6 Điều 17 Nghị định số
27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Đo đạc và Bản đồ theo phương án sau:
*
Đối với việc di dời mốc đo đạc trên diện tích đất đã giao cho cơ quan, tổ chức
thực hiện theo quy định sau đây:
Cơ
quan, tổ chức gửi văn bản về việc yêu cầu di dời mốc đo đạc tới UBND tỉnh (qua
Sở Tài nguyên và Môi trường) trong đó nêu rõ lý do cần phải di dời.
Trong
thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra và báo cáo UBND tỉnh quyết
định về việc di dời đối với mốc đo đạc thuộc phạm vi quản lý.
Trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp tỉnh xem
xét, quyết định việc di dời.
Đối với
mốc đo đạc không thuộc phạm vi quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu
UBND tỉnh có văn bản gửi tới bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có
liên quan giải quyết (thời hạn giải quyết 05 ngày làm việc).
Trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan xem xét, quyết định việc di dời.
Sau
khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận di dời mốc đo đạc, trong thời hạn 10
ngày làm việc Sở Tài nguyên và Môi trường lập thiết kế kỹ thuật - dự toán về việc
di dời mốc đo đạc trình UBND tỉnh phê duyệt.
Trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thiết kế kỹ thuật - dự toán của
Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh xem xét, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự
toán.
Đối với
mốc đo đạc không thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh thì Sở Tài nguyên và Môi
trường gửi thiết kế kỹ thuật - dự toán tới bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ có liên quan để thẩm định trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt; sau
khi nhận được văn bản thẩm định của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện thiết kế kỹ thuật - dự
toán về việc di dời mốc đo đạc trình UBND cấp tỉnh phê duyệt (thời gian thẩm định
là 05 ngày làm việc).
Sau
khi thiết kế kỹ thuật - dự toán về việc di dời mốc đo đạc được UBND tỉnh phê
duyệt; cơ quan, tổ chức yêu cầu di dời mốc đo đạc có trách nhiệm chuyển kinh
phí đã được phê duyệt theo thiết kế kỹ thuật - dự toán cho Sở Tài nguyên và Môi
trường. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí, Sở Tài
nguyên và Môi trường phải tổ chức thực hiện việc di dời mốc đo đạc.
Trong
thời 15 ngày làm việc Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện xong việc
di dời mốc đo đạc theo quy định.
Trong
thời hạn 01 ngày sau khi hoàn thành việc di dời mốc đo đạc, Sở Tài nguyên và
Môi trường bàn giao kết quả di dời mốc đo đạc cho UBND cấp xã với sự có mặt của
chủ sử dụng đất có liên quan; biên bản bàn giao hiện trạng mốc đo đạc, hành
lang bảo vệ mốc đo đạc tại thực địa theo Mẫu số 03 Phụ lục I, kèm theo sơ đồ vị
trí mốc đo đạc, hành lang bảo vệ mốc đo đạc theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định số 27/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với
mốc đo đạc không thuộc phạm vi quản lý, UBND tỉnh gửi kết quả di dời mốc đo đạc
tới bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan.
*
Đối với việc di dời mốc đo đạc khi giao đất cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện theo quy định sau đây:
Cơ quan
có thẩm quyền giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai có trách nhiệm
tổ chức rà soát, kiểm đếm các mốc đo đạc có trên diện tích đất dự kiến giao cho
cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để làm căn cứ lập thiết
kế kỹ thuật - dự toán di dời các mốc đo đạc liên quan.
Trong
thời hạn 15 ngày làm việc Sở Tài nguyên và Môi trường lập thiết kế kỹ thuật - dự
toán di dời các mốc đo đạc liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt.
Trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thiết kế kỹ thuật - dự toán của
Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh xem xét, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự
toán.
Cơ
quan có thẩm quyền giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai có trách
nhiệm chuyển kinh phí đã được phê duyệt theo thiết kế kỹ thuật - dự toán cho Sở
Tài nguyên và Môi trường. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
kinh phí, Sở Tài nguyên và Môi trường phải tổ chức thực hiện việc di dời mốc đo
đạc.
Trong
thời 15 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện xong việc
di dời mốc đo đạc theo quy định.
Trong
thời hạn 01 ngày sau khi hoàn thành việc di dời mốc đo đạc, Sở Tài nguyên và
Môi trường bàn giao kết quả di dời mốc đo đạc cho UBND cấp xã với sự có mặt của
chủ sử dụng đất có liên quan; biên bản bàn giao hiện trạng mốc đo đạc, hành
lang bảo vệ mốc đo đạc tại thực địa theo Mẫu số 03 Phụ lục I, kèm theo sơ đồ vị
trí mốc đo đạc, hành lang bảo vệ mốc đo đạc theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định số 27/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với
mốc đo đạc không thuộc phạm vi quản lý, UBND tỉnh gửi kết quả di dời mốc đo đạc
tới bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan.
*
Đối với việc di dời mốc đo đạc do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thiên tai
và tác động ngoại cảnh khác làm mất, hư hỏng, thay đổi vị trí được thực hiện
như sau:
Cơ
quan, tổ chức được giao quản lý mốc tại địa phương gửi văn bản báo cáo về việc
mốc đo đạc bị mất, hư hỏng, thay đổi vị trí do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
tới Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong
thời hạn 15 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường lập thiết kế kỹ thuật -
dự toán di dời các mốc đo đạc liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt.
Trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thiết kế kỹ thuật - dự toán của
Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh xem xét, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự
toán.
UBND
tỉnh bố trí kinh phí theo thiết kế kỹ thuật - dự toán đã phê duyệt cho Sở Tài
nguyên và Môi trường. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh
phí, Sở Tài nguyên và Môi trường phải tổ chức thực hiện việc di dời mốc đo đạc.
Trong
thời 15 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện xong việc
di dời mốc đo đạc theo quy định.
Trong
thời hạn 01 ngày sau khi hoàn thành việc di dời mốc đo đạc, Sở Tài nguyên và
Môi trường bàn giao kết quả di dời mốc đo đạc cho UBND cấp xã với sự có mặt của
chủ sử dụng đất có liên quan; biên bản bàn giao hiện trạng mốc đo đạc, hành
lang bảo vệ mốc đo đạc tại thực địa theo Mẫu số 03 Phụ lục I, kèm theo sơ đồ vị
trí mốc đo đạc, hành lang bảo vệ mốc đo đạc theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định số 27/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với
mốc đo đạc không thuộc phạm vi quản lý, UBND cấp tỉnh gửi kết quả di dời mốc đo
đạc tới bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan.
Cơ
quan quản lý mốc đo đạc chuyên ngành thuộc UBND cấp tỉnh lập, trình UBND cấp tỉnh
phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán di dời các mốc đo đạc thuộc phạm vi quản
lý của mình, tổ chức triển khai thực hiện việc di dời sau khi được phê duyệt.
b)
Về thời hạn xử lý: Đề nghị Chính phủ xem
xét, sửa đổi, bổ sung quy định thời hạn xử lý hồ sơ tại Khoản 4,5,6 Điều 17 Nghị
định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ như sau:
- Đối
với việc di dời mốc đo đạc trên diện tích đất đã giao cho cơ quan, tổ chức: 53
ngày làm việc
- Đối
với việc di dời mốc đo đạc khi giao đất cho cơ quan, tổ chức, cá nhân: 36 ngày
làm việc
- Đối
với việc di dời mốc đo đạc do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thiên tai và
tác động ngoại cảnh khác làm mất, hư hỏng, thay đổi vị trí: 36 ngày làm việc.
c)
Về thành phần hồ sơ: đề nghị cần quy định
rõ thành phần hồ sơ ở mỗi bước gồm: Tờ trình; dự thảo quyết định, bản tổng hợp
ý kiến đóng góp.
d)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: cần mẫu hóa Tờ
trình, quyết định, biên bản bàn giao hiện trạng nhằm chuẩn hóa hơn các công việc
của công chức, viên chức.
21.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung nội dung trình tự thực hiện và thời
gian thực hiện, thành phần hồ sơ, mẫu hóa các thành phần hồ sơ quy định khoản
4,5,6 Điều 17 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và Bản đồ để tạo điều kiện thuận lợi cho
các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện thủ tục.
21.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 32.040.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 14.440.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 17.600.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 54,93%.
22. Thủ tục: Lập, điều chỉnh ranh giới hành lang bảo vệ bờ
biển.
22.1.
Nội dung đơn giản hóa
a)
Về thời hạn giải quyết: Đề nghị bổ sung
quy định thời hạn xử lý hồ sơ 75 ngày làm việc.
b)
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bổ sung
quy định mẫu hóa Tờ trình, Quyết định, khai thác thông tin bản đồ trên cơ sở dữ
liệu.
22.2.
Kiến nghị thực thi:
Đề
nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị định số
40/2016/NĐ ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, trong đó, quy định thời gian
giải quyết, mẫu hóa Văn bản, quy định việc khai thác thông tin trong cơ sở dữ
liệu để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hành chính nhà nước trong quá
trình thực hiện thủ tục.
22.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 15.480.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.560.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 7.920.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 51,16%.
23. Thủ tục: Xét thăng hạng Dự báo viên khí tượng thuỷ văn
hạng III.
24. Thủ tục: Xét thăng hạng Dự báo viên khí tượng thuỷ văn
hạng II.
25. Thủ tục: Xét thăng hạng Kiểm soát viên khí tượng thuỷ
văn hạng III
26. Thủ tục: Xét thăng hạng Kiểm soát viên khí tượng thuỷ
văn hạng II
27. Thủ tục: Xét thăng hạng địa chính viên hạng III.
28. Thủ tục: Xét thăng hạng địa chính viên hạng II.
29. Thủ tục: Xét thăng hạng Đo đạc bản đồ viên hạng III.
30. Thủ tục: Xét thăng hạng Đo đạc bản đồ viên hạng II.
31. Thủ tục: Xét thăng hạng Điều tra viên tài nguyên môi
trường hạng II.
32. Thủ tục:Xét thăng hạng Điều tra viên tài nguyên môi trường
hạng III
33. Thủ tục: Xét thăng hạng Quan trắc viên tài nguyên môi
trường hạng II
34. Thủ tục: Xét thăng hạng Quan trắc viên tài nguyên môi
trường hạng III
(Gồm
12 thủ tục xét thăng hạng)
1.
Nội dung đơn giản hóa
a)
Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bãi bỏ các
thành phần hồ sơ gồm:
- Sơ
yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước
thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận
của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức.
- Bản
nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức
hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của
viên chức theo quy định.
- Bản
sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng
không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì
không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ. Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng
chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì được sử dụng
thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
- Các
yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét
thăng hạng.
Lý
do: Điều 36 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định hồ
sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quy định viên chức phải nộp
các thành phần hồ sơ trên. Tuy nhiên trước đó các thành phần hồ sơ trên đã được
cập nhật đầy đủ trên phần mềm Quản lý Cán bộ, công chức, viên chức. Do vậy khi
cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chỉ cần đối chiếu các tiêu chuẩn,
yêu cầu điều kiện và tra cứu thông tin viên chức, văn bằng chứng chỉ lưu trữ
trên phần mềm quản lý Cán bộ, công chức, viên chức để chủ động xét thăng hạng
cho viên chức mà không cần phải yêu cầu viên chức phô tô văn bằng, giấy tờ nộp
lại cho cơ quan, nhằm giảm thời gian, công sức, chi phí cho viên chức.
2.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị Chính phủ xem xét, bãi bỏ Điều 36 Nghị định số
115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và
quản lý viên chức nhằm giảm bớt việc nộp/xuất trình các hồ sơ giấy tờ đã có
trong cơ sở dữ liệu, tăng cường tái sử dụng các dữ liệu điện tử, cải cách thủ tục.
3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.640.000 đồng/năm
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.840.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 3.800.000 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 57,23%.