Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 36/2006/QĐ-BGDĐT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Văn Vọng
Ngày ban hành: 28/08/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 36/2006/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY TIẾNG JRAI CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 củ Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình dạy tiếng Jrai cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chương trình tiếng Jrai kèm theo Quyết định này là cơ sở để biên soạn giáo trình, tài liệu dạy tiếng Jrai cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Vọng

 

CHƯƠNG TRÌNH

DẠY TIẾNG JRAI CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH DẠY TIẾNG JRAI CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI

Mục tiêu của Chương trình là dạy tiếng Jrai cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi (sau đây gọi tắt là học viên) đạt các yêu cầu sau:

1. Có kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu, nói đúng, viết đúng để có khả năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Jrai.

2. Có kiến thức cần thiết ban đầu về tiếng Jrai: hệ thống chữ viết, bộ vần, quy tắc chính tả và ngữ pháp tiếng Jrai; có hiểu biết cần thiết về con người, văn hóa truyền thống và phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Jrai.

3. Có tinh thần phát huy, bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai.

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Phù hợp với đối tượng

Nội dung Chương trình được biên soạn tinh giản, thiết thực, có tính thực hành cao; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức dạy học một cách linh hoạt giúp học viên là những cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi, chưa biết tiếng Jrai, có nhu cầu hoặc được cử đi học tiếng Jrai như một ngôn ngữ thứ hai đạt được mục tiêu mà Chương trình đã đề ra khi kết thúc khóa học.

2. Giao tiếp

Quan điểm này thể hiện ở định hướng sau: tập trung hình thành và rèn luyện các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết); chú ý hơn kỹ năng nghe, nói; hình thành và rèn luyện các kỹ năng với những mẫu câu cơ bản, các lớp từ thông dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp; ưu tiên thực hành, chú ý kết hợp chặt chẽ việc học trên lớp với thực hành giao tiếp trong công tác và đời sống hàng ngày.

3. Tích hợp

Việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói cần kết hợp với kỹ năng đọc viết; lấy các bài đọc làm cơ sở để rèn luyện kỹ năng và dạy các kiến thức ngôn ngữ. Qua các bài đọc, cung cấp thêm cho học viên những hiểu biết về tâm lý, tình cảm, văn hóa truyền thống của đồng bào Jrai; những kiến thức phổ biến về khoa học - kỹ thuật, pháp luật, chính trị để học viên có thể vận dụng và hoàn thành tốt hơn công tác được giao.

III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1. Thời lượng Chương trình

Chương trình gồm 450 tiết.

2. Cấu trúc Chương trình và phân bổ thời lượng cụ thể

a) Cấu trúc Chương trình

- Chương trình được thiết kế thành các cụm bài (khoảng trên dưới 10 cụm bài). Mỗi cụm bài ứng với chủ đề. Thời lượng dành cho mỗi cụm bài khoảng 45 tiết, mỗi tiết 45 phút.

- Chương trình dạy tiếng Jrai được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 học âm, vần và giai đoạn 2 học theo các bài học tích hợp.

- Mỗi cụm bài gồm các bài học tích hợp. Mỗi bài học tích hợp gồm các phần sau:

- Bài đọc (kết hợp dạy ngữ âm, chữ viết);

- Từ ngữ, Ngữ pháp;

- Luyện nghe, nói, đọc, viết.

b) Phân bổ thời lượng cụ thể: số tiết dành cho luyện nghe, luyện nói chiếm khoảng 60% tổng thời gian của bài học. Số tiết luyện đọc, luyện viết, từ ngữ, ngữ pháp chiếm thời lượng khoảng 40% tổng thời gian của bài học. Thời lượng trên bao gồm cả thời lượng cho việc ôn tập và kiểm tra, đánh giá.

IV. YÊU CẦU CƠ BẢN CẦN ĐẠT

1. Về kỹ năng

a) Nghe hiểu ý kiến của đồng bào Jrai về những vấn đề đơn giản. Nghe hiểu ý chính của những mẩu chuyện, bản tin ngắn, các bài phổ biến ngắn, đơn giản về kiến thức khoa học - kỹ thuật, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b) Giao tiếp được với đồng bào bằng tiếng Jrai về những vấn đề gần gũi, thiết thực. Nói lại được ý chính của cuộc trao đổi, của những mẩu chuyện đã nghe, đã đọc, những mẩu tin, thông báo.

c) Đọc được rõ ràng, tương đối trôi chảy những văn bản ngắn, đơn giản (mẩu truyện, bản tin, bài văn, bài thơ, bài giới thiệu về văn hóa truyền thống, văn bản chính sách, pháp luật) có độ dài từ 120 chữ đến 150 chữ. Hiểu được ý chính của bài. Thuộc một số tục ngữ, thành ngữ, ca dao, bài văn vần phổ biến của đồng bào Jrai.

d) Viết đúng chính tả đoạn, bài văn ngắn có độ dài từ 100 đến 120 từ. Viết được những bức thư ngắn, những mẩu tin, thông báo, đơn từ, đoạn văn kể đơn giản có độ dài 80 đến 100 từ.

2. Về kiến thức

a) Nhớ được bộ chữ cái, hệ thống nguyên âm, phụ âm, dấu tuak đĭ.

b) Biết được từ 1000 đến 1500 từ ngữ thông dụng, gắn với các chủ đề học tập. Nắm được các hiện tượng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa.

c) Nhận biết và sử dụng được các mẫu câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu đơn và câu ghép thường dùng. Nắm được thành phần cơ bản của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).

d) Có hiểu biết về phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống; hiểu và sử dụng được các ngôn ngữ phù hợp với các nghi thức giao tiếp, ứng xử của đồng bào dân tộc Jrai.

3. Về thái độ tình cảm

a) Có ý thức bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết, phong tục và văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai.

b) Có thói quen học tập, sử dụng tiếng nói, chữ viết Jrai trong công tác và trong đời sống linh hoạt hằng ngày.

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Nội dung dạy học

a) Kỹ năng ngôn ngữ

- Kỹ năng nghe:

+ Nghe hiểu lời đối thoại, ý kiến trao đổi về nội dung bài học và những vấn đề thiết thực, gần gũi trong đời sống;

+ Nghe hiểu và thuật lại được nội dung chính những đoạn hội thoại, mẩu chuyện, bản tin ngắn, những câu tục ngữ, bài ca dân gian, những bài văn vần, những bài phổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được biên soạn trong tài liệu dạy tiếng.

- Kỹ năng nói:

+ Đặt và trả lời câu hỏi;

+ Nói câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn;

+ Trao đổi, phát biểu ý kiến, giới thiệu về nội dung bài học và những vấn đề thiết thực, gần gũi trong đời sống.

- Kỹ năng đọc:

+ Phát âm các âm tiết có cấu tạo đặc thù;

+ Đọc, hiểu các văn bản được học trong Chương trình;

+ Đọc thuộc lòng một số câu thành ngữ, tục ngữ, cao dao, câu văn hay trong sử thi của đồng bào Jrai.

- Kỹ năng viết:

+ Viết đúng chính tả các đoạn văn ngắn trong bài học;

+ Viết câu theo mẫu (câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán);

+ Viết đoạn văn tự sự, thuyết minh ngắn, có nội dung đơn giản ứng với chủ đề bài học;

+ Viết thư từ, thông báo ngắn.

b) Kiến thức ngôn ngữ

- Sơ lược về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa.

- Sơ lược về từ láy.

- Phương thức mở rộng vốn từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ) gắn với các nội dung học tập.

- Một số thành phần câu cơ bản (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).

- Một số mẫu câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

- Một số mẫu câu đơn, câu ghép thường dùng.

- Các nghi thức giao tiếp, ứng xử thông thường của đồng bào Jrai.

- Một số điều kiêng kỵ khi giao tiếp với đồng bào Jrai.

c) Kiến thức văn hóa dân tộc

Các hiểu biết cơ bản về văn hóa vật chất (sinh hoạt kinh tế, sản xuất; nghề dệt), văn hóa – xã hội (quan hệ gia đình, dòng tộc hôn nhân và cưới xin; sinh đẻ và nuôi dạy con) và văn hóa tinh thần (tín ngưỡng; văn học dân gian, ca múa nhạc; kiến thức nhà cửa; nghệ thuật tạo hình và trang trí).

Các nội dung này được tính hợp trong các chủ đề.

2. Tích hợp dạy kiến thức và kỹ năng theo hệ thống chủ đề

Chủ đề/nội dung gợi ý

Từ ngữ - ngữ pháp

Luyện nghe - luyện nói

Luyện đọc

Luyện viết

1. Gia đình dòng tộc Jrai

- Một gia đình Jrai.

- Một nếp nhà truyền thống Jrai.

- Vị thế người phụ nữ trong gia đình Jrai.

- Quan hệ dòng tộc người Jrai.

- Tình cảm và nghĩa vụ của những người trong dòng tộc Jrai.

- Các từ, ngữ về bản thân gia đình và dòng tộc.

- Đại từ xưng hô.

- Phương thức phụ tố.

- Câu đơn một thành phần.

- Câu trần thuật có từ phủ định: bu (không), aka (chưa) có kết hợp thêm ôh ở cuối câu.

- Câu nghi vấn có các từ: mơh (không), aka (chưa), hă (à), lah (à, hả), yơh (à, hà), ih (nhỉ).

- Câu nghi vấn có các từ: hă (hay), bu dah (hoặc, hay).

- Câu nghi vấn bộ phận có các từ: hlơi (ai), hỏi về tính chất sự vật: ti, pơpă… (nào), thời gian: hơbin (bao giờ).

- Đặt và trả lời câu hỏi về bản thân, gia đình, dòng tộc.

- Luyện nói lời thưa gửi trong giao tiếp gia đình, dòng tộc.

- Luyện nói theo các mẫu câu đã học.

- Phát âm đúng các âm tiết có cấu tạo: Phụ âm đôi + vần.

- Đọc và hiểu nội dung bài.

- Viết chính tả các chữ cái, các từ, ngữ có đặc thù tiếng Jrai.

- Viết các mẫu câu đã học.

- Viết một phần bài đọc.

2. Làng và nghệ thuật truyền thống Jrai

- Vị trí cảnh quan của một làng.

- Tổ chức cộng đồng làng Jrai.

- Vai trò của già làng Jrai.

- Những sinh hoạt trong cộng đồng làng Jrai.

- Lớp trẻ trong làng Jrai.

- Cồng chiêng Jrai.

- Một số vũ điệu dân gian Jrai.

- Các từ, ngữ về làng Jrai và nghệ thuật truyền thống Jrai.

- Đại từ chỉ định.

- Phương thức phụ tố (tiếp tục và nâng cao).

- Phương thức láy.

- Câu đơn một thành phần (tiếp tục củng cố và nâng cao).

- Câu đơn hai thành phần.

- Câu nghi vấn có các từ: mơh (không, aka (chưa) các từ nghi vấn: hă (à), lah (à, hả), yơh (à, hà), ih (nhỉ).

- Câu nghi vấn hỏi về địa điểm: pơpă (đâu), chơ bơi, chơ tui… (ở đâu, chỗ nào), số lượng: hơdum, hdôm, dum, dôm (bao nhiêu, mấy), nguyên nhân: hơget, hiưm (sao), hiưm pa, yua hơghet (vì sao).

- Câu cầu khiến, loại câu có ý ngăn cấm: đơi (thế), ho, ôh (nhé).

- Đặt và trả lời câu hỏi về làng bản.

- Luyện nói lời cầu khiến, cảm ơn, xin lỗi.

- Luyện nói theo các mẫu câu đã học.

- Rèn kỹ năng giao tiếp trong cộng đồng làng.

- Giới thiệu ngắn về một làng hoặc một loại hình nghệ thuật truyền thống.

- Phát âm đúng các âm tiết có cấu tạo: A + Phụ âm + vần.

- Đọc và hiểu nội dung bài.

- Viết chính tả một phần bài đọc.

- Viết các mẫu câu đã học.

- Viết một thông báo ngắn về hoạt động của cộng đồng làng.

3. Thiên nhiên, môi trường

- Các mùa ở Tây Nguyên.

- Đất, rừng Tây Nguyên.

- Sông, suối và hồ Tơ Nưng.

- Các từ, ngữ về thiên nhiên và môi trường.

- Đại từ nghi vấn.

- Phương thức láy (tiếp tục củng cố và nâng cao).

- Câu đơn hai thành phần (tiếp tục củng cố và nâng cao).

- Câu nghi vấn có các từ: hă (hay), bu dah (hoặc, hay).

- Các câu nghi vấn đã học (tiếp tục củng cố các loại câu đã học ở chủ đề trước).

- Câu cảm thán có các từ: Ô, abô, bơih (ôi), abaih (ôi chao), ah, đơi (ơi) abơih (chao ôi, ái chà).

- Câu có từ mức độ biă, mă.

- Câu cầu khiến có ý thúc dục: be/pe (đi), mơn (với), ho (nhé), rơkâu (xin), rơkâu iao (xin mời).

- Câu ghép có quan hệ về thời gian: hlak (khi), hlao chi (trước khi).

- Đặt và trả lời câu hỏi về thiên nhiên và môi trường.

- Luyện nói theo các mẫu câu đã học.

- Trao đổi về bảo vệ môi trường.

- Phát âm đúng các âm tiết có cấu tạo: Phụ âm + Ơ + vần.

- Đọc và hiểu nội dung bài.

- Viết chính tả một phần bài đọc.

- Viết các mẫu câu đã học.

- Viết thư ngắn.

- Viết thông báo ngắn về thời tiết.

4. Đất nước và con người

- Tổ quốc Việt Nam.

- Người Jrai và các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.

- Tình đoàn kết các dân tộc.

- Các từ ngữ về địa lý, lịch sử nước ta; về các dân tộc anh em trên đất nước và tình đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc.

- Câu đơn hai thành phần (tiếp tục củng cố và nâng cao).

- Câu nghi vấn (tiếp tục củng cố các loại câu nghi vấn đã học).

- Câu cảm thán (tiếp tục củng cố các loại câu nghi vấn đã học).

- Trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung các bài đọc.

- Luyện nói theo các mẫu câu đã học.

- Phát âm đúng âm tiết có cấu tạo:

Phụ âm + Ơ + phụ âm + vần.

- Đọc và hiểu nội dung bài.

- Viết chính tả một phần bài đọc.

- Viết các mẫu câu đã học.

- Viết đoạn văn ngắn về tình cảm các dân tộc ở Tây Nguyên.

5. Y tế, sức khỏe và thể thao

- Mạng lưới y tế ở Tây Nguyên.

- Tình hình chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng Jrai.

- Những bệnh thường gặp ở Tây Nguyên.

- Cây thuốc ở Tây Nguyên.

- Những môn thể thao truyền thống.

- Các từ ngữ về y tế, sức khỏe và thể thao.

- Câu đơn một thành phần và câu đơn hai thành phần (tiếp tục củng cố và nâng cao).

- Câu ghép có từ hang (và, với).

- Đặt và trả lời câu hỏi về y tế, sức khỏe và thể thao.

- Luyện nói theo các mẫu câu đã học.

- Luyện nói về tình hình bệnh tật của mình khi đi khám bệnh.

- Phát âm đúng các âm tiết có cấu tạo: Phụ âm + Ơ + phụ âm + Ơ + phụ âm + vần.

- Đọc và hiểu nội dung bài.

- Viết chính tả một phần bài đọc.

- Viết các mẫu câu đã học.

- Viết đoạn văn giới thiệu một cây thuốc hoặc một môn thể thao truyền thống.

6. Giáo dục

- Những người thầy giáo tiêu biểu (Người thầy giáo đầu tiên Nay Đe)

- Trường làng.

- Học chữ Jrai.

- Một người Jrai ham học,…

- Các từ ngữ về giáo dục.

- Số từ.

- Tiếp tục củng cố các mẫu câu đã học.

- Câu ghép liệt kê có cặp từ at… mơn.

- Đặt và trả lời câu hỏi về giáo dục và dân trí.

- Luyện nói theo các mẫu câu đã học.

- Giới thiệu sơ lược về tình hình phát triển giáo dục ở địa phương.

- Phát âm đúng các âm tiết có cấu tạo đặc biệt.

- Đọc và hiểu nội dung bài.

- Viết chính tả một phần bài đọc.

- Viết đoạn văn ngắn thông báo về tình hình giáo dục ở địa phương.

7. Lao động, sản xuất

- Truyền thống lao động sản xuất của người Jrai.

- Áp dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng trọt; chăn nuôi.

- Các tấm gương tiêu biểu về làm giàu.

- Các danh từ, động từ, tính từ về các ngành nghề trong xã hội.

- Từ, ngữ về lao động sản xuất.

- Từ đồng nghĩa.

- Tiếp tục củng cố các mẫu câu đã học.

- Câu ghép có quan hệ hô ứng tăng tiến: jai… jai, rah… rah.

- Đặt và trả lời câu hỏi về các ngành nghề trong xã hội.

- Luyện nói theo các mẫu câu đã học.

- Luyện nọi về một nghề ở địa phương.

- Phát âm đúng các từ có cấu tạo đặc biệt.

- Đọc và hiểu nội dung bài.

- Viết chính tả một phần bài đọc.

- Viết đoạn văn giới thiệu về việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào lao động, sản xuất.

8. Một số vấn đề về pháp luật và phong tục, tập quán

Các bài giới thiệu những nét cơ bản về:

- Quyền công dân.

- Luật bầu cử, ứng cử.

- Vấn đề thừa kế.

- Luật giáo dục.

- An toàn giao thông.

- Luật bảo tồn các di sản văn hóa.

- Pháp lệnh bảo vệ rừng.

- Phong tục, tập quán của người Jrai.

- Các từ ngữ về luật pháp và phong tục, tập quán.

- Từ nhiều nghĩa.

- Từ trái nghĩa.

- Tiếp tục củng cố các mẫu câu đã học.

- Câu ghép có quan hệ thuận nghịch: hlao… samơ.

- Đặt và trả lời câu hỏi về luật pháp và phong tục, tập quán.

- Luyện nói về luật giao thông, hay bầu cử, ứng cử.

- Phát âm đúng các âm tiết có cấu tạo đặc biệt.

- Đọc và hiểu nội dung bài.

- Viết chính tả một phần bài đọc.

- Viết các mẫu câu đã học.

- Viết đoạn văn giới thiệu về tình hình thực hiện các văn bản luật.

9. Đảng, Bác Hồ, chính quyền, đoàn thể

- Người Tây Nguyên với Đảng và Bác Hồ.

- Kể chuyện Bác Hồ.

- Hoạt động của Ủy ban xã.

- Các tổ chức chính trị xã hội.

- Các từ ngữ về Đảng và Bác Hồ; về chính trị xã hội.

- Từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa.

- Tiếp tục củng cố các mẫu câu đã học.

- Câu ghép có quan hệ điều kiện kết quả: tơdah… le (nếu… thì).

 

- Đặt và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Luyện nói theo các mẫu câu đã học.

- Phát âm đúng các âm tiết có cấu tạo đặc biệt.

- Đọc và hiểu nội dung bài.

- Viết chính tả một phần bài đọc.

- Viết bài giới thiệu ngắn về một ngày làm việc của Ủy ban xã, một buổi sinh hoạt đoàn thanh niên.

- Viết thư thăm hỏi.

10. Giao thông, bưu chính, viễn thông

- Đường làng.

- Đường liên làng.

- Đường quốc lộ.

- Vài nét về bưu chính, viễn thông.

- Các từ ngữ về giao thông đi lại.

- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.

- Tiếp tục củng cố các mẫu câu đã học.

- Câu ghép có quan hệ nhượng bộ tăng tiến; mah (dù), thâo hnun (dù vậy), mah… samơ (dù… nhưng).

- Đặt và trả lời câu hỏi về giao thông đi lại.

- Trao đổi về an toàn giao thông.

- Phát âm đúng các âm tiết có cấu tạo đặc biệt.

- Đọc và hiểu nội dung bài.

- Viết chính tả một phần bài đọc.

- Viết bài giới thiệu ngắn về tình hình giao thông ở địa phương.

11. An ninh và bảo vệ Tổ quốc

- Không nghe lời kẻ xấu.

- Biên giới quốc gia.

- Các tấm gương tận tụy với công tác giữ gìn an ninh, trật tự.

- Chống mê tín, di đoan.

- Các từ ngữ về an ninh và bảo vệ Tổ quốc.

- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.

- Tiếp tục củng cố các mẫu câu đã học.

- Câu ghép có quan hệ nhân quả: yao… anun (vì thế… nên).

- Đặt và trả lời câu hỏi về an ninh và bảo vệ Tổ quốc.

- Luyện nói về tình hình giữ gìn an ninh và trật tự trong làng.

- Trao đổi về tình hình giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương.

- Phát âm đúng các âm tiết có cấu tạo đặc biệt.

- Đọc và hiểu nội dung bài.

- Viết chính tả một phần bài đọc.

- Viết đoạn văn ngắn về tình hình giữ gìn an ninh và bảo vệ Tổ quốc.

12. Thương mại và dịch vụ

- Hoạt động của một ngân hàng đầu tư phát triển nông thôn.

- Tình hình giá cả.

- Sinh hoạt buôn bán, trao đổi.

- Thông tin về giá cả, các loại tiền đang dùng.

- Các từ ngữ về thương mại, dịch vụ và số đếm.

- Tiếp tục củng cố các mẫu câu đã học.

- Câu ghép có quan hệ sự kiện, mục đích: pioh (để), pioh… hnun (để… nên).

- Đặt và trả lời câu hỏi về giá cả và thương mại.

- Luyện nói về tình hình mua bán, giá cả và ngân hàng.

- Phát âm đúng các âm tiết có cấu tạo đặc biệt.

- Đọc và hiểu nội dung bài.

- Viết chính tả một phần bài đọc.

- Viết đoạn văn giới thiệu hoạt động của ngân hàng, tín dụng, hay một buổi họp chợ.

VI. GIẢI THÍCH, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Tính pháp lý của bộ chữ Jrai và vấn đề phương ngữ

a) Tính pháp lý của bộ chữ Jrai

Bộ chữ được sử dụng để dạy tiếng Jrai là bộ chữ được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai – Kon Tum công bố trong Quyết định Công bố bộ chữ cái biên soạn chữ các dân tộc số 03/QĐ-UB ngày 28-10-1981, gồm: 25 chữ cái, 10 nguyên âm, 19 phụ âm đơn, 28 phụ âm ghép đôi chữ cái, 9 phụ âm ghép 3 chữa cái và dấu tuak đĭ có chức năng làm ngắn âm (biến âm) và thể hiện ngữ điệu trong hoàn cảnh giao tiếp.

b) Vấn đề phương ngữ

Tiếng Jrai có nhiều phương ngữ. Phương ngữ Chor và Mthur trong vùng Ayun Pa (thường gọi là phương ngữ Ayun Pa) được sử dụng phổ biến hơn cả. Trên thực tế toàn vùng Jrai, ở đâu, người Jrai cũng sử dụng được phương ngữ Ayun Pa. Sự khác biệt giữa các phương ngữ này chỉ xảy ra trong phạm vi từ vựng. Trong chương trình dạy tiếng Jrai, phương ngữ Ayun Pa được chọn làm phương ngữ cơ sở. Các phương ngữ khác được xử lý trong tài liệu cho phù hợp với học viên công tác ở từng vùng phương ngữ.

2. Về cấu trúc nội dung của chương trình

a) Đặc điểm cấu trúc

Chương trình dạy tiếng Jrai cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi được thiết kế thành các cụm bài ứng với mỗi chủ đề nội dung. Trong Chương trình, các kiến thức về tiếng Jrai được dạy theo nguyên tắc đồng tâm có lặp lại và phát triển nâng cao qua từng chủ đề, sau mỗi giai đoạn được tổng kết theo trục từ ngữ - ngữ pháp. Bên cạnh đó, các kiến thức và kỹ năng còn được dạy theo nguyên tắc đồng quy lấy văn bản làm trục chính để kết nối và triển khai các kiến thức văn hóa xã hội và chuyên ngành nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức phổ thông, sơ giản về tiếng và văn hóa Jrai. Để tăng cường tính thực hành ứng dụng, Chương trình lấy các bài đọc làm cơ sở để rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và dạy các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa. Do bộ chữ Jrai sử dụng mẫu tự Latin và bộ vần Jrai rất gần với bộ vần tiếng Việt, cho nên Chương trình bỏ quan giai đoạn học vần. Những vần có đặc thù Jrai sẽ được lưu ý rèn luyện kỹ hơn khi đọc bài khóa.

b) Cấu trúc và nhiệm vụ của bài học

Chương trình đặt tên cho các bài học là: Học vần, Tập đọc, Luyện viết, Luyện nghe, Luyện nói với mục đích rèn luyện kỹ năng, trang bị kiến thức phù hợp với đối tượng học.

Nhiệm vụ cụ thể của các bài học như sau:

- Tập đọc, Học vần: rèn luyện cho học viên các kỹ năng đọc, nghe và nói, đồng thời cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị cho học viên những hiểu biết cần thiết về văn hóa, phong tục tập quán và đời sống của đồng bào Jrai. Sau bài đọc là hệ thống câu hỏi và bài tập hướng dẫn học viên đọc hiểu, nghe hiểu, trình bày miệng, viết chính tả, viết câu, viết đoạn theo nội dung bài đọc;

- Từ ngữ - Ngữ pháp: giúp học viên mở rộng vốn từ theo chủ đề nội dung, trang bị những kiến thức sơ giản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Jrai, làm nền cho việc rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu (luyện nói và luyện viết thành câu);

- Luyện nghe: rèn luyện cho học viên kỹ năng nghe thông qua các hình thức nghe đọc, nghe kể chuyện, nghe câu hỏi, nghe ý kiến trao đổi của giáo viên, học viên cùng lớp;

- Luyện nói: rèn cho học viên kỹ năng nói thông qua các hình thức trả lời câu hỏi, nói theo đề tài;

- Luyện viết: rèn kỹ năng viết chữ (những chữ mang đặc thù tiếng Jrai), viết chính tả đoạn văn ngắn, thư ngắn, mẩu tin, đoạn văn tự sự, thuyết minh đơn giản.

3. Phân bổ thời lượng cho các bài học

Sự phân bổ thời lượng thể hiện mức độ cần quan tâm đối với mỗi phần của bài học, tránh tình trạng dành quá nhiều thời gian hoặc để quá ít thời gian cho mỗi phần. Trong phạm vi thời lượng dành cho mỗi phần, người biên soạn tài liệu dạy học có thể chủ động sắp xếp thời gian để rèn luyện kỹ năng, dạy kiến thức mới hay ôn luyện, củng cố kỹ năng, kiến thức đã học.

4. Về tài liệu dạy học

a) Ngữ liệu đưa vào dạy học là các tác phẩm, trích đoạn văn học truyền thống (truyện dân gian, thơ ca dân gian, dân ca); các tác phẩm, trích đoạn văn học hiện đại; các văn bản phổ biến khoa học, pháp luật và văn bản thông thường.

b) Chương trình là căn cứ để tập thể tác giả biên soạn tài liệu dạy và học tiếng Jrai cho học viên và sách hướng dẫn giảng dạy cho giảng viên. Ngôn ngữ dùng trong các tài liệu trên bằng cả hai thứ tiếng: Jrai và Việt.

Trong quá trình dạy và học giáo viên và học viên có thể tham khảo thêm các sách như Ngữ pháp Jrai, Từ điển Jrai - Việt, Luật tục Jrai, Truyện cổ Tây Nguyên, Sổ tay phương ngữ Jrai.

5. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tiếng Jrai

a) Phương thức dạy học

Để việc học tiếng Jrai đạt được mục tiêu là rèn luyện học viên có các kỹ năng giao tiếp và được trang bị kiến thức một cách nhanh chóng, có hiệu quả, cần vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học viên, chú ý tới những phương pháp đặc trưng của môn học như:

- Phương pháp thực hành giao tiếp: hướng dẫn học viên vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp cụ thể bằng tiếng Jrai, nhằm khắc sâu tri thức và rèn luyện kỹ năng. Đây là phương pháp chủ yếu để phát triển kỹ năng nói cho từng học viên.

- Phương pháp phân tích ngôn ngữ: hướng dẫn học viên quan sát, phân tích các hiện tượng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chính tả để tìm ra những nét đặc trưng của những hiện tượng ấy, nhằm sử dụng đúng trong giao tiếp.

- Phương pháp rèn luyện theo mẫu: giảng viên chọn và giới thiệu các mẫu hoạt động lời nói, giúp học viên hiểu và nắm được cơ chế của chúng, sau đó rút ra bài học để tạo thành lời nói của mình.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh đối chiếu các kiến thức đã có với các kiến thức đang học, đối chiếu ngôn ngữ dân tộc với ngôn ngữ phổ thông để tìm ra sự giống và khác nhau giữa hai hệ thống ngôn ngữ.

b) Về hình thức tổ chức dạy học

Để giờ học sinh động và có hiệu quả, hoạt động của học viên cần có sự thay đổi với nhiều hình thức tổ chức học tập như: làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, làm việc chung. Học viên làm việc độc lập trong trường hợp câu hỏi, bài tập đặt ra những yêu cầu cụ thể, tương đối dễ thực hiện. Trong trường hợp câu hỏi, bài tập tương đối khó hay đòi hỏi một sự khái quát nhất định hoặc nếu làm việc chung theo đơn vị lớp mà có ít học viên được hoạt động thì tổ chức làm việc theo nhóm. Hình thức làm việc chung được áp dụng chủ yếu trong trường hợp giảng viên và học viên trao đổi, đối thoại làm mẫu, trả lời những câu hỏi đơn giản hoặc học viên trình bày kết quả thực hành của cá nhân, của nhóm trước lớp.

Các tổ chức dạy học cần khuyến khích học viên kết hợp việc học trên lớp với thực hành giao tiếp trong cộng đồng dân tộc mà mình đang công tác và sinh sống.

6. Về đánh giá kết quả học tập

a) Nội dung và hình thức đánh giá

Đánh giá kết quả học tập có tác dụng động viên, khuyến khích học viên học tập, đồng thời giúp kiểm soát, quản lý chất lượng học tập. Đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo hai phương thức: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Việc đánh giá cần bảo đảm các nguyên tắc toàn diện và khách quan. Những kỹ năng nghe, nói cần được kiểm tra, đánh giá nhiều hơn, thường xuyên hơn so với kỹ năng đọc, viết. Cách kiểm tra, đánh giá cần đa dạng hóa và phù hợp với từng kỹ năng:

- Các kỹ năng đọc thành tiếng, viết chữ được đánh giá qua hoạt động thực hành của học viên.

- Các kỹ năng nghe, nói được đánh giá bằng hình thức vấn đáp và kiểm tra miệng trên lớp.

- Các kỹ năng đọc hiểu, dùng từ đặt câu, những kiến thức sơ giản về chính tả, từ vựng, ngữ pháp được đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi mở.

- Các kỹ năng viết đoạn, bài văn ngắn, văn bản đơn giản được đánh giá bằng bài kiểm tra viết (tự luận).

b) Chứng chỉ: việc cấp chứng chỉ cho học viên được căn cứ trên kết quả học tập cả đợt và kỳ thi cuối khóa.

7. Loại hình đào tạo

a) Đào tạo tập trung một đợt tại các lớp học theo thời gian quy định trong Chương trình. Kết thúc khóa học, học viên dự thi và nhận chứng chỉ.

b) Đào tạo tập trung nhiều đợt, mỗi đợt hoàn thành một phần nội dung quy định trong Chương trình. Kết thúc khóa học, học viên dự thi và nhận chứng chỉ.

c) Đào tạo bán tập trung: học viên vừa công tác vừa theo học một số buổi trong tuần hoặc một số ngày trong tháng. Kết thúc khóa học, học viên dự thi và nhận chứng chỉ.

d) Tự học có hướng dẫn: học viên tự học qua tài liệu. Kết thúc mỗi phần được quy định trong Chương trình và tài liệu, học viên được giáo viên hướng dẫn cho đến hết Chương trình học, học viên dự thi và nhận chứng chỉ.

8. Về điều kiện thực hiện Chương trình

a) Để đạt được mục tiêu Chương trình, cần bảo đảm một số điều kiện cơ bản sau:

- Có đủ tài liệu học tập cho học viên, sách hướng dẫn cho giảng viên.

- Có đủ giảng viên dạy tiếng Jrai và thông thạo tiếng Việt.

- Có đủ phòng học.

b) Các điều kiện khác (tùy vào từng địa phương)

- Có các sách bổ trợ (như truyện đọc, tục ngữ, thơ ca, phong tục, tập quán bằng tiếng Jrai); sách công cụ (Từ điển Jrai - Việt, Sổ tay phương ngữ Jrai, Ngữ pháp tiếng Jrai…).

- Có trang thiết bị dạy học, phương tiện nghe, nhìn, băng cattset, máy ghi âm, băng đĩa học tiếng./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Vọng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 36/2006/QĐ-BGDĐT ngày 28/08/2006 ban hành Chương trình dạy tiếng Jrai cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.568

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.149.242
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!