Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 23/2005/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Trần Công Thuật
Ngày ban hành: 15/04/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2005/QĐ-UB

Đồng Hới, ngày 15 tháng 4 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT “ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA - THÔNG TIN ĐỒNG BỘ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 -2010”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ chương trình hành động số 4778/VHTT-VP ngày 21/12/2004 của Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa IX ) giai đoạn 2005 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 24/2001/QĐ-UB ngày 15/8/2001 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch ngành Văn hóa - Thông tin thời kỳ 2001 -2010 và quyết định số 17/2003/QĐ-UB ngày 30/5/2003 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình phát triển văn hóa xã hội giai đoạn 2003 - 2005;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tại Tờ trình số 10/TT-SVHTT ngày 29/3/2005,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt “ Đề án xây dựng thiết chế Văn hóa - Thông tin đồng bộ và phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2010” (kèm theo Quyết định này)

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn Phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- CT các, P CT UBND tỉnh; (Đã ký)
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu VT, NC - VX.

TM. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
KT/ CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Công Thuật

 

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
SỞ VĂN HÓA - THÔNG TIN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/ĐA-VHTT

Đồng Hới, ngày 12 tháng 4 năm 2005

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA - THÔNG TIN ĐỒNG BỘ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005- 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2005/QĐ-UB, ngày 15/4/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình)

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG VỀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ TỈNH QUẢNG BÌNH THỜI GIAN QUA.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Cơ sở có đời sống văn hóa đã tác động đến Kinh tế - Xã hội phát triển, chính trị ổn định và ngược lại. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ cơ bản của Nghị quyết Trung ương 5 khóa (khóa VIII ) của Đảng là: Đẩy mạnh phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây đời sống văn hóa,” đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, thiết thực trong tình hình và nhiệm vụ cách mạng hiện nay.

Sau hơn 15 năm tái lập tỉnh Quảng Bình trở về với địa giới cũ, chúng ta đã tập trung chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đã đạt được những kết quả quan trọng, trong đó có việc xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động đến việc tổ chức các hoạt động Văn hóa - Thông tin ở cơ sở. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt tồn tại cần sớm được khắc phục trong thời gian tới như: Thiết chế Văn hóa - Thông tin ở cơ sở thiếu tính đồng bộ, đời sống văn hóa ở cơ sở chưa cao, thiếu tính ổn định...Để khắc phục tình trạng trên, trên cơ sở những định hướng quan trọng của Chương trình phát triển đời sống Văn hóa - Xã hội tỉnh, cần thiết phải có đề án: “ Xây dựng thiết chế Văn hóa - Thông tin đồng bộ và phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở tỉnh Quảng Bình” giai đoạn 2005 - 2010.

Đề án gồm những nội dung sau đây:

I/ THỰC TRẠNG VỀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA:

1. Về thiết chế văn hóa:

- Hiện tại 100% xã, phường, thị trấn chưa hình thành rõ Ban Văn hóa - Thông tin, qua điều tra thực tế cho thấy có khoảng 10% tổng số xã, phường, thị trấn có Ban Văn hóa - Thông tin, song chưa thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ một cách cụ thể, hoạt động còn mang tính mùa vụ. Cán bộ chuyên trách Văn hóa - Thông tin ở cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, trước đây hưởng phụ cấp 80.000 đ/tháng từ vốn chương trình mục tiêu của Bộ Văn hóa - Thông tin, song không ổn định.

- Cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động của xã, phường, thị trấn thời gian qua đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Tính đến 30/11/2004 Quảng Bình đã có 775/1187 nhà văn hóa làng, thôn, bản, khu phố; 221 phòng hoặc điểm đọc sách, báo, 7 thư viện tuyến huyện, 85 điểm Bưu điện văn hóa xã. Đã trang bị cho 41 xã đặc biệt khó khăn và 7 xã điểm các phương tiện nghe, nhìn ( trị giá 15 triệu đồng/1 xã bằng vốn chương trình của Bộ VHTT...).

- Về hoạt động, đã duy trì được các hoạt động như: Văn nghệ quần chúng, sinh hoạt câu lạc bộ, xây dựng nếp sống văn hóa,, thông tin tuyên truyền, giáo dục truyền thống...Riêng tụ điểm vui chơi cho trẻ em mới hình thành, hiệu quả còn thấp.

- Về ngân sách chi cho hoạt động VHTT: Chủ yếu một phần trích từ nguồn ngân sách địa phương, một phần thực hiện xã hội hóa,, huy động từ nhân dân ( nhất là ngân sách xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tiểu khu phố). Tuy nhiên chưa thoát khỏi tình trạng xin - cho, tùy hứng, thiếu tính ổn định.

2. Về đời sống văn hóa cơ sở:

- Đã xây dựng được 295/1187 làng, thôn, bản, khu phố văn hóa (đạt 24,7%); 116.864/180.667 hộ được công nhận gia đình văn hóa ( đạt 64,7% ), 1711 câu lạc bộ các loại; 1.535 đội văn nghệ quần chúng ( từ cấp thôn, bản, khu phố trở lên ).

- Có 79 lễ hội lớn nhỏ, trong đó có 4 lễ hội lớn được tổ chức hàng năm.

- Việc cưới, việc tang bước đầu đã thực hiện đúng tinh thần chỉ thị 27 của Bộ Chính trị.

- Xây dựng và phê duyệt được 1.086/1.187 bản Hương ước, Quy ước.

- Đại bộ phận nhân dân đồng bằng, đô thị và một bộ phận đồng bào ở miền núi được xem truyền hình, nghe chương trình phát thanh và xem biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.

- Phong trào đọc sách báo đã có chiều hướng phát triển nhất là các điểm đọc sách báo ở thôn, bản, khu phố và điểm bưu điện văn hóa xã...

II/ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM CỦA THIẾT CHẾ VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ TỈNH QUẢNG BÌNH THỜI GIAN QUA.

1. Về ưu điểm:

- Đời sống văn hóa cơ sở tỉnh Quảng Bình thời gian qua phát triển đúng định hướng, có bước tiến bộ nhanh, góp phần cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân, ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, cơ quan, công sở thực hiện nếp sống văn hóa ngày càng cao.

- Các thiết chế văn hóa thông tin xã, phường, thị trấn và làng, thôn, bản, khu phố đã góp phần nào đáp ứng việc đưa văn hóa thể thao về cơ sở, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, trong đó tiêu biểu là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa,.

- Ngoài các hoạt động đã được định hình nhiều năm trước đây, nhiều địa phương đã tạo ra nhiều hình thức hoạt động đa dạng, phong phú như: Tổ chức làng vui chơi, làng ca hát; hoạt động nhà văn hóa thôn, bản, tụ điểm văn hóa,, sinh hoạt câu lạc bộ dưới nhiều hình thức...

- Bộ máy thiết chế văn hóa đã bước đầu hình thành từ 4 cấp ( Trung ương, tỉnh, huyện, xã ) đang có chiều hướng định hình ban điều hành văn hóa thông tin thôn, bản, khu phố, đây là mô hình hay, phù hợp với tính chất hoạt động văn hóa

- Thông tin theo hướng về cơ sở hiện nay.

2. Những khuyết điểm - tồn tại:

- Thiết chế Văn hóa - Thông tin ở cơ sở ( xã, phường, thôn, bản, khu phố ) thiếu đồng bộ, thiếu cán bộ làm công tác VHTT có nghiệp vụ và mang tính ổn định, nhiều bất cập trong việc đào tạo cán bộ, bố trí cán bộ và chính sách cho cán bộ làm công tác VHTT ở cơ sở.

- Phương tiện hoạt động, quỹ đất phục vụ cho VHTT ở cơ sở đang còn thiếu, chưa được chú trọng và mang tính quy hoạch, không đáp ứng yêu cầu cho hoạt động VHTT ở cơ sở.

- Nhiều hoạt động VHTT ở cơ sở do tác động của cơ chế thị trường chi phối, một số tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn kịp thời và triệt để.

- Đời sống tinh thần của một bộ phận đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa chưa được cải thiện đáng kể, còn thiếu thông tin cũng như hưởng thụ Văn hóa - Nghệ thuật.

- Chế độ chính sách, kinh phí, ngân sách cho hoạt động văn hóa thông tin chưa mang tính ổn định. Chưa thoát khỏi cơ chế xin - cho đối với hoạt động Văn hóa - Thông tin ở cơ sở.

3. Nguyên nhân:

a) Nguyên nhân của những ưu điểm:

- Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương trong những năm gần đây có những nghị quyết, chủ trương, chính sách phù hợp cho phát triển Văn hóa - Thông tin, nhất là xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

- Nhu cầu về hưởng thụ văn hóa thông tin của quần chúng nhân dân ngày càng tăng, đặc biệt nhận thức về văn hóa trong phát triển ở cơ sở đã có những bước chuyển biến quan trọng.

- Sự phối kết hợp của ngành Văn hóa - Thông tin và các ngành hữu quan ngày càng đồng bộ, thống nhất trong xây dựng đời sống Văn hóa - Thông tin ở cơ sở.

b) Nguyên nhân tồn tại:

- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, một bộ phận cán bộ và quần chúng nhân dân chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển hiện nay.

- Thiết chế VHTT ở cơ sở thiếu đồng bộ. Cơ sở vật chất, cán bộ hoạt động VHTT ở cơ sở còn yếu và thiếu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động cũng như hưởng thụ của quần chúng nhân dân ở cơ sở.

- Ngân sách đầu tư hàng năm để xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở quá eo hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao, sự phân bổ ngân sách cho hoạt động VHTT ở cơ sở chưa có tính ổn định, thiếu cụ thể.

- Chậm xây dựng những định hướng, cơ chế chính sách lâu dài cũng như trước mắt cho phát triển văn hóa,, nhất là VHTT ở cơ sở.

Phần thứ hai

NỘI DUNG XÂY DỰNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA - THÔNG TIN ĐỒNG BỘ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ ( XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, LÀNG, THÔN, BẢN, KHU PHỐ) GIAI ĐOẠN 2005 - 2010.

I/ MỤC TIÊU:

A/ MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:

Xây dựng hoàn thiện hệ thiết chế văn hóa thông tin xã, phường, thị trấn, làng, thôn, bản, khu phố, và phát triển đời sống làng văn hóa ở cơ sở để thực hiện thắng lợi cuộc vận động phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa,”, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, xây dựng con người Quảng Bình có tri thức, sức khỏe, nhân cách, xây dựng quê hương Quảng Bình có đời sống kinh tế, chính trị, Văn hóa - Xã hội ổn định và phát triển.

B/ MỤC TIÊU CỤ THỂ:

1. Củng cố và phát huy tác dụng những cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động đã có, đồng thời từng bước xây dựng và phát triển cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động mới, phù hợp với từng vùng, địa bàn dân cư cũng như xu thế phát triển mang tính bền vững trong khu vực và cả nước.

2. Đa dạng hóa các hoạt động VHTT, khuyến khích các hoạt động văn hóa mà nhân dân có điều kiện tiếp cận, sáng tạo và hưởng thụ.

3. Tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho nhân dân, phát huy năng lực sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa của quần chúng nhân dân. Thông qua đó để bảo tồn, gìn giữ và phát huy vốn văn hóa mang bản sắc từng vùng, miền, cộng đồng dân tộc, làm giàu và phong phú thêm các giá trị văn hóa của Quảng Bình.

4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động VHTT theo tinh thần Nghị quyết 90 của Chính phủ, trong đó đặc biệt chú trọng công tác xã hội hóa trong xây dựng các thiết chế VHTT mang tính đồng bộ và phát triển đời sống văn hóa cơ sở.

C/ CHỈ TIÊU:

1/ Chỉ tiêu xây dựng thiết chế Văn hóa - Thông tin ở cơ sở mang tính đồng bộ ( xã, phường, thị trấn và làng, bản, khu phố ).

Có từ 30-40% số xã, phường, thị trấn và 60-70% làng, thôn, bản, khu phố có thiết chế VHTT mang tính đồng bộ vào năm 2005 và 100% năm 2010; Số làng, thôn, bản, khu phố có điểm sinh hoạt VHTT ( nhà văn hóa,, sân thể thao - văn nghệ, và một số phương tiện hoạt động khác như: loa, tăng âm, nhạc cụ ) đạt 70% năm 2005 và 100% năm 2010.

2. Chỉ tiêu xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cơ sở:

Xây dựng 65 -70 gia đình văn hóa năm 2005 và 75 -80% năm 2010; 35 -40% làng, thôn, bản, khu phố đạt chuẩn văn hóa năm 2005 và 60 - 65% năm 2010, 80% làng, thôn, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị có đội văn nghệ, câu lạc bộ năm 2005 và 100% năm 2010; 60% số cơ quan, đơn vị, trường học có nếp sống văn hóa năm 2005 và 90% năm 2010; Đưa điện phủ sóng truyền hình lên 95% năm 2005 và 100% năm 2010.

II/ NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ XÂY DỰNG THIẾT CHẾ VHTT ĐỒNG BỘ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 - 2010.

A/ XÂY DỰNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA - THÔNG TIN MANG TÍNH ĐỒNG BỘ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ LÀNG, THÔN, BẢN, KHU PHỐ:

Để thực hiện được nội dung này cần phải thực hiện tốt 5 nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Xây dựng tổ chức bộ máy và cán bộ xã, phường, thị trấn và làng, thôn, bản, khu phố:

a) Đối với xã, phường, thị trấn:

- Thành lập Ban Văn hóa - Xã hội (gọi tắt là Ban văn hóa ) trực thuộc UBND xã, phường, thị trấn gồm 03 đồng chí:

+ 01 đồng chí Trưởng ban là Phó Chủ Tịch UBND xã, phường, thị trấn hưởng lương cán bộ chuyên trách cấp xã theo nghị định 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

+ 01 đồng chí Phó ban là cán bộ công chức là văn hóa - xã hội kiêm nhiệm, hưởng công chức xã theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP.

+ 01 đồng chí thành viên là cán bộ phụ trách nhà văn hóa kiêm nhiệm Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn hưởng phụ cấp cán bộ không chuyên cấp xã theo hệ số được HĐND tỉnh quyết định.

Về trình độ: Cán bộ, công chức Văn hóa - Xã hội hưởng lương theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP phải có bằng trung cấp chuyên ngành trở lên chậm nhất đến 31/6/2006.

Cán bộ không chuyên cấp xã phụ trách nhà văn hóa kiêm Đài truyền thanh trước mắt phải có trình độ PHTH và đến 31/12/2008 phải có bằng trung cấp chuyên ngành trở lên ( đối với khu vực đồng bằng, thành phố, thị xã ); Có bằng trung học phổ thông và chậm nhất đến 31/12/2010 phải có trình độ trung cấp chuyên ngành trở lên ( đối với khu vực miền núi, rẻo cao ).

- Thành lập 1 Trung tâm VHTT xã, phường, thị trấn. Bộ máy gồm:

+ 01 đồng chí phụ trách kiêm nhiệm là cán bộ công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã.

+ 01 đồng chí chuyên trách Văn hóa - Thông tin là cán bộ không chuyên trách.

+ 01 hoặc hai cộng tác viên khác hưởng phụ cấp do địa phương xã, phường, thị trấn chi trả.

- Kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa,” do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn làm Trưởng ban, 02 phó ban là Chủ tịch UBMTTQVN xã, phường, thị trấn và đồng chí là phó ban văn hóa ( công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã ); các thành viên gồm: các đồng chí trưởng các tổ chức đoàn thể Chính trị - Xã hội, xã, phường, thị trấn, gồm: Nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh, hội người cao tuổi, tư pháp, cán bộ phụ trách nhà văn hóa kiêm Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn và Già làng, Trưởng bản ( nếu khu vực đồng bào dân tộc ít người )...

- Mở các lớp đào tạo trình độ trung cấp chuyên ngành trở lên bằng nhiều hình thức tập trung, tại chức để hoàn thành chỉ tiêu còn lại đến 2010 có đủ 100% cán bộ Văn hóa - Xã hội, cán bộ phụ trách nhà văn hóa kiêm Đài truyền thanh có trình độ trung cấp chuyên ngành trở lên

- Phương thức đào tạo theo quy chế của Bộ Giáo dục - Đào tạo ( có sự thỏa thuận giữa Sở Nội vụ tỉnh, Sở VHTT, Sở Giáo dục đào tạo, Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh ).

b) Đối với làng, thôn, bản, khu phố:

- Mỗi làng, thôn, bản, khu phố xây dựng một thiết chế văn hóa đa chức năng gọi là “ Nhà văn hóa,” do UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định thành lập và quản lý trực tiếp, gồm 01 cán bộ kiêm chức phụ trách ( hưởng phụ cấp do nhân dân đóng góp ) và một số cộng tác viên khác, thực hiện theo cơ chế tự quản.

- Phấn đấu đến năm 2005 70% có làng, bản, khu phố có đủ thiết chế trên 100% số làng, thôn, bản, khu phố còn lại được hoàn thiện vào năm 2010.

- Cán bộ phụ trách VHTT ở làng, bản, khu phố hàng năm được tập huấn (do phòng VHTT-TT và Trung tâm VHTT-TT các huyện, thành phố đảm nhận).

2. Quy hoạch đất để xây dựng các thiết chế văn hóa thông tin xã, phường, thị trấn và làng, thôn, bản, khu phố:

- Quỹ đất để xây dựng thiết chế VHTT của 01 xã, phường, thị trấn gồm: 01 nhà văn hóa đa chức năng (có thể hoạt động kèm với hội trường UBND xã, phường, thị trấn ) và một sân bãi đảm bảo cho việc tổ chức biểu diễn văn nghệ, thể thao và các hoạt động khác trong các ngày lễ hội hoặc sinh hoạt đột xuất (sân bãi này có thể cùng với sân bãi hoạt động TDTT của xã, phường, thị trấn); đài tưởng niệm liệt sỹ; nghĩa trang liệt sỹ (nếu có); điểm vui chơi trẻ em (các phường, thị trấn ở trung tâm huyện lỵ; thành phố nếu không có quỹ đất không nhất thiết phải có đài liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ và sân bãi phục vụ Văn nghệ - Thể thao, Lễ hội)...

- Quỹ đất để xây dựng thiết chế văn hóa làng, thôn, bản, khu phố gồm: 01 nhà văn hóa + 01 sân bãi dùng cho các hoạt động Văn hóa - Thể thao khác (các khu phố nội thành, trung tâm huyện, lỵ không nhất thiết phải có sân bãi hoạt động nếu quỹ đất không còn ).

- Căn cứ vào quỹ đất của từng, xã, phường, thị trấn; làng, thôn, bản, khu phố, UBND xã, phường, thị trấn lập quy hoạch chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để mỗi xã, phường, thị trấn; làng, thôn, bản, khu phố xây dựng một thiết chế văn hóa phù hợp.

UBND các huyện, thành phố, các Sở, ban, ngành chức năng: Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở VHTT, Sở Xây dựng... có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh lập quy hoạch sử dụng đất để xây dựng các thiết chế Văn hóa - Thông tin xã, phường, thị trấn; Làng, thôn, bản, khu phố.

- Ngân sách để xây dựng thiết chế Văn hóa - xã, phường, thị trấn, làng, thôn, bản, khu phố được thực hiện theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm theo các quy định đã được ban hành.

3. Xây dựng cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động:

a) Đối với xã, phường, thị trấn:

- Cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động ngoài Hội trường (nhà văn hóa đa chức năng); sân bãi ngoài trời; 01 trạm truyền thanh; 01 bảng tin hoặc cụm cổ động; 01 thư viện hoặc tủ sách công cộng; Phải có các phương tiện cần thiết khác như: phông màn, nhạc cụ, tăng âm, vi deo, rađio casette, cờ Đảng, cờ Tổ quốc, Tượng Bác Hồ, ảnh Mác- Lê Nin...; điểm vui chơi cho trẻ em; đài tưởng niệm liệt sỹ và nghĩa trang liệt sỹ...(không khuyến khích phòng truyền thống xã, phường, thị trấn nếu có thì cơ cấu hợp lý trong nhà văn hóa và phải hoạt động có hiệu quả).

- Ngân sách đầu tư về cơ sở vật chất từ các nguồn:

* Vốn chương trình mục tiêu quốc gia (Nếu Chính phủ tiếp tục đầu tư)

* Vốn ngân sách của xã - phường - thị trấn

* Tỉnh huyện hỗ trợ (sẽ có quy định riêng)

* Nguồn từ phương thức xã hội hóa,

- Thời gian đầu tư và hoàn thành:

+ Năm 2005: Đạt 55 - 60% số xã, phường, thị trấn còn lại

+ Giai đoạn 2006-2010: hoàn thành 40-45% số xã, phường, thị trấn còn lại.

b) Đối với làng, thôn, bản, khu phố:

- Cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động chủ yếu: nhà văn hóa,, sân bãi thể thao, vui chơi, cụm loa truyền thanh, bảng tin, tủ sách và một số phương tiện hoạt động khác như: Tăng âm, vi deo, radio - caset, tượng Bác, Cờ Tổ quốc, Cờ Đảng, cờ Lễ hội và một số nhạc cụ khác.

- Nguồn ngân sách đầu tư: Chủ yếu nhân dân đóng góp và các nguồn hỗ trợ khác trong và ngoài địa phương theo quy chế dân chủ cơ sở quy định

- Thời gian hoàn thành:

+ Năm 2005 phấn đấu hoàn thiện 65-70% số làng, thôn, bản

+ Giai đoạn 2006-2010 phấn đấu hoàn thiện30-35% số còn lại

4. Tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin cụ thể (mang tính nề nếp):

Trên cơ sở các mặt hoạt động VHTT đã định hình trước đây và các hoạt động mới phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển đời sống văn hóa,, căn cứ tình hình đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc để xây dựng các hoạt động cụ thể:

a) Vùng miền núi:

Duy trì các hoạt động văn nghệ, thể thao, thông tin, điện ảnh, đọc sách báo, xây dựng gia đình văn hóa,, bản văn hóa,, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội...Chú trọng khai thác vốn văn hóa dân gian, nét đẹp truyền thống. Bài trừ các hủ tục lạc hậu mê tín dị đoan, chặt phá rừng, làm và nghe theo bọn xấu, tà đạo và các tệ nạn xã hội khác.

b) Đối với vùng đồng bằng:

Cần duy trì các hoạt động VHTT đa dạng, phong phú. Trong đó đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ quần chúng, thông tin cổ động, phong trào đọc sách báo, giáo dục truyền thống, hoạt động lễ hội, câu lạc bộ... đẩy mạnh và có hiệu quả phong trào xây dựng làng văn hóa,, gia đình văn hóa thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; bảo tồn và phát huy tốt các di sản văn hóa của địa phương...

c) Vùng đô thị:

Ngoài các nội dung như đối với vùng đồng bằng cần bố trí hợp lý các hoạt động mang tính cân đối giữa gia đình, khu phố và phường. Nâng cao nhận thức về văn hóa và nếp sống văn minh đô thị; tính cộng đồng dân cư trong khu phố; Bài trừ có hiệu quả các tệ nạn xã hội nghiêm trọng.

5. Xây dựng kế hoạch ngân sách chi cho hoạt động văn hóa thông tin cơ sở:

a) Đối với xã, phương, thị trấn:

- Hàng năm xây dựng kế hoạch ngân sách chi cho hoạt động VHTT xã, phường, thị trấn tăng dần từ 1,5-1,8% tổng chi ngân sách của địa phương (trong đó tối thiểu đạt 1,5% năm 2005 và 1,8% năm 2010)

- Xây dựng quỹ khuyến văn hóa bằng các nguồn đóng góp của nhân dân, nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, đơn vị đóng trên địa bàn (nếu có) và các cá nhân hảo tâm khác.

- Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cần có chính sách hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách của Nhà nước, vốn chương trình mục tiêu.

b) Đối với làng, thôn, bản, khu phố:

Chủ yếu huy động nhân dân đóng góp để tổ chức các hoạt động VHTT (nhằm đảm bảo tính dân chủ nên thông qua tập thể và đưa vào Hương ước, Quy ước).

B/ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ:

Để thực hiện nội dung trên, phải triển khai các nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Đẩy mạnh phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa,”, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội:

- Mỗi công dân, nhất là trong độ tuổi lao động, tuổi đi học...đều thường xuyên đến với các thiết chế văn hóa,, tham gia các hoạt động VHTT, góp phần sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ các giá trị văn hóa,, nhằm bồi dưỡng tâm hồn, đạo đức và sức khoẻ, nâng cao khả năng lao động và sáng tạo của mỗi con người.

- Tập trung chỉ đạo xây dựng gia đình văn hóa,, làng, bản, khu phố văn hóa,, nếp sống văn hóa nơi công cộng; nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; phong trào rèn luyện thân thể; xóa đói giảm nghèo; đặc biệt phong trào chống ma túy và tệ nạn xã hội... Năm 2005 đạt chỉ tiêu 65-70% gia đình văn hóa,, 35-40% làng, bản, khu phố văn hóa,, đưa diện phủ sóng truyền hình lên 95%,80% làng, bản, khu phố không có tệ nạn xã hội. Đến năm 2010, đạt chỉ tiêu 75-80% gia đình văn hóa,, 55-60% làng, thôn, bản đạt chuẩn văn hóa,, 100% diện tích được phủ sóng truyền hình.

2. Khai thác và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc để xây dựng đời sống văn hóa:

- Ưu tiên khai thác và phát huy các sinh hoạt văn hóa - thông tin mang tính dân gian; lễ hội truyền thống của từng vùng, từng dân tộc; các làn điệu dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian hiện có và đã có ở Quảng Bình; sưu tầm vốn truyện cổ ở dân gian, tiếng nói, cách ăn ở, kiến trúc nhà cửa...tạo nét đẹp riêng của từng vùng, từng dân tộc ở Quảng Bình.

- Phối hợp với Ngành Giáo dục - Đào tạo để từng bước hoàn chỉnh chương trình và đưa vào bộ môn dân ca vào trường học.

- Khai thác có hiệu quả các di tích, danh thắng, các giá trị Lịch sử - Văn hóa truyền thống của dân tộc phục vụ nhân dân trong tỉnh và khách tham quan du lịch.

3. Đưa văn hóa thông tin chuyên nghiệp xuống phục vụ nhân dân ở cơ sở và tổ chức giao lưu Văn hóa -Thể thao quần chúng giữa các vùng, miền dân tộc:

- Đưa VHTT chuyên nghiệp xuống phục vụ nhân dân ở cơ sở và tổ chức giao lưu Văn hóa - Thể thao quần chúng giữa các vùng và dân tộc, nhằm làm cho VHTT ở cơ sở tiếp tục phát triển. Đời sống văn hóa của nhân dân được cải thiện có sự tác động từ hai phía: Phía nhân dân tự tổ chức và phía Nhà nước đưa đến cho nhân dân hưởng thụ.

4. Tổ chức các hoạt động VHTT tạo điều kiện huy động các tầng lớp nhân dân tham gia sáng tạo, bảo quản và hưởng thụ các giá trị văn hóa:

- Văn hóa là của dân, do dân và vì dân. Vì vậy cần tổ chức các hoạt động VHTT phù hợp với dân, để nhân dân có điều kiện tham gia hoạt động sáng tạo, bảo quản và hưởng thụ các giá trị văn hóa,,. Mặt khác, có điều kiện giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Thông qua các hoạt động văn hóa tạo điều kiện để thu hút khách trong và ngoài nước đến với Quảng Bình nhằm phát triển du lịch, dịch vụ thông qua hệ thống Di tích - Danh thắng, lễ hội và văn hóa quần chúng.

- Xác định rõ và định hướng một số lễ hội lớn của từng vùng để có đầu tư phục hồi và phát triển đúng hướng, không phát triển tràn lan.

- Tổ chức nhiều hoạt động dưới hình thức Câu lạc bộ, sinh hoạt nghề nghiệp, giới tính... là điều kiện thuận lợi để thu hút đông đảo quần chúng nhân dân được tham gia.

III/ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Tuyên truyền cho các cấp, các ngành và nhân dân nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng thiết chế văn hóa và đời sống văn hóa ở cơ sở để chủ động triển khai thực hiện đề án. Gắn với việc thực hiện nội dung của cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa,” với nội dung của đề án.

2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về VHTT từ tỉnh xuống cơ sở;

Củng cố hệ thống VHTT các huyện, thành phố đủ mạnh để chỉ đạo thực hiện đề án ở xã, phường, thị trấn và làng, thôn, bản, khu phố có hiệu quả.

3. Điều tra khảo sát, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án; từng địa phương có trách nhiệm điều tra, khảo sát thật cụ thể từng xã, phường, thị trấn và làng, bản, khu phố về thiết chế văn hóa và đời sống văn hóa,, về quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa,, từ đó tính toán bước đi, xây dựng kế hoạch thực hiện đề án từng năm 1 cách cụ thể, thiết thực.

4. Huy động nguồn lực để xây dựng thiết chế văn hóa và đời sống văn hóa ở cơ sở, thực hiện theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm. Xã, phường, thị trấn và làng, bản, khu phố chịu trách nhiệm huy động nhân dân trong từng địa bàn đóng góp; tỉnh và huyện hỗ trợ giúp đỡ để xây dựng thiết chế VHTT-TT và phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở theo cơ chế và chương trình phát triển Văn hóa - Xã hội đã được UBND tỉnh ban hành.

5. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công tác VHTT-TT cho xã, phường, thị trấn và làng, thôn bản, khu phố:

- Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo, Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh và các huyện, thành phố trong tỉnh để mở lớp đào tạo cán bộ Trung cấp chuyên ngành trở lên tại huyện, thành phố hoặc cụm huyện hoặc tại Trường Cao đẳng Sư phạm, thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

- Trung tâm VHTT tỉnh phối hợp với Trung tâm VHTT-TT các huyện, thành phố trong tỉnh mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa thông tin cho xã, phường, thị trấn và làng, bản, khu phố tại huyện, cụm huyện và ở tỉnh.

6. Ngành VHTT (cơ quan Thường trực BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” tỉnh) nghiên cứu, đề xuất khen thưởng các danh hiệu làng văn hóa,, đơn vị văn hóa,, gia đình văn hóa tiêu biểu... phù hợp với đặc điểm của Quảng Bình, nhằm đánh giá đúng phong trào và phát triển phong trào đảm bảo tính bền vững.

7. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động VHTT, nhằm huy động, quản lý, sử dụng mọi nguồn lực của xã hội đóng góp xây dựng các thiết chế văn hóa và phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở.

8. Để thực hiện có hiệu quả đề án này, cần có 1 số cơ chế chính sách ban hành kèm theo. Giao Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với các ban ngành cấp tỉnh để soạn thảo các văn bản liên quan trình UBND tỉnh ký quyết định ban hành.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Xây dựng thiết chế VHTT và phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở là 1 nhiệm vụ lớn của Đảng, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước tổ chức thực hiện. Với tinh thần đó, UBND tỉnh giao cho Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với Đài phát thanh - truyền hình, Sở Thể dục - Thể thao, các ngành hữu quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện; Trước mắt cần chỉ đạo điểm, sau đó nhân rộng ra toàn huyện, thành phố...

2. Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, Sở VHTT, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể từng năm, từng thời kỳ, từ đó có định hướng cụ thể, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện.

3. UBND các huyện, thành phố, Sở Tài chính - Môi trường, Sở Xây dựng, Sở VHTT phối hợp để xây dựng quy hoạch, khoanh vùng đất xây dựng các Trung tâm VHTT-TT xã, phường, thị trấn đến tận làng, thôn, bản, khu phố trình UBND tỉnh phê duyệt.

4. Thời gian thực hiện: Chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Năm 2005-2006: xây dựng 55-60% số xã, phường, thị trấn và 65-70% làng, thôn, bản, khu phố có thiết chế đồng bộ; sơ kết rút kinh nghiệm để triển khai đại trà.

- Giai đoạn 2: Từ 2007-2010: Triển khai số thiết chế còn lại.

5. Song song với triển khai thực hiện đề án, lần lượt hoàn thành và bổ sung, các văn bản, cơ chế chính sách đầu tư xây dựng thiết chế VHTT xã, phường, thị trấn và làng, thôn, bản, khu phố phù hợp với từng giai đoạn để trình UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện.

Trên đây là những nội dung cơ bản của đề án “xây dựng thiết chế văn hóa - thông tin đồng bộ và phát triển đời sống văn hóa cơ sở” tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010, các ngành, các cấp các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh căn cứ để triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh; B/c
- Lãnh đạo Bộ VHTT; B/c
- Lãnh đạo các Vụ, Viện, Cục thuộc Bộ VHTT;
- Các ngành cấp tỉnh;
- VP UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các đơn vị thuộc ngành VHTT tỉnh;
- Lưu VPUB.

GIÁM ĐỐC SỞ VHTT QUẢNG BÌNH




Lê Hùng Phi

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 23/2005/QĐ-UB ngày 15/04/2005 phê duyệt "Đề án xây dựng thiết chế văn hóa- thông tin đồng bộ và phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.076

DMCA.com Protection Status
IP: 3.19.31.73
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!