Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1756/2016/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Tài chính Hải Phòng

Số hiệu: 1756/2016/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Nguyễn Văn Tùng
Ngày ban hành: 23/08/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1756/2016/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 23 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015:

Căn cứ Luật Ban hành văn bn quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Nghị định s24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 72/TTr-STC ngày 18/5/2016, Tờ trình số 83/TTr-STC ngày 11/8/2016; Báo cáo thẩm đnh số 30/BCTĐ-STP ngày 18/6/2016 của Sở Tư pháp, Văn bản số 1606/SNV- TCBC&TCPCP ngày 28/6/2016 của Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 821/2012/QĐ-UBND ngày 01/6/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thành phố Hải Phòng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Tài chính, Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính ph;
- Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra VBQPPL- Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐNDTP;
- Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng;
- CT, các PCT UBNDTP;
- Sở Tư pháp;
- Như Điều 3;
- Báo HP, Đài PTTHHP, Cổng TTĐTTP, Công báo TP;
- CVP, PCVP;
- CV: TC;
- Lưu: VT.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Tùng

 

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1756/2016/QĐ- UBND ngày 23/8/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

Chương I

VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Điều 1. Sở Tài chính thành phố Hải Phòng (sau đây gọi là Sở Tài chính) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại thành phố theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Sở Tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn:

Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính, và các nhiệm vụ, quyn hạn cụ thể sau:

1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố:

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân thành phố về lĩnh vực tài chính;

b) Dự thảo chương trình, kế hoạch tài chính dài hạn, 05 năm; kế hoạch tài chính, ngân sách nhà nước 3 năm và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố;

c) Dự thảo chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật;

d) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở;

đ) Dự thảo các văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó của các đơn vị thuộc Sở; Trưng, Phó Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

e) Dự thảo phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương; xây dựng định mc phân bổ dự toán chi ngân sách thành ph; chế độ thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật đ trình Hội đng nhân dân thành phố quyết định theo thẩm quyền;

g) Dự toán điều chỉnh ngân sách thành phố; các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao để trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định theo thẩm quyền;

h) Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của thành phố.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:

a) Dự thảo Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về lĩnh vực quản ý nhà nước của Sở;

b) Dự tho Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chc lại, giải thể các đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

3. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về tài chính đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.

4. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyn, phổ biến giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực tài chính; công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, phương án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

5. Về quản lý ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước

a) Tổng hợp, lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách thành phố, phương án phân bổ ngân sách thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố đtrình Hội đng nhân dân thành phố quyết định;

Chủ trì tham mưu cho Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố về công tác thu ngân sách. Nghiên cứu tham mưu về các nguồn thu ngân sách đảm bảo chi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Chủ trì tổng hợp số thu ngân sách hàng tháng, quý, năm.

Hướng dẫn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vcùng cấp và dự toán ngân sách của cấp dưới.

b) Về quản lý tài chính đối với đất đai.

Chủ trì, tổ chức thẩm định bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh, giá đất cụ thể báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất xem xét, ký thông báo kết qu đến Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt theo quy định;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; mức tỷ lệ phần trăm (%) cụ thể để xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định của pháp luật đất đai;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định và trình Ủy ban nhân dân thành phố quy định mức tỷ lệ (%) để tính thu tiền thuê đối với đất xây dựng công trình ngm, đt có mặt nước, mức tiền thuê mặt nước; đơn giá thuê mặt nước của từng dự án cụ thể (trừ các dự án khai thác dầu khí ở lãnh hải và thềm lục địa của Việt Nam); xác định các khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp;

Kiểm tra, thẩm định các khoản kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất đối với dự án, tiểu dự án do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, bao gồm cả trường hợp được ứng vốn từ Quỹ phát triển đất hoặc tạm ứng vốn từ Kho bạc Nhà nước. Phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định phương án bồi thường đối với trường hợp khu đất thu hồi chỉ có tổ chức sử dụng;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định giá trị quyền sử dụng đất để giao vốn cho các đơn vị được giao đất không thu tiền sử dụng đất, hoặc thực hiện cphần hóa doanh nghiệp.

c) Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn;

đ) Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách; yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự toán, chi sai chính sách, chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo của Nhà nước;

đ) Thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn quận, huyện; quyết toán thu, chi ngân sách quận, huyện; thẩm định hoặc duyệt và thông báo quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách thành phố theo quy định;

Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, lập tổng quyết toán ngân sách hàng năm của thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính;

e) Quản lý vốn đầu tư phát triển

Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố về chiến lược thu hút, huy đng, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước; xây dựng các chính sách biện pháp điều phối và nâng cao hiu quả sử dụng ngun vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn. Giúp y ban nhân dân thành phố qun lý nhà nước về tài chính đối với các chương trình, dự án ODA trên địa bàn.

Phi hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính cht đầu tư trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách; kế hoạch điu chỉnh phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết; xây dựng kế hoạch điều chỉnh, điều hòa vốn đầu tư đi với các dự án đầu tư tnguồn ngân sách thành phố.

Tham gia về chủ trương đầu tư; thẩm tra, thẩm định, tham gia ý kiến theo thm quyn đối với các dự án đầu tư do thành phố quản lý.

Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan về nội dung tài chính, các chính sách ưu đãi tài chính đối với các dự án, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn.

Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách thành phố của chủ đu tư và cơ quan tài chính quận, huyện, xã, phường; tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước ở thành phố, quận, huyện.

Tổ chức, thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyn phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố theo quy định.

Tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tài chính theo quy định.

g) Quản lý quỹ dự trữ tài chính của thành phố theo quy định của pháp luật;

h) Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho thành phố theo quy định của pháp luật; quản lý tài chính nhà nước đi với nguồn viện trợ nước ngoài trực tiếp cho thành phố thuộc nguồn thu của ngân sách thành phố; giúp Ủy ban nhân dân thành phố triển khai việc phát hành trái phiếu và các hình thức vay nợ khác của thành phố theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công;

i) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật;

k) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính ngân sách của nhà nước theo quy định của pháp luật;

l) Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán về lĩnh vực tài chính ngân sách báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố;

m) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách, tài chính công theo quy định của pháp luật.

6. Về quản lý tài sản nhà nước tại địa phương:

a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố các văn bản hướng dẫn về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước về tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của thành phố;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nước; đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiu quả tài sản nhà nước theo thẩm quyền tại thành phố;

c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo thm quyn việc mua sm, xác lập quyn sở hữu của nhà nước về tài sản, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, thuê, cho thuê, chuyển nhượng, tiêu hủy tài sản nhà nước và các hình thức xử lý khác; giao tài sản nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và sử dụng tài sản nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết;

d) Tổ chức quản lý tiền bán tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước thuộc phạm vi quản lý của thành phố; tiền bán hoặc thuê, cho thuê tài sản kết cấu hạ tầng thuộc thành phố quản lý; các nguồn tài chính phát sinh trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

đ) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn giu, chìm đắm được tìm thấy; di sản không có người thừa kế; tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước theo bản án, quyết định thi hành án; tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) khi dự án kết thúc và các tài sản khác được xác lập quyn sở hữu của Nhà nước, tài sản của tổ chức cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho chính quyền địa phương;

g) Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa được cấp có thẩm quyền giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, khai thác, chuyển giao, xlý tài sản nhà nước;

h) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố có ý kiến với các Bộ ngành và Bộ Tài chính về việc sắp xếp nhà, đất ca các cơ quan Trung ương quản lý trên địa bàn;

i) Quản lý cơ sở dữ liệu tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của thành phố; giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện báo cáo tình hình quản lý sdụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của thành phố.

7. Quản lý nhà nước về tài chính đối với các quỹ do cơ quan có thẩm quyền ở thành phố thành lập theo quy định của pháp lut (Quỹ đầu tư phát triển Quỹ phát triển đất, Quỹ bảo trì đường bộ, Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ,...);

a) Phi hợp xây dựng Đề án thành lập và hoạt động của các quỹ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt hoặc trình cp có thẩm quyền phê duyệt; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố quyết định các vn đề về phương thức điều hành, đối tượng đầu tư và cho vay; lãi suất; cấp vốn điều lệ; giải thcác quỹ theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các quỹ; kiểm tra, giám sát việc chp hành chế độ quản lý tài chính, báo cáo kết quả hoạt động của Quỹ định kỳ theo chế độ quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố;

c) Kiểm tra, giám sát các việc sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phủy thác cho các tổ chức nhận ủy thác (các quỹ đầu tư phát triển, các tổ chức tài chính nhà nước,...) đthực hiện giải ngân, cho vay, hỗ trợ lãi suất theo các mục tiêu đã được Ủy ban nhân dân thành phố xác định.

8. Về qun lý tài chính doanh nghiệp

a) Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp của các loại hình doanh nghiệp, tài chính hp tác xã và kinh tế tập thể; chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyn đi đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập, chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

b) Kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

c) Quản lý phần vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể do thành phố thành lập theo quy định của pháp luật; thực hiện quyn, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phn vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố;

d) Kiểm tra việc quản lý sử dụng vốn và tài sản nhà nước, việc phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do thành phố thành lập; thực hiện chức năng giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước do thành phố thành lập và doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;

đ) Tổng hp tình hình chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và các doanh nghiệp có vốn nhà nước do thành phố thành lập hoặc góp vốn báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ trưởng B Tài chính;

e) Quản lý việc trích lập và sử dụng qutiền lương, thù lao, tiền thưởng của Kim soát viên và Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

g) Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính phục vụ chính sách phát triển hợp tác xã, kinh tế tập thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

h) Là đầu mối tiếp nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tổng hợp, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp FDI theo chế độ quy định phục vụ chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

9. Về quản lý giá và thẩm định giá:

a) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành định hưng quản lý, điều hành, bình ổn giá hàng năm, 5 năm, 10 năm các mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố; dự thảo văn bản hướng dẫn pháp luật về giá và thẩm định giá trên địa bàn theo quy định của pháp luật; quy định trình tự, quy trình thm định phương án giá và phân cấp quyết định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thm quyn quyết định giá của Ủy ban nhân dân thành phố;

b) Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố;

c) Thẩm định phương án giá theo đề nghị của Sở quản lý ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xut kinh doanh đSở quản lý ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất kinh doanh, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định của pháp luật;

đ) Chủ trì, phối hp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức hiệp thương giá theo quy định của pháp luật, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định biện pháp bình ổn giá trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá; bổ sung mặt hàng thực hin kê khai giá và tổ chức thực hiện kê khai giá tại thành phố theo quy định của pháp luật;

g) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong việc phân công và tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước thuộc thành phố quản lý; ch trì phi hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thẩm định giá đối vi tài sn nhà nước theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố;

h) Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu trên địa bàn về giá theo quy định của pháp luật.

10. Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính thuộc lĩnh vực tài chính kế toán, kim toán độc lập, đầu tư tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xổ số đặt cược và trò chơi có thưng trên địa bàn theo quy định ca pháp luật.

11. Hưng dn chuyên môn, nghiệp vụ vlĩnh vực tài chính thuộc phm vi quản lý của Sở đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

12. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống tham nhũng tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

13. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn, nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố.

14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có); thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưng, điều động, bnhiệm, luân chuyển, biệt phái, cho từ chức, kỷ luật, miễn nhiệm, cho thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.

15. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài chính theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyn của Ủy ban nhân dân thành phố.

16. Tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng, quản lý và khai thác hệ thng thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính, tài sản và chuyên môn nghiệp vụ được giao; chủ trì công bố số liệu tài chính, cung cấp thông tin thng kê tài chính trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

17. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.

18. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất vtình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định.

19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao và theo quy định của pháp luật.

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính:

1. Lãnh đạo Sở:

a) Sở Tài chính có Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc;

b) Giám đốc Sở Tài chính là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tài chính theo quy định;

c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;

đ) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc Sở và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định;

đ) Căn cứ quy định về phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Sở theo tiêu chuẩn chức danh do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.

2. Cơ cấu tổ chức:

a) Văn phòng;

b) Thanh tra;

c) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

- Phòng Quản lý ngân sách - Tin học thống kê;

- Phòng Tài chính đầu tư;

- Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp;

- Phòng Quản lý nguồn thu ngân sách;

- Phòng Quản lý giá - Công sản;

- Phòng Tài chính doanh nghiệp.

Điều 5. Biên chế công chức, số lượng người làm việc:

1. Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Sở Tài chính được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức và số lượng người làm việc được Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt.

2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Sở Tài chính xây dựng Đán điều chỉnh vị trí việc làm của Sở trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt làm cơ sở thực hiện.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Tài chính xây dựng kế hoạch biên chế công chức và số lượng người làm việc (nếu có) gửi Sở Nội vụ tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Giám đốc Sở Tài chính căn cứ quy định của pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn được giao để tổ chức thực hiện Quy định này; sắp xếp lại các phòng, ban hiện nay của Sở theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quy định này; chỉ đạo, kiểm tra việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của các phòng, ban; xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Giám đốc Sở Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp Trưởng, cấp Phó các phòng thuộc Sở theo tiêu chuẩn, chức danh do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung Quy định, STài chính phối hợp với Sở Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1756/2016/QĐ-UBND ngày 23/08/2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thành phố Hải Phòng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.199

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.182.179
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!