Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 12693/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Quận Bình Tân Người ký: Huỳnh Văn Chính
Ngày ban hành: 27/08/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN BÌNH TÂN
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 12693/2008/QĐ-UBND

Bình Tân, ngày 27 tháng 8 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO QUẬN BÌNH TÂN

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 168/HĐBT ngày 19 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương và Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các cấp và các ngành;
Căn cứ Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 59/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố;
Xét Tờ trình số 859/TTr-BCH.PCLB ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận và Công văn số 170/TP ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Phòng Tư pháp quận,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận Bình Tân.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 (bảy) ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, Trưởng Phòng Nội vụ quận, Thủ trưởng các phòng, ban quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp thuộc quận, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Văn Chính

 

QUY CHẾ

LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO QUẬN BÌNH TÂN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 12693/2008/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân quận)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, mối quan hệ công tác của các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận.

Điều 2. Tổ chức Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận

1. Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận được thành lập và kiện toàn theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận. Thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận đảm nhận nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm và được sử dụng cán bộ, công chức, bộ máy của đơn vị để giúp việc nhằm hoàn thành nhiệm vụ theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.

a) Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão phường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là Trưởng ban.

- Phòng Kinh tế quận là cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận. Địa chỉ: số 521 Kinh Dương Vương, khu phố 6, phường An Lạc, quận Bình Tân;

+ Điện thoại: 8.750232;

+ Fax: 8.750279;

+ E-mail: kinhte.binhtan@tphcm.gov.vn.

Phòng Tài nguyên và Môi trường quận là cơ quan thường trực công tác phòng và khắc phục hậu quả động đất trên địa bàn quận. Địa chỉ: số 521 Kinh Dương Vương, khu phố 6, phường An Lạc, quận Bình Tân;

+ Điện thoại: 8.759387 - 8.754016;

+ Fax: 8.754016;

+ E-mail: tainguyenmoitruong.binhtan@tphcm.gov.vn.

- Ban Chỉ huy Quân sự quận là cơ quan thường trực công tác tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quận. Địa chỉ: số 291 Kinh Dương Vương, khu phố 6, phường An Lạc, quận Bình Tân;

+ Điện thoại: 8.750488 - 8.752968;

+ Fax: 8.750488;

Khi xảy ra lụt, bão, động đất, sóng thần và các thiên tai khác, các phòng, ban, đơn vị, tổ chức, Ủy ban nhân dân 10 phường báo cáo về thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận liên quan đến loại thiên tai xảy ra.

b) Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân quận để thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống lụt bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quận.

c) Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão 10 phường xây dựng quy chế làm việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường phê duyệt để nâng cao trách nhiệm của các thành viên, hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành, xử lý trong công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO QUẬN

Điều 3. Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận có nhiệm vụ

1. Giúp Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn các phòng, ban, Ủy ban nhân dân 10 phường xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức thực hiện về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai; báo tin động đất; khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra và tìm kiếm, cứu nạn nhằm phát triển ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ an toàn, tính mạng và tài sản của nhân dân trên địa bàn quận.

2. Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, lũ, bão, triều cường, động đất và công tác tìm kiếm, cứu nạn hàng năm và các năm qua; trên cơ sở đó rà soát lại nhiệm vụ, phương án và kế hoạch phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của quận hàng năm, đảm bảo sát với thực tế và diễn biến của từng loại thiên tai. Thực hiện việc xây dựng phương án, kế hoạch và báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố, các Sở - ngành và Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, Ủy ban nhân dân quận.

3. Xây dựng kế hoạch trang bị và kiểm tra phương tiện, trang thiết bị, vật tư… phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Chủ động và kịp thời chỉ đạo, điều động các lực lượng, phương tiện, vật tư để chi viện, ứng cứu đối phó khi có tình huống đột xuất do thiên tai để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất; khắc phục hậu quả, sớm phục hồi sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật và ổn định đời sống nhân dân.

4. Tổ chức tập huấn, diễn tập cho các lực lượng trực tiếp làm công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.

5. Lập và trình Ủy ban nhân dân quận giao chỉ tiêu thu - nộp Quỹ Phòng, chống lụt, bão hàng năm cho Ủy ban nhân dân 10 phường theo Nghị định số 50/CP ngày 10 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện.

6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (sơ kết, tổng kết) và báo cáo đột xuất về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định.

Điều 4. Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận có quyền hạn

1. Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí hiện có tại địa bàn để cứu hộ người, cứu hộ công trình, nhà cửa, tài sản bị lụt, bão, thiên tai uy hiếp, gây hư hại. Đồng thời báo cáo ngay cho cơ quan cấp trên để chi viện, hỗ trợ kịp thời các tình huống khẩn cấp do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất - kinh doanh.

2. Phê duyệt kế hoạch, phương án phòng, chống lụt, bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn hằng năm của 10 phường.

3. Tham gia thẩm định các dự án, đề án có liên quan đến công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quận.

4. Được sử dụng các nguồn kinh phí cấp cho hoạt động phòng, chống lụt, bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật.

Chương III

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO QUẬN

Điều 5. Trưởng ban

1. Trưởng ban là Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân quận.

2. Phụ trách chung.

3. Trực tiếp chỉ đạo các tình huống khẩn cấp (bão, lũ, lụt, động đất, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn).

4. Quyết định duyệt chi kinh phí từ nguồn ngân sách quận sử dụng cho công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo quy định.

5. Chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận.

Điều 6. Các Phó Trưởng ban

1. Các Phó Trưởng ban phải là lãnh đạo các phòng, ban phụ trách theo lĩnh vực ngành và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại quận được Ủy ban nhân dân quận phân công theo quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Phó Trưởng ban theo các lĩnh vực:

a) Phó Trưởng ban thường trực phụ trách công tác phòng, chống lụt, bão là Trưởng Phòng Kinh tế:

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân 10 phường triển khai, chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai; thường xuyên báo cáo, thông tin tình hình chỉ đạo và kết quả thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận.

- Xây dựng phương án, kế hoạch phòng, chống lụt, bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn định kỳ cho Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận. Tổng hợp báo cáo của Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố theo quy định.

- Kiến nghị các đơn vị chức năng về công tác phòng, chống ngập trong thời điểm triều cường để giảm nguy cơ gây ngập úng.

- Đề xuất thường trực Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố xem xét đầu tư, duy tu, sửa chữa công trình phòng, chống lụt, bão, thiên tai, tập huấn, diễn tập và cấp trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình phòng, chống lụt, bão, thiên tai trước, trong và sau mùa mưa bão, các vị trí sạt lở, các điểm úng ngập… để đề xuất biện pháp phòng tránh, xử lý, khắc phục kịp thời.

- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch quận hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, quyết toán Quỹ Phòng, chống lụt, bão.

- Phối hợp với Phòng Quản lý đô thị quận, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, Công an quận, Ban Chỉ huy Quân sự quận hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc đầu tư xây dựng các công trình, mua sắm trang thiết bị phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn từ nguồn ngân sách thành phố, quận.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân 10 phường và các phòng - ban liên quan tổ chức và thực hiện việc quản lý, sử dụng, sửa chữa, duy tu nâng cấp đê bao, bờ bao, kè, cống, công trình thủy lợi do ngành và địa phương quản lý.

b) Phó Trưởng ban thường trực công tác tìm kiếm cứu nạn là Chỉ huy phó - Ban Chỉ huy Quân sự quận:

- Xây dựng kế hoạch, phương án, chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện; chủ trì phối hợp với thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận, Công an quận, Trung tâm Phòng cháy và chữa cháy khu vực 11, Phòng Y tế quận, Hội Chữ thập đỏ quận, các phòng - ban có liên quan và Ủy ban nhân dân 10 phường xây dựng phương án và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 63/2000/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2000, Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ kịp thời, có hiệu quả.

- Sẵn sàng tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp, khắc phục hậu quả lụt, bão, thiên tai, đảm bảo quân đội là lực lượng chủ lực trong công tác này; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các Ban Chỉ huy Quân sự phường; huấn luyện và thực hành diễn tập cho lực lượng xung kích, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các phòng, ban quận, Ủy ban nhân dân 10 phường.

- Tham mưu đề xuất trình Ủy ban nhân dân quận quyết định việc mua sắm các phương tiện, vật tư, trang thiết bị cần thiết phục vụ có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, thường xuyên kiểm tra các đơn vị về công tác quản lý, bão trì, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị đã được đầu tư. Tổ chức huấn luyện cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn sử dụng thành thạo các loại phương tiện, trang thiết bị đã được trang cấp.

- Duy trì nghiêm chế độ trực 24/24 giờ, sẵn sàng ứng cứu và ứng phó hiệu quả các tình huống lụt, bão, thiên tai xảy ra, nhất là trong mùa mưa, bão: kíp trực đúng thành phần, đảm bảo đủ thẩm quyền giải quyết. Đồng thời, phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão 10 phường, các cơ quan thông tin đại chúng để theo dõi, nắm chắc tình hình thời tiết, áp thấp nhiệt đới, lụt, bão, thiên tai xảy ra để thực hiện phương án phù hợp về huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị phòng, chống, ứng phó đạt hiệu quả cao nhất. Có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an cùng các ban - ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác tìm kiếm cứu nạn nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất khi thiên tai xảy ra.

- Khi có tình huống sự cố thiên tai, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về tình hình thiên tai và kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn cho Ủy ban nhân dân quận, thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận.

c) Phó Trưởng ban thường trực công tác phòng và khắc phục hậu quả động đất là Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường quận:

- Xây dựng kế hoạch, phương án về phòng và khắc phục hậu quả động đất trên địa bàn quận. Theo dõi, cập nhật, xử lý thông tin về báo tin động đất và phòng, chống động đất theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2006 và Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì phối hợp với Công an quận, Phòng Quản lý đô thị quận và Ủy ban nhân dân 10 phường kiểm tra, xử lý các trường hợp gây sạt lở bờ sông, đê bao và bờ bao, các tuyến kinh.

- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân 10 phường, phòng, ban liên quan xây dựng phương án phòng, tránh, tổ chức diễn tập bao gồm những nội dung chủ yếu sau: phương án đảm bảo thông tin liên lạc, tổ chức sơ tán dân, phương án tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả và vệ sinh môi trường.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tập dượt để phòng ngừa, ứng phó động đất và tổ chức thực hiện việc xử lý môi trường do động đất, lụt, bão, thiên tai gây ra.

Điều 7. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận là lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị, được thành lập tại Quyết định số 6502/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân quận phụ trách lĩnh vực ngành và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai tại 10 phường.

1. Công an quận:

- Chủ trì lập kế hoạch và phương án bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.  Khi có lụt, bão, thiên tai xảy ra triển khai ngay kế hoạch bảo vệ sản xuất, bảo vệ các công trình, cơ sở hạ tầng, bảo vệ đê, kè, cống, hệ thống công trình cấp thoát nước. Không để kẻ địch, bọn tội phạm, phần tử xấu lợi dụng lụt, bão, thiên tai để phá hoại, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân trước, trong và sau khi lụt, bão, thiên tai xảy ra.

- Xây dựng phương án đầu tư trang thiết bị, vật tư, phương tiện phòng, chống lụt, bão, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trình Công an thành phố và Ủy ban nhân dân quận (theo phân cấp) phê duyệt chủ trương để phân kỳ thực hiện. Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa… các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả trong quá trình tham gia giải quyết các tình huống, sự cố thiên tai và chi viện, hỗ trợ cho các đơn vị, địa phương khác khi có yêu cầu.

Chỉ đạo Công an 10 phường chủ động tổ chức tập huấn sử dụng phương tiện thủy để nâng cao kỹ năng và hiệu quả trong công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai. Rà soát bổ sung, điều chỉnh và tổ chức thực tập, diễn tập các phương án tìm kiếm cứu nạn nhằm ứng phó có hiệu quả khi xảy ra tình huống xấu…; tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.

- Chấp hành nghiêm túc chế độ trực 24/24 giờ trong mùa mưa bão, đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của lụt, bão, thiên tai, có phương án cụ thể về huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng, chống lụt, bão, thiên tai đạt hiệu quả. Báo cáo, đề xuất với Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận hoặc lãnh đạo Sở Công an để chỉ đạo, giải quyết kịp thời những tình huống phức tạp, chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội, các phòng - ban quận trong công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra. Thực hiện tốt công tác tham mưu cho Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận đề ra các biện pháp và phối hợp tổ chức thực hiện các biện pháp cảnh báo. Tham gia sơ tán, di dời dân khỏi những nơi nguy hiểm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành sơ tán, di dời, hạn chế thấp nhất các trường hợp cưỡng chế.

- Phối hợp Phòng Y tế quận thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN theo quy định khi có các nạn nhân vô danh, chưa được gia đình nhận dạng do bão, lũ, thiên tai gây ra trước khi mai táng.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về Sở Công an, Ủy ban nhân dân quận và thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận tình hình, kết quả tổ chức phòng, chống lụt, bão, thiên tai và khắc phục hậu quả.

2. Phòng Quản lý đô thị quận:

- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân 10 phường hướng dẫn, kiểm tra, đề xuất hướng xử lý, giải quyết các nhà, xưởng, công trình, chung cư xuống cấp, không bảo đảm an toàn khi xảy ra lụt, bão, áp thấp nhiệt đới, lốc và động đất; hướng dẫn và tư vấn về thiết kế đối với các công trình nhà ở dân cư xây dựng trong thời gian tới có khả năng chịu được các cơn mưa bão, áp thấp nhiệt đới, gió, lốc có cường độ nguy hiểm.

- Hướng dẫn và kiểm tra phòng - ban chức năng và Ủy ban nhân dân 10 phường việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với đê bao, bờ bao, công trình thủy lợi, công trình phòng, chống lụt, bão, kè sông, kè chống sạt lở, hệ thống tiêu thoát nước, cửa xả.

- Cùng Phòng Kinh tế quận, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận chủ trì phối hợp với phòng - ban liên quan và Ủy ban nhân dân 10 phường đề xuất trình Ủy ban nhân dân quận ban hành chế độ, chính sách đẩy nhanh tiến độ gia cố, sửa chữa, nâng cấp, đầu tư xây dựng công trình phòng, chống lụt, bão, thủy lợi, tiêu, thoát nước, kè đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai trên địa bàn quận.

3. Phòng Tài chính - Kế hoạch quận:

- Phối hợp với Phòng Kinh tế quận, Phòng Quản lý đô thị quận tổng hợp, thẩm tra và trình Ủy ban nhân dân quận bố trí dự toán kinh phí hàng năm phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho các phòng - ban và Ủy ban nhân dân 10 phường; hỗ trợ kinh phí cho Ủy ban nhân dân 10 phường khắc phục hậu quả lụt, bão, thiên tai, khôi phục sản xuất.

- Phối hợp với Phòng Kinh tế quận hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác quản lý và sử dụng nguồn thu phí phòng, chống lụt, bão theo quy định.

- Phối hợp với Phòng Kinh tế quận, Phòng Quản lý đô thị quận tổ chức kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân 10 phường trong việc triển khai thực hiện các công trình phòng, chống lụt, bão theo kế hoạch bố trí vốn đầu tư hàng năm.

- Trình Ủy ban nhân dân quận ban hành chính sách tài chính cho thành viên, cán bộ, công chức thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các phòng - ban, ngành, đơn vị và 10 phường.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách, quy định về thu nộp Quỹ Phòng, chống lụt, bão; hỗ trợ đối tượng nộp Quỹ Phòng, chống lụt, bão thực hiện nghĩa vụ nộp Quỹ theo đúng quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Phòng Kinh tế quận trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận giao chỉ tiêu thu Quỹ Phòng, chống lụt, bão đối với doanh nghiệp; phối hợp với Phòng Kinh tế quận tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về thu nộp Quỹ Phòng, chống lụt, bão hàng năm.

4. Phòng Y tế quận:

- Chủ trì, phối hợp với các phòng - ban liên quan và Ủy ban nhân dân 10 phường tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, đặc biệt chú ý hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh và an toàn cộng đồng trong mùa mưa bão; tổ chức kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp nước sạch tại các vùng trọng điểm. Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng có thể xảy ra lụt, bão, thiên tai để chuẩn bị cơ số thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.

- Xây dựng phương án sơ tán, di dời cơ sở y tế khi xảy ra lụt, bão, thiên tai để nhanh chóng triển khai phương án cấp cứu, điều trị nạn nhân trong mọi tình huống. Bảo đảm cho các cơ sở y tế hoạt động an toàn tuyệt đối, không để người bệnh, nhân viên y tế bị thiệt mạng; hư hỏng, thất thoát thuốc, hóa chất, máy móc, thiết bị y tế do mưa bão. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương làm tốt công tác kết hợp quân - dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão, thiên tai.

- Bệnh viện Bình Tân, Trạm Y tế 10 phường phải chuẩn bị trước và đầy đủ cơ số thuốc điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong vùng lụt, bão, thiên tai, cơ số thuốc, hóa chất chống dịch; dự trữ lương thực, thực phẩm cùng các phương tiện, vật tư bảo đảm cho bệnh viện hoạt động được ít nhất 07 ngày từ nguồn kinh phí địa phương.

- Tham gia và phối hợp với Ủy ban nhân dân 10 phường, Ban Chỉ huy Quân sự quận, Công an quận, Trung tâm Phòng cháy và chữa cháy khu vực 11 và Hội Chữ thập đỏ quận trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra lụt, bão, thiên tai, dịch bệnh; bảo quản và xác định danh tính nạn nhân bị thiệt mạng do lụt, bão, thiên tai theo đúng quy định.

5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận:

- Tổng hợp tình hình thiệt hại về dân sinh do lụt, bão, thiên tai; đề xuất chính sách, biện pháp hỗ trợ về tài chính, vật chất cho các địa phương bị thiên tai để sớm khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân trình Ủy ban nhân dân quận, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố quyết định.

- Tổ chức thực hiện chính sách cứu trợ xã hội (đột xuất) đối với các đối tượng gặp khó khăn do lụt, bão, thiên tai theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP (phối hợp với địa phương, Sở Tài chính thành phố và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố); hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác cứu trợ ở các địa phương.

- Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chế độ, chính sách về tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp và các hình thức trả lương, trả công, các chế độ vật chất khác cho người lao động thuộc lĩnh vực phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

6. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể dục Thể thao quận:

- Tăng cường thực hiện công tác truyền tin, thông báo chính xác, kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo về thời tiết, lụt, bão, thiên tai; các chủ trương, mệnh lệnh, chỉ thị về phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả lụt, bão, thiên tai của Trung ương và thành phố; các kinh nghiệm điển hình trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả lụt, bão, thiên tai.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng chương trình, kế hoạch để thường xuyên tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân những kiến thức cơ bản về phòng, tránh, ứng phó với lụt, bão, thiên tai.

7. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận:

Tiếp nhận, nghiên cứu, xem xét các đề xuất, xử lý các báo cáo, văn bản, kiến nghị của các sở - ngành thành phố và Ủy ban nhân dân 10 phường trong thời gian sớm nhất (theo quy định); dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận ký các quyết định, chỉ thị hoặc văn bản chỉ đạo, giải quyết; truyền đạt các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

8. Phòng Nội vụ quận:

Phối hợp với thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão quận đề xuất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận (thành phần, số lượng).

9. Trung tâm Phòng cháy và chữa cháy khu vực 11:

Phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự quận, các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân 10 phường xây dựng phương án để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn, cứu sập khi lụt, bão, thiên tai xảy ra trên địa bàn quận.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, các đoàn thể:

a) Tham gia tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho cộng đồng dân cư; tổ chức các đội hình thanh niên tình nguyện, xung kích tham gia ứng cứu công trình, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả lụt, bão, thiên tai; tổ chức vận động, quyên góp và phân phối tiền, hàng cứu trợ, giúp đỡ đồng bào vùng bị nạn.

b) Phối hợp với các phòng - ban, Ủy ban nhân dân 10 phường tổ chức giám sát thực hiện pháp luật phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quận; thực hiện việc giám sát đầu tư của cộng đồng theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04 tháng 12 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính; Chỉ thị số 34/2006/CT-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố.

11. Bưu điện quận phối hợp Công ty điện thoại Tây thành phố:

Chủ trì xây dựng phương án đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo, điều hành, cảnh báo, dự báo của các cơ quan Đảng, chính quyền và Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận, 10 phường trong công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm dự báo có nhiều khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp của lụt, bão, thiên tai.

12. Điện lực Bình Phú phối hợp Truyền tải điện Miền Đông 2 - Trạm Phú Lâm:

- Lập danh sách các đơn vị quan trọng sử dụng điện theo thứ tự ưu tiên để đảm bảo cung cấp điện (căn cứ vào tầm quan trọng về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng) trình Ủy ban nhân dân quận phê duyệt như cơ quan của Đảng, cơ quan chỉ huy, cảnh báo, dự báo, thông tin liên lạc, các trạm bơm chống ngập, đập, cống, ngăn triều, tiêu thoát nước…

- Phối hợp với các lực lượng cứu hộ, cứu nạn, Ủy ban nhân dân quận, 10 phường, các đơn vị vũ trang… khẩn trương khắc phục hậu quả lụt, bão, thiên tai, cháy, nổ… để hạn chế thiệt hại các trang thiết bị điện, công trình điện lực và khẩn trương khắc phục sự cố mất điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục.

13. Ủy ban nhân dân 10 phường:

- Phối hợp với phòng - ban chức năng quận thực hiện các nhiệm vụ công tác phòng, chống lụt, bão như trên; những vấn đề vượt thẩm quyền, Ủy ban nhân dân 10 phường báo ngay bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo giải quyết.

- Các công trình thủy lợi, chống ngập úng, tiêu thoát nước trên địa bàn phường nào do Ủy ban nhân dân phường đó tổ chức thực hiện phương án bảo vệ. Phương án bảo vệ công trình tại phường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo, hướng dẫn lập và phê duyệt.

- Ủy ban nhân dân 10 phường và đơn vị bị thiệt hại do lốc xoáy, lụt, bão, triều cường, thiên tai… có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra, thống kê (nhanh, đầy đủ, chính xác) và có báo cáo kịp thời bằng văn bản cho cơ quan cấp trên.

- Ủy ban nhân dân 10 phường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các khu phố, tổ dân phố thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai.

Chương IV

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC

Điều 8. Bộ máy giúp việc và chế độ làm việc của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận

1. Giúp việc cho Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận là các cơ quan Thường trực theo từng lĩnh vực (gồm Thường trực Ban, Thường trực Tìm kiếm cứu nạn, Thường trực Phòng và khắc phục hậu quả động đất).

2. Chế độ làm việc của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận được quy định như sau:

a) Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận họp thường kỳ 02 lần trong năm. Trong trường hợp khẩn cấp có thể họp bất thường do Trưởng ban quyết định triệu tập.

b) Chương trình, nội dung và tài liệu phục vụ cho các kỳ họp do cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận phối hợp chuẩn bị.

c) Giữa các kỳ họp, thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận triển khai, kiểm tra, đôn đốc và giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực phòng, chống lụt, bão, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Điều 9. Chế độ trực ban

1. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận trực ban và triển khai công tác trực ban 24/24 giờ tại đơn vị mình khi có bão, áp thấp nhiệt đới, lũ và các thiên tai khác. Trực tiếp kiểm tra hiện trường nơi xảy ra sự cố, thiên tai để chỉ đạo, phối hợp giải quyết. Thành phần tham gia trực ban được hưởng chế độ phụ cấp, bồi dưỡng theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.

2. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế trực ban nghiêm túc, đúng quy định. Cụ thể, từ ngày 01 tháng 7 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm tổ chức trực ban vào các ngày nghỉ, ngày lễ; khi có bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, xả lũ, triều cường, lốc xoáy, sạt lở đất, mưa to kéo dài và các thiên tai khác phải tổ chức trực ban 24/24 giờ.

Điều 10. Mối quan hệ của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận

1. Đối với Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố: Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, chuyên ngành và có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

2. Đối với các Sở - ngành thành phố, các cơ quan đóng trên địa bàn thành phố: Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Đối với Ủy ban nhân dân quận: Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời và đề xuất, tham mưu những vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra.

4. Đối với Ủy ban nhân dân 10 phường: Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận có trách nhiệm phối hợp triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác phòng, chống lụt, bão, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận, Thủ trưởng các phòng, ban quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc quận và Ủy ban nhân dân 10 phường có trách nhiệm triển khai và theo dõi việc thực hiện Quy chế này, đồng thời tổng hợp những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung phối hợp với Phòng Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định. Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão 10 phường căn cứ Quy chế này xây dựng quy chế làm việc của đơn vị mình./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 12693/2008/QĐ-UBND ngày 27/08/2008 về quy chế làm việc của Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão quận Bình Tân do Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.769

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.38.125
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!