Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1023/QĐ-UBND 2015 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực hộ tịch tỉnh Gia Lai

Số hiệu: 1023/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Võ Ngọc Thành
Ngày ban hành: 11/11/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1023/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 11 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ 03 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI VÀ 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC XÃ, PHƯỜNG, TRỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 03 thủ tục hành chính mới và 01 thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực hộ tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (Có phụ lục kèm theo).

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm soát TTHC);
- UBND huyện, TX, TP;
- UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp huyện sao gửi);
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC.

CHỦ TỊCH




Võ Ngọc Thành

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1023/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

PHẦN I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới

STT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Lĩnh vực Hộ tịch

1.

Liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi

2.

Liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi

3.

Thủ tục đăng ký khai tử và xóa đăng ký thường trú đối với người chết có đăng ký thường trú tại tỉnh Gia Lai

2. Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi TTHC

1

T-GLA-260834-TT

Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài

- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ;

- Thông tư số 02a/2015/TT-BTP ngày 23/02/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ;

- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định lệ phí hộ tịch, đăng ký cư trú, chứng minh nhân dân áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

PHẦN II

NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI

1. Liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2: Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, đối chiếu thông tin, hướng dẫn người dân lựa chọn, đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu do bảo hiểm y tế cung cấp và cấp Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đúng và đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể bằng văn bản; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì giải thích, hướng dẫn người đi đăng ký đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cấp Giấy khai sinh cho trẻ em ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay trong ngày thì tiến hành giải quyết ngay trong sáng ngày làm việc tiếp theo.

Bước 4: Ngay sau khi đăng ký khai sinh xong, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

- Chuyển hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em đến Bảo hiểm xã hội cấp huyện gồm: Danh sách người tham gia bảo hiểm y tế (mẫu D03-TS) và Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS); Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, Ủy ban nhân dân cấp xã có thể chuyển trước thông tin của trẻ em tham gia bảo hiểm y tế đến cơ quan Bảo hiểm y tế thông qua mạng điện tử.

- Chuyển hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan Công an:

+ Đối với các xã, thị trấn thuộc huyện: Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chuyển hồ sơ đăng ký thường trú đến Công an xã, thị trấn;

+ Đối với các xã, phường thuộc thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa: Ủy ban nhân dân xã, phường chuyển hồ sơ đăng ký thường trú đến Công an thị xã;

+ Đối với các xã, phường thuộc thành phố Pleiku: Ủy ban nhân dân xã, phường chuyển hồ sơ đăng ký thường trú đến Công an xã, phường để Công an xã, phường chuyển hồ sơ đến Công an thành phố Pleiku.

Bước 5:

* Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em:

Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Bảo hiểm xã hội cấp huyện giải quyết hồ sơ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cho trẻ em.

Trường hợp hồ sơ chưa đúng và đầy đủ theo quy định, ngay sau khi nhận hồ sơ Bảo hiểm xã hội cấp huyện thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết hoàn thiện hồ sơ, nếu hồ sơ nhận sau 15 giờ thì phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện hồ sơ ngay sáng ngày làm việc tiếp theo.

Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Bảo hiểm xã hội cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định và gửi lại cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em.

* Đăng ký thường trú cho trẻ em:

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Công an cấp xã, Công an thị xã, thành phố giải quyết hồ sơ và thực hiện đăng ký thường trú cho trẻ em.

Trường hợp hồ sơ chưa đúng và đầy đủ theo quy định, ngay sau khi nhận hồ sơ cơ quan đăng ký cư trú thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết hoàn thiện hồ sơ, nếu hồ sơ nhận sau 15 giờ thì phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện hồ sơ ngay sáng ngày làm việc tiếp theo.

Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan đăng ký cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định và gửi lại cho cơ quan đăng ký cư trú để đăng ký thường trú cho trẻ em.

Cơ quan Công an, Bảo hiểm xã hội chuyển trả kết quả đăng ký thường trú, Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em về Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 6: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người có yêu cầu.

Khi trả Giấy khai sinh cho người có yêu cầu, công chức Tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, yêu cầu người có yêu cầu ký tên vào Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh.

* Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Buổi sáng từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00 các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, lễ, tết theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Thành phần hồ sơ:

1. Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định;

2. Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì nộp biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh.

Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ thì nộp thêm văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

3. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu quy định).

4. Sổ hộ khẩu, tùy theo từng trường hợp cụ thể như sau:

a) Trường hợp trẻ em đăng ký thường trú theo cha, mẹ có cùng hộ khẩu thường trú: nộp bản chính sổ hộ khẩu của cha, mẹ;

b) Trường hợp trẻ em đăng ký thường trú theo mẹ: nộp bản chính sổ hộ khẩu của mẹ;

c) Trường hợp trẻ em đăng ký thường trú theo cha: nộp bản chính sổ hộ khẩu của cha;

d) Trường hợp trẻ em đăng ký thường trú theo người nuôi dưỡng, người đi đăng ký nộp bản chính sổ hộ khẩu của người nuôi dưỡng và một trong các loại giấy tờ sau:

- Văn bản của cha, mẹ; cha hoặc mẹ đồng ý trẻ em đăng ký thường trú cùng với người khác mà không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ; cha hoặc mẹ và ý kiến đồng ý của chủ hộ.

- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung trẻ em hoặc văn bản đề nghị của cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung trẻ em có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay.

5. Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu quy định.

d) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

đ) Thời hạn giải quyết: 11 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp hồ sơ, thông tin chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định mà Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã phải hoàn thiện hồ sơ, bổ sung thông tin theo yêu cầu của cơ quan Công an, cơ quan Bảo hiểm xã hội thì thời hạn giải quyết được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc.

- Đối với các xã cách xa trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp huyện từ 50 km trở lên, giao thông đi lại khó khăn, chưa được kết nối Internet thì thời hạn trả kết quả được kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.

e) Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Cơ quan phối hợp: Cơ quan Công an, Bảo hiểm xã hội cấp huyện.

g) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.

h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

1. Tờ khai đăng ký đăng ký khai sinh (Mẫu TP/HT-2012-TKKS.1 ban hành kèm theo Nghị định số 06/2012/NĐ-CP);

2. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Mẫu HK02 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BCA);

3. Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu số: TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1018/QĐ-BHXH);

4. Danh sách người tham gia bảo hiểm y tế (Mẫu D03-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1018/QĐ-BHXH).

i) Phí, lệ phí:

Các phường nội thành thuộc thành phố Pleiku lệ phí đăng ký thường trú: 15.000 đồng.

Khu vực khác, lệ phí đăng ký thường trú: 7.500 đồng.

Không thu lệ phí đăng ký thường trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Hộ gia đình thuộc diện xóa đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban nhân tộc.

k) Kết quả: Giấy khai sinh (bản chính), sổ hộ khẩu đã đăng ký thường trú cho trẻ em và Thẻ bảo hiểm y tế.

l) Yêu cầu hoặc điều kiện:

Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện liên thông các thủ tục hành chính phải cùng thuộc địa bàn một huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của tỉnh.

m) Căn cứ pháp lý:

1. Luật Cư trú năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú năm 2013);

2. Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (được sửa đổi bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014);

3. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký, quản lý hộ tịch;

4. Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;

5. Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú;

6. Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

7. Quyết định 1080/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sửa đổi một số nội dung tại các quyết định ban hành quy định quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

8. Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;

9. Thông tư số 80/2011/TT-BCA ngày 15/12/2011 của Bộ Công an quy định về quy trình đăng ký cư trú;

10. Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú;

11. Thông tư số 09b/2013/TT-BTP ngày 20/5/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3/2010 về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch và Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP;

12. Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

13. Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 10/6/2015 của liên Bộ: Tư pháp, Công an, Y tế hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.

14. Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định lệ phí hộ tịch, đăng ký cư trú, chứng minh nhân dân áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

15. Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 16/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế Một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

16. Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thực hiện cơ chế Một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai ban hành kèm theo Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 16/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.

 

Mẫu TP/HT-2012-TKKS.1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH

Kính gửi:(1)……………………………………………………….

Họ và tên người khai: ……………………………………………………………………………

Nơi thường trú/tạm trú: (2)…………………………………………………………………………..

Số CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)......................................................................................

Quan hệ với người được khai sinh: ………………………………………………………………

Đề nghị(1)……………………………………………………. đăng ký khai sinh cho người có tên dưới đây:

Họ và tên:…………………………………………………………. Giới tính: …………………….

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………….. (Bằng chữ: …………………..

...............................................................................................................................................)

Nơi sinh: (4).............................................................................................................................

Dân tộc:……………………………………….. Quốc tịch: ………………………………………..

Họ và tên cha: ……………………………………………………………………………………….

Dân tộc:…………………………….. Quốc tịch:………………… Năm sinh …………………….

Nơi thường trú/tạm trú:(2) ………………………………………….……………………………….

Họ và tên mẹ: ………………………………………………………………………………………..

Dân tộc:…………………………….. Quốc tịch:…………………. Năm sinh ……………………

Nơi thường trú/tạm trú:(2) …………………………………………………………………………..

Tôi cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Làm tại:……………………….., ngày…..tháng…..năm……

 

 

Người đi khai sinh(5)
(Ký, ghi rõ họ tên)
………………………………..

 

Người cha
(Ký, ghi rõ họ tên)
…………………………

Người mẹ
(Ký, ghi rõ họ tên)
…………………………

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký khai sinh.

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.

(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ, số của giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.

(4) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Trường hợp trẻ em sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh).

Trường hợp trẻ em sinh ra ngoài bệnh viện và cơ sở y tế, thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh), nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

(5) Chỉ cần thiết trong trường hợp người đi khai sinh không phải là cha, mẹ.

 

 

Mẫu HK02
ban hành theo TT số 36/2017/TT-BCA ngày 09/9/2014

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU BÁO THAY ĐỔI HỘ KHẨU, NHÂN KHẨU

Kính gửi: ……………………………..

I. Thông tin về người viết phiếu báo

1. Họ và tên(1):……………………………………………………….…………… 2. Giới tính:………..

3. CMND số:…………………………..………. 4. Hộ chiếu số: ……………………………………….

5. Nơi thường trú: ………………………………………………………………………………………….

6. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………………..

Số điện thoại liên hệ: …………………………………………

II. Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

1. Họ và tên (1):………………………………………………………………. 2. Giới tính: …………….

3. Ngày, tháng, năm sinh: …../…../….. 4. Dân tộc:………………… 5. Quốc tịch: ………………….

6. CMND số:………………………………. 7. Hộ chiếu số: ……………………………………………

8. Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………………….

9. Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………………

10. Nghề nghiệp, nơi làm việc: …………………………………………………………………………..

11. Nơi thường trú: ………………………………………………………………………………………..

12. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ: ………………………………………

13. Họ và tên chủ hộ:…………………………… 14. Quan hệ với chủ hộ: …………………………

15. Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (2):

……………………………………………………………………………………………………………….

16. Những người cùng thay đổi: TT Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi sinh; Nghề nghiệp; Dân tộc; Quốc tịch; CMND số (hoặc Hộ chiếu số); Quan hệ với người có thay đổi

 

……, ngày….tháng….năm…..
Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ (3)
(Ghi rõ nội dung và ký, ghi rõ họ tên)

……, ngày…..tháng…..năm…..
NGƯỜI VIẾT PHIẾU BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN (4):………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

 

 

………, ngày…..tháng…..năm…..
TRƯỞNG CÔNG AN:…………
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

__________

(1) Viết chữ in hoa đủ dấu

(2) Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Ví dụ: đăng ký thường trú, tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; tách sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu...

(3) Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm.

(4) Áp dụng đối với trường hợp: Xác nhận việc công dân trước đây đã đăng ký thường trú và trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất.

Ghi chú: Trường hợp người viết phiếu báo cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II

 

 

Mẫu số: TK1-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 của BHXH Việt Nam)

BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

 

TỜ KHAI THAM GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ

Sđịnh danh:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A. THÔNG TIN CỦA NGƯỜI THAM GIA:

[01]. Họ và tên (viết chữ in hoa):………………………………………..………………………………..

[02]. Ngày tháng năm sinh:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[03]. Giới tính: Nam 0 Nữ 0 [04]. Dân tộc:…………………, [05]. Quốc tịch:………..………………..

[06]. Nơi cấp giấy khai sinh (quê quán): [06.1]. Xã, phường ………………………………………….

[06.2]. Quận, huyện……………………………………. [06.3]. Tỉnh, TP………………………………..

[07]. Thân nhân

[07.1]. Cha hoặc Mẹ hoặc Người giám hộ: ……………………………………………………………..

[07.2]. Thân nhân khác: …………………………………………………………………………………..

[08]. Số chứng minh thư (Hộ chiếu):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[08.1]. Ngày cấp:

 

 

-

 

 

-

 

 

 

 

[08.2]. Nơi cấp:……………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[09]. Địa chỉ đăng ký hộ khẩu: [09.1]. Số nhà, đường phố, thôn xóm: ………………….……………

[09.2]. Xã, phường……………… [09.3]. Quận, huyện……..……….. [09.4]. Tỉnh, TP......................

[10]. Địa chỉ liên hệ (nơi sinh sống): [10.1]. Số nhà, đường phố, thôn xóm: ……………………..….

[10.2]. Xã, phường………………….. [10.3]. Quận, huyện………….. [10.4]. Tỉnh, TP……………….

[11]. Số điện thoại liên hệ:………………………………… [12]. Email …………………….…………..

[13]. Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: …………………………………………………………...

B. THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ:

I. CÙNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC, BẢO HIỂM Y TẾ

[14]. Quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động (hợp đồng làm việc): số …………..……………. ngày ……/……/…… có hiệu lực từ ngày …../…../….. loại hợp đồng …………………..…………..

[15]. Tên cơ quan, đơn vị: ………………………………………………………………………………..

[16]. Chức vụ, chức danh nghề, công việc: ...................................................................................

[17]. Lương chính:…………………….…….. [18]. Phụ cấp: [18.1]. Chức vụ ………………………..

[18.2]. TN vượt khung ………………………, [18.3]. TN nghề………….. [18.4]. Khác………………

II. THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

[19]. Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: …………………………………………

[20]. Phương thức đóng: …………………………………………………………………………………..

III. CHỈ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ

[21]. Tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng: …………………………………………………………..

[22]. Mức tiền làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế: ………………………………………………………..

[23]. Phương thức đóng: ………………………………………………………………………………….

 

 

Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã kê khai.
…….., ngày…..tháng…..năm…..
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC

THỜI GIAN LÀM VIỆC CÓ ĐÓNG BHXH CHƯA HƯỞNG MỘT LẦN

Từ tháng năm

Đến tháng năm

Diễn giải

Căn cứ đóng

Tỷ lệ đóng (%)

BHXH

BHTN

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số: D03-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 của BHXH Việt Nam)

DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA BHYT

Số: …..tháng……năm…..

Tỷ lệ NSNN hỗ trợ:

Đối tượng tham gia:

STT

Họ và tên

Số định danh

Mức tiền làm căn cứ đóng

Giảm mc đóng (%)

Thời hạn sử dụng thẻ BHYT, từ ngày

Số tiền đóng

Ghi chú

A

B

1

2

3

4

5

6

I

Tăng

Cộng tăng

 

 

 

 

 

 

II

Giảm

Cộng giảm

 

 

 

 

 

 

III

Điều chỉnh

Cộng

 

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU

Ngày……tháng……năm 20….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

2. Liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2: Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, đối chiếu thông tin, hướng dẫn người dân lựa chọn, đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu do bảo hiểm y tế cung cấp và cấp Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đúng và đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể bằng văn bản; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì giải thích, hướng dẫn người đi đăng ký đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cấp Giấy khai sinh cho trẻ em ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay trong ngày thì tiến hành giải quyết ngay trong sáng ngày làm việc tiếp theo.

Bước 4: Ngay sau khi đăng ký khai sinh xong, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em đến Bảo hiểm xã hội cấp huyện gồm: Danh sách người tham gia bảo hiểm y tế (mẫu D03-TS) và Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS); Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, Ủy ban nhân dân cấp xã có thể chuyển trước thông tin của trẻ em tham gia bảo hiểm y tế đến cơ quan Bảo hiểm y tế thông qua mạng điện tử.

Bước 5: Cơ quan Bảo hiểm xã hội kiểm tra hồ sơ, nếu thấy đầy đủ, hợp lệ thì thực hiện cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em (trong thời hạn 07 ngày làm việc). Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết, hoàn thiện trong vòng 02 ngày làm việc.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển trả Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em về Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 6: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người có yêu cầu.

Khi trả Giấy khai sinh cho người có yêu cầu, công chức Tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, yêu cầu người có yêu cầu ký tên vào sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh.

* Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Buổi sáng từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00 các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, lễ, tết theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Thành phần hồ sơ:

1. Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định;

2. Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực;

3. Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu quy định.

d) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

đ) Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi tối đa không quá 08 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp hồ sơ, thông tin chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định mà Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã phải hoàn thiện hồ sơ, bổ sung thông tin theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội thì thời hạn giải quyết được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc.

- Đối với các xã cách xa trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện từ 50 km trở lên, giao thông đi lại khó khăn, chưa được kết nối Internet thì thời hạn trả kết quả được kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.

e) Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Cơ quan phối hợp: Bảo hiểm xã hội cấp huyện.

g) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.

h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

1. Tờ khai đăng ký đăng ký khai sinh (Mẫu TP/HT-2012-TKKS.1 ban hành kèm theo Nghị định số 06/2012/NĐ-CP);

2. Tờ khai tham, gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu số: TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1018/QĐ-BHXH);

3. Danh sách người tham gia bảo hiểm y tế (Mẫu D03-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1018/QĐ-BHXH).

i) Phí, lệ phí: Không.

k) Kết quả: Giấy khai sinh (bản chính) và Thẻ bảo hiểm y tế.

l) Yêu cầu hoặc điều kiện:

Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện liên thông các thủ tục hành chính phải cùng thuộc địa bàn một huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của tỉnh.

m) Căn cứ pháp lý:

1. Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (được sửa đổi bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014);

2. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký, quản lý hộ tịch;

3. Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;

4. Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

5. Quyết định 1080/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sửa đổi một số nội dung tại các quyết định ban hành quy định quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

6. Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;

7. Thông tư số 09b/2013/TT-BTP ngày 20/5/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3/2010 về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch và Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP;

8. Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

9. Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 10/6/2015 của liên Bộ: Tư pháp, Công an, Y tế hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.

10. Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định lệ phí hộ tịch, đăng ký cư trú, chứng minh nhân dân áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

11. Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 16/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế Một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

12. Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thực hiện cơ chế Một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai ban hành kèm theo Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 16/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.

 


Mẫu TP/HT-2012-TKKS.1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH

Kính gửi:(1) ……………………………………………………….

Họ và tên người khai: ………………………………………………………………………………

Nơi thường trú/tạm trú:(2) ………………………………………………………………………….

Số CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)…………………………………………………………….

Quan hệ với người được khai sinh: ……………………………………………………………….

Đề nghị(1)…………………………………………………………….… đăng ký khai sinh cho người có tên dưới đây:

Họ và tên:……………………………………………………………… Giới tính: ………………….

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………… (Bằng chữ: ………………….

…………………………………………………………………………………………………………)

Nơi sinh: (4)……………………………………………………………………………………………

Dân tộc:………………………………………………… Quốc tịch: ……………………………….

Họ và tên cha: ……………………………………………………………………………………….

Dân tộc:……………………………… Quốc tịch:………………. Năm sinh ……………………..

Nơi thường trú/tạm trú:(2) ………………………………………………………………………….

Họ và tên mẹ: …………………………………………………………………….…………………

Dân tộc:……………………………… Quốc tịch:……………….. Năm sinh ……………………

Nơi thường trú/tạm trú:(2) ………………………………………………………………………….

Tôi cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Làm tại: ………………………., ngày…..tháng…..năm…..

 

Người đi khai sinh(5)
(Ký, ghi rõ họ tên)
……………………………

Người cha
(Ký, ghi rõ họ tên)
………………………..

Người mẹ
(Ký, ghi rõ họ tên)
………………………..

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký khai sinh.

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.

(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ, số của giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.

(4) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Trường hợp trẻ em sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Trường hợp trẻ em sinh ra ngoài bệnh viện và cơ sở y tế, thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh), nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

(5) Chỉ cần thiết trong trường hợp người đi khai sinh không phải là cha, mẹ.

 

 

Mẫu số: D03-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 của BHXH Việt Nam)

DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA BHYT

Số: …..tháng……năm…..

Tỷ lệ NSNN hỗ trợ:

Đối tượng tham gia:

STT

Họ và tên

Số định danh

Mức tiền làm căn cứ đóng

Giảm mức đóng (%)

Thời hạn sử dụng thẻ BHYT, từ ngày

Số tiền đóng

Ghi chú

A

B

1

2

3

4

5

6

I

Tăng

Cộng tăng

 

 

 

 

 

 

II

Giảm

Cộng giảm

 

 

 

 

 

 

III

Điều chỉnh

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU

Ngày……tháng……năm 20….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

3. Thủ tục đăng ký khai tử và xóa đăng ký thường trú đối với người chết có đăng ký thường trú tại tỉnh Gia Lai

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người đi đăng ký nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người chết.

Người đi đăng ký khai tử phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn một lần, đầy đủ để cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp người đi đăng ký nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

Bước 3: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký khai tử ngay trong ngày; trường hợp hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay trong ngày thì tiến hành giải quyết trong ngày làm việc tiếp theo.

Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ xóa đăng ký thường trú gửi cơ quan công an có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú.

- Đối với các xã, thị trấn thuộc huyện: Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chuyển hồ sơ đăng ký thường trú đến Công an xã, thị trấn;

- Đối với các xã, phường thuộc thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa: Ủy ban nhân dân xã, phường chuyển hồ sơ đăng ký thường trú đến Công an thị xã;

- Đối với các xã, phường thuộc thành phố Pleiku: Ủy ban nhân dân xã, phường chuyển hồ sơ đăng ký thường trú đến Công an xã, phường để Công an xã, phường chuyển hồ sơ đến Công an thành phố Pleiku.

Bước 4: Cơ quan công an có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đã nhận được và thực hiện xóa đăng ký thường trú theo quy định.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định thì ngay sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan công an thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết để hoàn thiện hồ sơ và gửi lại cho cơ quan Công an giải quyết.

Ủy ban nhân dân cấp xã nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan Công an đã thực hiện xóa đăng ký thường trú.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân cấp xã.

* Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Buổi sáng từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00 các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, lễ, tết theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Thành phần hồ sơ:

1. Giấy Báo tử hoặc giấy tờ thay thế cho Giấy báo tử;

2. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu quy định)

3. Sổ hộ khẩu có đăng ký thường trú của người chết.

đ) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

đ) Thời hạn giải quyết:

Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và lệ phí.

e) Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Cơ quan phối hợp: Cơ quan công an.

g) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.

h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu (mẫu KH02 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BCA).

i) Phí, lệ phí: 8.000 đồng/1 hồ sơ.

k) Kết quả: Giấy chứng tử và Sổ hộ khẩu đã xóa đăng ký thường trú đối với người chết.

l) Yêu cầu hoặc điều kiện: Không.

m) Căn cứ pháp lý:

1. Luật Cư trú năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú năm 2013);

2. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;

3. Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú;

4. Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

5. Thông tư số 52/2010/TT-BCA ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú, Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 và Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2010 về cư trú;

6. Thông tư số 80/2011/TT-BCA ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công an quy định về quy trình đăng ký cư trú;

7. Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ Công an Quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú

8. Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/05/2012 của Bộ Tư pháp Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.

9. Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định lệ phí hộ tịch, đăng ký cư trú, chứng minh nhân dân áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

10. Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 16/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế Một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

11. Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thực hiện cơ chế Một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai ban hành kèm theo Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 16/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.

 

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI

1. Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

Trường hợp công dân Việt Nam có nơi đăng ký thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký thường trú của người đó thực hiện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Trường hợp công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký tạm trú của người đó, thực hiện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ.

- Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày trả kết quả.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra về nhân thân, tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra và nêu rõ các vấn đề vướng mắc cần xin ý kiến, gửi Sở Tư pháp, kèm theo bản chụp bộ hồ sơ.

Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kèm theo hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Sở Tư pháp tiến hành các biện pháp sau đây:

- Thẩm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp cần làm rõ về nhân thân, tình trạng hôn nhân, điều kiện kết hôn, mục đích kết hôn của người có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Sở Tư pháp tiến hành xác minh;

Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp đề nghị Phòng Tư pháp cấp huyện hỗ trợ xác minh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu hỗ trợ, Phòng Tư pháp tiến hành xác minh và thông báo kết quả cho Sở Tư pháp.

- Yêu cầu công dân Việt Nam có mặt tại trụ sở Sở Tư pháp để tiến hành phỏng vấn, làm rõ sự tự nguyện, mục đích kết hôn, sự hiểu biết của công dân Việt Nam về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài, về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài, cư trú;

- Yêu cầu bên người nước ngoài đến Việt Nam để phỏng vấn làm rõ, nếu kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn cho thấy công dân Việt Nam không hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài; không hiểu biết về ngôn ngữ; phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú hoặc công dân Việt Nam cho biết sẽ không có mặt để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.

Trường hợp người yêu cầu có lý do đặc biệt như: ốm nặng, tai nạn, gặp sự kiện bất khả kháng mà không thể có mặt để phỏng vấn vào ngày đã được thông báo, thì phải có văn bản đề nghị chuyển việc phỏng vấn sang ngày khác nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đã được thông báo. Văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do không thể có mặt và phải được gửi đến Sở Tư pháp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông tin cho Sở Tư pháp ngay trong ngày làm việc nếu nhận được văn bản đề nghị hoãn việc phỏng vấn.

Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.

Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn.

Trên cơ sở kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn, Sở Tư pháp có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã để cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu.

Trong trường hợp từ chối giải quyết, Sở Tư pháp giải thích rõ lý do trong văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người yêu cầu.

Bước 5: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cấp cho người yêu cầu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trong đó nêu rõ lý do.

* Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Buổi sáng từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00 các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, lễ, tết theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Thành phần hồ sơ:

1. Tờ khai cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu quy định;

2. Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;

3. Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú của người yêu cầu;

Trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

d) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

đ) Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí (không kể thời gian phỏng vấn bên người nước ngoài).

e) Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.

g) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.

h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Mẫu TP/HT-2013-TKXNHN ban hành kèm theo Thông tư số 09b/2013/TT-BTP).

i) Phí, lệ phí: 5.000 đồng/1 trường hợp.

k) Kết quả: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân/Văn bản thông báo về việc từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

l) Yêu cầu hoặc điều kiện:

Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Công dân Việt Nam đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam.

- Kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy tình trạng hôn nhân của đương sự trên thực tế không đúng với tờ khai trong hồ sơ đương sự không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên chưa có sự hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau, không có sự hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước.

- Việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.

m) Căn cứ pháp lý:

1. Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;

2. Thông tư số 02a/2015/TT-BTP ngày 23/02/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

3. Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;

4. Thông tư số 09b/2013/TT-BTP ngày 20/5/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch và Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP;

5. Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

6. Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định lệ phí hộ tịch, đăng ký cư trú, chứng minh nhân dân áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai*.

__________

* Phần in nghiêng là nội dung sửa đổi

 

Mẫu TP/HT-2013-TKXNHN (Thông tư số: 09b/2013/TT-BTP)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI CẤP GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN

Kính gửi:…………………………………………………………..

Họ và tên người khai: ……………………………………………………………………..

Dân tộc:……………………………………………………. Quốc tịch: …………………….

Nơi thường trú/tạm trú: ………………………………………………………………………

Quan hệ với người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: ……………………..

Đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có tên dưới đây:

Họ và tên:…………………………………………………………………… Giới tính: ………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………..

Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………

Dân tộc:……………………………………………………….. Quốc tịch: ………………….

Số Giấy CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế: …………………………………………….

Nơi thường trú/tạm trú(1): …………………………………………………………………..

Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………

Trong thời gian cư trú tại …………………………………………………………………………

………………………. từ ngày………. tháng……….. năm………., đến ngày………… tháng ……………………….. năm(2) ……………………………………………

Tình trạng hôn nhân(3) ………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………….

Mục đích của việc yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân(4): ………………..

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.

Làm tại: ……………..., ngày ……tháng……năm……..

 

Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)
…………………………..

Chú thích:

(1) Trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú, trong trường hợp không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú.

Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.

(2) Chỉ khai trong trường hợp công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài hoặc trong thời gian cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh.

(3) Đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì khi rõ tình trạng hôn nhân hiện tại: đang có vợ hoặc có chồng; hoặc chưa đăng ký kết hôn lần nào; hoặc đã đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết.

Đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh, thì khai về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian đã cư trú tại nơi đó (Ví dụ: trong thời gian cư trú tại …………………, từ ngày….. tháng….. năm….. đến ngày….. tháng….. năm….. chưa đăng ký kết hôn với ai).

Đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài, có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài, thì khai về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian cư trú tại nước đó (Ví dụ: trong thời gian cư trú tại CHLB Đức từ ngày….. tháng….. năm….. đến ngày….. tháng….. năm..... không đăng ký kết hôn với ai tại Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức);

(4) Ghi rõ mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn, thì phải ghi rõ kết hôn với ai (họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nơi thường trú/tạm trú); nơi đăng ký kết hôn.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1023/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 công bố 03 thủ tục hành chính mới và 01 sửa đổi trong lĩnh vực hộ tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.151

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.122.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!