HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/2001/NQ.HĐND K6
|
Vĩnh Long, ngày
08 tháng 02 năm 2001
|
NGHỊ QUYẾT
KỲ
HỌP LẦN THỨ IV, HĐND TỈNH KHÓA VI VỀ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, TINH GIẢN BIÊN CHẾ
TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 06 năm 1994;
- Căn cứ Quyết định 207/1999/QĐ.TTg ngày
25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về "Một số vấn đề về tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị và tiền lương trợ cấp xã hội thuộc ngân sách Nhà nước".
- Căn cứ Nghị quyết số: 16/2000/NQ-CP ngày
18/10/2000 của Chính phủ về thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
- Căn cứ ý kiến thẩm định ngày 02/08/2000 của Hội
đồng thẩm định đề án kiện toàn tổ chức Trung ương về " Đề án kiện toàn tổ
chức, tinh giản biên chế tỉnh Vĩnh Long".
Tại kỳ họp lần thứ IV khóa VI từ ngày 05 đến
ngày 08 tháng 02 năm 2001, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long sau khi xem xét đề
án của Ủy ban nhân dân tỉnh, thuyết trình của các Ban HĐND tỉnh, ý kiến đóng
góp của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất:
QUYẾT NGHỊ
Điều I: Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua đề án của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong các cơ
quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp tỉnh Vĩnh Long, từ năm 2001 và cho
các năm sau cấp tỉnh kiện toàn còn 20 sở, ban, ngành và 1 đơn vị sự nghiệp, cấp
huyện còn 10 phòng, ban, tinh giản biên chế 585 người. Sau khi tinh giản đảm bảo
đội ngủ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng suất hiệu quả
công việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp (có phụ lục
kèm theo).
Điều II: Để đảm bảo thực hiện thắng lợi Nghị quyết, Hội đồng nhân dân
tỉnh nhấn mạnh một số biện pháp sau:
- Trên cơ sở đề án kiện toàn tổ chức, từng sở,
ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện - thị xã xây dựng chức năng nhiệm vụ và
quyền hạn theo quy định của Pháp luật từ đó mà định lại từng chức danh cụ thể
và tinh giản biên chế phù hợp, nhằm hoạt động có hiệu quả. Việc tổ chức triển
khai thực hiện phải đến nơi đến chốn và đồng bộ, khắc phục những mặt yếu kém tồn
tại nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện.
- Làm quán triệt và chuyển biến nhận thức tư tưởng
từ trong nội bộ ra đến mọi tầng lớp nhân dân bằng cách tổ chức học tập các văn
kiện của Trung ương, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và đề án của Ủy ban nhân
dân tỉnh, thấy được mục đích yêu cầu của công cuộc kiện toàn tổ chức bộ máy,
tinh giản biên chế các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp là vấn đề
bức xúc để từ đó chủ động tự giác thực hiện nghiêm túc.
- Quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết cần có các
chương trình mục tiêu ngắn hạn quý, 6 tháng, năm, phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng ngành, địa phương; chú ý kiểm tra thường xuyên và sơ kết rút kinh nghiệm,
uốn nắn kịp thời để tránh sai sót và thực hiện đúng tiến độ, đạt yêu cầu mục
tiêu đề ra.
Thường xuyên phổ biến trên các phương tiện thông
tin đại chúng để cán bộ công chức và nhân dân theo dõi đóng góp ý kiến việc thực
hiện nhiệm vụ kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong các cơ quan
hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp, qua đó kịp thời chấn chỉnh những sơ suất
và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
Điều III: Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm triển khai và tổ
chức thực hiện. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban Hội đồng nhân dân
tỉnh giám sát thường xuyên và sơ tổng kết báo cáo cho Hội đồng nhân dân theo luật
định.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI
thông qua tại kỳ họp lần thứ 4 ngày 08 tháng 02 năm 2001./.
Nơi nhận:
- Văn phòng QH, Văn phòng CP
- Văn phòng Chủ tịch nước (b/c)
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c)
- Đại biểu HĐND tỉnh
- TT. HĐND và các ban
- Chủ tịch, Các phó chủ tịch UBND tỉnh
- VP Tỉnh ủy, VP UBND tỉnh
- Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh
- Tòa án Nhân dân tỉnh
- Sở, ban ngành tỉnh
- HĐND và UBND các huyện - thị xã
- UBMTTQ và các đoàn thể
- Lưu VP
|
TM. HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Huân
|
PHỤ LỤC
A/. CƠ QUAN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH:
I/.Cơ quan hành chính nhà nước gồm
các ngành như sau:
1/. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân tỉnh
2/. Ban Tổ chức chính quyền tỉnh
3/. Sở Kế hoạch - đầu tư
4/. Sở Tài chính - Vật giá
5/. Sở Khoa học công nghệ và môi trường
6/. Sở Công nghiệp
7/. Sở Tư Pháp
8/. Sở Giao thông - vận tải
9/. Sở Địa chính
10/. Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn
11/. Sở Thương mại - du lịch
12/. Sở Giáo dục - đào tạo
13/. Sở Y tế
14/. Sở Văn hóa - Thông tin
15/. Sở Thể dục - thể thao
16/. Sở Lao động Thương binh và xã hội
17/. Sở xây dựng
18/. Thanh tra tỉnh
19/. UB Dân số, gia đình và trẻ em
20/. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long
II/. Đơn vị sự nghiệp
1/. Đài Phát thanh truyền hình
B/. CƠ QUAN PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN TRỰC THUỘC ỦY
BAN NHÂN DÂN HUYỆN - THỊ GỒM:
1/. Phòng Tài chính - Kế hoạch (bao gồm công
tác kế hoạch - đầu tư, đăng ký kinh doanh, tài chính, giá)
2/. Phòng Tổ chức - Lao động (gồm công tác tổ
chức chính quyền, lao động, thương binh, xã hội).
3/. Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể dục thể thao
(gồm các mặt công tác Văn hóa thông tin, thể dục thể thao).
4/.Phòng Giáo dục - đào tạo
5/. Phòng Tư Pháp
6/. Thanh Tra
7/. Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em
8/. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân (gồm các lĩnh vực công tác: Thường trực thi đua, ngoại vụ, dân tộc, tôn
giáo...)
9/. Phòng Nông nghiệp - Địa chính ( gồm các
mặt công tác: nông, lâm, ngư, thủy lợi, định cạnh, định cư, kinh tế mới, địa
chính - nhà đất).
10/. Phòng Công thương (gồm các mặt công
tác: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại - du lịch,
môi trường, ứng dụng khoa học và công nghệ).
Riêng Thị xã Vĩnh Long có 10 phòng ban chuyên môn
trực thuộc Ủy ban nhân dân, trong đó có 8 phòng, ban chuyên môn chung như cấp
huyện.
Do tính chất đặc thù trong công tác quản lý trên địa
bàn thị xã, nên cơ cấu 02 phòng chuyên môn khác cấp huyện như sau:
1/. Phòng Quản lý đô thị (gồm các mặt công
tác: quản lý quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, giao thông công chánh, địa chính
nhà đất, môi trường).
2/. Phòng Công thương (gồm các mặt công tác:
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - du lịch, ứng dụng
khoa học công nghệ).