VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
TỔ CÔNG TÁC CỦA TTgCP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 38/KH-TCTTTg
|
Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
KIỂM
TRA VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, KẾT LUẬN, CHỈ ĐẠO CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ NĂM 2018
Căn cứ Quyết định số 1642/QĐ-TTg ngày
19 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số
1642) về việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực
hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (sau đây
gọi tắt là Tổ công tác), Tổ công tác ban hành Kế hoạch kiểm tra năm 2018, gồm
những nội dung chính sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Tổ chức triển khai thực hiện có
hiệu quả Quyết định số 1642 của Thủ tướng Chính phủ;
- Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả
triển khai thực hiện các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ giao bộ, cơ quan, địa phương trong năm 2018 và
các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao từ các năm trước còn nợ đọng quá hạn;
- Kịp thời chấn chỉnh những hạn chế,
yếu kém cũng như đề ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm thực
hiện tốt hơn các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; đề xuất, tham
mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp nhằm xử lý những khó khăn,
vướng mắc của các bộ, cơ quan, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện
nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Bảo đảm tất cả các nhiệm vụ, kết
luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải được thực hiện theo đúng
yêu cầu, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Yêu cầu:
- Thực hiện đầy đủ các nội dung liên
quan đến vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ công tác quy định tại
Quyết định số 1642 của Thủ tướng Chính phủ;
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đề
cao tính kỷ luật, trách nhiệm của mỗi thành viên Tổ công
tác trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 1642 của Thủ tướng
Chính phủ;
- Kết quả hoạt động của Tổ công tác bảo
đảm đem lại hiệu quả cụ thể, tác động tích cực đến việc tăng cường kỷ luật, kỷ
cương hành chính ở các bộ, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ,
kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
II. HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
KIỂM TRA; THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA
1. Hình thức, phương pháp kiểm tra
- Kiểm tra thường xuyên: Xuống làm
việc trực tiếp tại bộ, cơ quan, địa phương được kiểm tra;
- Kiểm tra theo chuyên đề: Kiểm tra
việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong các Nghị
quyết, văn bản ở bộ, cơ quan, địa phương hoặc kiểm tra việc thực hiện, triển
khai một vấn đề cụ thể theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao theo tiến độ, chất lượng, hiệu
quả so với yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Bên cạnh việc kiểm tra các Bộ, cơ
quan, địa phương, Tổ công tác đồng thời sẽ tiến hành kiểm tra các đơn vị thuộc
Bộ, cơ quan, địa phương được giao thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ (cụ thể là các Tổng cục, Cục, Vụ, các Sở, ngành...) nhằm tạo sự
chuyển động từ các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao.
- Trước các buổi kiểm tra, Thường
trực Tổ công tác có trách nhiệm làm việc với các cơ quan, đơn vị có liên quan
nhằm tổng hợp, thu thập thông tin đầy đủ, khách quan, toàn diện về Bộ, cơ quan,
địa phương được kiểm tra để tham mưu, đề xuất với Tổ công tác những vấn đề, nội
dung cần kiểm tra.
2. Đối tượng kiểm tra:
- Các bộ, cơ quan, địa phương có
nhiều nợ đọng trong thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao
hoặc có nhiều tồn tại, hạn chế trong quản lý, điều hành theo chỉ đạo của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, bao gồm cả tái kiểm tra Bộ, cơ quan, địa phương đã
kiểm tra nhưng vẫn còn tình trạng nhiệm vụ giao quá hạn chưa được thực hiện.
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
giao nhiều nhiệm vụ trong tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái
vốn; phát triển sản xuất kinh doanh bảo đảm đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành
và mục tiêu tăng trưởng chung của đất nước.
3. Nội dung kiểm tra
a) Tập trung đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên
quan đến xây dựng thể chế; xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế
hoạch hành động cụ thể để việc thực hiện các nhiệm vụ giao tại Nghị quyết
01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ, như: (1) Thực hiện các biện
pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm tăng trưởng kinh tế…;
(2) Các nhiệm vụ giao liên quan đến đời sống, bảo đảm an sinh xã
hội cho người dân; (3) Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh
doanh... nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân, doanh
nghiệp... nhưng chậm triển khai thực hiện hoặc triển khai thực hiện không triệt
để, không đạt yêu cầu theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; (4)
Xây dựng Chính phủ điện tử gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực,
hiệu quả...
b) Tập trung đôn đốc, kiểm tra các
các Bộ quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong việc cắt giảm
thủ tục hành chính, cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, cắt
giảm điều kiện kinh doanh (cắt giảm 50% so với hiện nay) theo đúng chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các kết luận của Tổ công tác tại các buổi
kiểm tra năm 2017 của Tổ công tác.
c) Kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương
liên quan trong việc giải quyết các điểm nghẽn về Logicstic,
như việc rà soát, cắt giảm chi phí Logistic, nhất là các chi phí Logistic liên
quan đến lĩnh vực giao thông vận tải; việc liên kết, phối hợp giữa các khâu
trong chuỗi cung ứng dịch vụ liên quan đến Logistic.
d) Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty
nhà nước: Tập trung kiểm tra việc tiến hành cổ phần hóa, thoái vốn, niêm yết
công khai trên thị trường chứng khoán; tập trung tìm kiếm các giải pháp hiệu
quả thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu năm, bảo đảm đạt các
chỉ tiêu về sản xuất, kinh doanh như đã giao.
4. Thành phần Đoàn kiểm tra
- Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ;
- Trong quá trình kiểm tra có thể mời
một số bộ, cơ quan có liên quan đến bộ, cơ quan, địa phương được kiểm tra và
một số Vụ, đơn vị của VPCP tham gia.
- Một số chuyên gia kinh tế, một số
cơ quan liên quan có ý kiến độc lập, như: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Viện Kinh tế Việt Nam, các
Hiệp hội doanh nghiệp...
III. KẾ HOẠCH KIỂM TRA (Từ
01/01/2018 đến 31/12/2018)
1. Về thời
gian và nội dung công việc hàng tháng:
- Tổ công tác họp định kỳ hàng tháng
để triển khai nhiệm vụ, kế hoạch kiểm tra trong tháng (thời gian họp 01 buổi,
ngày 01 hàng tháng);
- Tiến hành kiểm tra các bộ, cơ quan,
địa phương, từ ngày 10 đến 22 hàng tháng;
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết
quả kiểm tra tại các Bộ, cơ quan, địa phương và đề xuất, kiến nghị với Thủ
tướng những nội dung, vấn đề cần chỉ đạo cơ quan được kiểm tra và các cơ quan liên quan khẩn trương
triển khai thực hiện.
- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra,
gửi xin ý kiến các thành viên Tổ công tác, hoàn thiện báo cáo,
từ ngày 23 đến 28 hàng tháng;
- Báo cáo kết quả kiểm tra tại phiên
họp Chính phủ thường kỳ của tháng;
- Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ về Báo cáo kết quả kiểm tra của Tổ công tác, Văn phòng Chính
phủ sẽ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để các bộ, cơ quan, địa
phương có liên quan thực hiện. Riêng đối với những vấn đề lớn, Tổ công tác sẽ
báo cáo kết quả kiểm tra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ để Chính phủ chỉ đạo
trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ hàng tháng.
2. Dự kiến đối tượng kiểm tra:
- Mỗi tháng kiểm tra từ 2 đến 3 bộ,
cơ quan, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty;
- Thường trực Tổ công tác căn cứ vào
kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao của bộ, cơ
quan, địa phương và yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, đề xuất đối tượng, nội dung kiểm tra để Tổ công tác xem xét, quyết định
tại phiên họp thường kỳ hàng tháng của Tổ công tác.
3. Tổ chức thực hiện:
- Các thành viên Tổ công tác chịu
trách nhiệm thi hành Kế hoạch này.
- Trong quá trình triển khai thực
hiện, Thường trực Tổ công tác báo cáo xin ý kiến Tổ công tác điều chỉnh Kế
hoạch nếu thấy cần thiết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ
tướng CP (để b/c);
- Thành viên Tổ công tác;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
- VPCP: Trợ lý, Thư ký TTg, các PTTg, các Vụ, Cục, Cổng
thông tin điện tử CP;
- Lưu: Văn thư, TCTTTg (3b).L
|
TỔ TRƯỞNG
Mai Tiến Dũng
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VPCP
|