Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 204/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Phương
Ngày ban hành: 01/06/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 204/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 6 năm 2023

KẾ HOẠCH

DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG NĂM 2023 CỦA TỈNH

Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) năm 2022 do Trung tâm nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT), Công ty phân tích Thời gian thực (RTA) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức đánh giá và được công bố vào ngày 12/4/2023.

Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đánh giá chỉ số PAPI năm 2022 được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 240 người dân tại 12 thôn, tổ dân phố thuộc 6 xã, phường, thị trấn (gồm: xã Phong Bình, thị trấn Phong Điền thuộc huyện Phong Điền; xã Thượng Lộ, thị trấn Khe Tre thuộc huyện Nam Đông; phường Xuân Phú và phường Phú Hậu thuộc thành phố Huế).

I. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NĂM 2022

1. Kết quả đánh giá chung:

Kết quả đánh giá, xếp hạng Chỉ số PAPI của tỉnh năm 2022 đạt 45,38/80 điểm, xếp vị thứ 5/63 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương (giảm 2,68 điểm và giảm 4 bậc so với năm 2021), cụ thể là:

TT

Chỉ số nội dung, nội dung thành phần đánh giá

Năm 2021

Năm 2022

Điểm

Thứ hạng

Điểm

Thứ hạng

Tăng/giảm điểm

Tăng/giảm thứ hạng

1

Tham gia của người dân ở cấp cơ sở

5,47

4

5,77

6

0,3

-2

1.1

Tri thức công dân

0,85

3

1,12

13

0,27

-10

1.2

Cơ hội tham gia

1,62

16

1,76

4

0,14

12

1.3

Chất lượng bầu cử cơ sở

1,69

2

1,62

12

-0,07

-10

1.4

Đóng góp tự nguyện

1,31

10

1,27

8

-0,04

2

2

Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương

6,2

3

5,85

6

-0,35

-3

2.1

Tiếp cận thông tin

1,04

1

0,97

1

-0,07

0

2.2

Công khai danh sách hộ nghèo

1,97

10

1,89

12

-0,08

-2

2.3

Công khai thu, chi ngân sách cấp xã

1,66

5

1,62

8

-0,04

-3

2.4

Công khai kế hoạch sử dụng đất, khung giá bồi thường

1,53

2

1,37

17

-0,16

-15

3

Trách nhiệm giải trình với người dân

4,58

5

4,33

27

-0,25

-22

3.1

Hiệu quả tương tác với các cấp chính quyền

2,15

4

2,05

16

-0,1

-12

3.2

Giải đáp khiếu nại, tố cáo, khúc mắc của người dân

0,56

8

0,53

8

-0,03

0

3.3

Tiếp cận dịch vụ tư pháp

1,87

25

1,75

45

-0,12

-20

4

Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công

7,77

3

7,04

12

-0,73

-9

4.1

Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền

2,05

3

1,79

13

-0,26

-10

4.2

Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công

2,22

3

2,05

13

-0,17

-10

4.3

Công bằng trong tuyển dụng vào khu vực công

1,45

5

1,23

14

-0,22

-9

4.4

Quyết tâm chống tham nhũng

2,05

6

1,97

14

-0,08

-8

5

Thủ tục hành chính công

7,74

2

7,29

21

-0,45

-19

5.1

Chứng thực, xác nhận của chính quyền

2,69

2

2,53

11

-0,16

-9

5.2

Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2,4

17

2,36

27

-0,04

-10

5.3

Dịch vụ làm TTHC ở cấp xã

2,65

1

2,40

48

-0,25

-47

6

Cung ứng dịch vụ công

8,46

1

7,96

13

-0,5

-12

6.1

Y tế công lập

2,2

1

2,11

3

-0,09

-2

6.2

Giáo dục tiểu học công lập

2,02

5

1,77

30

-0,25

-25

6.3

Cơ sở hạ tầng căn bản

2,22

9

2,1

17

-0,12

-8

6.4

An ninh, trật tự tại địa bàn khu dân cư

2,03

4

1,98

16

-0,05

-12

7

Quản trị môi trường

4,46

2

4,03

8

-0,43

-6

7.1

Nghiêm túc trong bảo vệ môi trường

1,26

3

1,08

8

-0,18

-5

7.2

Chất lượng không khí

2,18

2

2,00

11

-0,18

-9

7.3

Chất lượng nước

1,02

11

0,95

7

-0,07

4

8

Quản trị điện tử

337

6

3,12

22

-0,25

-16

8.1

Sử dụng Cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương

0,55

2

0,48

5

-0,07

-3

8.2

Tiếp cận và sử dụng internet tại địa phương

2,28

11

2,78

23

0,5

-12

8.3

Phúc đáp qua cổng thông tin điện tử

0,54

1

0,36

56

-0,18

-55

Tổng hợp

48,06

1

45,38

5

-2,68

-4

1.1. Đối với 8 chỉ số nội dung: Có 07/08 chỉ số nội dung giảm điểm và giảm bậc so với năm 2021, trong đó, chỉ số nội dung “Trách nhiệm giải trình với người dân” có thứ hạng giảm nhiều nhất với 22 bậc, chỉ số nội dung “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” có số điểm giảm nhiều nhất so với năm 2021 là 0,73 điểm; 01/08 chỉ số nội dung tăng điểm, nhưng giảm bậc so với năm 2021 là “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở” (tăng 0,3 điểm, giảm 2 bậc); Trong 08 chỉ số có 05 chỉ số năm ở nhóm “cao” và 03 chỉ số năm ở nhóm “trung bình - cao”. Cụ thể như sau:

- Chỉ số nội dung: “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở” Đo lường tri thức công dân về quyền tham gia và mức độ hiệu quả của các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện để người dân thực hành tốt nhất quyền tham gia đó theo quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 trước đây và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.

Ở nội dung này, điểm số của tỉnh nằm trong nhóm “cao”; điểm số đã được cải thiện nhưng giảm vị thứ, điều này cho thấy sự thay đổi không đáng kể trong công tác phổ biến kiến thức về các vấn đề chính sách, pháp luật quan trọng liên quan tới người dân, bảo đảm việc bầu trưởng thôn/ tổ trưởng tổ dân phố; đồng thời, bảo đảm quyền tham gia của người dân trong việc ra quyết định xây mới, tu sửa công trình công cộng ở cấp cơ sở.

- Chỉ số nội dung: “Công khai, minh bạch” thể hiện chính quyền các cấp phải thực hiện công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở nhằm đảm bảo quyền “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Điểm số nội dung này của tỉnh tiếp tục nằm trong nhóm “cao”; tuy nhiên tất cả các chỉ số thành phần đều giảm điểm và giảm vị thứ so với năm 2021; điều này cho thấy chưa triển khai có hiệu quả việc phổ biến các thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước, công khai minh bạch: Danh sách hộ nghèo; thu chi ngân sách; kế hoạch sử dụng đất; đặc biệt chỉ số nội dung: Người dân phải chờ đợi quá lâu mới nhận được thông tin từ chính quyền địa phương xếp thứ 55/63 tỉnh, thành phố.

- Chỉ số nội dung “Trách nhiệm giải trình với người dân” đo lường hiệu quả của các cuộc tiếp xúc công dân của các cấp chính quyền. Điểm số nội dung này của tỉnh nằm trong nhóm “trung bình - cao”; theo đó, tỉnh nằm trong 08 tỉnh, thành phố có mức sụt giảm hơn 5% điểm so với kết quả năm 2021. Điều này cho thấy, người dân chưa sự hài lòng với kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân; công tác tiếp dân, đối thoại với người dân ở cấp cơ sở chưa được chú trọng; nhất là lĩnh vực tiếp cận dịch vụ tư pháp xếp thứ 44/63 tỉnh, thành phố.

- Chỉ số nội dung “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” đo lường cảm nhận và trải nghiệm của người dân về hiệu quả phòng, chống tham nhũng của các cấp chính quyền. Chỉ số cũng phản ánh mức độ chịu đựng tham nhũng của người dân cũng như sự quyết tâm giảm thiểu tham nhũng của chính quyền và người dân.

Điểm số nội dung này của tỉnh nằm trong nhóm “cao”; tuy nhiên cả 04 nội dung thành phần đều giảm điểm và giảm vị thứ so với năm 2021. Đáng kể, tỉnh là một trong những đơn vị có tỷ lệ thấp nhất nội dung người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện công tuyến huyện phải trả chi phí ngoài quy định để được chăm sóc tốt hơn xếp thứ 58/63 tỉnh, thành phố; người dân phải chi thêm tiền khi làm thủ tục hành chính ở UBND cấp xã xếp thứ 46/63 tỉnh, thành phố.

- Chỉ số nội dung “Thủ tục hành chính công” đo lường chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công ở những lĩnh vực cần thiết nhất cho đời sống của người dân.

Ở nội dung này, tỉnh từ nhóm đầu xuống nhóm “trung bình - cao” và nằm trong 04 tỉnh/ thành phố có mức suy giảm về điểm trên 5% so với năm 2021; điều này thể hiện, việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của các cấp chính quyền chưa đáp ứng được sự mong đợi của người dân. Trong đó, nội dung người dân phải đi qua nhiều cửa để làm xong các thủ tục liên quan đến giấy CNQSD đất xếp thứ 52/63 tỉnh, thành phố và dịch vụ hành chính ở cấp xã xếp thứ 47/63 tỉnh, thành phố.

- Chỉ số nội dung “Cung ứng dịch vụ công” đo lường mức độ hiệu quả cung ứng bốn dịch vụ công căn bản cho người dân. Ở nội dung này, điểm số và vị thứ giảm (giảm 12 bậc so với năm 2021), tuy nhiên vẫn nằm trong nhóm “cao”. “Giáo dục tiểu học công lập” là nội dung thành phần giảm điểm và giảm vị thứ nhiều nhất trong 04 nội dung thành phần cho thấy nhu cầu ngày càng cao về điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng của trường tiểu học công lập khi nền kinh tế, xã hội ngày càng phát triển.

- Chỉ số nội dung “Quản trị môi trường” ngoài sự đo lường đánh giá của người dân về những vấn đề môi trường tác động trực tiếp đến sức khỏe con người còn phản ánh phát hiện của người dân về hiện tượng dự án hoặc doanh nghiệp đầu tư vào địa phương có trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ môi trường hay không.

Điểm số của tỉnh ở nội dung này tiếp tục nằm trong nhóm “cao”; tuy nhiên, điểm số ở nội dung này đạt điểm thấp so với các nội dung còn lại. Điều này cho thấy yêu cầu về bảo vệ môi trường của người dân đối với chính quyền địa phương ngày càng nghiêm túc, được ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế.

- Chỉ số “Quản trị điện tử” đo lường các khía cạnh mang tính tương tác của chính quyền điện tử. Nội dung này là cơ sở giúp chính quyền xem xét điều kiện khả thi cho việc phát triển chính quyền điện tử, hướng tới xây dựng chính quyền chủ động tương tác với người dân qua nền tảng internet trong cả ba khâu: xây dựng, thực thi và giám sát thực thi chính sách.

Nội dung này tiếp tục là nội dung có điểm số thấp nhất trong tất cả 08 nội dung, tỉnh nằm trong nhóm “trung bình - cao”; điều này cho thấy, việc sử dụng và phúc đáp qua cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương chưa thực sự tốt, xếp thứ 55/63 tỉnh, thành phố.

1.2. Đối với 28 nội dung thành phần: Có 04/28 nội dung duy trì vị thứ và tăng bậc và 24/28 nội dung giảm bậc so với năm 2021, cụ thể như sau:

+ 01/28 nội dung là “Tiếp cận dịch vụ” mặc dù giảm điểm nhưng 02 năm liên tiếp có vị thứ 1 (năm 2021: 1,04; năm 2022: 0,97).

+ 03/28 nội dung tăng điểm so với năm 2021 là: “Cơ hội tham gia của người dân ở cơ sở” tăng 0,14 điểm, tăng 12 bậc; “Tri thức công dân ở cơ sở” tăng 0,27 điểm, giảm 10 bậc; “Tiếp cận và sử dụng internet tại địa phương” tăng 0,5 điểm, giảm 12 bậc.

+ 02/28 nội dung có số điểm giảm nhưng tăng bậc so với năm 2021 là “Đóng góp tự nguyện” giảm 0,04 điểm, tăng 02 bậc và “Chất lượng nước” giảm 0,07 điểm, tăng 04 bậc.

+ 22/28 nội dung có số điểm giảm và giảm bậc so với năm 2021; trong đó, “Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền”, “Giáo dục tiểu học công lập” có điểm số giảm nhiều nhất, lần lượt là 0,26 và 0,25 điểm; “Phúc đáp qua cổng thông tin điện tử” và “Dịch vụ làm TTHC ở cấp xã” có thứ hạng giảm nhiều nhất, lần lượt là 55 và 47 bậc.

Việc giảm điểm trong hầu hết các nội dung thành phần có thể là do chính quyền địa phương không xử lý được số lượng các đơn thư, yêu cầu của người dân đối với chính sách hỗ trợ khi nền kinh tế có biến động sau đợt dịch COVID-19 trong năm 2021; môi trường thông tin chưa thực sự công khai minh bạch, sự tham gia của người dân còn tương đối hình thức và cơ chế đánh giá, xử lý trách nhiệm (hay khen thưởng) đối với hoạt động cơ quan chính quyền chưa hiệu quả; kiểm soát tham nhũng trong chính quyền, giải quyết hồ sơ TTHC ở cấp xã, phúc đáp qua cổng thông tin điện tử chưa được giải quyết tốt; mức độ tin tưởng vào tòa án địa phương hoặc các cơ chế phi toà án khi người dân cần giải quyết các tranh chấp dân sự chưa cao; cung cấp các dịch vụ hạ tầng cơ bản như điện, nước, giao thông, thu gom rác... chưa đáp ứng được mong đợi của người dân.

1.3. Đối với 120 chỉ tiêu chính: Có 28/120 chỉ tiêu chính tăng vị thứ so với năm 2021, trong đó, tăng bậc nhiều nhất là gặp cán bộ đoàn thể để giải quyết khúc mắc có kết quả tốt (với 43 bậc); 12/120 chỉ tiêu chính không thay đổi vị thứ so với năm 2021 và 80 chỉ tiêu chính giảm bậc so với năm 2021, gồm: 35 chỉ tiêu chính giảm từ 1-10 bậc; 22 chỉ tiêu chính giảm từ 11-20 bậc; 17 chỉ tiêu chính giảm từ 21-30 bậc; 6 chỉ tiêu chính giảm từ 31-54 bậc, trong đó chỉ tiêu chính giảm bậc nhiều nhất là phải chờ đợi quá lâu mới lấy được thông tin từ chính quyền địa phương và sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến ở địa phương khi làm thủ tục hành chính do cấp xã/phường thực hiện với 54 bậc.

(có bảng kết quả đánh giá Chỉ số PAPI năm 2022 kèm theo)

B. KẾ HOẠCH DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ PAPI NĂM 2023

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao điểm số 08 nội dung đánh giá của PAPI, phấn đấu năm 2023 có điểm số cao hơn năm 2022 để tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước.

- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong nỗ lực nâng điểm Chỉ số PAPI của tỉnh.

- Phát huy sự tham gia của mọi tầng lớp Nhân dân vào quá trình xây dựng, thực thi và giám sát việc thực thi chính sách, nâng cao chất lượng điều hành, quản trị và hành chính công của bộ máy chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, xây dựng nền hành chính minh bạch, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp, thống nhất, nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của chính quyền các cấp đối với Nhân dân.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch được triển khai đồng bộ ở các cấp chính quyền; tập trung trọng điểm tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Quá trình thực hiện cần kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các sở, ban, ngành và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã, thành phố, xác định nâng cao điểm số PAPI là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, kiên trì, liên tục của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã.

- Các cơ quan nhà nước đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi đến cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, thực hiện tốt yêu cầu: “Thấu hiểu, chia sẻ và kịp thời giải quyết các vướng mắc, bức xúc của Nhân dân, của tổ chức và cá nhân”; đánh giá đúng thực trạng, xây dựng Kế hoạch thực hiện các nội dung liên quan đến việc xác định Chỉ số PAPI của ngành, địa phương mình.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

Để cải thiện hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, tăng cường công khai, minh bạch và nâng cao Chỉ số PAPI năm 2023 của tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Với nội dung “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở”: UBND các xã, phường, thị trấn:

- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư, đảm bảo người dân hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo hướng đi vào thực chất, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở dân chủ, trong sạch, vững mạnh.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia, nhất là các nội dung như: Vận động nhân dân tự nguyện tham gia, đóng góp kinh phí xây mới, sửa chữa công trình công cộng...; công khai các khoản đóng góp tự nguyện theo quy định, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch... theo quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 trước đây và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023).

2. Với chỉ số nội dung “Công khai, minh bạch”

- Sở Tư pháp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật theo kế hoạch đã được phê duyệt. Theo dõi, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương, đa dạng hóa các hình thức công khai chính sách, pháp luật hiện hành để người dân có cơ hội tiếp cận các thông tin chính sách pháp luật.

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy trình rà soát, xét duyệt và công khai các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và giải quyết các chế độ chính sách xã hội theo đúng quy trình, thủ tục quy định.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan tăng cường chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện niêm yết công khai, minh bạch, kịp thời các quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, khung giá đền bù thu hồi đất; các quy định, chính sách liên quan đến đền bù, hỗ trợ, giải tỏa, tái định cư,... Kiểm tra, giám sát quy trình thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...; Tiếp tục rà soát các cơ chế chính sách về đất đai còn bất cập để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

- UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện công khai, minh bạch và hằng năm, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức ít nhất một lần hội nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân trên địa bàn về tình hình hoạt động của UBND và những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương theo quy định tại Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở.

3. Với chỉ số nội dung “Nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân”

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện), Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn (cấp xã) chú trọng triển khai, bám sát theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng. Cụ thể hóa việc thực hiện nhiệm vụ giải trình trong nội quy, quy chế làm việc; chỉ đạo, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện nghiêm túc trách nhiệm giải trình trước Nhân dân.

- Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện nghiêm túc lịch tiếp công dân định kỳ, đột xuất theo quy định, ban hành quy chế hoạt động, công khai nội quy, lịch tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân, trên Trang Thông tin điện tử của địa phương; chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai nghiêm túc trách nhiệm giải trình trong nội dung nội quy, quy chế làm việc tại cơ quan; người đứng đầu các đơn vị có trách nhiệm gương mẫu, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức.

- Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra, hướng dẫn việc tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan nhà nước.

4. Với chỉ số nội dung “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”

- Thanh tra tỉnh chủ trì thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh; đồng thời hướng dẫn Thanh tra cấp huyện tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã thuộc thẩm quyền quản lý. Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị phụ trách.

- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công khai, minh bạch về tuyển dụng công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước đảm bảo theo quy định pháp luật. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thi tuyển, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp, đảm bảo tuyển dụng được những người có năng lực vào làm việc trong các cơ quan nhà nước.

5. Với chỉ số nội dung “Thủ tục hành chính công”

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng triển khai thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC gắn với chuyển đổi số dịch vụ công trên địa bàn.

- UBND các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh giải quyết tốt các TTHC trên các lĩnh vực liên quan đến người dân như: Chứng thực, xác nhận của chính quyền, đất đai, cấp giấy phép xây dựng, các thủ tục hành chính cấp xã...; tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức đã được quy định trong khâu hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Thực hiện niêm yết công khai các TTHC đã được UBND tỉnh công bố tại trụ sở, trên Trang thông tin điện tử địa phương và tại nơi đông người (nhà văn hóa cộng đồng,...). Thực hiện nghiêm túc việc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với với các trường hợp trễ hạn hồ sơ trong giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân; xử lý nghiêm trách nhiệm của cán bộ, công chức để xảy ra tình trạng chậm trễ hồ sơ, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các dịch vụ công do UBND cấp xã cung cấp để nâng cao chất lượng phục vụ; tăng cường theo dõi, giám sát hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã.

6. Với chỉ số nội dung “Cung ứng dịch vụ công”

- Sở Y tế chủ trì triển khai các giải pháp cụ thể, đồng bộ nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công của ngành, cải tiến quy trình khám, chữa bệnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thông tin ngành y tế nhằm cắt giảm, đơn giản hóa TTHC. Tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế, nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, nguồn nhân lực ngành y tế, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Tiếp tục rà soát lại toàn bộ hệ thống Bệnh viện công lập tuyến cấp huyện.

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về năng lực, kỹ năng giảng dạy và phẩm chất đạo đức. Tiếp tục rà soát lại toàn bộ trưởng Tiểu học công lập trên địa bàn tỉnh.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

- Công an tỉnh chủ trì triển khai các giải pháp giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn khu dân cư thông qua triển khai thực hiện nghiêm túc các chương trình, mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm, kéo giảm số vụ phạm pháp hình sự; không để xảy ra các hoạt động côn đồ và các loại tội phạm mới. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.

7. Với chỉ số nội dung “Quản trị môi trường”

- Các cấp chính quyền quan tâm hơn đến chất lượng nguồn nước và không khí để có những hành động kịp thời, trong đó cần huy động người dân tham gia cải thiện điều kiện môi trường sinh hoạt tại khu dân cư.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kịp thời xử lý các hành vi không tuân thủ cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trên địa bàn. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường để chủ động trong công tác kiểm soát, cảnh báo chất lượng môi trường không khí.

8. Với chỉ số nội dung “Quản trị điện tử”

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tham mưu nâng cao hiệu quả của việc xây dựng chính quyền số và phát triển dịch vụ đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, đảm bảo cho các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử. Bổ sung các tiện ích phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công tỉnh; có giải pháp hướng dẫn, hỗ trợ kê khai hồ sơ cho cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến được dễ dàng thuận lợi.

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến đến người dân biết và sử dụng Cổng thông tin điện tử của tỉnh; trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các cấp trong việc khai thác tìm hiểu những chính sách, pháp luật của tỉnh, của các địa phương.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

- Phối hợp với các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung các văn bản: Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Đất đai; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Tiếp công dân; Luật Tiếp cận thông tin...

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan trong việc chỉ đạo triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng để giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là hoạt động của UBND cấp xã. Định kỳ hàng năm, khi nhận được Kế hoạch điều tra, khảo sát về PAPI phối hợp với Sở Nội vụ để kịp thời nắm bắt thông tin nhằm cung cấp số liệu về đối tượng cần điều tra, khảo sát cho phù hợp.

2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch này xây dựng kế hoạch, đề ra nội dung thực hiện lồng ghép đảm bảo hiệu quả để thực hiện tại đơn vị, địa phương mình; tạo điều kiện để người dân tham gia sâu, rộng vào việc đánh giá kết quả thực hiện. UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung, kết quả thực hiện Chỉ số PAPI hàng năm của tỉnh đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã và nhân dân tại địa phương; chỉ đạo rà soát để khắc phục những hạn chế, yếu kém qua kết quả khảo sát năm 2022.

- UBND các xã, phường, thị trấn báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện, thị xã, thành phố (qua Phòng Nội vụ) trước ngày 15 tháng 11 để tổng hợp; các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 30 tháng 11 để theo dõi, tổng hợp, báo cáo theo quy định.

3. Sở Nội vụ: Chủ trì theo dõi, đôn đốc các cơ quan có liên quan báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch này để tổng hợp, phấn đấu duy trì và nâng cao Chỉ số PAPI năm 2023; định kỳ tổ chức họp, rà soát việc triển khai thực hiện, chấn chỉnh những hạn chế để duy trì và nâng cao Chỉ số PAPI; báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý những đơn vị, địa phương không thực hiện hoặc chậm thực hiện những nhiệm vụ đã nêu tại Kế hoạch.

4. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Tham mưu công tác cải cách TTHC, đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại các cơ quan hành chính nhà nước.

5. Công an tỉnh

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy; không để xảy ra các hoạt động theo kiểu xã hội đen và các loại tội phạm mới, giảm tội phạm do nguyên nhân xã hội.

- Đẩy mạnh công tác dân vận và xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; huy động sức mạnh toàn dân và cả hệ thống chính trị vào công tác bảo đảm an ninh, trật tự; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên địa bàn.

6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các chỉ số nội dung liên quan đến Chỉ số PAPI của tỉnh đến người dân và chính quyền cơ sở, đồng thời đưa tin, bài phản ánh về kết quả triển khai thực hiện đến nhân dân biết để tích cực hưởng ứng và kiểm tra, giám sát.

7. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp theo phân công tại Mục II và III của Kế hoạch này, đề nghị các đơn vị, địa phương tập trung khắc phục những nội dung tiêu chí bị giảm điểm sâu và có vị thứ thấp trong năm 2022 nhằm cải thiện vị thứ xếp hạng trong năm 2023 và những năm tiếp theo (có bảng kết quả đánh giá Chỉ số PAPI năm 2022 và phân công trách nhiệm theo dõi khắc phục kèm theo).

UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện hiệu quả Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, chỉ đạo./.


Nơi nhận:
- BTV Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Công an tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- VP UBND tỉnh: CVP, các PCVP và các CV;
- Lưu: VT, CCHC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

PHỤ LỤC

BẢNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ PAPI NĂM 2022 VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THEO DÕI KHẮC PHỤC
(Kèm theo Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 01/06/2023 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

2021

2022

Trách nhiệm theo dõi và khắc phục

Điểm

Vị thứ

Điểm

Vị thứ

Trung vị

1

Chỉ số PAPI tổng hợp (không có trọng số)

48.06

1

45.38

5

42.34

2

Chỉ số nội dung 1: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở

5.47

4

5.77

5

4.96

3

1.1: Tri thức công dân

0.85

3

1.12

12

1.00

4

Hiểu biết về chính sách hiện hành (%)

86.0%

3

62.3%

10

51.0%

5

Hiểu biết về vị trí lãnh đạo (%)

10.7%

20

46.6%

19

40.9%

6

1.2: Cơ hội tham gia

1.62

16

1.76

4

1.43

7

Tham gia vào các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, đoàn thể (%)

53.2%

21

65.1%

10

44.8%

8

Tham gia vào các tổ chức xã hội, hội, nhóm, câu lạc bộ tự lập (%)

14.4%

30

17.6%

16

13.9%

9

Tỷ lệ người trả lời đã tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân lần gần đây nhất (%)

79.8%

6

62.3%

32

61.8%

UBMTTQVN tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

10

Tỷ lệ người trả lời đã tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội lần gần đây nhất (%)

73.5%

10

59.0%

36

58.8%

UBMTTQVN tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

11

Tỷ lệ người trả lời cho biết trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố là do dân bầu (%)

86.9%

22

90.7%

11

84.5%

12

Tỷ lệ người trả lời trực tiếp bầu trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố (%)

60.0%

45

65.7%

30

66.3%

UBND các xã, phường, thị trấn

13

1.3: Chất lượng bầu cử

1.69

2

1.62

12

1.48

14

Tỷ lệ người trả lời cho biết có từ hai ứng cử viên trở lên để dân bầu trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố (%)

60.7%

8

63.9%

4

48.4%

15

Tỷ lệ người trả lời cho biết gia đình được mời đi bầu trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố (%)

67.4%

8

68.4%

17

57.6%

16

Tỷ lệ người trả lời cho biết hình thức bầu trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố là bỏ phiếu kín (%)

62.7%

46

92.5%

25

82.0%

17

Tỷ lệ người trả lời cho biết kết quả bấu cử trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố được niêm yết công khai (%)

95.5%

4

82.4%

21

70.5%

18

Tỷ lệ người trả lời cho biết chính quyền không gợi ý bầu cho một ứng viên cụ thể (%)

5.6%

57

61.1%

17

41.6%

19

Tỷ lệ người trả lời cho biết họ đã bầu cho người đã trúng cử (%)

93.8%

24

93.3%

22

91.4%

20

1.4: Đóng góp tự nguyện

1.31

10

1.21

8

1.05

21

Tỷ lệ người trả lời cho biết đã đóng góp tự nguyện cho một công trình công cộng ở xã/phường nơi sinh sống (%)

61.0%

12

53.1%

9

40.8%

22

Tỷ lệ người trả lời cho biết Ban Thanh tra nhân dân hoặc Ban giám sát đầu tư cộng đồng giám sát việc xây mới/tu sửa công trình (%)

37.1%

16

47.1%

7

35.8%

23

Tỷ lệ người trả lời cho biết đóng góp của họ được ghi chép vào sổ sách của xã/phường (%)

70.0%

27

79.2%,

5

62.9%

24

Tỷ lệ người trả lời cho biết đã tham gia vào việc quyết định xây mới/tu sửa công trình công cộng ở xã/phường (%)

63.2%

11

55.1%

17

47.2%

25

Tỷ lệ người trả lời cho biết có tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình thiết kế để xây mới/tu sửa công trình (%)

44.5%

9

42.2%

11

31.7%

26

Chỉ số nội dung 2: Công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách

6.20

3

5.85

6

5.25

27

2.1: Tiếp cận thông tin

1.04

1

0.97

1

0.81

28

Tỷ lệ người trả lời cho biết đã tìm kiếm thông tin về chính sách, pháp luật từ chính quyền địa phương (%)

29.2%,

1

24.6%

1

13.8%

29

Tỷ lệ người trả lời cho biết đã nhận được thông tin chính sách, pháp luật từ chính quyền địa phương (%)

27.9%

1

22.8%

1

11.6%

30

Tỷ lệ người trả lời cho biết thông tin chính sách, pháp luật nhận được là hữu ích (%)

26.4%

1

22.0%

3

12.6%

31

Tỷ lệ người trả lời cho biết thông tin về chính sách, pháp luật từ cơ quan chính quyền là đáng tin cậy (%)

27.0%

1

23.5%

1

12.4%

32

Tỷ lệ người trả lời cho biết KHÔNG phải trả chi phí không chính thức mới lấy được thông tin từ chính quyền địa phương (%)

100.0%

1

100.0%

1

97.8%

33

Tỷ lệ người trả lời cho biết KHÔNG phải chờ đợi quá lâu mới lấy được thông tin từ chính quyền địa phương (%)

100.0%

1

99.2%

55

99.7%

UBND cấp huyện, cấp xã

34

2.2: Công khai danh sách hộ nghèo

1.97

10

1.89

11

1.69

35

Tỷ lệ người trả lời cho biết danh sách hộ nghèo được công bố công khai trong 12 tháng qua (%)

74.3%,

10

73.7%

10

61.1%

36

Có những hộ thực tế rất nghèo nhưng không được đưa vào danh sách hộ nghèo (% người trả lời cho là đúng) (%)

26.1%

16

33.5%

22

37.1%

37

Có những hộ thực tế không nghèo nhưng lại được đưa vào danh sách hộ nghèo (% người trả lời cho là đúng) (%)

18.6%

5

22.6%

10

33.9%

38

2.3: Công khai thu, chi ngân sách cấp xã/phường

1.66

5

1.62

8

1.44

39

Thu chi ngân sách của xã/phường được công bố công khai (%)

60.6%

10

59.8%

10

45.4%

40

Tỷ lệ người trả lời cho biết đã từng đọc bảng kê thu chi ngân sách (%)

36.1%

7

23.8%

31

25.3%

UBND cấp xã

41

Tỷ lệ người trả lời cho biết họ tin vào tính chính xác của thông tin về thu chi ngân sách đã công bố (%)

92.4%

4

92.8%

9

86.4%

42

2.4: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá bồi thường thu hồi đất

1.53

2

1.37

17

1.32

43

Tỷ lệ người trả lời được biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện thời của địa phương (%)

32.3%

1

28.8%

2

15.7%

44

Tỷ lệ người trả lời cho biết họ có dịp góp ý kiến cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương (%)

10.8%

1

12.4%

2

4.7%

45

Tỷ lệ người trả lời cho biết chính quyền địa phương đã tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (%)

94.2%

31

93.9%

32

90.6%

UBND cấp xã

46

Ảnh hưởng của kế hoạch/quy hoạch sử dụng đất tới hộ gia đình (1=Không có ảnh hưởng gì, 2=Bất lợi; 3=Có lợi)

76.4%

17

77.2%

24

76.3%

47

Tỷ lệ người trả lời cho biết hộ gia đình không bị thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng, đất gần đây (%)

85.0%

29

66.2%

55

80.1%

UBND cấp xã

48

Tỷ lệ người trả lời cho biết hộ gia đình bị thu hồi đất được đền bù với giá xấp xỉ giá thị trường (%)

50.3%

9

26.8%

36

32.0%

UBND cấp huyện, cấp xã

49

Tỷ lệ người trả lời cho biết khi bị thu hồi đất, gia đình được thông báo cụ thể về mục đích sử dụng đất mới (%)

83.7%

33

97.2%

24

77.0%

50

Tỷ lệ người trả lời cho biết đất bị thu hồi hiện đang được sử dụng đúng với mục đích quy hoạch ban đầu (%)

100.0%

1

100.0%

1

79.6%

51

Tỷ lệ người trả lời biết nơi cung cấp thông tin bảng giá đất được chính thức ban hành ở địa phương (%)

63.8%

2

53.7%

13

46.1%

52

Chỉ số nội dung 3: Trách nhiệm giải trình với người dân

4.58

5

4.33

26

4.28

53

3.1: Mức độ và hiệu quả trong tiếp xúc với chính quyền

2.15

4

2.04

16

1.98

54

Tỷ lệ người trả lời cho biết họ đã liên hệ với trưởng thôn/tổ trưởng TDP để giải quyết khúc mắc (%)

43.3%

3

25.8%

32

26.7%

UBND cấp xã

55

Tỷ lệ người trả lời cho biết cuộc gặp với trưởng thôn/tổ trưởng TDP để giải quyết khúc mắc có kết quả tắt (%)

95.7%

13

89.7%

48

92.2%

UBND cấp xã

56

Tỷ lệ người trả lời cho biết họ đã liên hệ cán bộ UBND xã/phường để giải quyết khúc mắc (%)

26.1%

4

19.0%

18

17.1%

57

Tỷ lệ người trả lời cho biết cuộc gặp với cán bộ UBND xã/phường để giải quyết khúc mắc có kết quả tốt (%)

95.2%

15

90.0%

34

90.3%

UBND cấp xã

58

Tỷ lệ người trả lời cho biết họ đã liên hệ cán bộ đoàn thể để giải quyết khúc mắc (%)

17.4%

6

14.4%

8

10.0%

59

Tỷ lệ người trả lời cho biết cuộc gặp với cán bộ đoàn thể để giải quyết khúc mắc có kết quả tốt (%)

91.2%

44

100.0%

1

95.5%

60

Tỷ lệ người trả lời cho biết họ đã liên hệ cán bộ HĐND xã/phường để giải quyết khúc mắc (%)

10.2%

3

5.6%

19

4.8%

61

Tỷ lệ người trả lời cho biết cuộc gặp với cán bộ HĐND xã/phường để giải quyết khúc mắc có kết quả tốt (%)

93.5%

35

100.0%

1

90.8%

62

3.2: Giải đáp khiếu nại, tố cáo, khúc mắc của người dân

0.56

8

0.53

8

0.48

63

Tỷ lệ người trả lời cho biết họ đã gửi khuyến nghị, tố giác, tố cáo, khiếu nại tới chính quyền địa phương (%)

31.6%

9

27.3%

11

21.4%

64

Tỷ lệ người trả lời đã gửi khuyến nghị, tố giác, tố cáo, khiếu nại cho biết đã được chính quyền phúc đáp thỏa đáng (%)

30.1%

5

27.3%

7

18.6%

65

3.3: Tiếp cận dịch vụ tư pháp

1.87

25

1.75

44

1.83

Tòa án nhân dân các cấp

66

Tỷ lệ người trả lời tin vào tòa án và các cơ quan tư pháp địa phương (%)

94.6%

7

88.5%

22

86.7%

67

Tỷ lệ người trả lời cho biết sẽ sử dụng tòa án địa phương khi có tranh chấp dân sự (%)

71.7%

37

66.0%

52

75.6%

68

Tỷ lệ người trả lời cho biết sẽ sử dụng các biện pháp phi tòa án khi có tranh chấp dân sự (%)

19.2%

3

13.5%

20

11.1%

69

Chỉ số nội dung 4: Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công

1.11

3

7.04

12

6.69

70

4.1: Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương

2.05

3

1.79

13

1.64

71

Tỷ lệ người trả lời cho biết cán bộ chính quyền KHÔNG dùng tiền công quỹ vào mục đích riêng (%)

83.1%

5

71.0%

18

66.2%

72

Tỷ lệ người trả lời cho biết người dân KHÔNG phải chi thêm tiền để được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (%)

75.6%

4

66.7%

13

57.9%

73

Tỷ lệ người trả lời cho biết người dân KHÔNG phải chi thêm tiến để nhận được giấy phép xây dựng (%)

81.6%

2

67.3%

14

60.9%

74

Tỷ lệ người trả lời cho biết người dân KHÔNG phải chi thêm tiền cho cán bộ khi làm chứng thực, xác nhận (%)

43.8%

2

28.7%

28

28.1%

UBND cấp xã

75

Tỷ lệ người trả lời cho biết người dân KHÔNG phải chi thêm tiền khi làm thủ tục hành chính ở Ủy ban Nhân dân cấp xã (%)

34.2%

2

19.0%

46

22.3%

UBND cấp xã

76

4.2: Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công

2.22

3

2.05

13

2.00

77

Tỷ lệ người trả lời cho biết người dân KHÔNG phải chi thêm tiền để được quan tâm hơn khi đi khám chữa bệnh (%)

81.8%

2

68.7%

22

66.2%

Sở Y tế

78

Tỷ lệ người trả lời cho biết phụ huynh học sinh tiểu học KHÔNG phải chi thêm tiền để con em được quan tâm hơn (%)

85.2%

4

75.1%

17

70.9%

79

4.3: Công bằng trong tuyển dụng vào khu vực công

1.45

5

1.22

14

1.15

80

Tỷ lệ người trả lời cho biết KHÔNG phải đưa tiền ‘lót tay’ để xin được việc làm trong cơ quan nhà nước (%)

65.8%

6

53.5%

20

49.9%

81

Mối quan hệ cá nhân với người có chức quyền là không quan trọng khi xin vào làm 1 trong số 5 vị trí được hỏi (0%=rất quan trọng; 100%=không quan trọng chút nào)

40.6%

6

33.2%

19

30.1%

82

4.4: Quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền địa phương

2.05

6

1.97

15

1.90

83

Tỷ lệ người dân cho biết KHÔNG bị vòi vĩnh đòi hối lộ trong 12 tháng vừa qua (%)

96.0%

17

96.7%

28

96.8%

Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã

84

Tỷ lệ người dân cho biết chính quyền tỉnh/thành phố đã xử lý nghiêm túc vụ việc tham nhũng ở địa phương (%)

62.9%

4

56.0%

7

45.9%

85

Mức tiền đòi hối lộ người dân bắt đầu tố cáo (đơn vị 1000 VNĐ)

35,796

2

40,748

2

31,001

86

Người bị vòi vĩnh đã tố cáo hành vi đòi hối lộ (%)

0.0%

0.0%

4.7%

87

Tỷ lệ người làm thủ tục sổ đỏ đã phải 'chung chi' (%)

61.4%

5

46.2%

26

44.9%

88

Tỷ lệ người dân (có người thân hoặc bản thân) đi điều trị ở bệnh viện tuyến huyện/quận đã phải 'chung chi' (%)

51.5%

29

29.8%

58

48.2%

Sở Y tế

89

Chỉ số nội dung 5: Thủ tục hành chính công*

7.74

2

1.29

20

7.22

90

5.1: Dịch vụ chứng thực, xác nhận của chính quyền

2.69

2

2.53

10

2.44

91

Tỷ lệ người dân đã làm thủ tục lấy chứng thực, xác nhận của chính quyền (%)

49.1%

2

34.5%

23

30.9%

92

Tổng chất lượng dịch vụ chứng thực, xác nhận của chính quyền

96.3%

19

96.6%

20

95.3%

93

Mức độ hài lòng với dịch vụ nhận được

88.3%

9

87.0%

12

83.5%

94

5.3: Thủ tục liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.40

17

2.36

26

2.32

95

Tỉ lệ người dân cho biết hộ gia đình đã xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (%)

12.3%

37

12.4%

31

12.8%

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, cấp xã

96

Tỷ lệ người đi làm thủ tục cho biết không phải đi qua nhiều ‘cửa’ để làm xong các thủ tục liên quan đến đến giấy CNQSD đất (%)

92.3%

4

74.1%

52

81.7%

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, cấp xã

97

Tỷ lệ người đi làm thủ tục cho biết đã nhận được kết quả liên quan đến giấy CNQSD đất (%)

82.6%

32

93.9%

7

84.0%

98

Tổng chất lượng dịch vụ hành chính về thủ tục liên quan đến giấy CNQSD đất (4 tiêu chí)

93.8%

5

86.3%

29

84.4%

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, cấp xã

99

Mức độ hài lòng với dịch vụ nhận được

77.1%

27

73.5%

42

75.6%

100

5.4: Dịch vụ hành chính cấp xã/phường

2.65

1

2.40

47

2.46

101

Tỷ lệ người dân cho biết hộ gia đình/bản thân đã làm thủ tục hành chính ở UBND xã/phường/thị trấn (%)

40.9%

2

23.9%

32

25.0%

UBND cấp xã

102

Tỷ lệ người đi làm thủ tục cho biết không phải đi qua nhiều ‘cửa’ để làm xong thủ tục (%)

98.8%

5

95.6%

29

95.3%

UBND cấp xã

103

Tổng chất lượng dịch vụ hành chính của UBND xã/phường

90.0%

19

86.1%

32

86.3%

UBND cấp xã

104

Mức độ hài lòng với dịch vụ nhận được

86.0%

19

81.3%

42

83.1%

UBND cấp xã

105

Chỉ số nội dung 6: Cung ứng dịch vụ công

846

1

7.96

11

7.50

106

6.1: Y tế công lập

2.20

1

2.11

1

1.94

107

Tỷ lệ người được hỏi có bảo hiểm y tế (%)

96.3%

6

91.6%

27

90.6%

Sở Y tế

108

Tác dụng của thẻ bảo hiểm y tế (0%=Không có tác dụng, 100%=Có tác dụng rất tốt)

95.0%

2

93.0%

8

89.8%

109

Dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi (0%=Rất kém; 100%=Rất tốt)

88.8%

13

87.4%

14

83.8%

110

Tỷ lệ người được hỏi cho biết người nghèo được hỗ trợ để mua bảo hiểm y tế (%)

91.4%

3

87.9%

1

74.4%

111

Tỷ lệ người được hỏi cho biết trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí khám chữa bệnh (%)

92.9%

2

90.9%

3

72.6%

112

Tổng chất lượng bệnh viện tuyến huyện/quận

60.8%

14

54.8%

15

48.4%

113

6.2: Giáo dục tiểu học công lập

2.02

5

1.77

28

1.65

114

Quãng đường đi bộ tới trường (KM - theo giá trị trung vị)

1.00

7

1.00

6

1.02

115

Quãng thời gian tới trường (PHÚT - theo giá trị trung vị)

5.00

37

7.00

32

7.75

UBND cấp huyện

116

Nhận xét về chất lượng dạy học của trường tiểu học công lập (0%=Rất kém; 100%=Rất tốt)

89.3%

3

84.9%

26

83.6%

UBND cấp huyện

117

Tổng chất lượng trường tiểu học tại địa bàn xã/phường

60.9%

25

60.2%

32

59.8%

UBND cấp huyện

118

6.3: Cơ sở hạ tầng căn bản

2.22

9

2.10

16

1.97

119

Tỷ lệ người được hỏi cho biết hộ gia đình đã dùng điện lưới (%)

98.5%

40

97.8%

50

98.6%

Sở Công Thương

120

Tỷ lệ người được hỏi cho biết hộ gia đình không bị cắt/cúp điện trong 12 tháng qua (%) *

30.8%

14

54.3%

7

34.3%

121

Loại đường giao thông gần hộ gia đình nhất (1=Đường đất; 4=Đường trải nhựa)

3.50

7

3.54

6

3.29

122

Mức độ thường xuyên của dịch vụ thu gom rác thải của chính quyền địa phương

75.4%

11

76.8%

11

63.6%

123

Tỷ lệ người được hỏi cho biết hộ gia đình mình dùng nước máy là nguồn nước ăn uống chính (%)

98.1%

2

87.2%

9

58.2%

124

Tỷ lệ người được hỏi cho biết hộ gia đình mình dùng nước chưa hợp vệ sinh (%)

0.0%

0.0%

4.6%

125

6.4: An ninh, trật tự khu dân cư

2.03

4

1.98

14

1.94

126

Mức độ an toàn, trật tự ở địa bàn đang sinh sống (0%=Rất không an toàn; 100%=Rất an toàn)

85.7%

1

78.9%

19

77.0%

127

Tỷ lệ người được hỏi cho biết có thay đổi vê mức độ an ninh theo hướng tốt lên sau 3 năm (%)

23.6%

3

11.5%

34

13.1%

Công an tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã

128

Tỷ lệ người được hỏi cho biết là nạn nhân của một trong 4 loại tội phạm về an ninh, trật tự (%)

243.1%,

54

265.6%

55

678.0%

Công an tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã

129

Cảm thấy an toàn khi đi bộ một mình vào ban ngày (100%=rất an toàn)*

82.1%

11

80.4%

20

78.4%

130

Cảm thấy an toàn khi đi bộ một mình vào ban đêm (100%=rất an toàn)*

74.7%

11

74.5%

8

69.2%,

131

Chỉ số nội dung 7: Quản trị môi trường

4.46

2

4.03

7

3.44

132

7.1: Nghiêm túc trong bảo vệ môi trường

1.26

3

1.08

7

0.96

133

Tỷ lệ người trả lời cho biết doanh nghiệp tại địa phương KHÔNG đưa hối lộ để trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ môi trường (%)

74.7%

2

60.5%

10

53.4%

134

Tỷ lệ người trả lời cho biết bảo vệ môi trường cần được ưu tiên hơn phát triển kinh tế bằng mọi giá (%)

78.6%

1

74.2%

17

68.7%

135

Tỷ lệ người trả lời cho biết họ đã báo cáo và yêu cầu xử lý sự cố/vấn đề môi trường ở địa phương (%)

85.7%

29

93.6%

5

83.4%

136

Cơ quan chức năng của chính quyền địa phương đã giải quyết sự cố/vấn đề môi trường được thông báo (%)

79.8%

3

67.3%

12

56.1%

137

7.2: Chất lượng không khí

2.18

2

2.00

9

1.88

138

Tỷ lệ người trả lời cho biết không phải đeo khẩu trang để tránh ô nhiễm không khí khi đi lại ở địa bàn nơi cư trú (%)

32.6%

4

20.6%

29

21.1%

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, cấp xã

139

Tỷ lệ người trả lời đánh giá chất lượng không khí nơi cư trú đủ tốt (%)

98.8%

1

96.7%

1

89.2%

140

Tỷ lệ người trả lời cho rằng chất lượng không khí ở địa phương tốt hơn 3 năm trước (%)

53.5%

3

49.7%

15

44.5%

141

7.3: Chất lượng nước

1.02

11

0.95

1

0.60

142

Nước từ sông/kênh/rạch/suối gần nhà đủ sạch để uống (%)

10.8%

9

7.1%

7

3.0%

143

Nước từ sông/kênh/rạch/suối gần nhà đủ sạch để giặt giũ (%)

27.5%

11

25.3%

8

10.3%

144

Nước từ sông/kênh/rạch/suối gần nhà đủ sạch để bơi lội (%)

29.9%

10

29.0%

7

12.9%

145

Chỉ số nội dung 8: Quản trị điện tử

3.37

6

3.12

21

3.00

146

8.1: Sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương*

0.55

2

0.48

5

0.42

147

Tỷ lệ người trả lời cho biết đã lấy đủ thông tin chỉ dẫn và biểu mẫu cần thực hiện từ cổng thông tin điện tử địa phương khi làm chứng thực, xác nhận (%)

10.7%

2

6.7%

9

4.2%

148

Tỷ lệ người trả lời cho biết đã lấy đủ thông tin chỉ dẫn và biểu mẫu cần thực hiện từ cổng thông tin điện tử địa phương khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (%)

4.3%

5

3.4%

7

1.6%

149

8.2: Tiếp cận và sử dụng Internet tại địa phương

2.28

11

2.28

22

2.17

150

Tỷ lệ người trả lời tiếp cận tin tức trong nước qua Internet (%)

59.5%

6

61.1%

10

53.3%

151

Tỷ lệ người trả lời cho biết có kết nối Internet tại nhà (%)

71.7%

25

69.9%

33

70.9%

Sở Thông tin và Truyền thông

152

8.3: Phúc đáp của chính quyền qua cổng thông tin điện tử

53.8%

1

36.5%

55

41.2%

153

Tỷ lệ người trả lời cho biết đã sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến ở địa phương khi làm thủ tục hành chính do cấp xã/phường thực hiện (%)

6.8%

1

1.0%

55

2.6%

UBND cấp huyện, cấp xã

154

Tỷ lệ người trả lời cho biết cổng thông tin điện tử của tỉnh thành phố để sử dụng cho tra cứu thông tin (%)

37.0%

8

30.1%

9

24.4%,

155

Tỷ lệ người trả lời cho biết chính quyền địa phương có đăng tải dự thảo chính sách, pháp luật lên cổng thông tin điện tử để lấy ý kiến nhân dân (%)

77.4%

3

60.7%

22

56.3%

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 204/KH-UBND duy trì và nâng cao Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công ngày 01/06/2023 của tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


574

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.144.147
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!