PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Tìm thấy 15001 thuật ngữ
Người nộp ngân sách nhà nước

Là các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhânnghĩa vụ nộp thuế, lệ phí, phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước

 

Nguồn: 11/2020/NĐ-CP

Phụ lục CITES

Bao gồm:

a) Phụ lục I là những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại;

b) Phụ lục II là những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có thể sẽ bị tuyệt chủng, nếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật những loài này khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại không được kiểm soát;

c) Phụ lục III là những loài động vật, thực vật hoang dã mà một quốc gia thành viên CITES yêu cầu các quốc gia thành viên khác hợp tác để kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Động vật rừng thông thường

Là các loài động vật rừng thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và không thuộc: Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES; Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Vì mục đích thương mại

Là bất kỳ hoạt động giao dịch nào đối với mẫu vật loài động vật, thực vật hoang dã nhằm mục đích lợi nhuận

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Không vì mục đích thương mại

Là các hoạt động phục vụ ngoại giao; nghiên cứu khoa học; trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, bảo tàng; triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm; biểu diễn xiếc; trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan quản lý CITES

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Tái xuất khẩu

 Là xuất khẩu mẫu vật đã nhập khẩu trước đó

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Môi trường có kiểm soát

môi trường có sự quản lý của con người nhằm tạo ra những loài thuần chủng hoặc những cây lai, con lai. Môi trường có kiểm soát phải đảm bảo các điều kiện để ngăn ngừa sự xâm nhập hoặc phát tán của động vật, thực vật, trứng, giao tử, hợp tử, hạt, mầm, gen, dịch bệnh ra ngoài hoặc vào trong môi trường đó

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Nuôi sinh sản

Là hình thức nuôi giữ động vật hoang dã để sản sinh ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Trồng cấy nhân tạo

Là hình thức trồng, cấy từ hạt, mầm, hợp tử, ghép cành hoặc các cách nhân giống khác thực vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Cát, sỏi có nguồn gốc hợp pháp

Là cát, sỏi lòng sông được khai thác theo giấy phép do cơ quan nhà nướcthẩm quyền cấp hoặc theo đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội địa (kể cả ở lòng hồ, cửa lấy nước, vùng cửa sông ven biển) hoặc khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 64 và khoản 1, khoản 2 Điều 65 Luật Khoáng sản

 

Nguồn: 23/2020/NĐ-CP

Mẫu vật tiền Công ước

Là mẫu vật có được trước ngày loài đó được quy định tại các Phụ lục CITES hoặc trước khi quốc gia thành viên gia nhập, trong các trường hợp sau:

a) Mẫu vật được đưa ra khỏi nơi sinh sống tự nhiên của chúng;

b) Mẫu vật được sinh ra trong môi trường có kiểm soát;

c) Chủ sở hữuquyền sở hữu hợp pháp đối với mẫu vật

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Quốc gia thành viên CITES

quốc gia mà ở đó CITES có hiệu lực

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Mẫu vật săn bắt

Là mẫu vật có được từ các hoạt động săn bắt hợp pháp

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Mẫu vật đồ lưu niệm

Là vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có được ngoài quốc gia thường trú của chủ sở hữu mẫu vật. Động vật sống không được coi là mẫu vật đồ lưu niệm

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Nguồn giống sinh sản

Là cá thể động vật ban đầu hợp pháp được nuôi trong cơ sở nuôi sinh sản để sản xuất ra các cá thể thế hệ kế tiếp

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Cát, sỏi lòng sông

Là cát, cuội, sỏi tích tụ ở lòng suối, lòng sông, bãi bồi, thềm sông từ thượng lưu cho đến cửa sông; tích tụ ở lòng hồ và cửa sông

 

Nguồn: 23/2020/NĐ-CP

Thế hệ F1

Gồm các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Thế hệ F2 hoặc các thế hệ kế tiếp

Gồm các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát bởi cặp bố, mẹ thế hệ F1 trở đi

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Người lao động

Là người làm việc cho người sử dụng lao động​ theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động

 

 

Nguồn: 45/2019/QH14

Người sử dụng lao động

doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

 

 

Nguồn: 45/2019/QH14


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.197.212
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!