Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong ngành Kiểm sát

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
10/05/2021 11:45 AM

Quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân được ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-VKSTC ngày 28/4/2021, trong đó, có quy định vị trí công tác định kỳ chuyển đổi.

Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong ngành Kiểm sát

Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong ngành Kiểm sát (Ảnh minh họa)

Cụ thể, người có chức vụ, quyền hạn phải được chuyển đổi vị trí công tác làm việc tại các vị trí công tác sau đây:

(1) Trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân các cấp gồm:

- Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự;

- Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; thi hành án dân sự, hành chính; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp;

- Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp;

- Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp.

(2) Trong công tác tổ chức cán bộ, công tác thi đua khen thưởng gồm:

- Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền tiếp nhận, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;

- Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi tuyển Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên; thi nâng ngạch công chức, viên chức; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;

- Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng chức danh tư pháp;

- Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật;

- Phân bổ chỉ tiêu đào tạo;

- Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức, người lao động.

(3) Trong công tác quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị gồm:

- Lập, xây dựng định mức phân bổ ngân sách; thực hiện phân bổ, điều chỉnh dự toán ngân sách;

- Kế toán;

- Mua sắm công;

- Thẩm định báo cáo, đề xuất chủ trương đầu tư và dự thảo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án trong Ngành;

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính kế toán, quản lý, sử dụng ngân sách; xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán đối với các đơn vị dự toán trong Ngành.

(4) Trong công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo gồm:

- Làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

(5) Trong công tác giáo dục và đào tạo gồm:

- Tuyển sinh, đào tạo;

- Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng các nhà trường;

- Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Quyết định 161/QĐ-VKSTC có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,138

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn