Điều tra viên không được tự ý tắt ghi âm, ghi hình khi hỏi cung

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Thùy Liên
12/12/2020 10:08 AM

Nội dung này được quy định tại Quy trình tạm thời Kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của cơ quan có thẩm quyền điều tra ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC ngày 21/7/2020.

Điều tra viên không được tự ý tắt ghi âm

Điều tra viên không được tự ý tắt ghi âm, ghi hình khi hỏi cung (Ảnh minh hoạ)

Theo đó, Điều 7 Quyết định 264/QĐ-VKSTC quy định việc tiến hành ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung, lấy lời khai như sau:

**Trường hp hi cung, ly li khai tại cơ sở giam gi, tr sở Cơ quan có thẩm quyn điu tra:

Điều tra viên, cán bộ điều tra khi thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải được kiểm sát chặt chẽ các bước gồm:

- Việc nhấn nút ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; đọc rõ thời gian bắt đầu buổi hỏi cung, lấy lời khai và ghi thời gian bắt đầu tiến hành hỏi cung, lấy lời khai vào Biên bản hỏi cung, Biên bản ghi lời khai.

- Thông báo cho bị can, người được lấy lời khai về việc hỏi cung, việc lấy lời khai có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và ghi vào Biên bản hỏi cung, Biên bản lấy lời khai.

- Trường hợp tạm dừng việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc rõ và ghi vào Biên bản hỏi cung hoặc Biên bản ghi lời khai về thời gian tạm dừng, lý do tạm dừng. Khi tiếp tục hỏi cung hoặc lấy lời khai, Điều tra viên phải đọc rõ thời gian tiếp tục hỏi cung hoặc lấy lời khai và ghi vào Biên bản hỏi cung hoặc Biên bản ghi lời khai.

- Trường hợp đang hỏi cung bị can, lấy lời khai mà xảy ra sự cố kỹ thuật không ghi âm hoặc ghi hình được thì dừng ngay buổi hỏi cung, lấy lời khai; phải ghi rõ trong biên bản lý do dừng, có xác nhận của cán bộ chuyên môn.

**Trường hp hi cung, ly li khai ti đa đim khác:

Điều tra viên, cán bộ điều tra khi được thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải được kiểm sát chặt chẽ các bước gồm:

- Về trình tự bắt đầu, tạm dừng, kết thúc việc hỏi cung bị can, lấy lời khai có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thực hiện tương tự quy định hỏi cung có ghi hình, ghi âm tại cơ sở giam giữ nêu trên.

- Trường hợp đang hỏi cung, lấy lời khai mà xảy ra sự cố kỹ thuật, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải báo cho bị can hoặc người được lấy lời khai biết. Nếu họ đồng ý tiếp tục làm việc thì vẫn tiến hành hỏi cung, lấy lời khai. Nếu họ không đồng ý tiếp tục làm việc thì dừng buổi hỏi cung, lấy lời khai. Việc này phải ghi rõ trong biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn.

Như vậy, theo quy định nêu trên, Điều tra viên, cán bộ điều tra trong quá trình hỏi cung hoặc lấy lời khai có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh không được t ý dng ghi âm, ghi hình. Trong trường hợp dừng, cán bộ điều tra, Điều tra viên phải ghi vào Biên bản hỏi cung hoặc Biên bản ghi lời khai theo quy định và nêu rõ lý do dừng.

Thùy Liên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,501

Bài viết về

lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn