Các trường hợp truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn

12/09/2019 08:03 AM

Vừa qua, Bộ Y tế ban hành Thông tư 25/2019/TT-BYT về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm. Trong đó, quy định nguyên tắc, trường hợp truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Theo đó, các trường hợp truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn gồm:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm phải thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn ngay khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân về sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn của cơ sở.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm phải thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm không bảo đảm an toàn khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, nguyên tắc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm như sau:

- Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo nguyên tắc một bước trước - một bước sau, bảo đảm theo dõi và nhận diện được công đoạn sản xuất trước và công đoạn sản xuất sau trong cơ sở sản xuất; cơ sở sản xuất, kinh doanh trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đã sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm.

- Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm được thực hiện theo lô sản xuất đối với sản phẩm thực phẩm cần truy xuất.

- Khi thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm sử dụng thông tin được trích xuất từ hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm do cơ sở thiết lập theo quy định tại các Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này và các nguồn thông tin khác có liên quan.

Thông tư 25/2019/TT-BYT chính thức có hiệu lực kể từ ngày 16/10/2019.

Châu Thanh

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,681

Bài viết về

lĩnh vực Y tế

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn