Tổng hợp điểm mới của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015

18/12/2015 11:56 AM

Sau đây là những điểm mới nổi bật của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 (Luật MTTQVN 2015).

Khánh Vi

1. Về tổ chức

Luật MTTQVN 2015 dành riêng một điều quy định về tổ chức của MTTQVN từ trung ương đến địa phương:

- Ở trung ương có Ủy ban trung ương MTTQVN, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQVN và Ban Thường trực Ủy ban trung ương MTTQVN;

- Có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

- Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN.

2. Quan hệ giữa MTTQVN với Nhà nước, Nhân dân và các tổ chức

Bên cạnh việc hoàn thiện quy định về quan hệ giữa MTTQVN với Nhà nước, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn quy định rõ quan hệ giữa Mặt trận với nhân dân và các tổ chức tại Điều 8 và Điều 9.

- MTTQVN đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết Nhân dân.

- Nhân dân tham gia tổ chức và hoạt động của MTTQVN; giám sát hoạt động của MTTQVN để bảo đảm MTTQVN thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Quan hệ giữa MTTQVN với tổ chức kinh tế, sự nghiệp là quan hệ tự nguyện nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

MTTQVN tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ thông qua các phương thức:

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân.

- Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân.

- Phát huy tính tích cực của cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo.

- Kết nạp, phát triển thành viên của MTTQVN.   

- Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thông qua việc phối hợp giữa MTTQVN với cơ quan nhà nước và việc phối hợp, thống nhất hành động giữa các thành viên của MTTQVN.

4. MTTQVN đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân

- Phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại các kỳ họp Quốc hội, kỳ họp HĐND.

- Phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện chính sách, pháp luật.

- Tiếp công dân, tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc xá, cử bào chữa viên nhân dân.

5. Quy định mới trong việc tham gia xây dựng nhà nước

Theo quy định tại Điều 23 Luật Mặt trận 2015, MTTQVN tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí với các nội dung sau:

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí; xác minh vụ việc tham nhũng, lãng phí; xử lý người có hành vi tham nhũng, lãng phí;

- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khen thưởng đối với người có công phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí.

6. Hoạt động giám sát

MTTQVN giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của MTTQVN. Tăng thêm các hình thức giám sát sau:

- Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

- Tổ chức đoàn giám sát.

- Thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

7. Hoạt động phản biện xã hội

Phản biện xã hội của MTTQVN là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước.

Việc phản biện này sẽ thực hiện thông qua 3 phương pháp:

- Tổ chức hội nghị phản biện xã hội.

- Gửi dự thảo văn bản được phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện xã hội.

- Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện xã hội.

Luật MTTQVN 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 7,974

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác
VĂN BẢN NỔI BẬT MỚI CẬP NHẬT
  • 14:20 | 27/03/2024 Quyết định 201/QĐ-BXD ngày 26/3/2024 Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2024 của Bộ Xây dựng
  • 14:00 | 27/03/2024 Công văn 1016/BTTTT-CĐSQG ngày 22/3/2024 hướng dẫn xây dựng, áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật kết nối, chia sẻ dữ liệu
  • 13:42 | 27/03/2024 Công điện 25/CĐ-TTg ngày 25/3/2024 tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao
  • 13:40 | 27/03/2024 Công văn 1973/VPCP-QHQT ngày 26/3/2024 tình hình quan hệ hợp tác và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới
  • 08:30 | 27/03/2024 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân
  • 08:10 | 27/03/2024 Quyết định 455/QĐ-BKHCN ngày 25/3/2024 Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến 2025
  • 08:10 | 27/03/2024 Quyết định 161/QĐ-BXD ngày 11/3/2024 Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng năm 2024
  • 10:00 | 26/03/2024 Công văn 910/TCT-TTKT ngày 11/3/2024 tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm
  • 08:00 | 26/03/2024 Công điện 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
  • 07:30 | 26/03/2024 Quyết định 706/QĐ-BYT ngày 25/3/2024 phê duyệt Kế hoạch giám sát tài chính doanh nghiệp năm 2024 đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn