Cần tịch thu xe máy của những người leo vỉa hè?

01/03/2017 14:38 PM

Kẹt cũng leo, không kẹt cũng leo, vui cũng leo, buồn cũng leo, không vui không buồn cũng leo…

Từ lâu việc xe gắn máy leo vỉa hè, vượt đám đông để đi vốn dĩ là chuyện bình thường ở Sài Gòn. Lắm lúc ta thấy đường chẳng có gì đông nhưng nhiều thanh niên vẫn thích leo vỉa hè, vì đó đã trở thành “sở thích”.

Leo vỉa hè không ai cản, chạy thoải mái, leo vỉa hè để chứng tỏ mình “cao” hơn người. Và cái gì vốn đã thành “thói quen” thì khi mà phải bỏ đi cảm thấy rất là khó chịu. Cũng như người cai thuốc, cai rượu, phải trằn trọc, nén khó chịu dằn vặt để qua cơn ghiền, thậm chí là phải dùng thuốc để cai.

Vậy giờ tự nhiên kêu người ta phải “cai” leo vỉa hè thì phải làm sao?

Việc dựng thanh chắn trên vỉa hè đường (hay còn gọi là barie) mà cơ quan chức năng vừa mới thực hiện thời gian qua có thể xem là một biện pháp tạm thời. Nhưng cái gì cũng vậy, lần đầu lúc nào cũng vướng, cũng khó. Nhiều người lấy lý do là dựng vậy không hợp lý, làm cản trở người đi bộ, người khuyết tật, và đâu đó còn nghe là làm người bán hàng rong “lỗ vốn”.

Âu tất cả cũng chỉ là cái cớ, cái cớ để người cai không làm, để người sai chối bỏ. Tuy nhiên, việc đưa ra biện pháp cũng lại thiếu sự nghiên cứu kỹ càng, chưa “thử” đã làm thiệt, dẫn tới việc thiếu hợp lý khi áp dụng vào thực tiễn.

Tạm thời rời khỏi Sài Gòn, nhìn qua đất nước láng giềng cách chúng ta 01 giờ máy bay đó là Thái Lan, đất nước này vừa được xếp hạng là Quốc gia kẹt xe nhất thế giới, đó cũng là do xe máy chạy ẩu, lấn làn, nhưng họ cũng đã thực hiện việc dựng những hàng rao cao tầm 50cm dọc các tuyến đường ở trung tâm thành phố lớn như BangKok, để giảm thiểu việc xe máy leo vỉa hè, đảm bảo cho người đi bộ và cũng giúp cho văn hóa chợ vỉa hè đường được an toàn. Và cái văn hóa này cũng đã trở thành “đặc sản” của Thái Lan, chẳng ai là không nhớ đến khi tới đây.

Hàng rào trên vỉa hè đường tại khu phố trung tâm thương mại của Bangkok

Hàng rào trên vỉa hè đường tại khu phố trung tâm thương mại của Bangkok

Hiện nay mức xử phạt cho hành vi leo vỉa hè chỉ nằm từ 300.000 đến 400.000 mà thôi (chỉ khi gây tai nạn mới bị tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng), có lẽ vì thế mức “chế tài” cho người vi phạm vẫn còn quá ít, hay còn gọi là “thuốc cai” chưa đủ đô nên vì thế mà vẫn thích vi phạm. Bằng chứng là ai mà bị xử phạt thì cũng đều nhận là mình sai nhưng lại vẫn thích.

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ - Nghị định 46/2016/NĐ-CP

...

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

...

12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 7; Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 1; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm m, Điểm n, Điểm o Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5;

Có lẽ vì ai cũng thích nên nó đã trở thánh “đặc sản”, mà loại "đặc sản" này có lẽ vẫn còn lâu mới cai được nếu không có những biện pháp mạnh hơn. Chúng ta cần có những biện pháp mạnh hơn như là tước giấy phép lái xe cho dù không gây ra tai nạn, tịch thu phương tiện vi phạm...

Thụy Hân

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,159

Bài viết về

Nghị định 46/2016/NĐ-CP: xử phạt về giao thông đường bộ, đường sắt

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn