03/10/2011 08:42 AM

Tại phiên họp thứ hai của UBTVQH vào cuối tuần qua, nhiều báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; dự toán ngân sách năm 2011, dự kiến kế hoạch năm 2012… đã được đưa ra.


Nhiều Ủy viên Ủy ban TVQH đồng tình với nhận định của ủy ban Kinh tế: Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 5,8% - 6% là sự cố gắng lớn và những vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô của những tháng đầu năm 2011 bước đầu đã chuyển biến theo hướng tích cực.An sinh xã hội về cơ bản được bảo đảm, nhất là ở khu vực nông thôn...

Nhấn mạnh một số chỉ tiêu trong năm 2012, trong đó có tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng phải được kiểm soát ở mức một con số;  Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 khoảng từ 6% - 6,5% ; Bội chi ngân sách dưới 4,5% GDP, đảm bảo nợ công không quá 60% GDP. Tuy nhiên, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nêu: “Tới đây sửa Hiến pháp, tôi đề nghị xem xét tính pháp lý và căn cứ xử lý trách nhiệm điều hành của việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu”. Còn Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển: “Nhất định không để xảy ra khủng hoảng nợ công vì bội chi của ta là về cơ cấu, rất nguy hiểm”.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 , Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã nhất trí với Chính phủ về phương án tăng lương tối thiểu lên mức 1.050.000 đồng và đề nghị phụ cấp công vụ cần nâng ở mức tối thiểu là 25%. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên tăng lương tối thiểu lên 1,1 triệu đồng vì đời sống cán bộ công chức hiện nay rất khó khăn. Tuy nhiên theo tính toán của Chính phủ nếu tăng ở mức này ngân sách sẽ khó “chịu đựng” vì còn phải dành nhiều nguồn cho các khoản chi khác.

Thực hiện phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012, Ủy ban này đề nghị ưu tiên số 1 là chi đầu tư cho con người, trước hết là chi lương và các khoản chi có tính chất lương, bảo đảm chi cho an sinh xã hội và các đối tượng chính sách xã hội.         

Bình An

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,494

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn