01/10/2011 08:06 AM

TT - Hôm nay, nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, mức lương tối thiểu cho tất cả loại hình doanh nghiệp chia thành bốn vùng: vùng I là 2 triệu đồng/người/tháng, vùng II là 1,78 triệu đồng, vùng III là 1,55 triệu đồng và vùng IV là 1,4 triệu đồng.

Trước đó, sáng 30-9, hội nghị triển khai nghị định của Chính phủ về việc tăng lương tối thiểu vùng đã được Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP.HCM cho các tỉnh thành khu vực phía Nam (từ Quảng Trị trở vào).

Nhiều đại biểu dự hội nghị băn khoăn cho rằng nghị định và thông tư quy định chưa rõ sẽ khiến không ít doanh nghiệp “lách luật”, trả lương ngang với mức sàn quy định, cắt giảm các chế độ phụ cấp, chia nhỏ mức lương để giảm chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hoặc trốn đóng... Đại biểu đến từ Quảng Ngãi thắc mắc những nơi chưa có công đoàn cơ sở thì ai sẽ thỏa thuận và giám sát cơ chế trả lương?

Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho rằng ở những nơi chưa có công đoàn cơ sở thì người lao động nên cử ra một nhóm đại diện công nhân để thỏa thuận với doanh nghiệp.

Đối với loại hình doanh nghiệp nhà nước, nhiều đại biểu cũng băn khoăn sẽ áp dụng mức lương như thế nào, áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng hay vẫn theo mức lương tối thiểu chung? Trả lời vấn đề này, ông Huân cho rằng đối với doanh nghiệp nhà nước thì vẫn phải áp dụng mức lương chung (830.000 đồng) nhân với hệ số lương nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, còn nếu quá cao thì đại diện người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận mức tăng làm sao cho hợp lý, hợp tình.

H.VĂN

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,649

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn