18/07/2011 15:58 PM

Ngày mai (19/7), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 (AMM 44), các hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác (PMC) và Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 18 (ARF 18) chính thức diễn ra tại Bali, Indonesia.

 
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm (hàng đầu, thứ hai từ trái sang) chụp ảnh chung cùng trưởng đoàn các nước thành viên tham dự ARF tại Hà Nội tháng 7/2010. (Ảnh: Phan Anh)
 
Trong 5 ngày diễn ra Hội nghị (từ 19 đến 23/7), các bộ trưởng sẽ thảo luận về những vấn đề của khu vực và thế giới.

Một trong những vấn đề trọng tâm sẽ được được các bộ trưởng thảo luận trong chương trình nghị sự của AMM 44 và PMC là hành trình hướng tới Cộng đồng ASEAN 2015 và việc áp dụng Hiến chương ASEAN. Hội nghị cũng sẽ thảo luận cho việc chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 và các hội nghị thượng đỉnh liên quan diễn ra tại Indonesia vào cuối năm nay. Một nội dung quan trọng khác là các bên sẽ xem xét sự ra đời của một thị thực chung cho cả khối 10 nước trong ASEAN. Đây được xem như là một trong những đề xuất với hi vọng đem lại lợi ích về thương mại, đầu tư và du lịch cho ASEAN.

Một trong những hội nghị được nhiều người quan tâm đó là Diễn đàn ARF. Tham dự ARF lần này sẽ có các chuyên gia về vấn đề an ninh quốc tế đến từ 10 nước ASEAN và các nước đối thoại bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Australia, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Nga. Các ngoại trưởng sẽ trao đổi quan điểm về những thay đổi gần đây ở khu vực và quốc tế, hướng đi tương lai của ARF và các kế hoạch hành động đề xuất cho an ninh hàng hải, không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia.

Theo Tuyên bố chung được đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN 18 vừa qua, ASEAN sẽ tích cực phấn đấu nhằm sớm hoàn tất quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC và xúc tiến tham vấn về việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho biết, tại Hội nghị ARF lần này, các nước ASEAN sẽ bàn thảo về những tranh chấp trên Biển Đông và những sự kiện xảy ra trong thời gian vừa qua. Ông Surin Pitsuwan cho rằng, ASEAN cần đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và tổ chức này muốn giải quyết vấn đề vào năm 2012, nhân kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đồng thời, ASEAN sẽ mang lại cơ hội đối thoại bình đẳng giữa các bên tranh chấp trên Biển Đông.

Không chỉ là mối quan tâm của các nước thành viên ASEAN, Biển Đông cũng là chủ đề được nhiều nước đối tác quan tâm tại ARF lần này. Mặc dù không có liên quan trực tiếp đến vấn đề Biển Đông nhưng do Biển Đông là huyết mạch quan trọng sống còn của Nhật Bản nên Nhật Bản cũng muốn đề cập đến vấn đề này tại ARF. Nhật Bản bày tỏ hy vọng rằng, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á sẽ xoa dịu được căng thẳng liên quan đến các cuộc tranh chấp trên Biển Đông bằng cách nhất trí với nhau về một bộ quy tắc ứng xử. Trong cuộc gặp gần đây với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto nhấn mạnh, Biển Đông "đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các nền kinh tế trên thế giới” và rằng, cộng đồng quốc tế "rất quan tâm đến việc bảo đảm an ninh và tự do hàng hải trên Biển Đông”. Ấn Độ, Australia và một số nước EU cũng đồng tình với quan điểm trên của Nhật Bản và cho rằng, ổn định ở Biển Đông là rất cần thiết cho việc tự do hàng hải tại vùng biển này.

Dư luận hiện đang trông đợi Indonesia, nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2011, đóng vai trò quan trọng trong giải quyết những vấn đề của khu vực, đặc biệt là những tranh chấp ở Biển Đông. Giới phân tích cho rằng, Indonesia có thể thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông trong một diễn đàn đa phương rộng rãi hơn do ASEAN dắt dẫn, như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) hoặc ARF.
Theo Châu Giang
Đại Đoàn Kết
<input type='hidden' value='/c36s36/Thegioi/trang-1.htm' id='hidNextUsing'>
Trong 5 ngày diễn ra Hội nghị (từ 19 đến 23/7), các bộ trưởng sẽ thảo luận về những vấn đề của khu vực và thế giới.

Một trong những vấn đề trọng tâm sẽ được được các bộ trưởng thảo luận trong chương trình nghị sự của AMM 44 và PMC là hành trình hướng tới Cộng đồng ASEAN 2015 và việc áp dụng Hiến chương ASEAN. Hội nghị cũng sẽ thảo luận cho việc chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 và các hội nghị thượng đỉnh liên quan diễn ra tại Indonesia vào cuối năm nay. Một nội dung quan trọng khác là các bên sẽ xem xét sự ra đời của một thị thực chung cho cả khối 10 nước trong ASEAN. Đây được xem như là một trong những đề xuất với hi vọng đem lại lợi ích về thương mại, đầu tư và du lịch cho ASEAN.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,208

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn