Một số điểm mới trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (tt)

25/06/2013 16:26 PM

(TVPL) – Trong bài viết này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tổng hợp lại một số quy định mới có lợi hơn cho người vi phạm hành chính

Các vi phạm đơn giản có thể được xử phạt tại chỗ

Trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền dưới 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt không cần lập biên bản vi phạm và phải ra quyết định xử phạt ngay tại chỗ.

Tuy nhiên nếu vi phạm trên được phát hiện thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Ngoài các trường hợp trên thì mọi vi phạm hành chính khác cần phải được lập biên bản vi phạm và chuyển cho người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.

Hoãn thi hành quyết định phạt tiền; Giảm, miễn tiền phạt

Trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn (được sự xác nhận của UBND xã hoặc cơ quan tổ chức làm việc) thì có thể làm đơn xin hoãn việc nộp tiền phạt

Thời gian hoãn nộp phạt tối đa là 03 tháng.

Trường hợp các đối tượng này không có khả năng chi trả thì có thể làm đơn xin miễn, giảm 1 phần hoặc toàn bộ tiền phạt

Giảm nhẹ mức phạt đối với người chưa thành niên VPHC

Luật dành toàn bộ phần 5 để quy định các vấn đề về xử lý VPHC đối với người chưa thành niên, trong đó đáng chú ý là việc không áp dụng hình thức phạt tiền đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ bị phạt không quá 1/2 mức tiền áp dụng với người thành niên.

Trường hợp người chưa thành niên bị phạt tiền mà không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.

Luật cũng quy định lại các trường hợp cụ thể cần áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, theo nguyên tắc đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người vi phạm, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn.

Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cũng có thể được thay thế bằng biện pháp quản lý tại gia đình nếu đáp ứng được các yêu cầu Luật định.

(còn tiếp)

Đình Phước

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 23,944

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn