Sẽ có 55 văn bản hướng dẫn 05 Luật có hiệu lực từ 01/01/2022

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
10/07/2021 10:57 AM

Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành 55 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Sẽ có 55 văn bản hướng dẫn các Luật, Nghị quyết có hiệu lực từ 01/01/2022

Sẽ có 55 văn bản hướng dẫn các Luật, Nghị quyết có hiệu lực từ 01/01/2022

Đây là nội dung tại Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 01/7/2021 Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2021.

Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khẩn trương chỉ đạo xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực;

Đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành 55 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, không để tiếp diễn tình trạng chậm, nợ văn bản quy định chi tiết.

Định kỳ hàng tháng, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ thống kê các bộ, cơ quan ngang bộ có dự án, dự thảo văn bản xin lùi, rút hoặc chậm, nợ ban hành, báo cáo Chính phủ tại các Phiên họp Chính phủ thường kỳ.

05 Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, bao gồm:

- Luật Bảo vệ môi trường 2020;

- Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020;

- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020;

- Luật Biên phòng Việt Nam 2020;

- Luật Phòng, chống ma túy 2021.

Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu đổi mới cách thức tổ chức thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính linh hoạt, chủ động của các cơ quan trong việc trình, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của việc xây dựng, ban hành văn bản phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội, phát triển đất nước hoặc tình trạng khẩn cấp, phòng chống dịch bệnh;

Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tập trung các nguồn lực nâng cao chất lượng thẩm định, bảo đảm chất lượng của các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thẩm định, trình Chính phủ;

Ngoài ra, Chính phủ cũng giao Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ công chức làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật;

Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tăng cường kinh phí một cách phù hợp, thỏa đáng cho công tác xây dựng pháp luật.

Xem chi tiết tại Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 01/7/2021.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 11,667

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn