18/05/2012 11:17 AM

Người khuyết tật dù đã được Nhà nước ban hành nhiều chính sách và các quyền ưu tiên khi tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên trên thực tế, không mấy khi họ được tiếp cận với các quyền đã được luật định.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quyền luật định

Luật Người khuyết tật (NKT) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, trong đó nêu rõ quyền của người khuyết tật được tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; được tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin...

Quyền luật định

Luật Người khuyết tật (NKT) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, trong đó nêu rõ quyền của người khuyết tật được tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; được tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin...

Ngoài ra, NKT khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng sẽ được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp. NKT đặc biệt nặng và NKT nặng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện giao thông công cộng theo quy định của Chính phủ. Bên cạnh đó, NKT còn được được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Điều 42 Luật NKT cũng quy định: phương tiện giao thông công cộng phải có chỗ ưu tiên cho NKT; có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện hoặc sự trợ giúp phù hợp với đặc điểm của NKT. Phương tiện giao thông công cộng để NKT tiếp cận sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành...

Nhằm cụ thể những quyền này, ngày 10/4/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NKT.

Khó tiếp cận

Như vậy, về mặt pháp lý, NKT đã được pháp luật ưu tiên một số quyền cơ bản khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít NKT, đặc biệt là NKT nặng được tiếp cận với các quyền lợi đã được luật định.

Lý do là trên các phương tiện giao thông công cộng hiện nay như tàu hỏa, xe ô tô buýt... hầu như không được thiết kế cửa lên xuống dành riêng cho NKT. Đó là chưa kể có trường hợp một số nhân viên phục vụ trên các phương tiện giao thông công cộng không mấy mặn mà khi phải bố trí, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho NKT; có trường hợp còn có thái độ thiếu văn hóa với NKT.

Cụ Nguyễn Hữu Năm (trú tại Cụm dân cư số 3, xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai - Hà Nội) bộc bạch: Một lần cụ đi cùng một người bạn (là NKT) lên xe buýt.

Khi nhân viên thu tiền vé đến, cụ giơ tấm thẻ Người cao tuổi ra và nói “Tôi và ông bạn đây được hưởng chính sách giảm giá vé theo luật đấy”. “Luật gì?”- anh nhân viên sẵng giọng. “Luật Người cao tuổi và Luật NKT” - cụ trả lời, thì anh nhân viên thu tiền vé liền “đốp” lại: “Ở đây không có luật gì hết mà chỉ có luật tiền thôi. Có tiền mới được đi xe”.

Qua câu chuyện của cụ Năm, thế mới biết, dù chính sách của Nhà nước đã được ban hành; các văn bản đã có hiệu lực nhưng đôi khi rất khó đi vào cuộc sống.

Quý 3/2012 sẽ có Thông tư hướng dẫn

Có lẽ, nhận thấy những bất cập trên nên mới đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có Công văn số 3217/BGTVT-MT hướng dẫn việc triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về NKT trong các lĩnh vực giao thông vận tải.

Theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp, Bộ GTVT đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc tiến hành thực hiện. Cụ thể, trong lĩnh vực vận tải, các cơ quan chức năng đôn đốc các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách công cộng trong phạm vi quản lý và trên địa bàn, thực hiện miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng theo quy định.

Bên cạnh đó, phải rà soát, thống kê đánh giá thực trạng phương tiện giao thông công cộng chưa bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận; phải bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp hành khách là NKT lên xuống phương tiện giao thông thuận tiện. Phương án trợ giúp phải được thông báo tại các ga, bến đón, trả hành khách ở những nơi dễ thấy.

Về lĩnh vực xây dựng cơ bản: Các cơ quan được giao quản lý, khai thác sử dụng công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, nhà ga, bến xe, bến tàu và công trình hạ tầng kỹ thuật khác có trách nhiệm rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện cải tạo công trình bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT theo lộ trình quy định.

Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Quản lý xây dựng và Quản lý công trình giao thông và các cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế, nghiệm thu các công trình cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới phải tuân thủ hệ thống QCKT quốc gia về xây dựng để đảm bảo NKT tiếp cận sử dụng.

Để triển khai có hiệu quả Luật NKT, Bộ GTVT đã giao cơ quan chuyên môn khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Thông tư hướng dẫn về tham gia giao thông của NKT bằng phương tiện giao thông công chính trình Bộ trưởng ban hành trong quý III/2012.

Đông Quang

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,100

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn