Nộp phí để đi lại thuận lợi hơn?

04/04/2012 08:01 AM

TT - Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng tại buổi họp báo chiều 3-4, đã cho rằng nộp phí sẽ giúp người dân đi lại thuận lợi hơn, an toàn hơn, đỡ ngửi khói xe hơn. Có thể đây như là một lời cam kết của bộ trưởng.

Bộ trưởng Đinh La Thăng tại buổi họp báo chiều 3-4 - Ảnh: Tuấn Phùng

Ông Đinh La Thăng nói: Thời gian qua, vấn đề thu phí là câu chuyện lớn nên các nhà báo tập trung vào chuyện này. Trước hết, tôi nói về căn cứ để trình phí. Với phí nộp cho quỹ bảo trì đường bộ thì đây là thực hiện theo Luật đường bộ có hiệu lực thi hành năm 2009. Luật này quy định xây dựng quỹ để có nguồn bảo trì đường bộ. Nhưng lúc đó bộ chưa làm kịp nghị định, mới đây làm xong thì Chính phủ mới ký để thực hiện từ ngày 1-6. Rất đáng tiếc là thu đúng vào thời điểm kinh tế khó khăn nên thu không thuận lắm. Lẽ ra làm kịp thời thì thu từ năm 2010, lúc đó kinh tế đang tốt sẽ ổn hơn.

Thứ hai, về phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí phương tiện vào trung tâm TP giờ cao điểm, ngay từ năm 2002 Chính phủ đã có nghị quyết về các giải pháp đồng bộ để giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông. Các năm 2007, 2008, 2011 cũng đều có nghị quyết, đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ về kinh tế, tài chính, trước mắt, lâu dài.

Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, Chính phủ đã có báo cáo về giải pháp. Sau đó Quốc hội đã ra nghị quyết, trong đó nêu rõ Quốc hội tán thành chủ trương, giải pháp của Chính phủ, Bộ GTVT. Cho nên về chủ trương có thể khẳng định Quốc hội đã đồng ý trong các giải pháp có hai loại phí là phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí vào trung tâm TP giờ cao điểm.

* Tuổi Trẻ:Bộ trưởng từng nói mình là con người hành động. Phải chăng do đang phải chịu nhiều áp lực để tạo được sự đột phá hạ tầng giao thông nên bộ trưởng chọn những giải pháp có thể thực hiện được ngay như thu phí để đạt mục tiêu sớm?

- Như tôi đã báo cáo, không có chuyện Bộ GTVT chọn cái dễ để làm mà hiện nay bộ đang làm rất nhiều thứ, từ việc xây dựng các đề án để làm sao sử dụng hiệu quả đồng tiền của dân và nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ công trình. Chúng tôi đang đầu tư hàng loạt dự án khác nhau, đang rà soát toàn bộ các quy hoạch và giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông. Rất nhiều giải pháp đồng bộ và sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ nên tai nạn giao thông quý 1-2012 giảm cả ba tiêu chí. Bớt đi một mạng người chết là chúng ta cảm thấy các giải pháp đang phát huy đúng vai trò của nó.

* Tiền Phong:Tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, ông nói rằng chưa thu hai loại phí mới trong năm nay. Vậy lộ trình sẽ như thế nào?

* Tuổi Trẻ:Bộ trưởng từng nói mình là con người hành động. Phải chăng do đang phải chịu nhiều áp lực để tạo được sự đột phá hạ tầng giao thông nên bộ trưởng chọn những giải pháp có thể thực hiện được ngay như thu phí để đạt mục tiêu sớm?

- Như tôi đã báo cáo, không có chuyện Bộ GTVT chọn cái dễ để làm mà hiện nay bộ đang làm rất nhiều thứ, từ việc xây dựng các đề án để làm sao sử dụng hiệu quả đồng tiền của dân và nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ công trình. Chúng tôi đang đầu tư hàng loạt dự án khác nhau, đang rà soát toàn bộ các quy hoạch và giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông. Rất nhiều giải pháp đồng bộ và sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ nên tai nạn giao thông quý 1-2012 giảm cả ba tiêu chí. Bớt đi một mạng người chết là chúng ta cảm thấy các giải pháp đang phát huy đúng vai trò của nó.

- Chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ lộ trình cụ thể để thực hiện. Hiện đề án Bộ GTVT đã trình Chính phủ nhưng Chính phủ chưa họp để bàn về nội dung này. Thời điểm nào thu thì chúng tôi chưa trình cụ thể, nên không có chuyện phí này thu ngay. Bởi theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì phải có trình tự, có thời gian chứ không phải trình là thực hiện ngay.

* Pháp Luật TP.HCM:Pháp lệnh phí và lệ phí định nghĩa rõ ràng rằng phí là tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả khi sử dụng dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác. Vậy khi trả phí hạn chế phương tiện cá nhân thì người đi ôtô, xe máy được cung cấp dịch vụ gì?

- Đúng là về khái niệm thì phí là loại tiền mà người sử dụng dịch vụ phải trả cho người cung cấp. Còn phí này mang tính chất gián tiếp. Hiện nay đường bộ VN có khoảng 280.000km, nhưng mới thu được qua trạm thu khoảng 2.500km, bằng 0,7%. Do đó phần lớn đường Nhà nước bỏ ra đầu tư thì chưa thu phí. Quan điểm của chúng tôi là ai sử dụng hạ tầng nhiều hơn phải nộp tiền nhiều hơn. Người đi ôtô phải nộp nhiều hơn người đi xe máy, đi xe máy nộp nhiều hơn người đi bộ.

* Pháp Luật TP.HCM: Ông giải thích gì về mức phí hạn chế phương tiện mà Bộ GTVT đề xuất?

- Lúc đầu chúng tôi đề xuất mức thu 20-50 triệu đồng/năm với ôtô dưới 9 chỗ: 20 triệu với xe dung tích từ 2.000cm3 trở xuống, 30 triệu với xe dung tích từ 2.000-3.000cm3, trên mức đó thu 50 triệu. Sau khi tiếp thu ý kiến từ dư luận, báo chí, chúng tôi chia nhỏ mức thu các loại xe từ dung tích dưới 1.000cm3 là 10 triệu, từ 1.000-1.500cm3 là 15 triệu, từ 1.500-2.000cm3 là 20 triệu... Xe máy thì đề án ban đầu chỉ thu thí điểm 5 TP lớn, chỉ thu ở nội ô, không thu phí với người nghèo. Xe máy lúc đầu đề xuất mức 500.000-1 triệu đồng/năm, sau này chúng tôi đề xuất xe dung tích dưới 100cm3 là thu 300.000 đồng.

Tôi khẳng định việc đề xuất này thì chủ trương đã có của Quốc hội, Chính phủ. Bộ GTVT và cá nhân tôi chịu trách nhiệm về mức phí này. Tôi cho rằng mức này là hợp lý.

* Tuổi Trẻ:Bộ GTVT xây dựng mức phí hạn chế phương tiện rồi điều chỉnh mức phí này dựa trên cơ sở nào? Phải chăng Bộ GTVT xây dựng phương án chưa kỹ nên điều chỉnh khi dư luận phản ứng?

- Mức thu chúng tôi có tính toán dựa trên cơ sở các đề án cụ thể chứ không phải thích bao nhiêu tiền là đưa ra. Chúng tôi không thay đổi mà giãn cách mức thu ra sau khi tham khảo, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân chứ không có lúng túng gì cả. Chúng tôi đề xuất và có tiếp thu. Xe máy thì chúng tôi tiếp thu giảm mức 100cm3 trở xuống là 300.000 đồng/năm, mức 100-175cm3 là 500.000 đồng và trên 175cm3 là 1 triệu đồng.

* Nhiều báo hỏi: Phí là vấn đề nhạy cảm, ông có lo lắng rằng đề xuất này sẽ khiến tỉ lệ ủng hộ ông giảm đi không?

- Tất nhiên khi chúng tôi làm thì dựa trên những chủ trương đã có. Tôi làm vì mục đích chung, mục tiêu vì đa số người dân, vì hạ tầng, chứ không sợ là tín nhiệm cao hay thấp. Việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm thì theo luật định. Tôi không nói muốn hay không muốn. Tôi sẵn sàng làm việc này vì đất nước, vì cái chung, Quốc hội tín nhiệm thì tiếp tục làm, không tín nhiệm thì không được làm nữa.

* TTXVN:Người dân cho rằng mức phí thấp nhất 10 triệu đồng/ôtô/năm là quá cao?

* Nhiều báo hỏi: Phí là vấn đề nhạy cảm, ông có lo lắng rằng đề xuất này sẽ khiến tỉ lệ ủng hộ ông giảm đi không?

- Tất nhiên khi chúng tôi làm thì dựa trên những chủ trương đã có. Tôi làm vì mục đích chung, mục tiêu vì đa số người dân, vì hạ tầng, chứ không sợ là tín nhiệm cao hay thấp. Việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm thì theo luật định. Tôi không nói muốn hay không muốn. Tôi sẵn sàng làm việc này vì đất nước, vì cái chung, Quốc hội tín nhiệm thì tiếp tục làm, không tín nhiệm thì không được làm nữa.

- Tôi xin nói rằng nếu thực hiện giải pháp đồng bộ thì đã thu cách đây 10 năm rồi, lúc đó thu 1-2 triệu, bây giờ 10 triệu đồng thì bình thường. Thật ra không ai muốn nộp phí cả. Ai lại muốn bỏ ra khoản tiền mà lẽ ra không phải nộp.

Còn chuyện cao hay thấp là con số hết sức tương đối. Người dân miền núi hiến đất, bỏ tiền ra làm đường thì người ta còn khó khăn hơn. Tôi không nói những người đi ôtô là giàu hết, nhưng tôi nói những người đi ôtô là những người đỡ nghèo hơn người không có ôtô.

* VN Express:Nguyên đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho rằng việc thu phí như vậy là ép dân, vì trong điều kiện hiện nay thì kiểu gì người dân cũng phải đi bằng phương tiện cá nhân, ông nghĩ sao?

- Chúng ta thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Vừa xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng vừa phát triển phương tiện vận tải công cộng, chứ không thể nói cứ làm xong hết thì mới hạn chế phương tiện cá nhân.

* VN Express: Có ý kiến cho rằng ông có quyết tâm nhưng việc làm, giải pháp hơi nóng vội?

- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ chúng tôi mới làm, không có chuyện là nóng vội hay không, phải làm chứ không phải là chọn làm hay không làm. Một chính sách đưa ra có tác động tới đối tượng này, đối tượng khác. Nhưng tôi cho rằng thu phí vì lợi ích chung. 100% người dân được hưởng, kể cả những người nộp phí. Người dân sẽ đi thuận lợi hơn, an toàn hơn, đỡ phải dừng để ngửi khói xe hơn.

Hiện nay miền núi người dân vẫn phải bỏ tiền làm đường cùng với Nhà nước. Nên tôi nghĩ những người đi ôtô Nhà nước lo nhiều hơn, phải học tập. Đóng góp để Nhà nước làm hạ tầng là hợp lý. Đa số người có ôtô sẽ ủng hộ việc này. Vì sau đó họ đi đường tốt hơn, thuận lợi hơn, thời gian nhanh và chi phí xăng dầu ít hơn. Đúng là nó có thể chưa hoàn toàn khách quan, chưa hoàn toàn công bằng, nhưng người đi ôtô đóng góp là sự tự hào, hạnh phúc, là yêu nước.

* Tuổi Trẻ:Luật pháp quy định cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp. Đến thời điểm này vẫn chưa thấy bộ làm việc này, phải chăng bộ làm theo quy trình ngược?

- Chúng tôi đang trình Chính phủ. Chính phủ đồng ý thì chúng tôi mới tổ chức xin ý kiến, chứ nếu xin ý kiến trước mà Chính phủ không đồng ý thì chúng tôi phải tổ chức xin ý kiến lại à.

* Nhiều báo hỏi:Một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đưa chuyện phí giao thông ra nghị trường, ông có ủng hộ không?

- Tôi là bộ trưởng, cũng là đại biểu Quốc hội nên không có quyền thích hay không thích đưa việc này ra. Thường vụ Quốc hội quyết định đưa ra thì tôi chấp hành.

LÊ KIÊN - TUẤN PHÙNG lược ghi

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,881

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn