03/08/2011 15:48 PM

"Là tư lệnh của ngành, phải cho tôi toàn quyền như vị tướng ra trận là phải được toàn quyền quyết chiến đấu hay không, tiến hay lùi thì mới làm được. Chứ lại cứ ra vào để xin phép thủ trưởng ở nhà có cho em bắn không, sau bảo không được thì chậm mất, lỡ cơ hội", tân Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng trao đổi với báo giới bên hành lang nghị trường sáng nay (3/8).

Chưa đủ điều kiện làm đường sắt cao tốc

Tân Bộ trưởng sẽ ưu tiên giải quyết những việc gì trong nhiệm kỳ mới?

- Ưu tiên chính vẫn là hạn chế tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và xây dựng hạ tầng giao thông. Tiếp đó là nâng cao tính hiệu lực hiệu quả quản lý của nhà nước, cụ thể là người thực thi công vụ phải nghiêm.

Tân Bộ trưởng Đinh La Thăng. Ảnh: Lê Anh Dũng
Nhiệm kỳ vừa qua, ngành giao thông đã đệ trình dự án đường sắt cao tốc để Quốc hội xem xét nhưng dự án chưa được chấp thuận. Vậy ngồi vào ghế bộ trường, ông có tiếp tục theo đuổi dự án này?

- Đường sắt cao tốc là một phương thức vận tải hiện đại, tiên tiến mà các nước trên thế giới đã áp dụng nhiều. Chúng ta đang phấn đấu để đến năm 2020 trở thành  nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mà một nước hiện đại cần phải có các loại phương tiện giao thông hiện đại. Đến lúc có đủ điều kiện chúng ta sẽ đầu tư. Giờ phải tập trung nâng cao chất lượng của phương tiện vải giao thông trước đã.

Vậy cụ thể là trong nhiệm kỳ này ông có dự kiến lại đề nghị Quốc hội thông qua dự án xây dựng đường sắt cao tốc?

- Khi đất nước ta phát triển nhanh đến độ mà trong 5 năm tới trở thành một nước phát triển thì cần thiết lắm chứ. Còn nếu chưa được như vậy thì ta cần tính vào một thời điểm khác thích hợp hơn.

Thủ tướng nói rồi, trước hết tập trung ưu tiên đầu tư đường bộ cao tốc Bắc – Nam. Thứ hai là nâng cao đường sắt hiện có, sau đó cân đối phát triển đồng bộ các loại quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông thôn với điều kiện vốn đầu tư của mình. Thứ 3, phát triển một cách hài hòa các phương tiện vận tải giữa đường sắt, đường bộ, đường hàng không.

Còn trong bối cảnh hiện nay thì đúng là chúng ta chưa đủ điều kiện cần thiết để làm đường sắt cao tốc

Hiện  nay trong các khối doanh nghiệp của Bộ GTVT quản lý có 2 đơn vị rất khó khăn là Vinalines và Vinashin. Ông sẽ giải quyết các vấn đề khó khăn trong hai doanh nghiệp này thế nào?

- Thực ra trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế như vậy thì có rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới và VN đều khó khăn.

Tuy nhiên doanh nghiệp của giao thông có thể khó khăn hơn nhất là trong điều kiện thực hiện Nghị quyết 11 đang phải cắt giảm đầu tư công, thắt chặt tiền tệ.

Nhưng tôi nghĩ các doanh nghiệp của ngành cũng có thế mạnh là kinh nghiệm, khả năng chịu thương chịu khó rất lớn. Giờ chúng ta cần tập trung cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp này, nhất là thực hiện việc cổ phần hoá. Làm sao nâng cao vốn chủ sở hữu, vốn DN để đủ khả năng cạnh tranh, khả năng tham gia đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng giao thông.

Trước mắt là cơ cấu lại, tháo gỡ khó khăn,  cổ phần hóa…

Ngành gthông cũng giống như các ngành khác, phải tái cấu trúc lại các doanh nghiệp của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực trong sản xuất để đảm bảo sức cạnh tranh thì mới trụ được. Vì vậy, ưu tiên số một vẫn là cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của ngành giao thông để huy động các nguồn lực vào tham gia cùng đầu tư vào các doanh nghiệp.

.

Xây dựng hạ tầng tốn kém rất nhiều vốn liếng. Vậy bộ trưởng có giải pháp gì đề huy động được tài chính?

- Phải xây dựng được đột phá để khuyến khích phát triển giao thông sau đó có cơ chế để huy động các thành phần kinh tế cùng tham gia: tư nhân, doanh nghiệp và cả nhà đầu tư nước ngoài. Vì nếu chỉ trông chờ ngân sách rõ ràng không giải quyết được.

Hiện các mô hình PPP, BT, BOT đó là những mô hình đầu tư rất tốt mà trên thế giới giờ người ta đều áp dụng nhưng ở Việt Nam còn chưa hấp dẫn nên sắp tới sẽ phải làm cho nó hấp dẫn lên. Như 1 cô gái muốn đẹp hơn, thu hút hơn thì phải ăn mặc thời trang hơn, son phấn trang điểm cho thu hút hơn.

Và quan trọng trước hết phải có đồng vốn đã rồi mới tính tới dùng đồng vốn đó cho hiệu quả. Đương nhiên là phải đưa các giải pháp để trong điều kiện đồng vốn có hạn thì sử dụng có hiệu quả hơn, tập trung hơn, trọng tâm hơn, để phát huy một cách tốt nhất hiệu quả.

Phải nhảy vào mới biết

Chyển từ quản lý tập đoàn sang làm bộ trưởng, ông thấy có những khó khăn và thuận lợi gì không?

- Vì tôi chưa làm ở bộ bao giờ nên chưa biết khó khăn thuận lợi ra sao. Phải làm đã.

Như Acsimet để nói được chữ Ơ – rê – ka thì phải nhảy vào bồn nước. Nước tràn ra ngoài rồi mới nghĩ ra bài toán để tính thể tích của chiếc vương miện. Phải nhảy vào đấy đã thì mới biết được.

- Trước hết đó phải là lòng tin của Đảng và người dân đối với tôi và ngành giao thông. Thứ 2, có  một cơ chế đột phá để cho tôi làm việc đó. Thứ 3, là tư lệnh của ngành, phải cho tôi toàn quyền như vị tướng ra trận là phải được toàn quyền quyết chiến đấu hay không, tiến hay lùi thì mới làm được. Chứ lại cứ ra vào để xin phép thủ trưởng ở nhà có cho em bắn không, sau bảo không được thì chậm mất, lỡ cơ hội.

Tai nạn, ùn tắc... đều là những bức xúc xã hội. Vậy ông có nghĩ chiếc ghế Bộ trưởng giao thông nhiệm kỳ này là ghế nóng?

- Tôi thì chưa nghĩ  đến như vậy vì  tôi chưa ngồi ghế ấy bao giờ.

Số vốn đầu tư cho giao thông trong 5 năm nữa dự kiến cần 150 tỷ USD, rõ ràng rất khó. Đó là gánh nặng rất lớn với ông?

- Bộ trưởng nào giờ cũng nặng gánh hết chứ không chỉ là bộ trưởng giao thông. Nhất là trong giai đoạn đất nước ta đang tăng tốc phát triển 2011-2020, chỗ nào cũng nặng. với số vốn như vậy. Cần có cơ chế đột phá trong việc huy động tất cả các nguồn lực, toàn dân để đầu tư hạ tầng.

Kinh nghiệm nào từ người tiền nhiệm là Bộ trưởng Bộ Giao thông Hồ Nghĩa Dũng mà ông có thể áp dụng được cho mình?

- Nói chung tôi sẽ kế thừa tất cả kinh nghiệm của ngành giao thông cũng như các đời Bộ trưởng những thời kỳ trước.

Ông có gợi ý gì cho việc giải quyết ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn?

- Tôi chưa có gợi ý gì, nhưng bộ giao thông có trách nhiệm cùng với các thành phóo lớn để giải quyét về ùn tắc. Điều quan trọng trước mắt vẫn là phát triển hài hoà các phương tiện vận tải trong thành phố, đặc biệt là các phương tiện vận tải công cộng.

Người tham gia giao thông quyết định là có tai nạn hay không có tai nạn. Họ phải xác định được tai nạn giao thông không phải là trên trời, không phải là việc của lãnh đạo ngành giao thông mà là việc gắn với chính mình thì ý thức về tham gia giao thông sẽ khác.

Cần phải kiểm soát lái xe, không uống rượu uống bia... tóm lại cần nhiều giải pháp.

Bộ trưởng tiền nhiệm là ông Hồ Nghĩa Dũng rất thành công trong việc xây dựng cho người dân ý thức  đội mũ bảo hiểm Là một người làm doanh nghiệp chuyên sang ngạch mới, ông thấy có  những áp lực nào khi mà rất nhiều người dân kỳ vọng vào ông?

- Đúng như vậy nhưng làm việc thì áp lực lớn phải trở thành động lực. Với cấp dưới của tôi, tôi luôn tạo áp lực cho họ làm việc để họ biến áp lực đó thành động lực phấn đấu làm việc.

Làm việc mà không có động lực phấn đấu, chỉ có hoàn thành thôi thì chả có gì là sung sướng cả. Công việc đầy khó khăn, đầy thử thách thì khi hoàn thành mới vẻ vang.

  • Lê Nhung (ghi)

Ảnh: Lê Anh Dũng
Vậy giả sử cho ông một điểm tựa thì điểm tựa mà ông chọn là gì?

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,924

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn