Thông tư 01/2020/TT-TANDTC về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TAND

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
23/06/2020 08:53 AM

Thông tư 01/2020/TT-TANDTC ngày 18/6/2020 quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân (TAND), trong đó quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TAND.

giải quyết khiếu nại tố cáo trong tòa án

Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TAND (Ảnh minh họa)

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

- Chánh án TAND cấp huyện giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án TAND cấp huyện.

- Chánh án TAND cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau:

+ Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án TAND cấp tỉnh;

+ Giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại quyết định, hành vi của Chánh án TAND cấp huyện, của công chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án TAND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

- Chánh án TAND cấp cao giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án TAND cấp cao.

- Chánh án TAND tối cao giải quyết các khiếu nại sau:

+ Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án TAND tối cao;

+ Giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại quyết định, hành vi của Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án TAND cấp cao, của công chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án TAND cấp cao đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

- Chánh án Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm của các cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân; hành vi vi phạm của công chức hoặc người không phải là công chức do mình trực tiếp quản lý được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định tại Điều 14 và Điều 21 Luật Tố cáo.

- Trường hợp công chức hoặc người lao động được biết phải thì thầm quyền được xác định như sau:

+ Trường hợp tổ cáo về hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong thời gian công tác trước khi biệt phái thì Chánh án TAND quản lý trực tiếp tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật giải quyết, Chánh án TAND nơi công chức hoặc người lao động được biệt phái đến có trách nhiệm phối hợp giải quyết;

+ Trường hợp tổ cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác tại TAND nơi công chức hoặc người lao động được biệt phái đến thì Chánh án TAND nơi công chức hoặc người lao động đang công tác giải quyết.

- Đối với công chức hoặc người lao động đã chuyển công tác, sau đó mới xác định có hành vi vi phạm tại cơ quan, đơn vị đã công tác thì Chánh án TAND quản lý trực tiếp công chức hoặc người lao động tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật giải quyết, Chánh án TAND nơi công chức hoặc người lao động đang công tác có trách nhiệm phối hợp giải quyết.

Thông tư 01/2020/TT-TANDTC chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 10/8/2020.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 7,921

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn