Sếp được đuổi việc nhân viên mà không phải báo trước với 02 trường hợp sau

19/12/2019 15:38 PM

Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước nhà, Quốc hội đã quy định nội dung này vào Bộ luật lao động 2019.

File Word Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2020

đuổi việc

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Theo đó, người sử dụng lao động (thực tế thường được gọi là sếp) được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động (thực tế thường được gọi là nhân viên) trong các trường hợp mà không cần báo trước cho người lao động.

- Thứ nhất, người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này.

Điều 31. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

- Thứ hai, người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

“Bộ luật lao động 2019 cho phép người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong các trường hợp nêu trên sẽ giúp doanh nghiệp thuận tiện loại bỏ những người lao động không tuân thủ quy định của doanh nghiệp; cũng như góp phần nâng cao ý thức, tính chuyên nghiệp trong công việc của người lao đồng, từ đó tăng được hiệu suất lao động, lợi cho cả doanh nghiệp và người lao động” – Đây là chia sẻ của Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

Bộ luật lao động 2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.

Hữu Phạm

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 10,328

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn