Thí sinh khai lý lịch vào trường công an thế nào cho đúng?

22/09/2015 10:34 AM

Các gia đình có con em dự thi vào các trường Công an, Quân sự, nếu có trường hợp liên quan tới án tích thì nên đến tòa án làm thủ tục để lấy chứng nhận xóa án tích khi làm hồ sơ dự tuyển.

công an

Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Trường hợp hai thí sinh Kiều Như và Đức Ngà khiến nhiều thí sinh và gia đình thí sinh cảm thấy “bối rối” khi bị “từ chối” vào trường Công an, Quân sự vì những thủ tục mà chính họ sơ suất bỏ qua.

Thông tin trên báo chí, Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn cho biết: Thông tư số 53 ngày 15/8/2012 quy định tiêu chuẩn về chính trị đối với cán bộ chiến sỹ CAND, thí sinh Bùi Kiều Nhi đã vi phạm điểm 0 khoản 1 điều 6 và điểm A khoản 2 điều 6 thuộc trường hợp không tuyển vào lực lượng CAND.

Cụ thể trường hợp của hai em Kiều Như và Đức Ngà đã không “khai báo trung thực” về việc phụ huynh của mình có tiền án trong hồ sơ lý lịch dự tuyển.

Luật sư Hoàng Tùng (VP Luật sư Trung Hòa – Đoàn Luật sư Hà Nội): Lỗi này bắt nguồn từ quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục trước đây. Trước đây, thí sinh đăng ký dự thi váo các trường thuộc ngành Công an, Quân đội sơ tuyển trước khi dự thi là tuân theo quy định của Thông tư 53. Nay, các em đăng ký trước rồi trúng tuyển thì hiện tượng này là bình thường.

Bộ Công an nên có hướng dẫn khắc phục tình trạng này bằng hướng dẫn liên tịch với Bộ Giáo dục.

Các gia đình có con em dự thi, nếu trường hợp chưa được xóa án tích thì nên tìm hiểu để đến tòa án làm thủ tục xóa án tích, sau đó lấy chứng nhận xóa án tích của cơ quan Tòa án.

“Chúng ta không phỉ nhận Thông tư 53 bởi thông tư của ngành đã ban hành đang có hiệu lực. Lỗi dẫn đến tình trạng nêu trên là gia đình thí sinh và cơ quan có thẩm quyền chưa coi trọng quy định pháp luật hình sự về viecj xóa án tích. Người bị án án chỉ chú trọng thi hành xong bản án mà không thực hiện nghĩa vụ xóa án tích. Đó vừa là quyền lợi vừa là nghiwxa vụ đối với thủ tục tố tụng này.

Cần rút ra bài học cho thí sinh và gia đình thí sinh dự thi ngành Công an nói riêng mà những người đã chấp hành xong bản án nói chung, không nên xem nhẹ việc xóa án tích.

Xóa án tích được coi như chưa bị kết án và được TA cấp Giấy chứng nhận thì mới đầy đủ thủ tục.

Việc khai báo trung thực là điều kiện bắt buộc trong ngành Công an. Tại sao địa phương vẫn xác nhận lý lịch dự thi cho các em thí sinh, nếu lỗi không khái bảo không chứng minh được do gia đình và thí sinh cố ý gian dối thì không thể quy trách nhiệm cho thí sanh và gia đình thí sinh được. Kể cả có “lọt” qua được, sau này các em vào ngành Công an rồi kết nạp vào Đảng, đương nhiên các em sẽ không được kết nạp hoặc không đủ tiêu chuẩn kết nạp Đảng viên đối với các trường hợp này.

Nếu trường các em đăng ký là nguyện vọng 1 nhưng không được nhận thì các thí sinh không được đảm bảo quyền lợi. Theo ý kiến của tôi, các trường Công an, Quân sự nên có thời gian sơ tuyển trước một các hợp lý để tránh tình trạng trúng tuyển rồi mà không nhận thí sinh chỉ do lỗi “quên không khai lý lịch”.

Kiên Trung

Theo Vietnamnet

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 9,960

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn