Sử dụng bình xịt hơi cay tự vệ có vi phạm pháp luật không?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Như Mai
26/02/2022 10:27 AM

Tệ nạn xã hội xảy ra ở nhiều nơi bằng nhiều hình thức, nên một số người thường trang bị bình xịt hơi cay trong người để tự vệ khi cần thiết. Vậy sử dụng bình xịt hơi cay có vi phạm pháp luật hay không?

Sử dụng bình xịt hơi cay tự vệ có vi phạm pháp luật không?

Sử dụng bình xịt hơi cay tự vệ có vi phạm pháp luật không? (Ảnh minh họa)

1. Bình xịt hơi cay có bị cấm sử dụng không?

Tại điểm b khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ 2017 quy định Công cụ hỗ trợ là:

Phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp. Trong danh mục các công cụ hỗ trợ có bao gồm phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa.

Theo đó, bình xịt hơi cay cũng được xem là một trong các công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, và chỉ một số đối tượng đặc thù mới được sử dụng công cụ hỗ trợ này.

2. Đối tượng được phép sử dụng bình xịt hơi cay

Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ 2017 thì chỉ có những đối tượng sau đây mới được trang bị công cụ hỗ trợ, bao gồm:

- Quân đội nhân dân;

- Dân quân tự vệ;

- Cảnh sát biển;

- Công an nhân dân;

- Cơ yếu;

- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Cơ quan thi hành án dân sự;

- Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;

- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;

- Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;

- An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;

- Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

- Ban Bảo vệ dân phố;

- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

- Cơ sở cai nghiện ma túy;

- Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

Như vậy, trường hợp một công dân không thuộc các đối tượng nêu trên sử dụng bình xịt hơi cay để tự vệ là không hợp pháp. Cá nhân không được phép sử dụng bình xịt hơi cay nếu vẫn sử dụng có thể vi phạm quy định về  tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép công cụ hỗ trợ.

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 25,939

Bài viết về

lĩnh vực khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn