Các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
17/09/2020 10:58 AM

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị áp dụng các hình thức kỷ luật khác nhau.

kỷ luật cán bộ công chức viên chức

Các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức (Ảnh minh họa)

06 hình thức kỷ luật công chức

Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

+ Khiển trách;

+ Cảnh cáo;

+ Hạ bậc lương;

+ Buộc thôi việc.

- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

+ Khiển trách;

+ Cảnh cáo;

+ Giáng chức;

+ Cách chức;

+ Buộc thôi việc.

Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

(Theo Khoản 15 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)

Lưu ý: Hiện nay Nghị định 34/2011/NĐ-CP về xử lý kỷ luật với công chức quy định hình thức hạ bậc lương áp dụng với cả công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. Mặc dù Nghị định 34 vẫn có hiệu lực nhưng quy định trên trái với Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 nên khi áp dụng mọi người cần chú ý. Hi vọng Chính phủ sẽ nhanh có văn bản sửa đổi Nghị định 34 để phù hợp với Luật mới.

04 hình thức kỷ luật đối với cán bộ

Cán bộ vi phạm quy định của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Cách chức;

- Bãi nhiệm.

Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.

Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

(Theo Điều 78 Luật cán bộ công chức 2008).

04 hình thức kỷ luật đối với viên chức

Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

- Đối với viên chức quản lý:

+ Khiển trách;

+ Cảnh cáo;

+ Cách chức;

+ Buộc thôi việc.

- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:

+ Khiển trách;

+ Cảnh cáo;

+ Buộc thôi việc.

(Theo Điều 52 Luật Viên chức 2011).

Quý Nguyễn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 117,352

Bài viết về

Cán bộ, công chức, viên chức

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn