Nghỉ bệnh có thể được hưởng 100% lương

23/08/2016 08:15 AM

Hiện nay, nhiều bạn đọc thắc mắc rằng: Khi nghỉ bệnh thì có được hưởng lương không và nếu được hưởng lương thì mức hưởng như thế nào?
>> BHXH Việt Nam giải đáp về quyền lợi tham gia BHYT 5 năm liên tục

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin được giải đáp như sau:

1. Người lao động nghỉ bệnh vào ngày phép năm

Theo quy định tại Điều 111 Bộ Luật lao động 2012 thì trường hợp người lao động xin nghỉ bệnh vào  ngày nghỉ phép hàng năm sẽ được hưởng 100% lương.

2. Người lao động nghỉ bệnh vào ngày không phải phép năm

Người lao động đang tham gia BHXH mà bệnh phải nghỉ việc sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định như sau:

 a.  Điều kiện hưởng

- Bị ốm đau, tai nạn không phải tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.

- Phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau dưới 07 tuổi và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc các trường hợp nêu trên.

(Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Thông tư Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

b. Thời gian hưởng và mức hưởng

(i) Đối với người lao động bị ốm đau không phải bệnh dài ngày:

Thời gian hưởng (căn cứ Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội):

Người lao động bị ốm đau, không phải bệnh dài ngày (ngàylàm việc/năm)

Đóng BHXH dưới 15 năm

Đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm

Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên

Điều kiện làm việc bình thường

30 ngày

40 ngày

60 ngày

Điều kiện làm việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, PCKV 0.7 trở lên

40 ngày

50 ngày

70 ngày

Mức hưởng:

Mức hưởng

=

Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày

X 75%

X

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

Trong đó, số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần (Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 59).

 (ii) Đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày:

Thời gian hưởng: Tối đa 180 ngày trong năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Nếu nghỉ hết 180 ngày mà vẫn ốm thì được hưởng tiếp nhưng tối đa bằng thời gian tham gia BHXH (căn cứ Khoản 2 Điều 26 Luật BHXH).

Mức hưởng:

Mức hưởng

=

Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

X T%

X

Số tháng nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng đối với những ngày này như sau:

Mức hưởng

=

Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày

X T%

X

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

T = 75% nếu trong 180 ngày đầu

T = 65% nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên

T = 55% nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm

T= 50% nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm

Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

(Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Thông tư 59)

(iii) Đối với người lao động nghỉ trông con dưới 7 tuổi bị ốm:

Thời gian hưởng: tối đa 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi, tối đa 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 đến dưới 7 tuổi (căn cứ Khoản 1 Điều 27 Luật BHXH).

Mức hưởng:

Mức hưởng

=

Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày

X 75%

X

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

Trong đó, số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

(Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 59).

Quý Nguyễn

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 305,097

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn