Việc lấy ý kiến Nhân dân về đề án sáp nhập tỉnh, đổi tên tỉnh được thực hiện thế nào và do cơ quan nào tổ chức?

Việc lấy ý kiến Nhân dân về đề án sáp nhập tỉnh, đổi tên tỉnh được thực hiện thế nào và do cơ quan nào tổ chức? Sau khi lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, đổi tên tỉnh phải thực hiện bước gì tiếp theo?

Việc lấy ý kiến Nhân dân về đề án sáp nhập tỉnh, đổi tên tỉnh được thực hiện thế nào và do cơ quan nào tổ chức?

Theo khoản 3 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:

Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
a) Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
b) Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
c) Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
d) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
...

Theo đó, việc lấy ý kiến Nhân dân về đề án sáp nhập tỉnh, đổi tên tỉnh được thực hiện ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sáp nhập tỉnh, đổi tên tỉnh bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.

Việc lấy ý kiến Nhân dân về đề án sáp nhập tỉnh, đổi tên tỉnh được thực hiện thế nào và do cơ quan nào tổ chức?

Việc lấy ý kiến Nhân dân về đề án sáp nhập tỉnh, đổi tên tỉnh được thực hiện thế nào và do cơ quan nào tổ chức? (Hình từ Internet)

Sau khi lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, đổi tên tỉnh phải thực hiện bước gì tiếp theo?

Căn cứ khoản 4 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:

Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
...
4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
5. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
6. Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo đó, sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, đổi tên tỉnh phải thực hiện bước hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc sáp nhập tỉnh, đổi tên tỉnh.

Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện sáp nhập tỉnh được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện sáp nhập tỉnh bao gồm những nội dung sau:

Đối với việc tổ chức đơn vị hành chính:

- Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;

- Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;

- Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Đối với việc sáp nhập tỉnh thì phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngoài ra, đối với việc giải thể đơn vị hành chính cấp tỉnh thì thực hiện trong những trường hợp sau:

- Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia

- Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công văn 4158/BTP-BTTP 2025 hướng dẫn chứng thực sau sáp nhập tỉnh thành cho cấp xã thế nào?
Pháp luật
Danh sách sáp nhập 34 tỉnh thành mới nhất 2025: Tên gọi, Trung tâm hành chính, diện tích và dân số ra sao?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh bỏ huyện: Đánh giá cán bộ công chức để sắp xếp bộ máy cần lưu ý vấn đề gì theo Kết luận 126?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh: Sẽ đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ công chức sau sắp xếp bộ máy đúng hay không?
Pháp luật
Danh sách 57 xã phường mới của Tỉnh Nam Định sau sáp nhập tỉnh với Hà Nam, Ninh Bình được quy định như thế nào?
Pháp luật
Danh sách 33 xã phường mới tỉnh Hà Nam sau sáp nhập với tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định được quy định như thế nào?
Pháp luật
Danh sách các sở sau sáp nhập được tổ chức thống nhất ở địa phương chi tiết? Mỗi tỉnh thành được tổ chức tối đa bao nhiêu sở?
Pháp luật
Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành mới nhất hiện nay? Tải về bản đồ hành chính 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập năm 2025?
Pháp luật
Link tra cứu địa chỉ công ty sau sáp nhập 34 tỉnh thành 2025? Xem địa chỉ mới công ty sau sáp nhập 2025 thế nào?
Pháp luật
Tra cứu 645 xã phường đặc khu mới của 6 Thành phố trực thuộc Trung ương từ 1/7/2025 Hà Nội, HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Huế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
268 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN

XEM NHIỀU NHẤT
Pháp luật
Bảng tra cứu đầy đủ 126 phường xã Hà Nội sau sáp nhập kèm bản đồ chi tiết? Danh sách phường xã Hà Nội từ 1/7/2025?
Pháp luật
Danh sách 29 Thuế cơ sở thuộc Thuế TPHCM từ 01/7/2025? Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý thuế cơ sở thuộc Thuế TPHCM?
Pháp luật
Bảng tra cứu đầy đủ 99 xã phường mới tỉnh Bắc Ninh sau sáp nhập chi tiết đầy đủ? Xem xã phường mới tỉnh Bắc Ninh?
Pháp luật
Danh sách 9 xã phường mới của TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai sau sáp nhập? Sau sáp nhập tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu xã phường?
Pháp luật
Toàn văn Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 (Luật số 91/2025/QH15)? Tải toàn văn Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 bản chính thức?
Pháp luật
Danh sách 33 xã phường mới tỉnh Hà Nam sau sáp nhập với tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định được quy định như thế nào?
Pháp luật
Toàn văn Nghị định 188/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế? Tải về Nghị định 188/2025/NĐ-CP?
Pháp luật
Luật Thuế giá trị gia tăng mới nhất 2025 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Danh sách 48 xã phường mới của tỉnh Bến Tre từ 1/7/2025 chính thức sau sáp nhập Vĩnh Long Bến Tre Trà Vinh?
Pháp luật
Danh sách 65 xã phường đặc khu mới của tỉnh Khánh Hòa từ 1/7/2025 sau sáp nhập Khánh Hòa Ninh Thuận chính thức?

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Tư vấn pháp luật mới nhất
Hỗ trợ pháp luật mới
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP.HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Xuân Hòa, TP.HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào