Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 71/1998/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 08/09/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 71/1998/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 1998

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 71/1998/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 9 NĂM 1998BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 55/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 30 tháng 8 năm 1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

Cơ quan nói trong Quy chế này là các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện.

Điều 2. Trên cơ sở Quy chế này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, sau khi thoả thuận với Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, chịu trách nhiệm ban hành và hướng dẫn thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan sự nghiệp thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

Điều 3. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

QUY CHẾ
THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CPngày 08 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế thực hiện dân chủ trong sinh hoạt của cơ quan nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất, năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước; ngăn chặn và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân.

Điều 2. Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng.

Điều 3. Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; phát huy dân chủ, đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm Hiến pháp, pháp luật và xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân, cản trở việc thi hành công vụ ở cơ quan.

Chương 2:

DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ CƠ QUAN

MỤC 1: TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

Điều 4. Thủ trưởng cơ quan quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan theo chế độ Thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của cơ quan và về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Tại cuộc họp giao ban định kỳ, Thủ trưởng cơ quan đánh gía việc thực hiện công việc thời gian qua, lắng nghe đóng góp của cán bộ, công chức và định ra những công việc chủ yếu phải giải quyết trong thời gian tới của cơ quan.

Hàng tháng, Thủ trưởng cơ quan phải xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ của cơ quan.

Ít nhất 6 tháng một lần, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đánh giá công tác của cơ quan và các bộ phận trong cơ quan, chỉ rõ và đề ra các giải pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, khắc phục tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu dân và những yếu kém trong việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, pháp luật, chính sách, chế độ, nội quy, quy chế của cơ quan.

Cuối năm, Thủ trưởng cơ quan phải tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động của cơ quan.

Điều 6. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức thuộc cơ quan về các mặt tư tưởng, phẩm chất đạo đức, sử dụng, đào tạo, thực hiện chính sách để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực.

Điều 7. Theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, định kỳ hàng năm Thủ trưởng cơ quan thực hiện việc đánh giá đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý và chỉ đạo người phụ trách các bộ phận trong cơ quan đánh giá đối với cán bộ, công chức do mình phụ trách.

Việc đánh giá định kỳ hàng năm đối với cán bộ, công chức được tiến hành như sau:

1. Cán bô, công chức viết bản tự nhận xét công tác, bao gồm các nội dung:

Chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

Những công việc cụ thể đã thực hiện trong năm, đánh giá về chất lượng và hiệu quả công việc đó; cán bộ, công chức lãnh đạo còn phải đánh giá việc lãnh đạo tập thể của mình trong năm;

Phẩm chất đạo dực, ý thức tổ chức kỷ luật, tính trung thực trong công tác;

Quan hệ phối hợp trong công tác.

2. Tập thể nơi cán bộ, công chức làm việc tham gia ý kiến vào bản tự nhận xét công tác đó;

3. Thủ trưởng trực tiếp của cán bộ, công chức ghi đánh giá định kỳ hàng năm đối với cán bộ, công chức và thông báo trực tiếp cho cán bộ, công chức biết; cán bộ, công chức có quyền phát biểu ý kiến với Thủ trưởng trực tiếp của mình về đánh giá định kỳ hàng năm;

4. Đánh giá định kỳ hàng năm được đưa vào hồ sơ cán bộ, công chức do cơ quan quản lý theo phân cấp.

Điều 8. Thủ trưởng cơ quan phải lắng nghe ý kiến, phản ánh, phê bình của cán bộ, công chức và không được có hành vi trù dập đối với cán bộ, công chức đã góp ý, phê bình mình. Khi cán bộ, công chức đề nghị được gặp thì Thủ trưởng cơ quan gặp và trao đổi các vấn đề có liên quan.

Điều 9. Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm về việc sử dụng có hiệu quả tài sản của cơ quan, tiết kiệm kinh phí được cấp; thực hiện các quy định về công khai tài chính. Việc mua thiết bị, phương tiện và các tài sản khác mà phải đấu thầu thì phải được thực hiện theo quy định về đấu thầu.

Việc phân bổ chỉ tiêu có liên quan đến tài chính, biên chế và giải quyết cấp kinh phí bổ sung cho các cơ quan, tổ chức hữu quan phải thông qua tập thể lãnh đ ạo cơ quan và theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Thủ trưởng cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong cơ quan mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Công đoàn cơ quan tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan mỗi năm một lần vào cuối năm. Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan bao gồm toàn thể hoặc đại biểu cán bộ, công chức cơ quan. Khi có 2/3 cán bộ, công chức hoặc Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan yêu cầu hoặc Thủ trưởng cơ quan thấy cần thiết thì triệu tập hội nghị cán bô, công chức cơ quan bất thường.

Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan có nội dung:

1. Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác hàng năm và thảo luận, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tới của cơ quan;

2. Thủ trưởng cơ quan tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của cán bộ, công chức; giải đáp những thắc mắc, đề nghị của cán bộ, công chức cơ quan;

3. Bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức cơ quan;

4. Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan báo cáo công tác; bầu Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật;

5. Tham gia ý kiến về những vấn đề được quy định tại Điều 17 của Quy chế này;

6. Khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan có thành tích trong công tác.

MỤC 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Điều 12. Cán bộ, công chức phải thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức và không được làm những việc đã bị cấm theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức.

Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước thủ trưởng cơ quan về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.

Điều 13. Trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức phải phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên.

Cán bộ, công chức có quyền trình bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp trên.

Điều 14. Cán bộ, công chức phải tự phê bình nghiêm túc, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để không ngừng tiến bộ, phải thẳng thắn phê bình, đấu tranh để xây dựng nội bộ cơ quan trong sạch, vững mạnh, kể cả góp ý kiến, phê bình Thủ trưởng cơ quan; khi được yêu cầu, cán bộ, công chức có trách nhiệm đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các văn bản, các đề án của cơ quan.

MỤC 3: NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHẢI ĐƯỢC BIẾT

Điều 15. Những việc sau đây phải công khai cho cán bộ, công chức biết:

1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan;

2. Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý của cơ quan;

3. Kinh phí hoạt động hàng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách cấp và các nguồn tài chính khác và quyết toán kinh phí hàng năm của cơ quan;

4. Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch và đề bạt cán bộ, công chức;

5. Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan đã được kết luận;

6. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan;

7. Nội quy, quy chế cơ quan.

Điều 16. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thông báo cho cán bộ, công chức biết những vấn đề được quy định tại Điều 15 trên đây bằng một trong các hình thức:

1. Niêm yết tại cơ quan;

2. Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức cơ quan;

3. Thông báo bằng văn bản gửi toàn thể cán bộ, công chức;

4. Thông báo cho người phụ trách các bộ phận của cơ quan và yêu cầu họ thông báo đến cán bộ, công chức làm việc trong các bộ phận đó;

5. Thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan.

MỤC 4: NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THAM GIA Ý KIẾN,THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH

Điều 17. Những việc cán bộ, công chức tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua đại điện trước khi Thủ trưởng cơ quan quyết định gồm có:

1. Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan;

2. Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan;

3. Tổ chức phong trào thi đua;

4. Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan;

5. Các biện pháp cải tiến tổ chức và lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân;

6. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đề bạt cán bộ, công chức trong cơ quan theo quy định;

7. Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức;

8. Nội quy, quy chế cơ quan.

Điều 18. Hình thức lấy ý kiến tham gia:

1. Cán bộ, công chức tham gia ý kiến trực tiếp với người phụ trách, với Thủ trưởng cơ quan;

2. Thông qua hội nghị cán bộ, công chức cơ quan;

3. Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để cán bộ, công chức tham gia ý kiến.

Điều 19. Khi quyết định về những vấn đề được nêu tại Điều 17 khác với ý kiến tham gia của đa số cán bộ, công chức thì Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thông báo, giải thích lại cho cán bộ, công chức biết.

MỤC 5: NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GIÁM SÁT, KIỂM TRA

Điều 20. Những việc cán bộ, công chức giám sát, kiểm tra gồm có:

1. Thực hiện chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan;

2. Sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan;

3. Thực hiện nội quy, quy chế cơ quan;

4. Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của cán bộ, công chức cơ quan;

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan.

Điều 21. Việc giám sát, kiểm tra của cán bộ, công chức đối với những vấn đề nêu tại Điều 20 trên đây được thực hiện thông qua:

Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan;

Kiểm điểm công tác, phê bình và tự phê trong các cuộc sinh hoạt định kỳ của đơn vị công tác;

Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan.

CHƯƠNG 3:

DÂN CHỦ TRONG QUAN HỆ VÀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆCVỚI CÔNG DÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC

MỤC 1: QUAN HỆ VỚI CÔNG DÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Điều 22. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc niêm yết công khai tại công sở để công dân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là công dân, tổ chức) biết:

1. Bộ phận chịu trách nhiệm giải quyết công việc có liên quan;

2. Thủ tục hành chính giải quyết công việc;

3. Mẫu đơn từ, hồ sơ cho từng loại công việc;

4. Phí, lệ phí theo quy định;

5. Thời gian giải quyết từng loại công việc.

Điều 23. Thủ trưởng cơ quan chỉ đạo và kiểm tra cán bộ, công chức trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức; kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật đối với những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, công vụ, thiếu trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức.

Điều 24. Khi công dân, tổ chức có yêu cầu, cán bộ, công chức có trách nhiệm giải quyết các yêu cầu đó theo thẩm quyền. Những việc không thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ, công chức phải thông báo để công dân, tổ chức biết. Cán bộ, công chức không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà trong giải quyết công việc của công dân, tổ chức.

Điều 25. Cán bộ, công chức không tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân, tổ chức tại nhà riêng.

Công việc của công dân, tổ chức phải được cán bộ, công chức nghiên cứu xử lý và giải quyết một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất và theo đúng quy định của pháp luật.

Những công việc đã có thời hạn giải quyết theo quy định thì cán bộ, công chức phải chấp hành đúng thời hạn đó. Trường hợp đòi hỏi phải có thời gian để nghiên cứu giải quyết thì cán bộ, công chức có trách nhiệm thông báo kịp thời cho công dân, tổ chức biết.

Cán bộ, công chức có trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tổ cáo của công dân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Thủ trưởng cơ quan chỉ đạo việc bố trí nơi tiếp dân, thực hiện việc tiếp dân và tổ chức hòm thư góp ý. Hàng tuần, người phụ trách công tác hành chính của cơ quan cùng đại diện Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan mở hòm thư, nghiên cứu ý kiến được gửi đến và báo cáo thủ trưởng cơ quan. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu và đề ra những biện pháp hợp lý nhằm tiếp thu và giải quyết các ý kiến góp ý.

Điều 27. Đối với những chương trình, dự án do cơ quan xây dựng hoặc tổ chức thực hiện có liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nào thì Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thông báo để công dân, tổ chức địa phương đó biết, tham gia đóng góp ý kiến.

Khi công dân, tổ chức có yêu cầu, cơ quan phải cử người có trách nhiệm gặp và giải quyết công việc có liên quan.

Những kiến nghị, phản ánh, phê bình của công dân, tổ chức phải được nghiên cứu và xử lý kịp thời.

MỤC 2; QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN CẤP TRÊN

Điều 28. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm phục tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn và chấp hành các quyết định của cơ quan cấp trên.

Cơ quan có quyền phản ánh những vướng mắc, khó khăn trong qúa trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; kiến nghị lên cơ quan cấp trên những vấn đề không phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung trong các chế độ, chính sách, các quy định của pháp luật và trong chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên.

Khi có căn cứ để cho là quyết định của cơ quan cấp trên là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.

Điều 29. Cơ quan được quyền tham gia đóng góp ý kiến, phê bình đối với cơ quan cấp trên.

Khi được yêu cầu, cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu, tham gia ý kiến vào các dự thảo về chế độ, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan cấp trên gửi đến.

Điều 30. Cơ quan có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác lên cơ quan cấp trên theo quy định; đối với những vấn đề nảy sinh vượt quá khả năng giải quyết thì phải báo cáo kịp thời với cơ quan cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.

Nội dung báo cáo lên cơ quan cấp trên phải khách quan, trung thực.

MỤC 3: QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN CẤP DƯỚI

Điều 31. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo, huớng dẫn và kiểm tra hoạt động của cơ quan cấp dưới và chịu trách nhiệm về những sai lầm, khuyết điểm của cơ quan cấp dưới nếu những sai lầm, khuyết điểm đó có nguyên nhân từ sự chỉ đạo, hướng dẫn của mình.

Phải thông báo cho cơ quan cấp dưới những chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động và phạm vi trách nhiệm của cơ quan cấp dưới.

Điều 32. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết kịp thời các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan cấp dưới.

Định kỳ, Thủ trưởng cơ quan phải làm việc với Thủ trưởng cơ quan cấp dưới. Khi thủ trưởng cơ quan cấp dưới có yêu cầu thì Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm tiếp và làm việc.

Thủ trưởng cơ quan phải có thái độ khuyến khích những thông tin, báo cáo trung thực, khách quan của cơ quan cấp dưới.

Điều 33. Phải tham khảo ý kiến của cơ quan cấp dưới trong việc xây dựng chế độ, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Khi cần thiết, phải cử cán bộ, công chức đến cơ quan cấp dưới để trao đổi, nghiên cứu, giải quyết những vấn đề cụ thể của cơ quan cấp dưới; phải xử lý nghiêm khắc những cán bộ, công chức cơ hội, báo cáo, phản ánh sai sự thật, không trung thực.

Điều 34. Việc giải quyết cấp, bổ sung kinh phí, biên chế cho cơ quan cấp dưới phải theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời, sát thực tế và thông qua tập thể lãnh đạo cơ quan.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện tốt Quy chế này sẽ được khen thưởng; người vi phạm Quy chế sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Quy chế này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 71/1998/ND-CP

Hanoi, September 08, 1998

 

DECREE

PROMULGATING THE REGULATION ON EXERCISING DEMOCRACY IN THE ACTIVITIES OF AGENCIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Resolution No. 55/1998/NQ-UBTVQH10 of August 30, 1998 of the National Assembly Standing Committee on the promulgation of the Regulation on exercising democracy in the activities of agencies;
At the proposal of the Minister-Chairman of the Government Commission for Organization and Personnel
,

DECREES:

Article 1.- To issue together with this Decree the Regulation on exercising democracy in the activities of agencies.

The agencies mentioned in this Regulation are the State administrative agencies from the central to district levels.

Article 2.- Basing themselves on this Regulation, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government shall, after reaching agreement with the Minister-Chairman of the Government Commission for Organization and Personnel, have to promulgate and guide the implementation of the Regulation on exercising democracy in the activities of administrative agencies within the branches and domains under their respective management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

 

 

THE GOVERNMENT




Phan Van Khai

 

REGULATION

ON EXERCISING DEMOCRACY IN THE ACTIVITIES OF AGENCIES
(Issued together with Decree No. 71/1998/ND-CP of September 8, 1998 of the Government)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- The bringing into play of the mastery of public employees must be associated with the ensuring of the leadership of the Party organizations in agencies, the observance of the principle of democratic centralism, the implementation of the one-boss regime and the promotion of the mass organizations' role.

Article 3.- Democracy must be exercised in the framework of the Constitution and laws; the bringing into play of democracy shall go along with the resolute handling of all acts of abusing democracy to violate the Constitution and laws, infringe upon the people's democratic freedom, and hinder the performance of public duties in agencies.

Chapter II

DEMOCRACY IN THE AGENCIES' INTERNAL AFFAIRS

SECTION 1. RESPONSIBILITIES OF THE HEADS OF AGENCIES

Article 4.- The head of an agency shall manage and run all the activities of such agency according to the one-boss regime, taking responsibility before law and his/her superiors for all activities of the agency as well as for the performance of the tasks and public duties by the public employees under his/her management in accordance with the provisions of law.

Article 5.- At regular briefings, the agency's head shall make the assessment of the agency's work performance in the recent past, listen to opinions contributed by public employees and set major tasks to be fulfilled in the coming time.

Every month, the agency's head shall have to review the execution of the Party's resolutions and tasks of the agency.

At least once every 6 months, the agency's head shall have to assess the work performance by the agency and various sections thereof, pointing and working out measure to bring into play the mastery of the agency's public employees, overcome red-tape, authoritarianism, corruption, harassment of people and weaknesses in the implementation of tasks, plans, laws, policies, regimes as well as the observance of internal regulations and rules of the agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- The agency's head shall have to manage the agency's public employees in terms of ideology, moral qualities, employment, training and policy implementation in order to build a contingent of qualified and capable officials and employees.

Article 7.- According to the division of responsibilities for the management of public employees, the agency's head shall every year make the assessment of public employees under his/her management and direct persons in charge of various sections of the agency in assessing public employees under their respective management.

The annual assessment of public employees shall be conducted as follows:

1. The public employees shall make written reports on their respective work performance with the following contents:

- The observance of the State's policies and laws;

- The work performed in the year and the evaluation of the quality and efficiency thereof; public employees who are leading officials of the agency shall also have to assess their leadership role in the year;

- Their moral qualities, sense of organizational discipline and truthfulness in the discharge of work;

- The relationship of coordination in their work.

2. The people in sections where the public employees work shall give their comments on such self-criticism reports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The annual assessments shall be included in the public employees' personal records and managed by the agency according to the division of responsibilities.

Article 8.- The agency's head shall have to listen to the opinions, reports and criticisms of their public employees and must not take revenge on those who have criticized him/her. When public employees request to meet him/her, the agency's head shall meet with them and exchange opinions on the matters concerned.

Article 9.- The agency's head shall take responsibility for the efficiency of the use of the agency's property and the thrifty use of funds allocated to the agency and comply with the regulations on making public financial situation of the agency. The purchase of equipment, means and other kinds of property through biddings must be conducted in accordance with the regulations on bidding.

The assignment of financial and personnel quotas and the additional allocation of funds for the concerned agencies and/or organizations must be done collectively by the agency's leadership and in accordance with the provisions of law.

Article 10.- The agency's head shall, within his/her tasks and powers, have to take measures to prevent and check corruption acts, to handle and create conditions for the competent agencies and/or organizations to handle persons who commit acts of corruption; if he/she lets corruption occur in the agency due to the negligence in his/her responsibility, he/she shall be dealt with in accordance with the provisions of law.

Article 11.- Once a year, the agency's head shall, in coordination with the agency's trade union, organize the conference of public employees at the end of the year. The conference of public employees shall be participated by the agency's entire public employees or their delegates. Upon the request of two thirds (2/3) of the public employees or of the agency's trade union's executive committee or if he/she deems it necessary, the agency's head shall convene an extraordinary conference of the agency's public employees.

A conference of the agency's public employees shall focus on the following contents:

1. Reviewing the implementation of the Party's resolutions and laws of the State, evaluating the implementation of the annual plan and discussing measures for the implementation of the agency's plan in the next year;

2. The agency's head shall accept the opinions and criticisms of public employees; answer their queries and requests;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Listening to report(s) of the agency's people's inspectorate; electing members to the people's inspectorate as prescribed by law;

5. Commenting on issues stipulated in Article 17 of this Regulation;

6. Commending and/or rewarding the agency's individuals and collectives that have achievements in their work.

SECTION 2. RESPONSIBILITIES OF PUBLIC EMPLOYEES

Article 12.- The public employees shall have to perform their obligations and refrain from doing things prohibited by the Ordinance on State Public Employees.

The public employees shall be accountable before law and the agency's head for the performance of their tasks and public duties; have a healthy lifestyle, be honest, thrifty, incorrupt, public-minded and impartial.

Article 13.- While performing their tasks and public duties, the public employees shall have to follow the direction and guidance of their superiors.

The public employees shall have the right to express their opinions and suggest measures to settle matters under their responsibilities, which are different from the opinions of their immediate superiors; but still have to abide by the superiors' direction while being entitled to reserve their opinions and report them to the higher authorities.

Article 14.- The public employees shall have to seriously make self-criticism, bring into play their good points and overcome their shortcomings and weaknesses so as to progress; to take up frank criticism even of the agency's head and the struggle for building a strong agency; when requested, the public employees shall also have to contribute opinions to the elaboration of legal documents and plans of the agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- The following things must be made public to the public employees:

1. The Party's and State's lines and policies related to the work of the agency;

2. The agency's annual and quarterly working plans;

3. The annual funds for operation, including the State-budget allocated funds and other financial sources as well as the annual final settlement of expenditures of the agency;

4. The recruitment, commendation, discipline, raising of salaries and grades, and promotion of public employees;

5. The agency's negative phenomena and corruption cases which have already been concluded;

6. The results of the settlement of complaints and denunciations within the agency;

7. The agency's internal regulations and rules.

Article 16.- The agency's head shall have to inform the public employees of matters prescribed in Article 15 above in one of the following forms:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Making announcement thereon at the public employees' conference;

3. Sending a written announcement to all public employees of the agency;

4. Notifying such to the managers of the agency's sections and requesting them to notify the public employees working in their respective sections thereof;

5. Notifying the agency's Party Committee and trade union's executive committee thereof in writing.

SECTION 4. WORK TO BE COMMENTED ON BY PUBLIC EMPLOYEES AND DECIDED BY THE HEAD OF THE AGENCY

Article 17.- Work to be commented on directly by public employees or through their representatives before being decided by the agency's head shall include:

1. Undertakings and measures to implement the Party's resolutions and the State's laws, which are related to the agency's work;

2. The annual working plan of the agency;

3. The organization of emulation movements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Measures for the betterment of organizational restructure and working style; for practicing thrift, combating wastefulness, corruption, red-tape, trouble-making and harassment of people;

6. Plans on the recruitment, training, fostering and promotion of public employees in the agency as prescribed;

7. The implementation of the regimes and policies related to the rights and interests of the public employees;

8. The agency's internal regulations and rules.

Article 18.- Forms of collecting opinions:

1. Public employees shall contribute their opinions directly to their superiors or the agency's head.

2. Through the conference of the agency's public employees;

3. Distribution of questionnaires, sending of draft documents to the public employees for their comments.

Article 19.- When making decision on matters mentioned in Article 17, which is different from the opinions of the majority of the public employees, the agency's head shall have to notify and explain it to the public employees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 20.- Work to be supervised and inspected by public employees shall include:

1. The implementation of the Party's and State's lines and policies, and the annual working plan of the agency;

2. The use of operation funds, the observance of policies and regulations on the management and use of property of the agency;

3. The implementation of the agency's internal regulations and rules;

4. The implementation of the State's regimes and policies on the rights and interests of the agency's public employees;

5. The settlement of complaints and denunciations within the agency.

Article 21.- The supervision and inspection of matters mentioned in Article 20 above by the agency's public employees shall be conducted through:

- The people's inspectorate of the agency;

- The review of work performance, criticisms and self-criticisms in the periodical meetings of all working units of the agency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

DEMOCRACY IN THE RELATIONSHIP AND WORK HANDLING WITH CITIZENS, AGENCIES AND ORGANIZATIONS

SECTION 1. RELATIONSHIP WITH CITIZENS, AGENCIES AND ORGANIZATIONS

Article 22.- The agency's head shall have to organize, direct and inspect the posting up of announcements at the agency's office so that all citizens, other agencies and organizations (hereafter referred collectively as citizens and organizations) may be aware of the following:

1. The agency's sections in charge of the settlement of matters concerned;

2. The administrative procedures for the settlement of work;

3. The application forms and dossiers needed for each type of work;

4. The prescribed charges and fees;

5. The time-limit for the settlement of each type of work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24.- Upon the citizens' and/or organiza-tions' request, the public employees shall have to settle such request according to their competence. If the work falls outside their handling competence, the public employees shall have to notify it to the involved citizens and/or organizations. Public employees must neither be bureaucratic, overbearing, authoritarian, nor cause troubles and difficulties in settling the work of citizens and/or organizations.

Article 25.- Public employees shall not receive citizens and/or organizations and settle the latter's work at their private houses.

Work of citizens and/or organizations must be studied and settled by public employees in the quickest and most convenient manner and in accordance with the provisions of law.

Regarding work with prescribed settlement time-limit, the public employees shall have to comply with such time-limit. In cases where more time is required for the study and settlement of the work, the concerned public employees shall have to promptly notify the involved citizens and/or organizations thereof.

The public employees shall have to protect the State's secrets, secrets of their work and of the contents of citizens' and/or organizations' complaints and denunciations in accordance with the provisions of law.

Article 26.- The agency's head shall direct the arrangement of citizen-receiving places, receive citizens and put up the agency's box for comments. Every week, the person in charge of the agency's administrative work shall, together with represen-tative(s) of the agency's people's inspectorate, open the comments box, study the collected opinions and report them to the agency's head. The agency's head shall have to study them and work out appropriate measures to accept and settle such comments.

Article 27.- For programs and/or projects elaborated or implemented by the agency itself, which are closely related to a locality's socio-economic development, the agency's head shall have to inform such locality's citizens and/or organizations thereof so that the latter may be aware of and contribute their opinions thereon.

At citizens' and/or organizations' request, the agency shall have to appoint responsible person(s) to meet with such citizens and/or organizations and settle the related matters.

All suggestions, reports and criticisms from citizens and/or organizations must be promptly studied and dealt with.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- The agency's head shall have to follow the direction as well as guidance and abide by decisions of the higher-level agencies.

The agency shall have the right to report to the higher-level agency(ies) on obstacles and difficulties arising in the course of performing its functions and tasks; on any discrepancies in the regulations, policies and/or law provisions as well as in the latter's direction and management for amendments and/or supplements.

If having grounds to believe that a higher-level agency's decision is contrary to laws, it shall have to immediately report to the person who has made such decision; in cases where it still has to execute the decision, it shall have to report to the immediate higher-level of the person who has made the decision and shall not take any responsibility for the consequences of the execution of such decision.

Article 29.- The agency shall have the right to contribute opinions to and criticize the higher-level agency(ies).

When requested, the agency shall have to study and give its comment on draft regulations, policies and legal documents sent from the higher-level agency(ies).

Article 30.- The agency shall have to report its working situation to the higher-level agency(ies) as prescribed; with regard to matters arising beyond its handling competence, the agency shall have to promptly report them to the higher-level agency(ies) for direction.

The contents of reports to the higher-level agency(ies) must be objective and truthful.

SECTION 3. RELATIONSHIP WITH THE LOWER-LEVEL AGENCIES

Article 31.- The agency's head shall have to direct, guide and inspect activities of the lower-level agencies and take responsibility for the latter's errors and mistakes if such errors and mistakes have resulted from his/her direction and/or guidance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- The agency's head shall have to study and settle requests and proposals made by the lower-level agencies.

Periodically, the agency's head shall have to work with the heads of the lower-level agencies. Upon the request of the heads of the lower-level agencies, he/she shall have to receive and work with them.

The agency's head shall have to encourage truthful and objective information and reports from the lower-level agencies.

Article 33.- He/she shall have to refer to the opinions of the lower-level agencies in the elaboration of the related regimes, policies and legal documents.

When necessary, he/she shall have to send officials and/or employees to the lower-level agencies for the exchange of opinions, study and settlement of specific matters of the lower-level agencies; and strictly handle those public employees who are opportunists, who falsely and untruthfully report or reflect matters.

Article 34.- The allocation and additional allocation of funds and personnel quotas to the lower-level agencies must be made in accordance with the provisions of law, in a timely and realistic manner and collectively by the agency's leadership.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 35.- Agencies and/or public employees that well implement this Regulation shall be commended and/or rewarded; all violators of this Regulation shall be dealt with according to law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/09/1998 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


91.288

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.187.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!