Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 51/2000/TT-BTC hướng dẫn những vấn đề tài chính trong khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP

Số hiệu: 51/2000/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 02/06/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 51/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 51/2000/TT-BTC NGÀY 2 THÁNG 6 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH TRONG KHOÁN KINH DOANH, CHO THUÊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 103/1999/NĐ-CP NGÀY 10/9/1999 CỦA CHÍNH PHỦ

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi và điều kiện áp dụng:

1.1- Thông tư này quy định những vấn đề về tài chính liên quan đến việc thực hiện khoán kinh doanh và cho thuê toàn bộ doanh nghiệp nhà nước, áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước độc lập và các doanh nghiệp thành viên các Tổng công ty, cụ thể như sau:

a. Có vốn nhà nước trên sổ sách kế toán dưới 1 tỷ đồng, kinh doanh thua lỗ kéo dài, hoặc Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần trừ các doanh nghiệp là nông trường, lâm trường quốc doanh, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, giám định.

b. Có vốn nhà nước trên sổ sách kế toán từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, bị thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản, sau khi đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không khắc phục được thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc phân cấp cho các Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty 91 quyết định việc khoán hoặc cho thuê doanh nghiệp.

1.2- Việc khoán kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước, cho thuê từng bộ phận của doanh nghiệp nhà nước và cho thuê tài sản riêng lẻ của doanh nghiệp nhà nước không nằm trong phạm vi điều chỉnh của thông tư này.

2. Nguyên tắc xử lý tài chính khi thực hiện khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp.

2.1. Trước khi khoán kinh doanh hoặc cho thuê doanh nghiệp, Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm kê tài sản, xác định số lượng và thực trạng tài sản cố định, đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, các khoản công nợ phải thu, phải trả và các nguồn vốn, quỹ; xử lý các tồn tại về tài sản và tài chính, theo các nguyên tắc:

- Tài sản cố định, tài sản lưu động, các khoản công nợ phải thu, phải trả còn tồn đọng, nếu không nằm trong danh mục tài sản cho thuê hoặc, khoán kinh doanh và không được kế thừa thì bên cho thuê hoặc khoán doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý bằng cách: điều động, thanh lý, nhượng bán, trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý theo các chế độ tài chính hiện hành.

- Tài sản đi thuê, mượn, giữ hộ, nhận gia công, nhận ký gửi, được kiểm kê phân loại riêng và thoả thuận với các bên có liên quan về việc xử lý số tài sản này: kế thừa hoặc điều chuyển thanh lý các hợp đồng thuê, mượn... trước khi khoán kinh doanh hoặc cho thuê doanh nghiệp.

- Nợ phải thu, phải trả: doanh nghiệp đối chiếu và xác nhận, trong đó có phân loại nợ khó đòi và nợ tồn đọng chưa có khả năng thanh toán.

Doanh nghiệp khoán kinh doanh hoặc cho thuê cùng bên nhận khoán kinh doanh hoặc bên nhận thuê thoả thuận với các bên liên quan về việc kế thừa các khoản nợ.

- Số dư đến thời điểm bàn giao cho thuê hoặc khoán doanh nghiệp về các khoản vốn bằng tiền: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, ngân phiếu, trái phiếu ... do hai bên thoả thuận trong hợp đồng thuê doanh nghiệp: bên cho thuê rút về hoặc bên thuê doanh nghiệp tiếp tục sử dụng và được hoàn trả trong giá thuê doanh nghiệp.

- Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi được chuyển giao cho tập thể lao động do Ban chấp hành Công đoàn cùng với doanh nghiệp nhận thuê, nhận khoán chịu trách nhiệm quản lý hoặc do hai bên giao và nhận thoả thuận cùng với Ban chấp hành Công đoàn doanh nghiệp về phương thức quản lý những tài sản này. Đối với số dư các quỹ khen thưởng và phúc lợi (nếu có), bên cho thuê doanh nghiệp cùng với công đoàn doanh nghiệp có phương án xử lý trước khi ký hợp đồng bàn giao doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi chính đáng và công bằng của người lao động.

Trường hợp còn tồn tại những khoản công nợ hoặc vật tư chưa được xử lý và không được bên nhận khoán, nhận thuê thoả thuận kế thừa thì khoanh lại giao cho bên nhận khoán, nhận thuê theo dõi xử lý tiếp hoặc giữ hộ. Các chi phí liên quan đến việc bảo quản, giữ hộ, hoặc tiêu thụ, đòi nợ ... do bên giao khoán, cho thuê chịu trách nhiệm bù đắp và được thoả thuận cụ thể trong các hợp đồng giao, nhận khoán, cho thuê doanh nghiệp.

Thời gian xử lý những tài sản này chậm nhất trong vòng 90 ngày, ngoài thời hạn này nếu chưa xử lý được thì gửi bên nhận khoán, nhận thuê giữ hộ, bảo quản và tiếp tục xử lý.

2.2. Tất cả các tài sản của doanh nghiệp khi thực hiện khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp đều được tính bằng giá trị, theo giá thực tế trên thị trường. Giá trị thực tế trên thị trường có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị doanh nghiệp trên sổ kế toán do bên khoán và cho thuê xác định, làm căn cứ thoả thuận (hoặc tổ chức đấu thầu) với bên nhận khoán, nhận thuê doanh nghiệp. Trường hợp giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn giá trị hạch toán trên sổ kế toán, thì phải có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp cùng cấp (Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp trung ương , Sở tài chính - Vật giá đối với doanh nghiệp địa phương).

- Sau khi có kết quả thoả thuận hoặc đấu thầu về mức khoán kinh doanh hoặc giá cho thuê doanh nghiệp, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định mức khoán kinh doanh hoặc giá cho thuê doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước trên sổ kế toán dưới 1 tỷ đồng.

Đối với doanh nghiệp có vốn trên sổ kế toán từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hoặc quyết định theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ .

2.3. Chi phí khoán kinh doanh hoặc cho thuê doanh nghiệp.

Chi phí cho việc tổ chức khoán kinh doanh hoặc cho thuê doanh nghiệp bao gồm chi phí kiểm kê tài sản, thông tin quảng cáo, tổ chức đấu thầu...đều phải được tính vào chi phí hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp trước khi giao khoán hoặc cho thuê.

2.4. Khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất kinh doanh bảo toàn được vốn và sử dụng tốt lao động trong doanh nghiệp. Bên nhận khoán, nhận thuê doanh nghiệp có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của hợp đồng vào mục đích kinh doanh thu lợi nhuận và không được quyền sở hữu về tài sản nhận khoán, nhận thuê. Việc nhượng bán tài sản nhằm đổi mới, thay thế thiết bị hoặc thanh lý nhượng bán tài sản không cần dùng, tài sản đã khấu hao hết trong thời gian khoán và cho thuê doanh nghiệp, các bên phải thực hiện theo các điều kiện cụ thể ghi trong hợp đồng đã được cam kết.

Trường hợp bên nhận khoán kinh doanh, nhận thuê doanh nghiệp thanh lý, nhượng bán để thay thế tài sản cố định thì các bên giao và nhận phải giải quyết các vấn đề tài chính liên quan trên cơ sở các chế độ tài chính hiện hành về thanh lý và nhượng bán tài sản cố định.

2.5. Bên nhận khoán kinh doanh, nhận thuê doanh nghiệp được quyền đầu tư bổ sung hoàn thiện đổi mới công nghệ từ nguồn vốn riêng của mình hoặc vốn huy động (vay ngân hàng và các nguồn huy động khác).

Những tài sản này thuộc quyền sở hữu của bên nhận khoán, nhận thuê và được quyền rút về khi thanh lý hợp đồng. Khi đầu tư thêm, bên nhận khoán, nhận thuê phải thông báo cho bên khoán kinh doanh, cho thuê biết.

2.6. Thời hạn khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp do 2 bên thoả thuận, nhưng không dưới 5 năm.

Hai bên phải thực hiện đúng thời hạn ghi trong hợp đồng và không bên nào được tự ý kết thúc hợp đồng trước thời hạn, trừ trường hợp có sự thoả thuận của 2 bên về việc kết thúc hợp đồng trước thời hạn.

Bên khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp có quyền đề nghị người quyết định khoán hoặc cho thuê doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng trước hạn (nếu bên nhận khoán, nhận thuê vi phạm hợp đồng).

Trường hợp hết thời hạn thuê doanh nghiệp mà người nhận thuê mua lại doanh nghiệp thì hai bên thanh lý hợp đồng và thực hiện theo các quy định về việc bán doanh nghiệp.

II- KHOÁN KINH DOANH

1. Nội dung, chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh

Căn cứ vào đặc điểm từng ngành, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, Cơ quan ra quyết định khoán kinh doanh (Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Tổng công ty nhà nước 91 đối với các doanh nghiệp thành viên trực thuộc) quy định nội dung, chỉ tiêu và điều kiện khoán theo các yêu cầu sau:

1.1. Bên giao khoán phải có trách nhiệm bảo toàn vốn đã được Nhà nước giao vốn. Bên nhận khoán có trách nhiệm bảo toàn vốn đã nhận theo hợp đồng giao nhận khoán. Bên nhận khoán được toàn quyền quản lý, sử dụng tài sản vật tư tiền vốn, quỹ, lao động của doanh nghiệp đã nhận ở thời điểm bàn giao vào mục đích kinh doanh và không làm mất vốn của bên giao khoán.

1.2. Bên giao khoán cần quy định cụ thể các điều kiện về việc thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh và việc kế thừa các hợp đồng đã ký trước đây của bên giao khoán bao gồm: các hợp đồng mua bán vật tư nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, các khoản nợ phải thu, phải trả và phải được sự thoả thuận với bên nhận khoán để ký kết trong hợp đồng giao nhận khoán. Bên nhận khoán cam kết tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại hợp đồng giao nhận khoán kinh doanh và không trái với các quy định của pháp luật hiện hành.

1.3. Hai bên giao nhận khoán thoả thuận mức lợi nhuận (hoặc lỗ) khoán hàng năm. Mức khoán lợi nhuận có thể ổn định cho suốt thời gian hợp đồng giao khoán hoặc có thể được xác định cụ thể cho từng năm. Mức khoán lợi nhuận không được thấp hơn mức lợi nhuận bình quân mà doanh nghiệp đã đạt được trong 3 năm trước khi giao khoán. Những doanh nghiệp trước khi giao khoán kinh doanh bị thua lỗ kéo dài thì giao khoán mức giảm lỗ, điều kiện và thời gian chấm dứt lỗ, nhưng phải đảm bảo mức giảm lỗ năm sau lớn hơn năm trước. Sau thời gian lỗ là thời gian khoán mức lợi nhuận đạt được hàng năm như quy định nói trên.

Những nội dung nói trên về khoán kinh doanh, các điều kiện khoán, quyền và trách nhiệm cụ thể các bên đều được ghi trong hợp đồng và phải được trao đổi thoả thuận giữa bên nhận khoán và bên giao khoán kinh doanh.

2. Hợp đồng khoán kinh doanh

Trong hợp đồng khoán kinh doanh phải thể hiện rõ quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán và bên giao khoán, Cơ quan quyết định khoán kinh doanh. Cụ thể là:

2.1. Quyền và trách nhiệm và của bên nhận khoán:

a. Bên nhận khoán phải nhận một mức khoán về số lợi nhuận thực hiện hàng năm (hoặc lỗ thực hiện) như quy định ở mục 1 phần II của thông tư này. Mức lợi nhuận khoán này được phân phối như sau:

+ Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định;

+ Nộp về thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước do bên giao khoán uỷ quyền cho bên nhận khoán nộp theo hợp đồng giao khoán. Trường hợp giao lỗ thực hiện thì không tính tiền thu sử dụng vốn;

+ Phần còn lại trích: quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng về mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi như quy định hiện hành đối với doanh nghiệp Nhà nước.

b. Lợi nhuận vượt mức khoán hàng năm được phân phối như sau: Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, phần còn lại do bên nhận khoán quyết định việc sử dụng: bổ sung trích quỹ dự phòng để bù đắp phần thiếu hụt của mức lợi nhuận khoán và bảo toàn vốn. Số còn lại bổ sung vào thu nhập hoặc dùng để chi khen thưởng, phúc lợi cho người lao động.

Trường hợp không đạt được mức lợi nhuận khoán thì trước hết bên nhận khoán phải có biện pháp hạ giá thành, tự bù đắp từ quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp hoặc giảm quỹ lương trong kỳ của doanh nghiệp để đảm bảo mức nộp thuế thu nhập theo mức lợi nhuận khoán. Trường hợp doanh nghiệp giảm lỗ so với mức lỗ khoán thì số giảm lỗ được coi như lợi nhuận vượt khoán như trên và được ghi nhận, đến khi doanh nghiệp có lãi sẽ được xác định tăng mức lợi nhuận vượt khoán tương ứng và được sử dụng như quy định nói trên. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có lỗ thực hiện cao hơn mức lỗ khoán thì phần lỗ tăng thêm coi như trường hợp giảm mức lợi nhuận khoán và được xử lý như trường hợp không đạt mức lợi nhuận khoán.

c. Bên nhận khoán thực hiện việc trích và hạch toán khấu hao tài sản cố định và chi phí tiền lương trong giá thành như chế độ hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước . Doanh nghiệp nhận khoán được giữ lại tiền khấu hao này và được sử dụng theo quy định của chế độ hiện hành.

Bên nhận khoán chịu trách nhiệm về việc sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định, những chi phí này được tính trong giá thành theo quy định hiện hành.

d. Bên nhận khoán tự quyết định việc tổ chức kinh doanh, phương thức trả lương; tự quyết định việc chi thưởng cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, kể cả việc thưởng trong giá thành về tiết kiệm nguyên liệu, sáng kiến, tăng năng suất lao động với điều kiện mức thưởng này không vượt quá hiệu quả kinh tế mang lại.

Bên nhận khoán tự quyết định việc sử dụng vốn, tài sản do bên giao khoán chuyển sang vào mục đích sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao nhất theo quy định hợp đồng và không trái pháp luật. Trường hợp phải thanh lý tài sản do hư hỏng, thiên tai hoặc rủi ro trong kinh doanh thì bên nhận khoán thực hiện việc thanh lý theo quy định trong hợp đồng giao nhận khoán .

Bên nhận khoán thực hiện các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng về việc kế thừa các khoản nợ phải thu, phải trả. Hai bên giao khoán và nhận khoán phải xác định rõ trách nhiệm đối với từng khoản nợ.

2.2. Quyền và trách nhiệm của bên giao khoán

Bên giao khoán là người đại diện chủ sở hữu Nhà nước về số tài sản, vật tư, tiền vốn đã giao khoán có trách nhiệm giám sát và theo dõi việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng khoán kinh doanh cùng bên nhận khoán xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan hoặc các vi phạm cam kết ghi trong hợp đồng. Có trách nhiệm bảo toàn được vốn đã giao khoán và không can thiệp vào việc tổ chức điều hành kinh doanh của doanh nghiệp nhận khoán, kể cả việc sử dụng, điều động tài sản trong nội bộ doanh nghiệp nhận khoán.

2.3. Xử lý các vi phạm, thưởng phạt trong quá trình thực hiện khoán kinh doanh

Các bên giao, nhận khoán có trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản quy định trong hợp đồng, trong đó có các điều khoản quy định về thưởng phạt trong quá trình thực hiện khoán kinh doanh. Trường hợp bên nhận khoán vi phạm hợp đồng, thì tiền phạt do bên nhận khoán chịu. Trường hợp bên giao khoán vi phạm, thì bên giao khoán phải chịu trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng.

Trường hợp có sự tranh chấp về việc vi phạm hợp đồng thì cơ quan ra quyết định khoán doanh nghiệp: Bộ chuyên ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Tổng công ty nhà nước (đối với các doanh nghiệp thuộc tổng công ty) chủ trì xử lý với sự tham gia của cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp cấp tương đương.

3. Quyết toán chỉ tiêu giao khoán và thanh lý hợp đồng khoán kinh doanh

Thanh lý hợp đồng khoán: hết thời hạn hoặc chấm dứt hợp đồng khoán, bên nhận khoán và bên giao khoán phải thanh lý hợp đồng. Bên nhận khoán có trách nhiệm bàn giao trả lại doanh nghiệp cho bên khoán theo các điều khoản ghi trong hợp đồng.

Trước khi thanh lý hợp đồng, bên nhận khoán doanh nghiệp phải chủ trì với sự tham gia, giám sát của các bên cho thực hiện việc kiểm kê, xác định số lượng và giá trị tài sản, các khoản thanh toán giữa bên giao khoán và nhận khoán.

Nguyên tắc thanh lý hợp đồng theo quy định tại khoản 4 phần III của Thông tư này.

III - THUÊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1. Các hình thức thuê doanh nghiệp

Người thuê có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:

1.1. Thuê tài sản: người thực hiện thuê toàn bộ tài sản cố định hợp thành cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có kèm theo lao động của doanh nghiệp nhưng không kế thừa các khoản nợ phải thu, vốn bằng tiền, các khoản nợ phải trả, các quỹ và vốn khác của doanh nghiệp cho thuê.

Đối với tài sản lưu động còn tồn kho đến thời điểm cho thuê thì bên cho thuê bán cho người nhận thuê theo phương thức trả dần hoặc một lần và tính theo giá thực tế. Trường hợp trả dần có tính lãi hoặc không tính lãi do hai bên thoả thuận và lãi này được tính vào giá cho thuê tài sản doanh nghiệp.

1.2. Thuê hoạt động: người thuê thực hiện thuê toàn bộ tài sản hợp thành cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có kèm theo lao động của doanh nghiệp đồng thời kế thừa các khoản nợ phải thu, vốn bằng tiền, nợ phải trả và vốn khác của doanh nghiệp cho thuê.

1.3. Trong cả hai hình thức thuê doanh nghiệp nói trên người nhận thuê có thể được kế thừa các hợp đồng kinh tế, các quyền và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp cho thuê theo thoả thuận của các bên có liên quan.

Những tài sản cố định và tài sản lưu động mà các bên nhận thuê và cho thuê không thoả thuận được trong danh mục tài sản thuê hoặc mua (đối với tài sản lưu động) thì bên cho thuê có trách nhiệm bảo quản và xử lý theo chế độ hiện hành.

2. Xác định giá thuê doanh nghiệp

Căn cứ vào hình thức cho thuê doanh nghiệp, giá cho thuê doanh nghiệp tối thiểu do người quyết định cho thuê doanh nghiệp quy định, người cho thuê doanh nghiệp và người thuê doanh nghiệp thoả thuận trực tiếp về giá thuê doanh nghiệp (trường hợp cho thuê trực tiếp) hoặc giá thuê doanh nghiệp là giá thắng thầu (trường hợp đấu thầu), nhưng không được thấp hơn mức giá cho thuê tối thiểu do người quyết định cho thuê quy định.

Giá tối thiểu được xác định trên nguyên tắc:

2.1. Trường hợp cho thuê tài sản:

a. Bảo đảm bù đắp chi phí hao mòn tài sản cố định cho thuê. Chi phí này được xác định trên cơ sở chế độ khấu hao tài sản cố định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước.

b. Bảo đảm nguồn nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách hoặc trả lãi vay ngân hàng và lãi huy động vốn khác (nếu có).

c. Bù đắp các chi phí hợp lý của bên cho thuê trong quá trình tổ chức quản lý và giám sát tài sản cho thuê: lương và chi phí (bên cho thuê) quản lý giám sát doanh nghiệp sau khi cho thuê.

d. Tính lãi trong giá cho thuê doanh nghiệp: mức lãi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giá trị và tình trạng tài sản, công nghệ, uy tín doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh, tiêu thụ, tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trước khi cho thuê.

- Đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi: mức lãi trong giá cho thuê tối thiểu được xác định trên cơ sở tương ứng với mức lợi nhuận tối thiểu đã đạt được trước khi cho thuê doanh nghiệp.

- Đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ hoặc không có lãi, không tính lợi nhuận trong giá cho thuê tối thiểu.

2.2. Trường hợp cho thuê hoạt động:

Giá cho thuê tối thiểu bao gồm các chi phí nói ở điểm " b", "c", " d" tại mục 3.1 nói trên.

3. Sử dụng tiền cho thuê doanh nghiệp nhà nước

3.1 Trường hợp cho thuê tài sản:

Số tiền thu về cho thuê doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

- Tiền cho thuê doanh nghiệp, trong đó tách riêng thu khấu hao TSCĐ;

- Tiền bán tài sản lưu động;

- Tiền thu về nhượng bán, thanh lý những tài sản của doanh nghiệp (không thuộc số tài sản cho thuê);

- Tiền thu hồi nợ phải thu.

Các khoản thu nói trên được sử dụng như sau:

- Bù đắp các chi phí liên quan đến cho thuê doanh nghiệp, thanh toán các khoản nợ phải trả .

- Riêng thu về khấu hao TSCĐ được dùng để tái đầu tư TSCĐ cho thuê hoặc trả nợ. Nếu còn dư được đưa vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Tổng công ty 91 (nếu là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty 91). Các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty 90, không có quỹ này thì số dư khấu hao TSCĐ đưa vào vốn kinh doanh của Tổng công ty để đầu tư trở lại cho doanh nghiệp sau khi cho thuê. Trong khi chưa đầu tư trở lại cho doanh nghiệp cho thuê thì có thể sử dụng để kinh doanh hoặc điều động cho các doanh nghiệp khác trong nội bộ Tổng công ty; Đối với các doanh nghiệp độc lập trực thuộc Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá Trung ương (đối với doanh nghiệp nhà nước trung ương) và địa phương (đối với doanh nghiệp nhà nước địa phương).

- Số chênh lệch giữa tiền cho thuê doanh nghiệp sau khi trừ đi khấu hao TSCĐ và chi phí cho thuê doanh nghiệp hạch toán vào lãi hoặc lỗ của doanh nghiệp cho thuê.

- Các khoản chênh lệch giá phát sinh khi bán tài sản lưu động, nhượng bán, thanh lý tài sản không cần dùng được hạch toán vào lãi (hoặc lỗ) hoạt động tài chính doanh nghiệp. Phần giá gốc những tài sản này được sử dụng thanh toán nợ phải trả, số dư được chuyển vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hoặc đưa vào vốn kinh doanh (đối với Tổng công ty 90) như quy định nói trên để đầu tư trở lại cho doanh nghiệp sau khi kết thúc hợp đồng thuê doanh nghiệp.

- Các khoản nợ phải thu, phải trả: doanh nghiệp cho thuê phải tiếp tục theo dõi và thực hiện việc thu nợ, trả nợ sòng phẳng. Các khoản nợ đòi được sử dụng để trả nợ, số dư nếu có được chuyển vào các quỹ và vốn kinh doanh như nói ở phần trên. Các khoản nợ tồn đọng lâu năm không có khả năng đòi được vì những lý do khách quan hạch toán vào lỗ của doanh nghiệp.

3.2. Trường hợp thuê hoạt động:

Số thu về cho thuê doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

- Tiền cho thuê doanh nghiệp;

- Tiền thu về nhượng bán, thanh lý những tài sản của doanh nghiệp không thuộc số tài sản cho thuê không tính trong giá trị cho thuê (nếu có);

- Tiền thu hồi nợ phải thu không tính trong giá trị doanh nghiệp cho thuê (nếu có).

Được sử dụng để bù đắp các chi phí liên quan đến cho thuê doanh nghiệp, thanh toán các khoản nợ phải trả thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê (nếu có).

3.3. Các doanh nghiệp cho thuê thực hiện việc hạch toán các khoản doanh thu và chi phí liên quan đến hoạt động cho thuê doanh nghiệp vào thu nhập và chi phí của hoạt động tài chính doanh nghiệp, phân phối lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ thu nộp đối với ngân sách nhà nước theo chế độ quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước.

4. Thanh lý hợp đồng thuê doanh nghiệp

Khi hết thời hạn thuê doanh nghiệp, các bên cho thuê và nhận thuê doanh nghiệp phải làm thủ tục thanh lý hợp đồng theo các điều khoản ghi trong hợp đồng.

Trước khi thanh lý hợp đồng, bên nhận thuê doanh nghiệp phải chủ trì với sự tham gia, giám sát của các bên cho thực hiện việc kiểm kê, xác định số lượng và giá trị tài sản, các khoản thanh toán giữa bên cho thuê và nhận thuê.

Nguyên tắc xử lý khi thanh lý hợp đồng.

- Căn cứ vào các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

- Căn cứ vào các văn bản, chứng từ thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê doanh nghiệp về việc xử lý tài sản trong quá trình hoạt động như nhượng bán, thanh lý, đầu tư bổ sung..v.v..

- Căn cứ vào kết quả kiểm kê trước khi bàn giao doanh nghiệp.

Các khoản chênh lệch thừa thiếu, chênh lệch giá trị xác định trong kiểm kê cần được xử lý trên cơ sở hợp đồng và theo các chế độ tài chính hiện hành.

- Trường hợp có thiệt hại, hư hỏng, mất mát tài sản do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch hoạ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thuê thì sẽ được xem xét không đặt vấn đề bồi thường mà giảm trừ vào giá trị doanh nghiệp hoàn trả.

- Các vấn đề tranh chấp vượt quá thẩm quyền hai bên không thể tự xử lý thì báo cáo người ra quyết định cho thuê doanh nghiệp và cơ quan tài chính doanh nghiệp cùng cấp có ý kiến xử lý.

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2. Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát và kiểm tra việc thực hiện thông tư này ở các doanh nghiệp.

Hội đồng quản trị, các Tổng giám đốc các Tổng công ty, Giám đốc các doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị có trách nhiệm thi hành thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh cho phù hợp.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 51/2000/TT-BTC

Hanoi, June 02, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING FINANCIAL MATTERS IN BUSINESS CONTRACTING AND LEASING OF STATE ENTERPRISES UNDER THE GOVERNMENT’S DECREE No. 103/1999/ND-CP OF SEPTEMBER 10, 1999

I. GENERAL PROVISIONS

1. Application scope and conditions:

1.1. This Circular prescribes the financial matters related to business contracting and leasing the entire State enterprises, applicable to independent State enterprises and member enterprises of corporations, specifically including the following enterprises which:

a) Have the State capital of under 1 billion VND, recorded on accounting books, have suffered prolonged business losses, or where the State no longer needs to hold its equities, excluding enterprises which are State-run agricultural farms, forestry camps and State enterprises operating in the fields of consultancy, designing and expertise.

b) Have the State capital of between 1 billion and under 5 billion VND, recorded on accounting books, have suffered prolonged losses but not yet fallen into the state of bankruptcy, have been unable to overcome the situation even after the application of necessary measures. The Prime Minister shall, on case by case basis, decide or assign the branch-managing ministries, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the Managing Boards of Corporations 91 to decide the contracting or leasing of enterprises.

1.2. The business contracting within State enterprises, the partial leasing of State enterprises and the leasing of single asset of State enterprises shall not be governed by this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Before business contracting or leasing enterprises, the enterprise management renewal boards shall have to inventory the assets, determining the quantity and current status of fixed assets, long-term investment, liquid assets and short-term investment, amounts of debts to be recovered and to be repaid, sources of capital and funds; and handle existing property and financial problems, according to the principles:

- Fixed assets, liquid assets, debt amounts to be recovered and to be repaid, if they are not included in the list of assets to be leased or business contracted and cannot be inherited, the enterprise lessors or contracting parties shall have to handle them by means of: transfer, liquidation, sale, report to competent agencies for deciding the handling according to the current financial regimes.

- Assets which are hired, borrowed, kept for others, processed on others’ orders or entrusted shall be inventoried, classified and handled upon agreement with the concerned parties through: inheritance or transfer with liquidation of rent, borrowing’ contracts before the business contracting or leasing of enterprises.

- Debts to be recovered, to be repaid: enterprises make comparison and acknowledgment, separating bad debts and outstanding debts which cannot be repaid.

The contracted or leased enterprises shall, together with the contractee or lessee, reach agreement with the concerned parties on the inheritance of debts.

- The credit balance of monetary capital by the time of hand-over of contracted or leased enterprises: cash in safe, bank deposits, checks, bonds’ shall be agreed upon in the enterprise leasing contracts: the lessors withdraw them or the enterprise lessees continue to use them and make repayment in the enterprise leasing price.

- Assets formulated from reward and welfare funds are transferred to the labor collectives, which shall be managed jointly by the Trade Union Executive Committees and the enterprise lessees or contractors or by the mode agreed upon by the Trade Union Executive Committees and the transferors as well as transferees. For the reward or welfare fund balance (if any), the enterprise lessors and the enterprise trade unions shall work out plans for the handling thereof before signing the contract on enterprise hand-over, ensuring the legitimate and equitable interests of laborers.

Where there still exist debts or supplies left unhandled and uninherited by the contractors or lessees that have so disagreed, such debts and supplies shall be frozen and assigned to the contractors or lessees for further handling or custody. All expenses related to the preservation, custody, or consumption, recovery of debts’ shall be covered by the contracting parties or lessors and specified in the contracts for enterprise contracting or leasing.

The time limit for handling such assets shall be 90 days at most; past this time limit, such assets, if still left unhandled, shall be assigned to the contractors or lessees for custody, preservation and further handling.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- After the agreement or bidding results on the business contracting level or the enterprise leasing prices are available, the ministers, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally- run cities, the Managing Boards of Corporations 91 shall decide the business contracting level or the leasing prices for enterprises holding the State capital of under 1 billion VND on the according books.

For enterprises with the State capital on the accounting books being between 1 and under 5 billion VND, the ministers, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the Managing Boards of Corporations 91 shall report such to the Prime Minister for consideration and decision or shall decide by themselves according to the responsibility assignment by the Prime Minister.

2.3. Expenses for business contracting or leasing of enterprises

The expenses for organizing the business contracting or leasing of enterprises shall include the expenses for asset inventory, information and advertisements, bidding organization’ which must all be accounted into the expenses for the enterprises’ regular operations before the business contracting or leasing.

2.4. The business contracting and leasing of enterprises aim to continue production and business activities, preserve the capital and well employ laborers in the enterprises. The enterprise contractors or lessees may manage the enterprises according to the contractual provisions for the purpose of profit-generating business and are not allowed to own the contracted or leased assets. The sale of assets for equipment renewal and replacement or the liquidation of unnecessary assets, fully depreciated assets during the period of enterprise contracting or leasing must comply with the specific terms inscribed in the concluded contracts.

Where the enterprises contractor or lessees liquidate, sell them to replace the fixed assets, the transferors and the transferees shall have to settle all relevant financial matters on the basis of the current financial regimes on liquidation and sale of fixed assets.

2.5. The enterprise contractors or lessees may make additional investment in the perfection of technological renewal from the sources of their own capital or mobilized capital (bank loans and other sources).

These assets shall be under the ownership of the contractors or lessees and may be withdrawn upon the contract liquidation. When making additional investment, the contractors or lessees must notify the contracting parties or the lessors thereof.

2.6. The enterprise contracting or leasing terms shall be agreed upon by the two parties but shall not be under 5 years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The enterprise contracting parties or lessors may propose the persons who decide the enterprise contracting or leasing to terminate the contract ahead of time (if the contractors or lessees breach the contracts).

Where the enterprise-leasing term expires and the lessee purchases the enterprise, the two parties shall liquidate their contract and comply with the regulations on sale of enterprises.

II. BUSINESS CONTRACTING

1. Business contracting contents, norms and conditions:

Basing themselves on the characteristics of each branch and business results of enterprises, the agencies which issue decisions on business contracting (the branch-managing ministries, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities or the State Corporations 91 for attached member enterprises) shall define the contracting contents, norms and conditions according to the following requirements:

1.1. The contracting parties shall have to preserve the capital allocated by the State. The contractors shall have to preserve the capital received under the contracts. The contractors have full power to manage and use the assets, supplies, capital, funds and labor of the enterprises they have received at the time of hand-over for business purposes and must not consume the capital of the contracting parties.

1.2. The contracting parties should specify the conditions for the implementation of the State policies and regimes in production and business activities as well as the inheritance of contracts signed previously by the contracting parties, including the contracts on supplies, raw materials and materials purchase and sale or on product consumption, debts to be recovered or to be paid, which must be agreed upon by the contractors for inclusion in the to be signed hand-over contracts. The contractors commit to organize the production and business activities and manage the enterprises according to the provisions in the hand-over contracts and not in contravention of the current law provisions.

1.3. The contracting parties and the contractor shall agree upon the annual contracting profit (loss) amount. The profit contracting level may be set for the whole contracting term or each year. The profit contracting level must not be lower than the average profit level earned by the enterprise in three latest years before the business contracting. Those enterprises that have suffered chronic losses before the business contracting, the loss reduction level, the conditions and time for loss termination shall be contracted, provided that the loss reduction amount of the current year must be larger than that of the previous year. The loss reduction period shall be followed by the annual profit contracting period as prescribed above.

The above-mentioned contents on business contracting, contracting conditions as well as the rights and obligations of the parties shall all be inscribed in the contracts and must be agreed upon between two business contracting parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The contract for business contracting must clearly indicate the rights and responsibilities of the contractor and the contracting party as well as the agency deciding the business contracting. Concretely as follows:

2.1. The rights and responsibilities of the contractor:

a) The contractor shall have to accept a profit (or loss) contracting level to be achieved annually as provided for in Clause 1, Part II of this Circular. This profit contracting amount shall be distributed for the following:

+ Payment of enterprise income tax as prescribed by law;

+ Payment for the use of State budget capital by the contractor under the authorization of the contracting party according to the business contracting contract. Where the loss contracting is effected, the payment for the use of State budget capital shall not be calculated;

+ The remainder shall be deducted for: the financial reserve fund, development investment fund, severance fund, reward fund and welfare fund according to the current regulations applicable to the State enterprises.

b) The profit amount in excess of the annual contracting level shall be distributed as follows: To pay the enterprise income tax as prescribed by law and the remainder shall be used under the contractor’s decision for addition to the reserve fund to offset the contracting profit deficit and to preserve capital. The remainder shall be supplemented to the revenue or used as reward or welfare for the laborers.

Where the profit contracting level is not achieved, the contractor must first of all apply measures to reduce the production costs, offset the deficits from the financial reserve fund of the enterprise or reduce its wage fund in the period in order to ensure the full payment of the income tax according to the contracting profit level. Where the enterprise reduces losses against the contracting amount, the loss reduction amount shall be considered the excess profit as mentioned above and be acknowledged until the enterprise earns profit which shall be determined as profit in excess of the corresponding contracting profit and used as prescribed above. On the contrary, if the enterprise suffers a loss larger than the contracting loss amount, the excess loss amount shall be considered the decrease in contracting profit and handled like the case of failure to achieve the contracting profit level.

c) The contractor shall deduct and account the fixed asset depreciation and wage expenditure into the production cost according to the current regime applicable to the State enterprises. The enterprise contractor may retain this depreciation money for use according to the current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) The enterprise contractor shall decide on its own the organization of business activities, mode of wage payment; decide the bonus payment to officials and employees in the enterprise, including cost bonuses for raw material savings, innovations and labor productivity increase, provided that such bonus amount shall not exceed the economic profits.

The enterprise contractor shall decide on its own the use of capital and assets transferred by the contracting parties for production and business purposes with highest efficiency under the contractual terms and not in contravention of law. Where the assets must be liquidated due to damage, natural calamities or business risks, the contractor shall conduct the liquidation according to provisions in the business contract.

The enterprise contractor shall perform the contractual obligations regarding the inheritance of debts to be recovered and to be paid. The enterprise contracting parties and contractor shall have to clearly define the liability for each debt amount.

2.2. Rights and responsibilities of the contracting party

The contracting party represents the State ownership over the amount of contracted assets, supplies and capital and shall have to supervise and monitor the implementation of commitments in the business contract and, together with the contractor, handle relevant arising matters or breaches of contractual commitments. It shall have to preserve the contracted capital and not intervene in the business management by the contractor, including the use and mobilization of assets within the contracted enterprise.

2.3. Handling of violations, rewards and penalties in the course of business contracting.

The contracting party and the contractor shall have to strictly abide by the contractual terms including those on rewards and penalties in the course of business contracting. Where the contractor breaches the contract, the fine shall be paid by the contractor. Where the contracting party breaches the contract, it shall have make compensations according to the contract.

Where emerge disputes over the violation of contract, the agencies which have decided the business contracting of enterprises: the branch-managing ministries, the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities or State corporations (for enterprises under corporations) shall assume the prime responsibility in handling them with the participation of the enterprises’ finance-managing bodies of equivalent level.

3. Final settlement of contracting norms and liquidation of business contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Before liquidation of the contract, the enterprise contractor shall have to assume the prime responsibility to conduct the asset inventory, participated and supervised by the contracting party, in order to determine the quantity and value of assets and the payable amounts between the contracting party and the contractor.

The principle for contract liquidation shall comply with the provisions in Clause 4, Part III of this Circular.

III. LEASING STATE ENTERPRISES

1. Forms of enterprise lease

The lessee may select one of the following forms:

1.1. Leasing assets: The lessee shall rent the entire fixed assets which constitute the production and business foundation of the enterprise together with its labor, but shall not inherit the to be-recovered debts, capital in cash, the payable debts, funds and other capital sources of the leased enterprise.

For the liquid assets left in stock by the time of leasing, the lessor shall sell them to the lessee by mode of deferred payment or lump sum payment at the actual price. The deferred payment with or without interests shall be agreed upon by the two parties and the interests shall be accounted into the leasing price of the enterprise’s assets.

1.2. Leasing operation: the lessee shall lease the entire assets which constitute the production and business foundation of the enterprise together with its labor and at the same time inherit the debts to be recovered, capital in cash, payable debts and other capital sources of the leased enterprise.

1.3. For both enterprise-leasing forms mentioned above, the lessee may inherit economic contracts as well other rights and obligations of the leased enterprises as agreed upon by the parties concerned.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Determining the enterprise-leasing price

Basing themselves on the enterprise leasing forms and minimum prices set by the persons who decide the enterprise leasing, the enterprise lessors and lessees shall directly agree on the enterprise leasing prices (for case of direct lease) or the enterprise leasing prices being the bid winning prices (for cases of bidding), which, however, must not be lower than the minimum leasing prices set by the persons who decide the leasing.

The minimum prices shall be determined on the following principles:

2.1. For cases of assets leasing:

a) Ensuring the coverage of expenses for the corrosion of leased fixed assets. These expenses shall be determined on the basis of the current regulations on fixed asset depreciation applicable to the State enterprises.

b) Ensuring the collection of budget capital-using charges or payment of interests on bank loans and other mobilized loans (if any).

c) Covering the lessor’s reasonable expenses in the process of managing and supervising the leased assets: wages and expenses (of the lessors) for managing and supervising the leased enterprises.

d) Accounting interests into the enterprise-leasing prices: The interest level depends on many factors: the asset value and status, technology, the enterprise’s prestige and product quality, competitiveness, consumability, financial capability and business efficiency of the enterprise before the lease.

- For enterprises with profitable business: The minimum interest rate included in the leasing price is determined on the basis of commensurability with the minimum profit level achieved before leasing the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. For cases of leasing operations:

The minimum leasing price shall include the expenses stated at Point b, c and d of Clause 3.1 above.

3. Using the money earned from State enterprise leasing

3.1. For cases of assets leasing:

The proceeds from the State enterprise leasing shall include:

- The money from enterprise leasing, separating the fixed asset depreciation money;

- The money from the sale of liquid assets;

- The money from the sale, liquidation of assets of the enterprise (not on the list of assets to be leased);

- The money from recoverable debts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To cover expenses relating to the leasing of enterprise, payment of payable debts.

- Particularly, the money collected from fixed asset depreciation shall be used for reinvestment in the leased fixed assets or debt repayment. The remainder shall be channeled into the State Enterprise Restructure and Equitization Support Fund of Corporation 91 (if the enterprise is under Corporation 91). For enterprises under Corporations 90, that have no such funds, the remainder of the fixed asset depreciation shall be incorporated into the Corporations’ business capital for reinvestment in the enterprises after the lease. Pending the reinvestment in the leased enterprises, it can be used for business or mobilized for other enterprises within the corporation. For independent enterprises under the branch-managing ministries, the People’s Committees of provinces and centrally-run cities, it shall be remitted into the State Enterprise Restructure and Equitization Funds of the central government (for the State enterprises under the central government) and localities (for locally-run enterprises).

- The difference between the enterprise leasing money and the fixed asset depreciation money and enterprise leasing expenses shall be accounted into the profit or loss of the leased enterprise.

- The price differences arising in the sale of liquid assets, the sale or liquidation of unnecessary assets shall be accounted into the financial operation profits (or loss) of the enterprise. The cost prices of these assets shall be used for debt repayment and the remainder shall be remitted into the State Enterprise Restructure and Equitization Funds or incorporated into business capital (for Corporations 90) as prescribed above for reinvestment in the enterprise upon the expiry of the enterprise leasing contract.

- Debts to be recovered, to be paid: The leased enterprise shall have to continue to monitor and recover and repay debts in full. The recovered debts shall be used for debt repayment, the remainder, if any, shall be transferred into funds and business capital as mentioned above. The outstanding bad debts which cannot be recovered due to objective causes shall be accounted into the enterprise’s loss.

3.2. For cases of operation leasing:

The proceeds from the State enterprise leasing shall include:

- The enterprise leasing money;

- The proceeds from the sale and liquidation of the enterprise’s assets not on the list of leased assets shall not be incorporated into the leasing value (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



These shall be used to cover the expenses relating to the leasing of enterprise and the repayment of debts (if any) owed by the leased enterprise.

3.3. The leased enterprises shall account the revenues and expenses relating to the enterprise leasing activities into the financial operation revenues and expenses of the enterprises, distribute profits and fulfill the State budget remittance obligations according to the current regulations applicable to the State enterprises.

4. Liquidation of enterprise leasing contracts

Upon the expiry of the enterprise leasing term, the enterprise lessor and lessee shall have to carry out the procedures for contract liquidation according to terms inscribed in the contract.

Before the contract liquidation, the enterprise lessee shall have to assume the prime responsibility in conducting the inventory, which is joined and supervised by the parties, in order to determine the quantity and value of the assets and the payment amounts between the lessor and the lessee.

The handling principles for contract liquidation:

- Based on the terms inscribed in the contract;

- Based on the documents and vouchers agreed upon between the enterprise lessor and lessee regarding the asset handling in the course of operation such as sale, liquidation, additional investment, etc.

- Based on the results of the inventory before the hand-over of the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In cases of asset damage, ruin or loss due to objective causes such as natural calamities or enemy sabotage in the course of the lessee enterprise’s operation, consideration shall be made for non-compensation but for deduction into the value of the returned enterprise.

- Any disputes falling beyond the two parties’ handling competence shall be reported to the persons who have issued the decisions to lease the enterprise and the agency in charge of the enterprise’s finance of the same level for their settlement opinions.

IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect 15 days after its signing.

2. The agencies managing enterprises’ finance at all levels shall have to guide, supervise and inspect the implementation of this Circular in the enterprises.

The Managing Boards, the general directors of corporations and directors of enterprises which have no Managing Boards shall have to implement this Circular.

3. Any problems arising in the course of implementation shall be reported promptly to the Ministry of Finance for study, appropriate supplements and perfection.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 51/2000/TT-BTC ngày 02/06/2000 hướng dẫn về tài chính trong khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước quy định tại Nghị định 103/1999/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.621

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.195.249
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!