Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 48/2002/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 11/04/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 48/2002/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 48/2002/QĐ-TTG NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2002-2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Nghị định 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Bộ Luật Lao động và Luật Giáo dục về Dạy nghề;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường Dạy nghề giai đoạn 2002 - 2010 với các nội dung cơ bản sau đây:

1. Mục tiêu quy hoạch:

- Xây dựng mạng lưới trường dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

- Từng bước nâng cao chất lượng dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, khắc phục những bất hợp lý về cơ cấu nhân lực;

- Tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được trang bị những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tiếp thu công nghệ mới để tự tạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập nghiệp.

2. Nguyên tắc quy hoạch:

- Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành, từng vùng kinh tế và từng địa phương; điều chỉnh hợp lý cơ cấu ngành nghề, trình độ, vùng miền; mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả, kết hợp giữa đào tạo và việc làm;

- Đảm bảo tính kế thừa và phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước và xã hội; đẩy mạnh xã hội hoá; khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài;

- Mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ theo nhiều trình độ; liên thông giữa các ngành nghề, các trình độ đào tạo nghề và với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Nội dung quy hoạch:

a/ Trình độ đào tạo:

Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành thực hiện các chương trình dạy nghề ngắn hạn dưới một năm (bán lành nghề) và dài hạn từ một đến ba năm (lành nghề và trình độ cao):

- Bán lành nghề: Được trang bị một số kiến thức và kỹ năng nghề nhất định;

- Lành nghề: Được trang bị kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặc chuyên sâu, có khả năng đảm nhận những công việc phức tạp;

- Trình độ cao: Được trang bị kỹ năng nghề thành thạo và kiến thức chuyên môn kỹ thuật cần thiết dựa trên nền học vấn trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp để có khả năng vận hành các thiết bị hiện đại và xử lý được các tình huống phức tạp, đa dạng trong các dây chuyền sản xuất tự động, công nghệ hiện đại.

Những người tốt nghiệp các chương trình dạy nghề ngắn hạn được cấp chứng chỉ nghề, những người tốt nghiệp các chương trình dạy nghề dài hạn được cấp bằng tốt nghiệp đào tạo nghề theo quy định của Luật Giáo dục;

Đảm bảo tỷ lệ đào tạo giữa các trình độ phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nhịp độ phát triển công nghệ; chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ trình độ cao để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

b/ Mạng lưới trường dạy nghề:

- Cơ sở dạy nghề bao gồm các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các lớp dạy nghề. Mạng lưới trường dạy nghề bao gồm cả các trường Trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng kỹ thuật có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề;

- Từng bước xây dựng và hoàn thiện những trường hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để tăng năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo; tập trung đầu tư để nâng cấp và phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao, các trường đào tạo nghề trình độ cao ở các vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp tập trung cho một số ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

- Điều chỉnh mạng lưới trường thuộc các Bộ, ngành, địa phương phù hợp với nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động theo ngành nghề và theo vùng miền; thành lập các trường mới ở các tỉnh chưa có trường, ở các vùng kinh tế động lực, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về lao động được đào tạo nghề; hình thành các trường đa ngành nghề ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải Trung Bộ;

- Phát triển các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, ngoài công lập, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài và các chương trình dạy nghề trong các trung tâm giáo dục cộng đồng;

- Đến năm 2005 mỗi tỉnh (thành phố) có ít nhất một trường dạy nghề, mỗi quận, huyện có một trung tâm dạy nghề ngắn hạn và đến năm 2010 một số quận, huyện có trường dạy nghề.

c/ Quy mô tuyển sinh:

- Tăng quy mô tuyển sinh học nghề dài hạn khoảng 11-12% hàng năm và nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề lên 26% vào năm 2010;

- Nâng tỷ lệ tuyển sinh học nghề dài hạn trong tổng quy mô tuyển sinh học nghề từ 16% (năm 2000) lên khoảng 22% (năm 2005) và 27% (năm 2010), trong đó tỷ lệ đào tạo trình độ cao chiếm khoảng 7% (năm 2005) và 15% (năm 2010);

- Nâng tỷ lệ học sinh học nghề ngoài công lập đến năm 2010 lên khoảng 70%.

d/ Cơ cấu ngành nghề đào tạo:

- Cơ cấu ngành nghề đào tạo được thường xuyên dự báo và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ;

- Tập trung đào tạo một số ngành nghề công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao cho các thành phố lớn, cho các khu công nghiệp, khu chế xuất; ưu tiên cho một số ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, điện - điện tử, hàng không, hoá dầu, vật liệu mới, công nghệ sinh học và một số ngành có nhu cầu sử dụng lao động lớn như dệt - may, thuỷ sản; chú trọng dạy nghề phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển nông thôn, miền núi và xuất khẩu lao động;

đ/ Đội ngũ giáo viên dạy nghề:

- Từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên; nâng tỷ lệ trung bình giáo viên trên số học sinh đạt tới 1/15 vào năm 2010; nâng dần tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học tại các trường dạy nghề, đặc biệt là ở các trưòng dạy nghề trình độ cao.

e/ Cơ sở vật chất kỹ thuật:

- Huy động mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường dạy nghề hiện có và thành lập các trường mới; từng bước chuẩn hoá diện tích xây dựng, diện tích phòng học, nhà xưởng, ký túc xá và suất đầu tư cho một chỗ học; chuẩn hoá và hiện đại hoá trang thiết bị dạy nghề;

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường chất lượng cao và một số trường dạy nghề của các Bộ, ngành, địa phương;

g/ Hoạt động nghiên cứu và sản xuất trong các trường dạy nghề:

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất để phục vụ công tác giảng dạy và học tập;

- Khuyến khích hình thành cơ sở sản xuất, dịch vụ phù hợp với ngành nghề đào tạo để thực hiện phương châm học đi đôi với hành, tạo điều kiện để học sinh luyện tay nghề và tạo thêm nguồn lực phát triển trường.

4. Các giải pháp chủ yếu:

a/ Về tổ chức:

- Các Bộ, ngành, địa phương rà soát lại toàn bộ các cơ sở dạy nghề trực thuộc để có giải pháp sắp xếp lại cho phù hợp với nhu cầu phát triển cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo;

- Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về tiêu chuẩn trường, tiêu chí trường chất lượng cao; xây dựng và ban hành các điều kiện, các qui định về thủ tục thành lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể, nâng cấp trường, các quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề;

- Xây dựng và ban hành các chính sách thu hút đối với giáo viên, học sinh học nghề.

b/ Về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo:

- Đổi mới, hiện đại hoá chương trình, nội dung đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết với việc làm trong xã hội; xây dựng chương trình dạy nghề theo mô - đun, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề và với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề trình độ cao theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới;

- Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp dạy và học; phát huy được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động và tính tích cực của học sinh;

- Xây dựng chương trình phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề: tăng quy mô đào tạo giáo viên dạy nghề ở các trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật, Đại học Sư phạm kỹ thuật và các Khoa Sư phạm kỹ thuật tại các trường đại học khác; nghiên cứu xây dựng mới một số trường đào tạo giáo viên dạy nghề ở những vùng có nhu cầu lớn; đào tạo giáo viên theo chuẩn; phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng; thực hiện luân phiên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo chu kỳ 5 năm/lần;bổ sung giáo viên cho một số ngành nghề mới, giáo viên có trình độ sau đại học cho các chương trình đào tạo nghề trình độ cao;

- Khuyến khích và tăng cường các hình thức liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất; kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; huy động các chuyên gia làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, giáo dục, khoa học-công nghệ tham gia xây dựng nội dung, chương trình và đánh giá kết quả đào tạo;

- Xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất lượng dạy nghề.

c/ Về đầu tư:

- Tăng mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước; tranh thủ nguồn viện trợ hoặc vay với lãi suất ưu đãi từ các tổ chức quốc tế và nước ngoài; huy động nguồn lực xã hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp và mở rộng hình thức liên kết đầu tư với nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài cho phát triển dạy nghề; tập trung đầu tư cho các trường chất lượng cao;

- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các đơn vị, cá nhân thành lập các cơ sở dạy nghề.

d/ Về quản lý:

- Kiện toàn hệ thống quản lý; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề các cấp; tăng cường năng lực công tác lập kế hoạch, dự báo nhu cầu nhân lực và vai trò điều tiết quy mô, cơ cấu đào tạo của Nhà nước;

- Tăng cường quản lý nhà nước các nguồn lực đầu tư cho dạy nghề; đổi mới cơ chế quản lý tài chính để tăng hiệu quả đầu tư;

- Tăng quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm của các trường; đồng thời đặc biệt chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng của các cấp quản lý.

5. Tiến độ thực hiện:

a/ Giai đoạn 2002 - 2005

- Các Bộ, ngành, địa phương rà soát lại năng lực đào tạo của các trường hiện có thuộc phạm vi quản lý theo chuẩn trường để điều chỉnh quy mô, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với năng lực đào tạo;

- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị dạy và học nghề; đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp dạy nghề; đầu tư nâng cấp 25 trường thành trường chất lượng cao;

- Xây dựng mới các trường dạy nghề ở các tỉnh (thành phố) chưa có trường, một số trường thuộc các ngành, khu công nghiệp theo nhu cầu phát triển, các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp, chuyển một số cơ sở công lập thành ngoài công lập để đến năm 2005 đảm bảo tiếp nhận khoảng 20% học sinh dài hạn và 84% học sinh ngắn hạn.

b/ Giai đoạn 2006 - 2010

- Xây dựng mới một số trường và đầu tư xây dựng thêm 15 trường chất lượng cao để đến năm 2010 có 40 trường chất lượng cao; tiếp tục đầu tư nâng cấp để tăng quy mô, nâng cao chất lượng dạy nghề của các trường;

- Phát triển thêm các cơ sở dạy nghề ngoài công lập và cơ sở thuộc doanh nghiệp để đến năm 2010 đảm bảo tiếp nhận được khoảng 30% học sinh dài hạn và 88% học sinh ngắn hạn.

Điều 2. Căn cứ vào Quyết định này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành có liên quan, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường, xây dựng đề án chi tiết thực hiện quy hoạch; xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn; xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm; tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phạm Gia Khiêm

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 48/2002/QD-TTg

Hanoi, April 11, 2002

 

DECISION

RATIFYING THE PLANNING ON JOB-TRAINING SCHOOL NETWORK FOR THE 2002-2010 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Labor Code of June 23, 1994;
Pursuant to the Education Law of December 2, 1998;
Pursuant to the Government’s Decree No.02/2001/ND-CP of January 9, 2001 detailing the implementation of the Labor Code and the Education Law regarding job training;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECIDES:

Article 1.- To ratify the planning on job-training school network for the 2002-2010 period with the following principal contents:

1. Objectives of the planning:

- To build a network of job-training schools and other job-training establishments to meet the socio-economic development demand, consolidate the security and defense, and serve the national industrialization and modernization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To create opportunities for almost all laborers to acquire professional knowledge and skills, making them capable of absorbing new technologies so that they can create jobs for themselves and take initiative in seeking career opportunities.

2. Principles of the planning:

- To be based on the socio-economic development strategy of the whole country or of each sector, economic zone or locality; rationally readjust the sectoral, level and regional structures; and expand the training scale on the basis of ensuring quality and efficiency thereof and combining training and employment;

- To ensure its succession and suitability with the investment capabilities of the State and the society; step up the job training socialization; and encourage the development of non-public and foreign-invested job-training establishments;

- To expand the training of technical workers, technicians and professional staff at various levels; link sectors, jobs and job-training levels with other training levels in the national education system.

3. Contents of the planning:

a/ Training levels:

To form a technical practice training system, in which short-term (under one year) job training programs (for semi-skilled workers) and long-term (between one and three years) job-training programs (for skilled and high-level workers) shall be carried out:

- Semi-skilled workers: shall be furnished with certain professional knowledge and skills;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- High-level workers: shall be furnished with good job skills and necessary technical and professional knowledge, based on the senior secondary education or vocational intermediate education, so that they can operate modern equipment and solve complicated and diversified problems arising in automatic production chains or modern technologies.

Graduates from short-term job-training programs shall be granted job-training certificates, while graduates from long-term job-training programs shall be granted job-training graduation diplomas according to the provisions of the Education Law;

To ensure that the ratios among training levels are suitable to the requirements of the economic and labor restructuring, technological development rate; to attach importance to the training of technical workers, technicians and high-level professional staff to raise the competitiveness of the economy.

b/ Job-training school network:

- Job-training establishments include job-training schools, job-training centers and job-training classes. The network of job-training schools includes also vocational intermediate schools and technical colleges with job-training functions and tasks;

- To step by step build new job-training schools and consolidate the existing ones along the direction of standardization and modernization, in order to raise the training capacity, quality and efficiency; concentrate investment in the upgrading and development of high-quality job-training schools, high-level job-training schools in key economic zones and industrial parks for a number of spear-head economic branches in line with the socio-economic development planning;

- To readjust the network of schools under the ministries, branches and localities to make it suitable to the requirements of the labor restructuring by branch, sector or region; establish new schools in provinces where no school exists, dynamic economic zones, branches, localities and enterprises with great demands for job-trained workers; form multi-job training schools in the Mekong river delta, the Northwestern region, the Central Highlands and the coastal Central Vietnam;

- To develop job-training establishments at enterprises, non-public and foreign-invested establishments, and job-training programs in the community-based education centers;

- To strive for the objective that by 2005 each province (or city) shall have at least one job-training school, each urban or rural district shall have one short-term job-training center, and by 2010, a number of urban or rural districts shall have job-training schools.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To scale up the enrollment of long-term job trainees by 11-12% annually and raise the rate of job-trained laborers to 26% by 2010;

- To raise the percentage of enrolled long-term job trainees on the total job-training enrollment from 16% (in 2000) to around 22% (by 2005) and 27% (by 2010), of which high-level trainees shall account for around 7% (by 2005) and 15% (by 2010);

- To raise the ratio of job trainees at non-public establishments to around 70% by 2010.

d/ Structure of trained occupations and jobs:

- The structure of trained occupations and jobs shall be regularly forecast and readjusted to meet demands of the labor market in the industrial, agricultural and service sectors;

- To focus on the training of laborers for a number of high-tech occupations and jobs and high-quality services in big cities, industrial parks and export processing zones; give priority to a number of such spear-head sectors as information technology, telecommunications, precision mechanical engineering, mechano-electronics, electro-electronics, aviation, petro-chemistry, new materials, bio-technology, and a number of branches with great labor demands, such as textile-garment industry and aquatic resource sector; attach importance to job-training in service of the agricultural industrialization and modernization, development of rural and mountainous regions, and labor export.

e/ Contingent of job trainers:

- To step by step standardize the contingent of trainers; to raise the average ratio of trainers to trainees to 1/15 by 2010; to gradually raise the percentage of trainers of post-graduate level at job-training schools, especially at high-level job-training schools.

f/ Technical and material bases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To concentrate investment in building of technical and material bases for high-level schools and a number of job-training schools of the ministries, branches and localities.

g/ Research and production activities in job-training schools:

- To step up the scientific research, experiment and application of new technologies to the production in service of teaching and studying activities;

- To encourage the formation of production and/or service establishments suitable to trained occupations and jobs, in order to realize the guideline that learning goes in couple with practice, create conditions for trainees to improve their skills and create more resources for development of schools.

4. Major solutions:

a/ Regarding organization:

- The ministries, branches and localities shall screen all their attached job-training establishments, so as to devise solutions to reorganize them according to their development requirements in terms of size, structure of trained occupations and jobs and training levels;

- To compile and promulgate the system of legal documents on standards of schools and criteria for high-quality schools; elaborate and promulgate conditions and regulations on procedures for establishing, merging, separating, dissolving and upgrading schools, as well as regulations on registration of job-training activities;

- To formulate and promulgate policies to attract job trainers and trainees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To renew and modernize the training programs and contents along the direction of flexibility and raising of practice skills, self-employing capability and adaptability with technological changes and production and business realities, and linked with jobs in the society; work out modular training programs, thus ensuring the inter-connection of job-training levels and other training levels in the national education system; develop high-level job-training contents and programs up to the advanced level of the region and the world;

- To renovate and modernize teaching and studying methods, thus promoting personal capacity, enhancing the autonomy and activeness of trainees;

- To work out a program on development of the contingent of job trainers: Scaling up the training of job trainers at technical teachers’ colleges, technical teachers’ universities and technical teachers faculties at other universities; study the building of a number of job trainers� schools in regions with great demands; turn out job trainers according to standards; develop a contingent of guest trainers; provide professional fostering courses to job trainers once every five years; supplement trainers for a number of new occupations and jobs, or post-graduate trainers for high-level job-training programs;

- To promote and intensify various forms of linking training establishments with production establishments; combine basic knowledge and skill training at schools with professional skill training at production and/or business establishments; mobilize experts working at production, business, educational, scientific and technological establishments to take part in the elaboration of training contents and programs and appraisal of training results;

- To build and develop the system for job-training quality evaluation.

c/ Regarding investment:

- To increase the level of investment from the State budget; get access to aid sources and loans with preferential interest rates from international and foreign organizations; mobilize social resources, especially from enterprises, and various forms of investment cooperation with foreign parties or 100% foreign capital for job-training development; concentrate investment in high-quality schools;

- To formulate and promulgate mechanisms and policies to encourage all economic sectors, units and individuals to set up job-training establishments.

d/ Regarding management:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To enhance the State management over resources invested in the job training; and renovate the financial management mechanism with a view to raising investment efficiency;

- To delegate more autonomy to and heighten the responsibility of schools; and at the same time attach importance to the inspection, examination and expertise of the quality of various managerial levels.

5. Implementation schedule:

a/ In the 2002-2005 period:

- The ministries, branches and localities shall review the training capacity of the existing schools under their respective management according to the school standards, in order to readjust the training scale, structure of trained occupations and jobs and training levels suitable to their training capacity;

- To invest in upgrading job-training material foundation, machinery, facilities and equipment; renew training programs and job-training methods; and invest in upgrading 25 existing schools into high-quality ones;

- To build new job-training schools in the provinces (cities), where no school is available, and a number of schools in branches and industrial parks according to their development demands, non-public job-training establishments and those under enterprises; transform a number of public job-training establishments into non-public ones, so as to ensure that by 2005, around 20% of long-term trainees and 84% of short-term trainees shall be enrolled.

b/ In the 2006-2010 period:

- To build a number of new schools and invest in building new 15 high-quality schools, in order to raise the number of high-quality schools to 40 by 2010; and further invest in upgrading, scaling up and raising job-training the quality of schools;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Basing itself on this Decision, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the Ministry of Education and Training, the concerned ministries and branches, the provinces and centrally-run cities and schools in working out detailed plans for implementation of the planning; elaborate and promulgate guiding documents; work out annual implementation plans; sum up the implementation and report it to the Prime Minister.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 4.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Gia Khiem

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/04/2002 phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.024

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.77.114
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!