Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 48/1999/QĐ-NHNN5 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành: 08/02/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 48/1999/QĐ-NHNN5

Hà Nội, ngày 08 tháng 2 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 48/1999/QĐ-NHNN5 NGÀY 08 THÁNG 02 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ vào Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ vào Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ tài chính,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố; Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Trần Minh Tuấn

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48 /1999/QĐ-NHNN5 ngày 08 tháng 02 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải thực hiện việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo Quy định này.

Điều 2 .

1. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động ngân hàng.

2. Dự phòng rủi ro là khoản dự phòng được hạch toán vào chi phí hoạt động thông qua việc trích lập dự phòng cho phần giá trị tài sản "Có" có khả năng không thể thu hồi được.

Điều 3. Trong vòng 25 ngày làm việc đầu tiên của mỗi năm, tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại tài sản "Có" và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro. Riêng năm 1999 thực hiện trong vòng 25 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định ban hành Quy định này có hiệu lực thi hành.

Điều 4. Mọi rủi ro sau khi đã được xử lý bằng dự phòng, tổ chức tín dụng phải mở sổ theo dõi và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Phân loại tài sản "Có"

Điều 5.

Tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại tài sản "Có" hoạt động ngân hàng theo quy định sau đây:

1. Tài sản "Có" của hoạt động cấp tín dụng được phân nhóm như sau:

Nhóm 1 gồm :

- Những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ (kể cả kỳ hạn nợ gia hạn);.

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán.

- Những khoản cho thuê tài chính chưa đến hạn trả tiền thuê.

Nhóm 2 gồm:

- Những khoản cho vay có bảo đảm quá hạn trả nợ dưới 180 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm quá hạn trả nợ dưới 90 ngày.

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán trong thời gian dưới 30 ngày.

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày.

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê trong thời gian dưới 180 ngày.

Nhóm 3 gồm:

- Những khoản cho vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 180 ngày đến dưới 360 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 180 ngày đến dưới 360 ngày.

Nhóm 4 gồm:

- Những khoản cho vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 360 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 180 ngày trở lên.

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 90 ngày trở lên.

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 360 ngày trở lên.

2. Tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán đối với khách hàng được phân chung vào một nhóm.

2. Trích lập dự phòng

Điều 6.

1. Tỷ lệ trích dự phòng áp dụng cho tài sản "Có":

- Đối với hoạt động cấp tín dụng:

Nhóm 1: 0%

Nhóm 2: 20%

Nhóm 3: 50%

Nhóm 4: 100%.

- Đối với các dịch vụ thanh toán : 0,1%.

2. Số tiền dự phòng phải trích lập của tổ chức tín dụng bao gồm :

- Số tiền dự phòng cho hoạt động cấp tín dụng được xác định trên cơ sở tỷ lệ trích dự phòng và tài sản "Có" từng nhóm của hoạt động cấp tín dụng;

- Số tiền dự phòng cho các dịch vụ thanh toán đối với khách hàng được xác định trên cơ sở tỷ lệ trích dự phòng và tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán đối với khách hàng.

Điều 7.

1. Trường hợp số tiền dự phòng trích đầu năm không đủ để xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng báo cáo Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước xem xét.

2. Số tiền dự phòng sau khi xử lý rủi ro còn lại tại thời điểm 31/12 hàng năm, tổ chức tín dụng phải hoàn lại để giảm số tiền dự phòng đã trích.

Điều 8. Trường hợp tổ chức tín dụng Nhà nước thực hiện việc trích lập dự phòng theo Quy định này dẫn tới kết quả kinh doanh năm đó lỗ thì tổ chức tín dụng đó phải lập phương án khắc phục gửi Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước xem xét.

3. Sử dụng dự phòng

Điều 9. Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sau khi đã tận thu mọi khoản thu, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình, phát mại tài sản cầm cố, thế chấp (nếu có) và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

Điều 10. Rủi ro xảy ra trong các trường hợp sau đây được xem xét, xử lý:

1. Khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, người phát hành thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác, người bảo lãnh thương phiếu, bên thuê tài chính, người được bảo lãnh, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là các tổ chức bị phá sản, giải thể hoặc không thực hiện được nghĩa vụ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc do Nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách.

2. Cá nhân vay vốn, bảo lãnh vay vốn, thuê tài chính, được phục vụ dịch vụ thanh toán đã chết, mất tích, bị toà án kết án tù giam trên 1 năm hoặc không thực hiện được nghĩa vụ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc do Nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách.

Điều 11.

1. Tổ chức tín dụng phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro do Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với tổ chức tín dụng có Hội đồng quản trị) hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) làm chủ tịch và có thành viên bắt buộc gồm Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với tổ chức tín dụng có Hội đồng quản trị, Trưởng ban Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, Trưởng phòng tín dụng, Trưởng phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ (Trưởng phòng kiểm soát); các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng xử lý rủi ro quyết định.

2. Hội đồng xử lý rủi ro căn cứ vào các quy định của Quy định này, Điều lệ của tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để xử lý rủi ro xảy ra đối với các trường hợp quy định tại Điều 10 Quy định này khi có đủ hồ sơ pháp lý quy định tại Điều 12 Quy định này và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.

Điều 12. Hồ sơ pháp lý để làm căn cứ xử lý rủi ro bao gồm :

1. Hồ sơ về cho vay; chiếu khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; các dịch vụ thanh toán và các giấy tờ khác của các rủi ro được xử lý theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.

2. Bản xác nhận về khả năng tài chính của các đối tượng được cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan quản lý tài chính.

3. Ngoài các hồ sơ trên, trong từng trường hợp cụ thể phải có thêm các hồ sơ pháp lý sau đây:

a/ Đối với trường hợp các tổ chức bị phá sản hoặc giải thể:

- Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của toà án hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ( bản sao );

- Biên bản xử lý tài sản của doanh nghiệp bị phá sản hoặc biên bản thanh lý tài sản của doanh nghiệp bị giải thể.

b/ Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn hoặc do Nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách:

- Xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về việc tổ chức, cá nhân không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ trả nợ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn hoặc do Nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách.

- Biên bản kiểm tra, xác định số tiền bị tổn thất có xác nhận của Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền theo pháp luật quy định.

c/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân đã chết hoặc được Toà án tuyên bố là đã chết (theo quy định của Điều 91, Bộ Luật dân sự ) mà không còn tài sản để trả nợ:

- Giấy khai tử có xác nhận của Chính quyền địa phương có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Toà án có thẩm quyền theo pháp luật quy định ( bản sao );

- Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường về việc cá nhân không còn tài sản để trả nợ.

d/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân bị mất tích theo quy định tại Điều 88, Bộ Luật dân sự mà không còn tài sản để trả nợ sau khi đã xử lý tài sản của người mất tích theo quy định tại Điều 89, Bộ Luật dân sự:

- Quyết định tuyên bố mất tích của Toà án nhân dân có thẩm quyền ( bản sao );

- Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường về việc cá nhân không còn tài sản để trả nợ.

đ/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân bị Toà án kết án tù giam trên 1 năm :

- Bản án hoặc trích lục bản án của Toà án ( bản sao );

- Các văn bản xác nhận không còn tài sản để trả nợ của cơ quan thi hành án, của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi người bị kết án cư trú.

Điều 13.

Mọi khoản tiền thu hồi được từ những rủi ro đã được xử lý bằng dự phòng (sau khi trừ các chi phí có liên quan và thuế, nếu có) được hạch toán vào thu nhập bất thường trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

4. Hạch toán, báo cáo, xử lý vi phạm

Điều 14. Tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán việc trích lập, sử dụng dự phòng và số tiền thu hồi được sau khi sử dụng dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 15.

1. Báo cáo phân loại tài sản "Có", trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

a) Trước ngày 30 của tháng đầu tiên hàng năm , tổ chức tín dụng báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính ( theo Mẫu biểu số 1A đính kèm ):

- Tổ chức tín dụng nhà nước gửi Ngân hàng Nhà nước ( Thanh tra Ngân hàng ), Bộ Tài chính;

- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh với nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng), Bộ Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và cơ quan tài chính tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở;

- Tổ chức tín dụng khác gửi cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan tài chính Tỉnh, Thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở.

b) Trước ngày 5 của tháng thứ hai hàng năm, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố tổng hợp các báo cáo của các tổ chức tín dụng khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này gửi về Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng), Bộ Tài chính (theo Mẫu biểu số 1B đính kèm).

2. Báo cáo sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

a) Trước ngày 10 của tháng đầu của quý hiện hành, Tổ chức tín dựng gửi báo cáo sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro quý trước cho Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính (theo Mẫu biểu số 2A đính kèm):

- Tổ chức tín dụng nhà nước gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng ), Bộ Tài chính;

- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh với nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng), Bộ Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và cơ quan tài chính tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở;

- Tổ chức tín dụng khác gửi cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan tài chính Tỉnh, Thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở.

b) Trước ngày 15 của tháng đầu của quý hiện hành, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố tổng hợp báo cáo của các Tổ chức tín dụng khác quy định tại điểm a khoản 2 Điều này gửi về Ngân hàng Nhà nước ( Thanh tra Ngân hàng), Bộ Tài chính ( theo Mẫu biểu số 2B đính kèm ).

Điều 16.

1. Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng) và Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng, cá nhân vi phạm các quy định tại Quy định này, tuỳ theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.

MẪU BIỂU SỐ 1A

TỔ CHỨC TÍN DỤNG

.............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO

PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Năm ............

Đơn vị tính : Triệu đồng

 

 

I. Phân loại tài sản "Có":

 

1. Tài sản "Có" của hoạt động cấp tín dụng:

 

Nhóm 1 gồm:

 

- Những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ (kể cả kỳ hạn nợ gia hạn).

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Những khoản cho thuê tài chính chưa đến hạn trả tiền thuê.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

Nhóm 2 gồm:

 

- Những khoản cho vay có bảo đảm quá hạn trả nợ dưới 180 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm quá hạn trả nợ dưới 90 ngày.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán trong thời gian dưới 30 ngày.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê trong thời gian dưới 180 ngày.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

Nhóm 3 gồm:

 

- Những khoản cho vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 180 ngày đến dưới 360 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

 

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 180 ngày đến dưới 360 ngày.

. . . . . . . . . . . . . . . . .

Nhóm 4 gồm:

 

- Những khoản cho vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 360 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 180 ngày trở lên.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 90 ngày trở lên.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 360 ngày trở lên.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

2. Tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán đối với khách hàng.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

II. Trích lập dự phòng:

 

Tổng số tiền trích lập dự phòng

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

Lập biểu

Kiểm soát

......, ngày .... tháng... năm...

Tổng giám đốc

(Giám đốc)

MẪU BIỂU SỐ 1B

CHI NHÁNH NHNN

TỈNH, TP .............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO

PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Năm ............

Đơn vị tính : Triệu đồng

 

TCTD 1

TCTD ...

Tổng cộng

I. Phân loại tài sản "Có":

 

 

 

1. Tài sản "Có" của hoạt động cấp tín dụng:

 

 

 

Nhóm 1 gồm :

 

 

 

- Những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ (kể cả kỳ hạn nợ gia hạn).

. . . . . . .

. . . . . . .

. . . . . . .

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

- Những khoản cho thuê tài chính chưa đến hạn trả tiền thuê.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

Nhóm 2 gồm:

 

 

 

- Những khoản cho vay có bảo đảm quá hạn trả nợ dưới 180 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm quá hạn trả nợ dưới 90 ngày.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán trong thời gian dưới 30 ngày.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê trong thời gian dưới 180 ngày.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

Nhóm 3 gồm:

 

 

 

- Những khoản cho vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 180 ngày đến dưới 360 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 180 ngày đến dưới 360 ngày.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

Nhóm 4 gồm:

 

 

 

- Những khoản cho vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 360 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 180 ngày trở lên.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 90 ngày trở lên.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 360 ngày trở lên.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

2. Tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán đối với khách hàng.

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

II. Trích lập dự phòng:

 

 

 

Tổng số tiền trích lập dự phòng

. . . . . .

. . . . . .

. . . . . . .

 

Lập biểu

Kiểm soát

......, ngày .... tháng... năm...

Giám đốc

MẪU BIỂU SỐ 2A

TỔ CHỨC TÍN DỤNG

.............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO

SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Quý ........ năm ............

Đơn vị tính: Triệu đồng

 

 

I. Tổng số tiền dự phòng trong năm

. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

II. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong Quý .....

. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Trong đó:

 

a/ Đối với trường hợp các tổ chức bị phá sản

. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

b/ Đối với trường hợp các tổ chức bị giải thể

. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

c/ Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn hoặc do Nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

d/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân đã chết hoặc được Toà án tuyên bố là đã chết (theo quy định của Điều 91, Luật dân sự ) mà không còn tài sản để trả nợ.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

đ/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân bị mất tích theo quy định tại Điều 88, Luật dân sự mà không còn tài sản để trả nợ sau khi đã xử lý tài sản của người mất tích theo quy định tại Điều 89, Luật dân sự.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

e/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân bị Toà án kết án tù giam trên 1 năm .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

III. Số tiền thu hồi được đã hoàn nhập vào thu nhập bất thường trong Quý.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

IV. Tổng số tiền đã xử lý rủi ro chưa thu hồi được đến thời điểm báo cáo ( số luỹ kế )

. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

Lập biểu

Kiểm soát

......, ngày .... tháng... năm...

Tổng giám đốc

(Giám đốc)

MẪU BIỂU SỐ 2B

CHI NHÁNH NHNN

TỈNH, TP .............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO

SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Quý ........ năm ............

Đơn vị tính: Triệu đồng

 

TCTD 1

TCTD ...

Tổng cộng

I. Tổng số tiền dự phòng trong năm

. . . . . . .

. . . . . . .

. . . . . . . . .

II. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong Quý ......

. . . . . . .

. . . . . . .

. . . . . . . . .

Trong đó:

 

 

 

a/ Đối với trường hợp các tổ chức bị phá sản

. . . . . . .

. . . . . . .

. . . . . . . . .

b/ Đối với trường hợp các tổ chức bị giải thể

. . . . . . .

. . . . . . .

. . . . . . . . .

c/ Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn hoặc do Nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách.

. . . . . . .

. . . . . . .

. . . . . . . . .

d/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân đã chết hoặc được Toà án tuyên bố là đã chết (theo quy định của Điều 91, Luật dân sự ) mà không còn tài sản để trả nợ.

. . . . . . .

. . . . . . .

. . . . . . . . .

đ/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân bị mất tích theo quy định tại Điều 88, Luật dân sự mà không còn tài sản để trả nợ sau khi đã xử lý tài sản của người mất tích theo quy định tại Điều 89, Luật dân sự.

. . . . . . .

. . . . . . .

. . . . . . . . .

e/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân bị Toà án kết án tù giam trên 1 năm .

. . . . . . .

. . . . . . .

. . . . . . . . .

III. Số tiền thu hồi được đã hoàn nhập vào thu nhập bất thường trong Quý.

. . . . . . .

. . . . . . .

. . . . . . . . .

IV. Tổng số tiền đã xử lý rủi ro chưa thu hồi được đến thời điểm báo cáo ( số luỹ kế ).

. . . . . . .

. . . . . . .

. . . . . . . . .

 

Lập biểu

Kiểm soát

......, ngày .... tháng... năm...

Giám đốc

 

STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 48/1999/QD-NHNN5

Hanoi, February 08, 1999

 

DECISION

REFERRING TO THE ISSUANCE OF REGULATIONS ON CLASSIFYING ASSETS, ESTABLISHING AND USING RESERVED FUNDS FOR COVERING LOSSES SUFFERED BY CREDIT INSTITUTIONS

STATE BANK OF VIETNAM GOVERNOR

Pursuant to State Bank Law No.01/1997/QH10 dated December 12, 1997 and Credit Institutions Law 02/1997 dated December 12, 1997;
Pursuant to Government Decree No.15/CP dated March 2, 1993 referring to duties, powers and State management responsibilities of ministries and bodies at the ministerial level;
Pursuant to a request from the head of the Department of Banks and Non-banking Credit Institutions;
Pursuant to an agreement with Minister of Finance,

DECIDES

Article 1: This Decision is enclosed with regulations on classifying assets, establishing and using reserved funds for covering losses suffered by credit institutions.

Article 2: This Decision is effective 15 days after the date of signing.

Article 3: Heads of member units of State Bank of Vietnam, directors of State Bank of Vietnam’s branches in different provinces and cities, chairmen of management boards and general directors (directors) of credit institutions are in charge of implementing this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

PP STATE BANK OF VIETNAM GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Tran Minh Tuan

 

REGULATION

ON CLASSIFYING ASSETS, ESTABLISHING AND USING RESERVED FUNDS FOR COVERING LOSSES SUFFERED BY CREDIT INSTITUTIONS
(This Regulation is attached to Decision No.48/1999/QD-NHNN5 of the State Bank of Vietnam dated February 16, 1999)

I. GENERAL PROVISIONS

Article 1: Credit institutions operating in Vietnam are required to classify assets, establish and use reserved funds for covering losses according to this regulation.

Article 2:

1. Risks can be seen by credit institutions (hereinafter called risks) are losses which can probably seen when implementing banking operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3: Within the first 25 working days of the year, credit institutions are required to classify assets and establish reserved funds used for covering losses. In 1999 alone, the 25 working days commence from when the decision attached to this regulation is effective.

Article 4: In regards to losses covered with reserved funds, credit institutions are required to oversee them and find measures to recover debts.

II. DETAILED PROVISIONS

1. Asset classification

Article 5: Credit institutions are required to classify assets according to the following stipulations:

1. Assets related to credit operations are classified as follows:

Group 1 includes:

- Loans which have not been required to be paid.

- Funds as discounts and re-discounts of commercial bonds and other short term valuable documentation which have not been required to be paid.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Group 2 includes:

- Guaranteed loans exceeding 180 days over the payment deadline and not guaranteed loans exceeding 90 days over the payment deadline.

- Funds as discounts and re-discounts of commercial bonds and other short term valuable documentation which exceed less than 30 days over the payment deadline.

- Funds paid for the guaranteed party which cannot be recovered within less than 30 days.

- Financial leases that the leasing party is not able to pay within less than 180 days.

Group 3 includes:

- Guaranteed loans which exceed 180 to 360 days over the payment deadline and non-guaranteed loans which exceed 90 to 180 days over the payment deadline.

- Funds as discounts and re-discounts of commercial bonds and other short term valuable documentation which exceed 30 to 90 days over the payment deadline.

- Funds paid for the guaranteed party which have not been recovered within 30 to 90 days.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Group 4 includes:

- Guaranteed loans which exceed more than 360 days over the payment deadline and not guaranteed loans which exceed more than 180 days over the payment deadline.

- Funds as discounts and re-discounts of commercial bonds and other valuable short term documentation which exceed more than 90 days over the payment deadline.

- Funds paid for the guaranteed party which have not been recovered within more than 90 days.

- Financial leases that the leasing party is not able to pay within more than 360 days.

2. Assets related to customers' payment services are listed into one group

2. Reserved fund establishment

Article 6: The rate of reserved funds which is applicable to assets

1. In regards to credit activities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A 20 per cent rate is subject to group 2

A 50 per cent rate is subject to group 3

A 100 per cent rate is subject to group 4

A 0.1 per cent rate is subject to payment services.

2. Funds required to be reserved by credit institutions include:

- Funds reserved for credit activities which are calculated on the basis of the rate of reserved funds and assets stipulated in specific groups referring to different credit activities.

- Funds reserved for customers' payment services which are calculated on the basis of the rate of reserved funds and assets related to customers' payment services.

Article 7:

1. In cases where reserved funds are not enough for covering losses, the credit institution can inform the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam for consideration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8: In cases where the establishment of reserved funds according to this regulation causes losses for a State-owned credit institution, the credit institution is then required to find a solution to cover the losses which is then submitted to the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam for consideration and approval.

3. Reserved fund utilisation.

Article 9: Credit institutions use reserved funds for covering losses caused during implementing banking activities after collecting relevant funds, request guaranteeing parties to complete their duties, liquidate assets as mortgages and loan securities (if any) and assume other measures to recover debts according to law.

Article 10: Losses involved in the following cases are considered:

1. Capital borrowers, loan guarantors, entities issuing commercial bonds and other short term valuable documentation, commercial bond guarantees, financial leasing parties, guaranteed entities and those enjoying payment services are disbanded or bankrupt organisations or those which are not able to complete their tasks due to uncontrollable reasons such as natural disasters, fires, diseases or changes in State policies and regulations.

2. Capital borrowers, loan guarantors, entities issuing commercial bonds and other short term valuable documentation, financial leasing parties, guaranteed entities and those enjoying payment services died or are sentenced for more than one year, or are not able to complete their tasks due to uncontrollable reasons such as natural disasters, fires, diseases and changes in State policies and regulations.

Article 11:

1. Credit institutions are required to establish their councils for dealing with losses which are chaired by management board chairmen (for credit institutions having management boards) and include required members as general directors (directors), heads of supervision departments, chief accountants, heads of credit departments and local auditing and inspection departments. Other members are decided by the council's chairman.

2. The council dealing with losses follows stipulations stated in this regulation, the Regulation on Credit Institutions and other regulations when dealing with losses stipulated in Article 10 of this regulation (legal documents stipulated in Article 12 of this regulation are required), and is responsible by law for its decision(s).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Legal documents used as a basis for dealing with losses include:

1. Document(s) related to granting loans, discounts and re-discounts of commercial bonds and other valuable short term documentation, guarantee, financial leasing, payment services, and other documents related to these losses are dealt with according to stipulations in Article 10 of this regulation.

2. Document(s) certifying financial capabilities of entities receiving credit funds and payment services from bodies issuing decisions to establish enterprises and financial management authorities.

3. Apart from the above documents, the following legal documents are required when dealing with specific cases:

a. For bankrupt or disbanded organisations:

- Copy(ies) of decision(s) including the statement to let enterprise(s) to go bankrupt by the court or decision(s) to disband enterprise(s) by State relevant management authorities which is (are) made according to law.

- Minute(s) to deal with assets of bankrupt enterprise(s) or minute(s) to liquidate assets of disbanded enterprise(s).

b. For cases where organisations and individuals are not able to pay debts due to uncontrollable reasons such as natural disasters, fires, diseases and changes in State policies and regulations:

- State relevant authorities' affirmation that these organisations and individuals are not able to pay debts due to uncontrollable reasons such as natural disasters, fires, diseases and changes in State policies and regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. For capital borrowers, loan guarantors, financial leasing parties and people enjoying payment services which died or are affirmed by the court as dead (according to stipulations in Article 91 of the Civil Code) and do not have any assets for paying debts:

- Copy(ies) of dead certificate(s) stamped by local relevant authorities according to law or decision(s) certifying the dead by the court according to law.

- Document(s) in which commune or ward People's Committee(s) affirms (affirm) that the interested individual(s) does (do) not have any assets for paying debts.

d. For capital borrowers, loan guarantors, financial leasing parties and people enjoying payment services which are missed individuals as stipulated in Article 88 of the Civil Code and do not have any assets for paying debts (the cases where assets of the missed people were checked according to stipulations in Article 89 of the Civil Code):

- Copy(ies) of decision(s) in which the court states that the interested individual(s) is (are) missed.

- Document(s) in which commune and ward People's Committee(s) affirms (affirm) that the interested individual(s) does (do) not have any assets for paying debts.

e. For capital borrowers, loan guarantors, financial leasing parties and people enjoying payment services which are sentenced over tone year by the court:

- Copy(ies) of sentence(s) or quote(s) from the sentences.

- Document(s) in which the judgement execution body and People's Committee(s) located in commune(s) or ward(s) where the interested individual(s) lives (live).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Accounting, reporting and dealing with relevant violations

Article 14: Credit institutions are required to account expenditures needed for the establishment and use of reserved funds, and funds recovered after using reserved funds according to stipulations by the State Bank of Vietnam.

Article 15:

1. Reports on classifying assets and establishing and using reserved funds used for covering banking operations' losses:

a. Credit institutions are required to send relevant reports to the State Bank of Vietnam and the Ministry of Finance before the 30th day of the first month every year (according to Form 1A attached to this regulation).

- Credit institutions are required to send relevant reports to the State Bank of Vietnam (State bank of Vietnam's inspectors) and the Ministry of Finance.

- JV credit institutions, non-banking credit institutions as JVs with foreign partners and 100 per cent foreign capitalised entities and foreign bank branches operating in Vietnam are required to send relevant reports to the State Bank of Vietnam (State Bank of Vietnam's inspectors), the Ministry of Finance, State Bank of Vietnam's branches and financial bodies located in provinces and cities where the interested credit institutions are headquartered.

- Other credit institutions are required to send relevant reports to the State Bank of Vietnam's branches and financial bodies located in provinces and cities where the interested credit institutions are headquartered.

b. State Bank of Vietnam's provincial and municipal branches summarise reports by credit institutions as stipulated in a, 1 of this article and then send the summarisation to State Bank of Vietnam (State Bank of Vietnam's inspectors) and Ministry of Finance according to Form 1B attached to this regulation before the fifth day of the second month every year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Credit institutions are required to send reports on reserved funds used for covering banking operations' losses to State Bank of Vietnam and Ministry of Finance (according to Form 2A attached to this regulation) before the tenth day of the first month of the interested quarter.

State-owned credit institutions are required to send relevant reports to State Bank of Vietnam (Sate Bank of Vietnam's inspectors).

JV credit institutions and non-banking credit institutions as JVs with foreign partners and 100 per cent foreign capitalised entities and foreign bank branches operating in Vietnam are required to send relevant reports to the State Bank of Vietnam (State Bank of Vietnam's inspectors), the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam's branches located in provinces and cities where the interested credit institutions are headquartered.

Other credit institutions are required to send relevant reports to State Bank of Vietnam's branches and financial bodies located in provinces and cities where the interested credit institutions are headquartered.

b. The State Bank of Vietnam's provincial and municipal branches are in charge of summarising reports by credit institutions as stipulated in a, clause 2 of this article and then sending the summarisation to the State Bank of Vietnam (Sate Bank of Vietnam's inspectors) and Ministry of Finance according to Form 2B attached to this regulation.

Article 16:

1. State Bank of Vietnam (State Bank of Vietnam's inspectors) and Ministry of Finance are in charge of overseeing the establishment and use of reserved funds for covering banking operations' losses suffered by credit institutions.

2. Credit institutions and individuals which violate stipulations of this regulation are administratively punished or prosecuted according to the violation's nature.

III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Form No. 1A

Credit Institution

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-freedom-happiness
---------

REPORT

ON ASSETS CLASSIFICATION, PROVISIONING FOR RISKS

year....

Unit: million Dong

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



I. ASSETS CLASSIFICATION:

 

1. Assets which emerged from credit activities

 

Group1:

 

- Undue loans (including the reschedule period)

 

- Discount and rediscount of commercial papers and other short-term valuable papers that are still in due.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Finance leases that are still in due.

 

Group 2:

 

- Secured loans that are overdue less than 180 days; unsecured loans that are overdue less than 90 days.

 

- The discount and rediscount of commercial papers and other short-term valuable papers that are unpaid for a period of less than 30 days.

 

-The guaranteed sum paid pursuant to a guarantee that have not been recovered for a period of less than 30 days.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Finance leases that are overdue for a period of less than 180 days.

 

Group 3:

 

- Secured loans that are overdue for a period from 180 days to less than 360 days; unsecured loans that are overdue for a period from 90 days to less than 180 days.

 

- The discount and rediscount of commercial papers and other short-term valuable papers that are overdue for a period from 30 days to less than 90 days.

 

-The guaranteed sum paid pursuant to a guarantee that have not been recovered for a period from 30 days to less than 90 days.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Finance leases that are overdue for a period from 180 days to less than 360 days.

 

Group 4:

 

- Secured loans that are overdue for a period of 360 days or more; unsecured loans that are overdue for a period of 180 days or more.

 

- The discount and rediscount of commercial papers and other short-term valuable papers that are overdue for a period of 90 days or more.

 

-The guaranteed sum paid pursuant to a guarantee that have not been recovered for a period of 90 days or more.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Finance leases that are overdue for a period of 360 days or more.

 

2. Assets which emerged from payment services

 

II. USE OF PROVISIONS:

 

Total provisions

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Date...

Drawer

Controller

General Director (Director)

 

Form No. 1

State Bank Branch Province, city....

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-freedom-happiness
---------

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ON ASSETS CLASSIFICATION, PROVISIONING FOR RISKS

year.....

Unit: million Dong

 

Credit inst. 1

Credit inst.

Total

I. Assets classification:

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

1. Assets which emerged from credit activities

 

 

 

Group 1:

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

- Discount and rediscount of commercial papers and other short-term valuable papers that are still in due.

 

 

 

- Finance leases that are still in due.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Group 2:

 

 

 

- Secured loans that are overdue less than 180 days; unsecured loans that are overdue less than 90 days.

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

-The guaranteed sum paid pursuant to a guarantee that have not been recovered for a period of less than 30 days.

 

 

 

- Finance leases that are overdue for a period of less than 180 days.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Group 3:

 

 

 

- Secured loans that are overdue for a period from 180 days to less than 360 days; unsecured loans that are overdue for a period from 90 days to less than 180 days.

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

-The guaranteed sum paid pursuant to a guarantee that have not been recovered for a period from 30 days to less than 90 days.

 

 

 

- Finance leases that are overdue for a period from 180 days to less than 360 days.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Group 4:

 

 

 

- Secured loans that are overdue for a period of 360 days or more; unsecured loans that are overdue for a period of 180 days or more.

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

-The guaranteed sum paid pursuant to a guarantee that have not been recovered for a period of 90 days or more.

 

 

 

- Finance leases that are overdue for a period of 360 days or more.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

2. Assets which emerged from payment services

 

 

 

II. Use of provisions:

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

Date...

Drawer

Controller

Director

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Form No. 2 A

Credit Institution

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-freedom-happiness
---------

REPORT

ON THE USE OF PROVISIONS

Quarter.... year....

Unit: Million Dong

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

II. THE USE OF PROVISIONS IN THE QUARTER

 

of which:

 

a. For an entity that is bankrupt

 

b. For an entity that is dissolved

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

d. For a debtor, guarantor, lessee or a beneficiary of payment services who is dead or announced by the court as dead (as provided in Article 91 of Civil Law) and is incapable of making payments.

 

dd. For a debtor, a guarantor, a lessee, a beneficiary of payment services who is missing as provided in Article 88 of the Civil Law and their assets after solving as in a case of a missing person as provided in Article 89 of Civil Law are inadequate for making payment:

 

e. For a debtor, a guarantor, a lessee and a beneficiary of payment services who is imprisoned for more than a year

 

III. FUNDS RECOVERED THAT IS RECORDED INTO THE NON-ORDINARY INCOME OF THE QUARTER.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

Date......

Drawer

Controller

General Director (Director)

 

Form No. 2 B

State Bank Branch Province, city....

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



REPORT

ON THE USE OF PROVISIONS

Quarter.... year....

Unit: Million Dong

 

Credit Inst.

Credit Inst.

Total

I. TOTAL PROVISIONS FOR THE YEAR

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

II. THE USE OF PROVISIONS IN THE QUARTER

 

 

 

of which:

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. For an entity that is bankrupt

 

 

 

b. For an entity that is dissolved

 

 

 

c. For an entity or individual who incapable of observing obligation due to the force majeure such as natural calamity, diseases, fire or changes of Government's policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

d. For a debtor, guarantor, lessee and a beneficiary of payment services who is dead or announced by the court as dead (as provided in Article 91 of Civil Law) and is incapable of making payments.

 

 

 

dd. For a debtor, a guarantor, a lessee and a beneficiary of payment services who is missing as provided in Article 88 of the Civil Law and their assets after solving as in a case of a missing person as provided in Article 89 of Civil Law are inadequate for making payment,

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e. For a debtor, a guarantor, a lessee and a beneficiary of payment services who is imprisoned for more than a year

 

 

 

III. FUNDS RECOVERED THAT IS RECORDED INTO THE NON-ORDINARY INCOME OF THE QUARTER.

 

 

 

IV. TOTAL PROVISIONS WHICH HAVE BEEN NOT USED FOR RISK SOLVING BUT NOT BEEN RECOVERED BY THE DATE OF REPORT (ACCUMULATED FIGURE)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

Date......

Drawer

Controller

Director

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 48/1999/QĐ-NHNN5 ngày 08/02/1999 về việc phân loại tài sản "Có" trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.261

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.172.115
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!