Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 27/2017/TT-BLĐTBXH đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp

Số hiệu: 27/2017/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Đào Ngọc Dung
Ngày ban hành: 21/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Điều kiện đào tạo liên thông trong giáo dục nghề nghiệp

Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Thông tư 27/2017/TT-BLĐTBXH quy định về việc đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, để được tổ chức đào tạo liên thông, các trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng đối với những ngành, nghề mà trường dự kiến đào tạo liên thông ở trình độ tương ứng.

- Đã ban hành chương trình đào tạo liên thông cụ thể cho những ngành, nghề mà trường dự kiến đào tạo liên thông xây dựng theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này. 

- Đối với các trường đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, phải đảm bảo thêm điều kiện là có ít nhất 01 khóa học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, cao đẳng với hình thức đào tạo chính quy đã tốt nghiệp.

Xem thêm chi tiết đối tượng và hình thức tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng tại Điều 5 Thông tư 27/2017/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 05/11/2017).

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2017/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG GIỮA CÁC TRÌNH ĐỘ TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp theo hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học, bao gồm: đào tạo liên thông giữa trình độ sơ cấp với trình độ trung cấp và đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp với trình độ cao đẳng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng cho các trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là trường).

Chương II

TUYỂN SINH VÀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG

Điều 3. Yêu cầu đào tạo liên thông

Các trường tổ chức đào tạo liên thông khi bảo đảm các yêu cầu sau:

1. Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với những ngành, nghề trường dự kiến đào tạo liên thông ở trình độ tương ứng.

2. Đã ban hành chương trình đào tạo liên thông cho những ngành, nghề trường dự kiến đào tạo liên thông được xây dựng theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

3. Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, trường phải bảo đảm thêm điều kiện có ít nhất 01 (một) khóa học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng hình thức đào tạo chính quy đã tốt nghiệp.

Điều 4. Thẩm quyền quyết định tuyển sinh đào tạo liên thông

1. Hiệu trưởng nhà trường ban hành quyết định tuyển sinh đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp khi bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.

2. Quyết định tuyển sinh đào tạo liên thông phải nêu rõ tên ngành, nghề, trình độ, phương thức và hình thức đào tạo liên thông; đối tượng và hình thức tuyển sinh.

Điều 5. Tuyển sinh đào tạo liên thông

1. Đối tượng tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ trung cấp

a) Người có chứng chỉ sơ cấp, sơ cấp nghề cùng ngành, nghề và có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;

b) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp có nhu cầu học liên thông để có bằng tốt nghiệp trung cấp thứ hai.

2. Đối tượng tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ cao đẳng

a) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề và bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;

b) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thì phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề có nhu cầu học liên thông để có bằng tốt nghiệp cao đẳng thứ hai.

3. Thời gian, hình thức tuyển sinh đào tạo liên thông được thực hiện theo Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng.

4. Ngoài những quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này, các trường có thể quy định thêm các điều kiện để bảo đảm chất lượng đào tạo nhưng không trái các quy định tại Thông tư này.

5. Quy mô tuyển sinh đào tạo liên thông hằng năm đối với từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo nằm trong quy mô tuyển sinh được quy định tại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp cho trường.

Điều 6. Thời gian đào tạo liên thông

1. Thời gian đào tạo liên thông được xác định trên cơ sở khối lượng kiến thức, kỹ năng quy định cho từng chương trình theo từng trình độ và phương thức, hình thức đào tạo.

2. Thời gian đào tạo liên thông theo niên chế giữa trình độ trung cấp với trình độ cao đẳng từ 01 (một) đến 02 (hai) năm học tùy theo ngành, nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo.

3. Thời gian đào tạo liên thông theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp là thời gian để người học tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo.

4. Hiệu trưởng nhà trường quy định thời gian đào tạo liên thông đối với từng ngành, nghề và từng đối tượng người học cụ thể.

Điều 7. Chương trình đào tạo liên thông và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập

1. Chương trình đào tạo liên thông được xây dựng theo nguyên tắc kế thừa và tích hợp để giảm tối đa thời gian học lại kiến thức và kỹ năng mà người học đã tích lũy ở các chương trình đào tạo khác.

2. Chương trình đào tạo liên thông phải phản ánh đúng mục tiêu, nội dung, thời gian đào tạo; phương pháp dạy, học và đánh giá.

3. Chương trình đào tạo liên thông phải bảo đảm cung cấp đủ kiến thức, kỹ năng mà người học còn thiếu và cập nhật kiến thức, kỹ năng mới của ngành, nghề tương ứng với trình độ đào tạo.

4. Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào chương trình đào tạo quyết định mô-đun, môn học hoặc nội dung mà người học không phải học lại.

Điều 8. Tổ chức đào tạo liên thông

1. Đào tạo liên thông hình thức chính quy được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

2. Đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 9. Bằng tốt nghiệp và bảng điểm

1. Người học liên thông theo hình thức đào tạo chính quy được cấp bằng tốt nghiệp ghi hình thức đào tạo là chính quy; người học liên thông theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học được cấp bằng tốt nghiệp ghi hình thức đào tạo là vừa làm vừa học.

2. Bảng điểm của người học phải ghi đầy đủ, rõ ràng kết quả học tập cùng số tín chỉ của các môn học, mô-đun trong thời gian đào tạo liên thông và của các môn học, mô-đun khác đã được công nhận.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đào tạo liên thông đối với các trường thuộc trách nhiệm quản lý.

2. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổ chức thực hiện Thông tư này.

Điều 11. Trách nhiệm của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đào tạo liên thông đối với các trường thuộc trách nhiệm quản lý.

2. Tổng hợp tình hình đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp của các trường trên địa bàn quản lý theo năm thực hiện tính đến ngày 31 tháng 12 hằng năm và báo cáo bằng văn bản về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo.

3. Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động đào tạo liên thông của các trường trên địa bàn quản lý và các vấn đề khác có liên quan theo quy định của pháp luật hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

Điều 12. Trách nhiệm của các trường

1. Ban hành quy định về tuyển sinh, đào tạo liên thông, trong đó có nội dung quy định về tiêu chí, quy trình công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức, kỹ năng đã tích lũy của người học được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông.

2. Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định tuyển sinh đào tạo liên thông, các trường cao đẳng và các cơ sở giáo dục đại học báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp); các trường trung cấp báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi trường đặt trụ sở chính; báo cáo bao gồm các nội dung sau:

a) Ngành, nghề, trình độ đào tạo liên thông; dự kiến chỉ tiêu đào tạo; đối tượng tuyển sinh; phương thức, hình thức đào tạo và cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

b) Quyết định tuyển sinh, chương trình đào tạo liên thông (quyết định ban hành chương trình đào tạo liên thông kèm theo chương trình đào tạo liên thông) và bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

3. Công bố công khai thông tin về: các ngành, nghề đào tạo liên thông; chương trình đào tạo; bằng cấp sau tốt nghiệp; quy định về tuyển sinh, đào tạo liên thông; quy chế học sinh sinh viên; kế hoạch đào tạo; các điều kiện bảo đảm chất lượng; học phí; khối lượng kiến thức, kỹ năng được miễn trừ đối với từng người học.

4. Thực hiện các yêu cầu bảo đảm chất lượng đào tạo.

5. Báo cáo bằng văn bản tình hình đào tạo liên thông của trường theo năm thực hiện tính đến ngày 31 tháng 12 hằng năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố nơi trường đặt trụ sở chính trước ngày 10 tháng 01 của năm tiếp theo; báo cáo bao gồm các nội dung sau:

a) Ngành, nghề tổ chức đào tạo liên thông; kết quả tuyển sinh, tổ chức đào tạo; kết quả tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp trong năm; tình hình khen thưởng, kỷ luật đối với người học; những thuận lợi, khó khăn và đề xuất, kiến nghị (nếu có);

b) Bản sao quyết định phê duyệt danh sách người học nhập học hoặc phân lớp; bản sao danh sách người học được công nhận và không công nhận tốt nghiệp trong năm báo cáo (nếu có);

c) Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động đào tạo liên thông và các vấn đề khác có liên quan theo quy định của pháp luật hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

6. Lưu trữ hồ sơ đào tạo theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2017.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức Chính trị - Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, các Trường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, TCGDNN.

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

 

PHỤ LỤC

MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
(Kèm theo Thông tư số 27/2017/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

………….(1)………….
………….(2)………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

……, ngày ….. tháng ….. năm 20…

 

BÁO CÁO

Hoạt động đào tạo liên thông

Kính gửi: ……….…….(3)…………………

1. Tên cơ sở tổ chức đào tạo liên thông:…………………..(4)………………………………..

2. Địa chỉ trụ sở chính:…………………………(5)………………………………………………

Điện thoại: ……………………….., Fax: …………………………………………………………

Webste: ……………………………………, Email: ………………………………………………

3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp số: …………………………..

Ngày, tháng, năm cấp: …………………………………………………………………………….

Cơ quan cấp: ……………………………………………………………………………………….

4. Ngành, nghề, trình độ đào tạo và quy mô tuyển sinh

TT

Tên ngành, nghề đào tạo

Mã ngành, nghề

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

5. Chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh, phương thức đào tạo, hình thức đào tạo (có chương trình đào tạo chi tiết kèm theo; quyết định ban hành chương trình của hiệu trưởng).

6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về đào tạo liên thông và các quy định của pháp luật có liên quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- ………….;
- Lưu: VT, ……

…….(6)………
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1): Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2), (4): Ghi tên cơ sở đăng ký đào tạo liên thông theo tên trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(3): Các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; các trường trung cấp gửi sở LĐTBXH địa phương nơi trường đóng trụ sở chính;

(5): Ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(6): Chức vụ của người ký.

MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

----------------

No. 27/2017/TT-BLDTBXH

Hanoi, September 21, 2017

 

CIRCULAR

ON PROVISION OF BRIDGE PROGRAM BETWEEN LEVELS OF VOCATIONAL EDUCATION

Pursuant to the Law on vocational education dated November 21, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 14, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

At the request of the Director General of General Department of Vocational Education,

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular on provision of bridge program between levels of vocational education.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular deals with provision of bridge program between levels of vocational education in the form of full-time and in-service training, including: provision of the bridge program between elementary level and intermediate level, and between intermediate level and college level.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to post-secondary schools, colleges, higher education institutions that have registered for providing training at college level (hereinafter referred to as “schools”).

Chapter II

ENROLMENT FOR AND PROVISION OF BRIDGE PROGRAM

Article 3. Eligibility requirements for provision of bridge program

A school may provide bridge program if the following eligibility requirements are met:

1. The school is issued with a certificate of registration for provision of intermediate and college-level vocational education by a competent authority of the disciplines/branches expected to be included in the bridge program at the equivalent level.

2. The school has introduced bridge program that is designed for the disciplines/branches expected to be included in the bridge program as prescribed in Article 7 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Power to issue decision on enrolment for and provision of bridge program

1. The director of the school may issue a decision on enrolment for and provision of bridge program between levels of vocational education if the eligibility requirements specified in Article 3 of this Article are met.

2. The decision on enrolment for and provision of bridge program shall specify name of discipline/branch, levels, methods and forms of bridge program; eligible applicants and forms of enrolment.

Article 5. Enrolment for and provision of bridge program

1. Applicants for enrolment for the bridge program designed for intermediate level

a) The person that has an elementary certificate, certificate of elementary vocational education with the same discipline/branch and holds a certificate of lower secondary education or higher;

b) The person that has an intermediate education diploma, intermediate vocational education diploma or intermediate professional education diploma wishes to attend the bridge program to have the second intermediate education diploma.

2. Applicants for enrolment for the bridge program designed for college level

a) The person that has an intermediate education diploma with the same discipline/branch and high school diploma or equivalent;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The person that has an associate degree, associate vocational education degree wishes to attend the bridge program to have the second associate degree.

3. Time and methods of enrolment for and provision of bridge program shall be compliant with the Circular No. 05/2017/TT-BLDTBXH dated March 02, 2017 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on regulations of enrolment and determination of enrollment targets at intermediate and college level.

4. Apart from the regulations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, schools may specify other eligibility requirements to ensure training quality in accordance with regulations of this Circular.

5. Annual enrolment quota of each discipline/branch according to each education level is specified in the certificate of registration for provision of intermediate and college-level vocational education issued to schools by a competent authority.

Article 6. Duration of bridge program

1. The duration of the bridge program shall be determined according to the body of knowledge and skills required for each program according to each level, and training methods and modes.

2. The duration of the year-based bridge program between intermediate and college levels is from 01 (one) to 02 (two) years with regard to the intermediate-level graduate according to his/her discipline/branch.

3. The duration of the module-based bridge program between levels of vocational education is the time the time in which a learner must earn the compulsory number of modules or credits required for each training program.

4. The director of the school shall apply the duration of bridge program to each discipline/branch and learner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A bridge program shall be designed according to the inheritance and integration principles in order to minimize the time spent on re-acquiring the knowledge and skills that a learner acquired through other training programs.

2. A bridge program must accurately reflect training targets, contents, duration; methods of teaching, learning and evaluating.

3. A bridge program must provide knowledge and skills that a learner lacks and updates new knowledge and skills of the discipline/branch equivalent to the education level.

4. The director of the school shall, according to the training program, specify the modules, subjects or contents that must not be repeated.

Article 8. Provision of bridge program

1. The provision of bridge program shall be compliant with the Circular No. 09/2017/TT-BLDTBXH dated March 13, 2017 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on regulations on provision of the year-based, module-based or credit-based training program at intermediate and college level; statutes of tests, examination, and recognition of graduation.

2. The provision of in-service bridge program shall be compliant with regulations of the Minister of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 9. Diploma and academic transcript

1. A person that attends full-time bridge program shall be issued with a diploma specifying full-time mode of study, a person that attends in-service bridge program shall be issued with a diploma specifying in-service mode of study.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 10. Responsibilities of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People's Committees of provinces and central-affiliated cities and socio-political organizations

1. Direct, guide and inspect the provision of bridge program by the schools under their management.

2. Cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in organizing the implementation of this Circular.

Article 11. Responsibilities of Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs

1. Direct, guide and inspect the provision of bridge program by the schools under their management.

2. Submit annual consolidated reports on provision of bridge program between levels of vocational education by the schools within their provinces till December 31 to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (through the General Department of Vocational Education) before January 25 of the next year.

3. Submit a report on provision of bridge program by the schools within their provinces and other relevant issues according to regulations or unscheduled reports upon request to a competent authority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Issue regulations on enrolment and provision of bridge program, including the regulation on criteria and procedures for recognition of validity of converted learning outcomes and body of acquired knowledge and skills that shall be exempted from the bridge program.

2. Within 03 (three) working days from the day on which the decision on provision of bridge program is issued, colleges and higher education institutions, and post-secondary schools shall submit a report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (through the General Department of Vocational Education) and the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the school's headquarters is located respectively. The report includes the following contents:

a) Bridging disciplines and levels; expected enrolment targets; applicants, mode of study and training quality assurance commitment according to the form provided in the Appendix enclosed with this Circular;

b) The decision on enrolment for bridge program and bridge programs (decision on introduction of bridge program enclosed with the bridge program) and a copy of the certificate of registration for vocational education.

3. Publish information about: bridging disciplines/branches; training program; diplomas; regulations on enrolment for and provision of bridge program; student regulations; training plan; requirements for quality assurance; tuition fees; body of knowledge and skills to be exempted.

4. Satisfy requirements for training quality assurance.

5. Submit annual reports on provision of bridge program by a school till December 31 to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province/city where the school’s headquarters is located before January 10 of the next year. The report includes the following contents:

a) Bridging disciplines/branches; results of enrolment for and provision of bridge program; graduation results, issuance of diplomas within the year; commendation, disciplinary actions; advantages, disadvantages and proposals (if any);

b) A copy of the decision on the list of learners or grading; a copy of the learners eligible or ineligible to graduate in the reporting year (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Retain training records as prescribed in the Circular No. 09/2017/TT-BLDTBXH dated March 13, 2017 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on regulations on provision of the year-based, module-based or credit-based training program at intermediate and college level; statutes of tests, examination, and recognition of graduation.

Article 13. Effect

1. This Circular comes into force from November 05, 2017.

2. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People's Committees of provinces and central-affiliated cities and socio-political organizations, General Department of Vocational Education, Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs of provinces and central-affiliated cities, and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

MINSTER





Dao Ngoc Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 27/2017/TT-BLĐTBXH ngày 21/09/2017 quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


26.873

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.175.224
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!